Giữa ba con chim đồng quê quen thuộc thì con Cò được nhắc đến nhiều nhất. Cò được dùng làm biểu tượng cho số phận lận đận, long đong, bần hàn, khổ cực. Cò phải đi sớm về khuya dầm sương chịu lạnh kiếm ăn cho chồng cho con. Bao nhiêu oan khiên cò đều gồng gánh hết.
Cái cò đi đón cơn mưa,
Tối tăm mờ mịt ai đưa cò về.
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non.
Cò con phải chịu cảnh đời bất hạnh, mồ côi thiếu vắng hoặc mất mẹ.
Cái cò là cái cò con,
Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.
Mẹ đi một quãng đường xa,
Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn.
Cái cò là cái cò vàng,
Mẹ đi đắp đàng, con ở với ai?
Con ở với bà, bà không có vú,
Con ở với chú, chú là đàn ông.
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng.
Có sáo thì sáo nước trong,
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.
Cò lại phải chịu nhiều tiếng oan trong khi con Nông thì im ỉm béo mình chẳng ai nói tới.
Cái cò cái vạc cái nông,
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò.
Không, không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin thì ông đi đôi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Con cò con vạc con nông,
Ba con cùng béo vặt lông con nào ?
Vặt lông con vạc cho tao,
Hành răm nước mắm bỏ vào mà thuôn.
Hãy đem lại một chút công bằng cho số phận những con cò, con vạc khốn khó mất đất, mất nhà phải làm “người rơm”, “người rừng” lưu lạc, lang thang kiếm ăn nơi xứ người. Nên vặt lông con Nông. Con Nông[i] cắp lúa, bán đất, bán rừng cha con béo tốt.
——————————–
[i] Nông Quốc Tuấn (con trai Nông Đức Mạnh) trở thành bí thư tỉnh ủy Bắc Giang