vietsoul21

2009: Năm hoành hành của những “kẻ lạ” – Nguyễn Hưng Quốc

In Chính trị (Politics), Thế giới, Việt Nam on 2010/01/03 at 15:18

Từ ngữ “unfriend” (bỏ bạn) được nhà xuất bản tự điển Oxford bình chọn là từ ngữ nổi bật năm 2009. Chữ này được dùng để chỉ hành động gỡ bỏ tên bạn của mình khỏi danh sách bạn bè ở tư trang trên các mạng xã hội (social networks) như facebook và myspace.

Riêng đối với người Việt, chữ “lạ” phải là từ ngữ nổi bật trong năm 2009 . Giới báo chí Việt Nam đã dùng chữ “lạ” một cách quái lạ để chỉ một thứ rất quen, ai cũng biết. Dân Việt qua hơn một ngàn năm bị đô hộ, thống trị bởi cường quyền phương Bắc thì chẳng lạ gì với Tàu, Trung Quốc, Đại Hán. Họ đã “unfriend” với kẻ “lạ” phương Bắc từ xửa từ xưa. Đến khi nào thì đảng CSVN mới “unfriend” đồng chí TQ của mình.

Dưới đây là vài đoạn trích trong bài 2009: Năm hoành hành của những “kẻ lạ”.

Năm 2009 ở Việt Nam có gì đáng chú ý và đáng lưu giữ trong ký ức của người Việt?

Có nhiều, nhưng theo tôi, sự kiện nổi bật nhất là sự hoành hành của những kẻ lạ.

Tất cả những chữ “lạ” ấy đều có ý nghĩa khá giống nhau: mới, không quen, chưa từng biết, khác thường, dị thường, v.v…

Thế nhưng, đến năm 2009 vừa qua, chữ “lạ” này lại được sử dụng một cách vô cùng khác lạ, nếu không nói là quái lạ.

Quái, vì nó được dùng để chỉ một điều hầu như ai cũng biết. Từ vị thế phản nghĩa, nó bỗng dưng trở thành đồng nghĩa với chữ “quen”.

Chữ “lạ” được dùng một cách quái lạ như vậy xuất hiện lần đầu tiên vào giữa năm 2009 lúc một số tàu đánh cá Việt Nam bị “tàu lạ” tấn công ngay trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Các vụ tấn công lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều cảnh huống khác nhau. Tàu đánh cá đang dừng lại nghỉ đêm, bị “tàu lạ” nhào đến húc. Tàu đánh cá đang giăng lưới vào ban ngày ban mặt, “tàu lạ” cũng xông vào húc chìm rồi phóng chạy, mặc kệ các ngư dân gào thét kêu cứu. Tàu đánh cá gặp bão, nháo nhào tìm nơi lánh nạn cũng bị “tàu lạ” nhẫn tâm lao vào húc.

Như vậy, từ năm 2009, chữ “lạ” có thêm một ý nghĩa mới: biết mà không dám nói.

Nói cách khác, “lạ” có nghĩa là biết mà không dám nói vì hèn.

Nói là “lạ”, nhưng thật ra, chúng quen lắm.

Có điều, chữ “lạ” ở đây không dính líu gì đến ý nghĩa ban đầu là quen hay không quen, biết hay không biết. Nó cố tình lặp lại chữ “lạ” trong “tàu lạ” được nhà nước sử dụng vào giữa năm 2009. Nó được dùng để nhắc nhở mọi người về cái hèn của những kẻ phát minh ra chữ “tàu lạ” ấy.

Từ cái hèn của người phát ngôn (trong trường hợp chữ “tàu lạ”) đến cái hèn của những kẻ bị ám chỉ (đám tin tặc), chỉ trong vòng nửa năm, chữ “lạ” đã bị thay đổi ý nghĩa đến khủng khiếp.

Phải không các đồng chí ở cái đảng “lạ” tại Việt Nam hiện nay?

 

Đọc nguyên bài: 2009: Năm hoành hành của những “kẻ lạ” của Nguyễn Hưng Quốc.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: