vietsoul21

Archive for the ‘talawas’ Category

Thực dân, nô lệ, ăn mày – Nguyễn Hoàng Văn

In Chính trị (Politics), Liên Kết, talawas, Việt Nam on 2010/11/04 at 08:45

BBT: Người lao động bị áp bức và bắt buộc làm nô lệ cho thực dân thời Tàu, Pháp đô hộ. Tàn tích thực dân vẫn còn để lại trong văn hoá và ứng xử của người Việt. Riêng giới có học thì không thiếu gì người tự nguyện làm nô lệ, làm tay sai cho thực dân, làm cai thầu nô lệ (slave master). Trong nước thì Đảng CSVN bắt dân làm nô lệ cho chủ thuyết ngoại lai tùng phục chủ nhân ông “lạ”. Ngoài nước thì có kẻ trở về làm tân thực dân (neo-colonialist) với chính đồng bào của mình. Mời các bạn đọc lại bài viết “Thực dân, nô lệ, ăn mày” của Nguyễn Hoàng Văn.

Tháng Ba năm 1906, phẫn nộ trước hình ảnh người Trung Quốc hả hê thưởng thức cảnh lính Nhật cắt cổ đồng bào mình trên màn ảnh trong một giảng đường y khoa tại Nhật, Lỗ Tấn đã dứt khoát từ bỏ hoài bão làm thầy thuốc nhen nhúm từ tấm bé và nung nấu khát vọng canh tân ở tuổi chớm biết ưu tư để lao vào cái nghề cầm bút nghiệt ngã, bấp bênh. Làm thầy thuốc thì chỉ có thể chữa những bệnh tật trên thể xác của con người. Cái mà dân tộc Trung Hoa cần chữa là những căn bệnh sâu trong tinh thần của mấy trăm triệu người.[1]

Tháng Tư năm 2010, những triệu chứng của chứng bệnh ấy lại lộ ra, không với dân tộc của Lỗ Tấn mà với chúng ta. Khi một bậc chuẩn khoa bảng ngành American Studies, qua sự tiếp tay của một nhà truyền thông, bực dọc đưa ra “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” để biện minh cho sợi thòng lọng mà hệ thống toàn trị láng giềng đang siết dần vào cổ họng đất nước mình, cả hai đã hả hê thưởng thức tương tự, không hơn không kém.[2] Hả hê trước những tâm cảm nhức nhối về thân phận nhược tiểu của đất nước mình. Hả hê trước tình cảnh điêu đứng của những anh em chú bác mình, những người vừa cắn răng chịu đựng một chính quyền không ra chính quyền, vừa bươn chải chịu đựng gã láng giềng đang tập tành tướng đi đế quốc nhưng chưa bao giờ ra dáng đế quốc bởi không thể gột bỏ hết bản chất vô sản lưu manh kiểu bần cố nông đấu tố như có thể thấy qua những hành vi cướp biển bần tiện, nhỏ mọn.[3] Và khi hả hê thưởng thức như thế, những con bệnh tim não cùng những ủng hộ viên khác đã thưởng thức với sự mãn nguyện của những đầu óc nô lệ, ăn mày.

… Như một chuẩn siêu cường đang lên, nước Trung Hoa hãnh tiến hôm nay đang càng ngày càng ra dáng thực dân và hệ quả là sự hình thành của lớp bồi Tàu đương đại, như một sự tiếp nối của những lớp “quăng vùa hương xô bàn độc” / “chia rượu lạt gặm bánh mì” thượng lưu hay hạ đẳng ngày trước.[6] Nếu sức mạnh cơ giới của thực dân Pháp từng khiến một Tôn Thọ Tường khiếp đảm đến độ đầu hàng không điều kiện Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc / Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay thì sức mạnh của thực dân Trung Hoa hôm nay cũng đang thai nghén nên một lớp kế thừa tương tự.[7] Nhưng thần phục thực dân cũng có nghĩa là thần phục sức mạnh. Não trạng nô lệ và ăn mày thực dân, thực chất, cũng chỉ là biểu hiện của não trạng nô lệ và ăn mày trước sức mạnh chính thống.

Khuynh hướng phò thực dân, như thế, chỉ là biểu hiện nhất thời và sa đoạ của khuynh hướng phò chính thống. Và nếu khái niệm “thực dân” luôn được hiểu như là những thế lực đến từ bên ngoài thì đã đến lúc chúng ta phải nhận diện thứ “thực dân” sinh sản bên trong.[8]

Khi quyền lực chính thống tự tách mình ra, không nương tay bóc lột cộng đồng để phục vụ lấy mình như một cộng đồng con, nó đã là hiện thân của một thứ “thực dân”. Nội hoá hay ngoại hoá, đã đối phó với khát vọng sống của cộng đồng thì thứ thực dân nào cũng ngay ngáy kiểm duyệt để che đậy bản chất ăn cướp và bóc lột của mình. Nhưng kiểm duyệt cũng chỉ là một biện pháp cụ thể trong mục tiêu ngu muội hoá con người, như một đường lối nhất quán. Khi hệ thống toàn trị sắt máu hơn cả chính quyền thực dân trong chính sách ngu muội hoá ấy, nó đã sợ hãi sự thật và mong mỏi công dân của mình ngu dốt hơn cả thế lực cai trị bên ngoài đã từng sợ và từng mong.[9] Như thế, nếu cái mũ cối được xem là biểu tượng của chủ nghĩa thực dân phương Tây thì hệ thống toàn trị hiện tại không chỉ kế thừa từ thực dân Pháp cái mũ ở trên đầu mà kế thừa cả cái chủ trương ngu dân ở bên trong cái đầu.

Cuộc cách mạng đắt giá mà hệ thống toàn trị vẫn ồn ào kỷ niệm đi kỷ niệm lại, xem ra, chỉ là thứ “cách mạng” để thay đổi màu da dưới cái mũ cối. Chỉ thay màu da thôi nên sau đó vẫn là những trò ngu muội hoá con người quen thuộc, vẫn là những cuộc xâm lược nhắm vào giềng mối quan hệ và tình cảm quen thuộc. Và có quen thuộc như thế nên những hình ảnh sinh động và bi phẫn nhất trong “Á Tế Á Ca” hay “Bình Ngô Đại Cáo” vẫn tiếp tục sinh động và tiếp tục bi phẫn như một thứ “hiện thực phê phán”.[10]

Khi thực hiện chính sách ngu dân trên đất nước chúng ta, thực dân Pháp đã đần độn hoá con người để vừa có thể đầu độc và bóc lột thậm tệ bằng thuốc phiện hay sưu cao thuế nặng, vừa có thể cao rao sứ mạng “khai hoá”. Hệ thống toàn trị kế thừa cũng tiếp tục như vậy để vinh quang hoá cái sự nghiệp ghê tởm xây dựng từ những cuộc đấu tố, những trại cải tạo, những trò cướp bóc tập thể, những cơn mê sảng vĩ cuồng mà hậu quả nhãn tiền là đói rách, nợ nần và tụt hậu. Hệ thống cần làm vậy để những sai lầm tiếp nối sai lầm vĩnh viễn thuộc về trách nhiệm của một “quá khứ” chung chung, của những “lý do lịch sử” chung chung hay “yếu tố khách quan” chung chung. Và nó cần vậy để mối quan hệ rành rành giữa kẻ cướp và con mồi mới trở thành “quan hệ hữu nghị hướng tới bền vững, ổn định”.

Để thoải mái cai trị và, thậm chí, để được thoải mái… hèn, hệ thống toàn trị phải kìm hãm, phải duy trì công dân của mình trong thân phận của những kẻ nô lệ hay ăn mày ngây dại, hồn nhiên.[11]

Như cái kiểu hồn nhiên khi chúng ta nắn nót những “đơn xin” đầy tính ăn mày. Cứ dựa theo tiêu chí dân quyền của một xã hội dân sự thì, trừ một thiểu số quyền lực, những ai đang từng hay đã từng sống dưới với hệ thống cai trị ấy mà không phải gánh chịu kiếp ăn mày? Dưới hai cái ách cai trị thực dân và quân chủ, cha ông chúng ta phải chịu thân phận ăn mày ấy khi viết “đơn xin” gởi lên “quan Công sứ” với lời kết “Muôn đội ơn quan lớn” đã đành.[12] Thời của những chính quyền “nhân dân”, “dân chủ” hay “cộng hoà”, chúng ta cũng phải tiếp tục các phẩm giá tương tự trong những “Đơn xin” in sẵn và những “Đơn xin” tự biên tự diễn tương tự. Đơn xin nhập học. Đơn xin chuyển trường. Đơn xin chuyển hộ khẩu. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng. Đơn xin mượn giấy tờ trong hồ sơ sinh viên. Đơn xin làm lại thẻ sinh viên.[13] Xin, xin và… xin. Chúng ta vẫn phải đi ăn xin và vẫn phải “đội ơn” như thể là thời thuộc địa cho dù ngôn ngữ khác đi, có màu mè thêm ra kiểu “Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của quý cấp tôi xin bày tỏ nơi đây tấm lòng thành kính và biết ơn sâu xa”.

Ăn xin cho đáng ăn xin / Lấy chồng cho đáng bù nhìn giữ dưa… Có hạ mình đi xin thì cũng nên xin những gì cho đáng chứ? Và để xứng đáng là “chính quyền nhân dân” thì cũng phải bình thường hoá những chuyện như thế như là những “thao tác” thuần túy kỹ thuật chứ? Khi phức tạp hoá những “thao tác kỹ thuật” ấy bằng một thứ ngôn ngữ và những thủ tục ăn mày, hệ thống cai trị đã biến nó thành một “hành động chính trị” để, qua đó, chính trị hoá vấn đề, biến công dân của mình thành những con tin hay con nợ nhằm tiện bề thao túng và chi phối.

Nhưng không chỉ là những quan hệ xin-cho lặt vặt mà là chủ trương ăn mày hoá như một phần trong hệ thống giáo huấn ngu dân. Chính tính nhất quán và sự tiếp nối của những hệ thống giáo huấn ngu dân nối tiếp nhau qua bao thời kỳ quân chủ, thực dân và thực-dân-hậu thực-dân mới có thể biến chúng ta thành những con tin hồn nhiên và ngây thơ như thế. Nó huấn nhục và tôi mọi chúng ta. Nó lột sạch phẩm giá con người của chúng ta. Nó bắt chúng ta tư duy như là những thực thể ký sinh, chỉ có thể tồn tại bằng cách ăn xin hệ thống, bám chặt vào hệ thống, như một thứ tôi đòi.

Và như, những lời ta thán về vấn đề sang nhượng lãnh thổ và sự thờ ơ của đa số công dân trước vấn đề lãnh thổ. Đã tiến hành “cách mạng” chỉ để thay đổi màu da dưới cái mũ cối thì hệ thống cũng chỉ kế thừa lãnh thổ như thể là kế thừa cái mũ ấy trên đầu. Đã kế thừa lãnh thổ như một thứ thực dân thì cũng hành động như một thứ thực dân và hậu quả là đất đai bị tùng xẻo y như là thời… mất nước. Và khi con người bị hệ thống tách ra khỏi đất nước, phải tồn tài bằng cách bám vào hệ thống như một thứ ký sinh, họ đâu còn biết đến “lãnh thổ quốc gia”? Cái mà họ biết hay chỉ vờ vịt biết là không gian sinh tồn, là cương vực riêng của hệ thống.

Hẳn nhiên, những chủ trương ngu dân như thế không thể thể nào dung hợp với khát vọng sống của con người. Nếu đã không hợp với con người mà những từ ngữ dành cho sản phẩm của nó như “nô lệ”, “ăn mày”, “ở đợ tinh thần”, “con tin” hay “con nợ” và “ký sinh trùng chính trị” đã trở thành nhàm chán, chúng ta có thể nào sử dụng đến từ “con thú”?

Xã hội thì phải luôn tiến hoá. Mà khi hệ thống toàn trị đang đẩy xã hội và con người đi vào những bước thoái hoá nối dài thì, có lẽ, hệ thống thực dân nội địa này cũng đang dần biến con người chúng ta trở thành con thú…[27]

Nguyên bài:

Thực dân, nô lệ, ăn mày



BIG BROTHER IS WATCHING YOU – “Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi” * Tất cả chúng ta đã đến lúc vùng lên

In Liên Kết, talawas, Việt Nam on 2010/10/21 at 14:10

BBT: Theo trang talawas BIG BROTHER IS WATCHING YOU – “Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi” thì Luật sư Lê Quốc Quân chép lại 4 câu thơ của “một Tiến sĩ triết học Mác – Lê Nin” khi bàn về sự kiện Anhbasg bị bắt đêm 18.10:

“Lũ chúng ta những người con đất Việt
Ngửa mặt nhìn trời đớp ánh trăng rơi
Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi”

Xin gởi đến tất cả các anh em chúng ta:

Lũ chúng ta có nữa gì để sợ
Ngửa mặt lên tìm ánh sáng tự do
Tất cả chúng ta quyết không làm nô lệ
Tất cả chúng ta đã đến lúc vùng lên

Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!

Ông Lê Hồng Kỳ, dân oan Bình Thuận trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do:

… người ta nhận thấy và nhìn nhận quan điểm của tôi trả lời cho Đài là rất đúng, bởi vì tôi trả lời đúng với tinh thần và quan điểm trách nhiệm của một công dân đối với một đất nước, đối với những việc làm sai trái của cán bộ cầm quyền, các nhà lãnh đạo của địa phương họ nói một đằng làm một nẻo, luôn miêng nói là bảo vệ cho dân, làm cho dân nhưng thật ra không có cái gì cho dân cả. Họ phá hàng ngàn hecta đất này họ đưa cho doanh nghiệp tư nhân để liên kết trông cao su mà trong khi dân không có một tấc.

… đối với cái trách nhiệm công dân mà đứng bảo vệ được cho những người dân mà mất quyền lợi với trình độ và khả năng hiện có của mình thì tôi cố gắng giúp được người dân bao nhiêu thì tôi giúp, giúp hết sức mình để bảo vệ quyền lợi cho họ và bảo vệ cái nền luật pháp vốn có của Việt Nam, không thể để cho cán bộ các cấp chà đạp lên luật pháp Việt Nam mà sống, tước bỏ quyền lợi thực của người dân. Họ dùng cái quyền lực có trong tay của họ mà đàn áp người dân để cướp đất của người dân. Mình phải đứng ra, phải bênh vực, phải bảo vệ người dân, bởi vì bản chất của người dân vốn dĩ là hiền lành, thật thà, chất phác, có gì nói nấy, nhưng từ cái chỗ hiền lành chất phác đó mà họ bị cán bộ hiếp đáp, đàn áp, chà đạp lên nhân phẩm của họ, cướp hết tài sản của họ. Cho dù đến chết bao nhiêu lần đi nữa tôi vẫn đứng ra bảo vệ cho người dân, chứ không bỏ, trong đó có quyền lợi của tôi nữa.

Đọc nguyên bài phỏng vấn

Nghẽn đường và nghẽn mạch – Tưởng Năng Tiến

In Liên Kết, talawas, Tạp văn, Việt Nam on 2010/09/08 at 16:25

BBT: Trong suốt mấy tuần qua “tin tặc” đã tiếp tục tấn công các mạng và blog báo chí tự do, độc lập trên toàn cầu từ talawas, Tiền Vệ, Dân Luận, X-cafe, Đàn Chim Việt (danchimviet.com), Thông Luận, Trắng Đen, Free Lê Công Định, TTX Vàng Anh, Đối Thoại, blog Anhbasg, Lê Diễn Đức. Chúng tôi hoan nghênh bài viết “Nghẽn đường và nghẽn mạch” của Tưởng Năng Tiến và gởi lời chào đoàn kết đến các nhà báo tự do.

___________

Trong thời chiến, mọi chiến thuật đã được nhà đương cuộc Hà Nội tận dụng để đạt được chiến thắng. Cứu cánh có thể biện minh cho phương tiện, cho dù là… hạ tiện!

Đợt tổng công kích vào những trang mạng vừa qua, xem ra, không đạt được những thành tích vẻ vang gì cho lắm. Gài mìn, phá sập cầu, làm nghẽn đường… có thể làm xáo trộn sinh hoạt xã hội, gây thiệt hại về kinh tế, và khiến cho dân chúng sống trong vùng địch tạm chiếm phải sống trong tình trạng hoang mang hay lo sợ. Còn cài mã độc, chiếm tên miền, hay gây ra cảnh nghẽn mạch… thì không thể tạo ra sự bất ổn hay thiệt hại gì đáng kể, và cũng không gây hoang mang hay lo sợ gì hết trơn hết trọi – cho bất cứ ai!

Đánh lén hay khủng bố, nghĩ cho cùng, là chiến thuật và vũ khí của kẻ yếu, ở thế hạ phong. Khi quyết định tuyên chiến, đối đầu, và gây hấn với cả một dân tộc – bất kể thành phần xã hội, tín ngưỡng, hay nguồn gốc sắc tộc… – nhà đương cuộc Hà Nội đã lựa (hay lọt) vào cái thế hạ phong, do chính họ tạo ra.

Đọc nguyên bài Nghẽn đường và nghẽn mạch trên talawas.

Collective Amnesia and Rhetoric of Mobilized Participation

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), LittleSaigon - Seattle, talawas, Việt Nam on 2010/08/13 at 12:43

A NOTE on the Essay:

This is a 600-word short version of VietSoul:21′s original (and longer) essay sent to the San Jose Mercury News in response to the Op-ed titled “It’s time to stop fighting the long-past Vietnam War” written by Sonny Le. For the complete version, please click here.

The opinion editor Barbara Marshman then replied to VietSoul21,“Thanks for writing. Unfortunately, our word limit is 600, and this is over 1,600. If you would like to try writing a shorter piece that focuses on one or two clear opinions, I’d be happy to look at a draft. Since it would appear some time after the July 27 opinion, I would write it as a stand-alone opinion, perhaps alluding to the other piece somewhere but not framing it as a response.” (On Wed, Jul 28, 2010 at 5:11 PM, Marshman, Barbara wrote).

We sent this op-ed to her (and the whole editorial staff) but they would not respond back despite our repeated requests.

It seems prescient that we’ve asserted:  “San Jose Mercury News should promote with genuineness more than a sole opinion of one media consultant. Advocating for in-depth and reflective alternative of op-ed essays are in fact essential for the role of democratic media. Moreover, a willingness to imprint the power of shouts and silences to rise above the discourse of refugee nationalism and anti-communism should be more than a token inclusion of the unheard dissent voices.

The voices of the “Other” were silenced and unheard.

Sự bền bĩ của ký ức (The persistence of Memory), Salvador Dalí (1931)

The Disintegration of the Persistence of Memory (Salvador Dalí, 1954)

Vietsoul:21

The judgment of Ly Tong’s behavior as an “unacceptable” act of “so-called anti-American culture” was framed strategically by the show manager and Nguoi Viet Daily News reporter to the BBC in favor of the discourse of a “whitening” refugee population.

Ly Tong’s individual act could be shamed and demonized as petty, evil and uncivilized by many—the White and non-White who believe in the US superiority of “democracy”, the singer’s fans, the profitable media and entertainment industries, the political opportunists, the corrupted Vietnamese Communists. Yet, this stealth move was carried out with a clear intent led to a successful result —singling out the generational amnesia prevalent within and beyond the Vietnamese consciousness outside of Vietnam.

This judgment of “anti-American culture” was strongly supported (with an implicated Americanized consent of prevailing Whiteness[1] design) by most young or American-born Vietnamese who are either:

(1) assimilated to the updated racial ideologies—grounded yet in consumerism and individualism that led to passive politics masked as liberal cosmopolitan;

(2) internalized of racism alive well during the modern-day process of emptying the social and privatizing its vocabularies;[2]

(3) ignorant of the complex community dynamics and history due to their socialized learning inherited from the banking education approach[3] toward corporatization[4] schools;

and/or

(4) becoming, more or less, the neocolonialists under the global politics in terms of privilege, power, and status—revealed through a willingness to co-opt with Vietnam by means of entertainment, business/education, and humanitarian network.

Such group thinking has heightened the dichotomous split of success/failure of the VCP’s Politburo Resolution 36[5]. They may not want to see that everyday living is always about politics.

Most deeply feel as if they don’t belong here. Due to limited or low-leveled jobs here, those #4 do desire also relocating in Vietnam—where as long as they do not protest against oppression they could gain advanced status. Some even naively assume if they chose not seeing the vast suffering nor witnessing systemic violence, they would gain Vietnamese government’s acceptance. Then they could “succeed” in “a new liberated Vietnam”— where the American war experience could no longer be dialogued[6] because of its relations with the U.S.

They desire to be deafening to the inner rage and outer deviance rooted from the Vietnam/American War conflict. Their voices are couched with a hidden embarrassment when being forced to face the social messes of internal discord/division. They long to cosmeticize the visible scar of the divided generational wounds to satisfy the neoconservative/ neoliberal elites’ appetite. They could not arise beyond the charity mentality toward a liberated practice resisting violence against human rights, here or else where. Their acts perpetuate the dramatic shifts in power, technology, migration, trade and travel from West to East, from the haves to the have-nots. The author of the op-ed “It’s time to stop fighting the long-past Vietnam War” is an apt example.

If the “deviants” shout out, they are pathologized as the “sick and crazy”, and told, “Go back to your country!” If they choose silence for various reasons, they are accused of being stupid (convenient for structural manipulation and cultural erasure). If they are ambivalent but working hard, they are rewarded as the “good and modeled” minority pursuing “post-racial” American paradise. This catch-22 situation fits with the status quo and sustains structures of racial, class inequality.

We must include multiple lenses to rise above the discourse of refugee nationalism and anti-communism. Indeed, we need the grievant bodies of unchained shouts and mourning silences–rather than the imperial denial and silencing of official histories. Those bodies are to be performed for all–not only in ordinary styles (i.e. elitist/poetic writing/printing). It’s healing time for the haunting screams of the long-past Vietnam War.

© 2010 VietSoul:21

NOTES:

[1] Cooks, L. (2003). Pedagogy, Performance, and Positionality: Teaching about Whiteness in Interracial Communication. Communication Education, 52(3), 245-257.

Cooks defines whiteness as “a set of rhetorical strategies employed to construct and maintain a dominant White culture and identities” (p. 246). In addition, McLaren defines in his article, Decentering Whiteness: In Search of a Revolutionary Multiculturalism whiteness as “a refusal to acknowledge how white people are implicated in certain social relations of privilege and relations of domination and subordination” (p. 9) [See McLaren, P. (1997). Decentering Whiteness: In Search of a Revolutionary Multiculturalism. Multicultural Education, 5(1), 4-11.]

[2] Robbins, C. G. (2004, September). Racism and the Authority of Neoliberalism: A Review of Three New Books on the Persistence of Racial Inequality in a Color-blind Era. Journal for Critical Education Policy Studies, 2(2), http://www.jceps.com/?pageID=article&articleID=35.

[3] Freire, P. (1970). Pedagogy of the oppressed (M. B. Ramos, Trans.). London, UK: Penguin. http://www.amazon.co.uk/Pedagogy-Oppressed-Paulo-Freire/dp/0826412769

[4] Saltman, K. J., & Gabbard, D. (2003). Education as enforcement: The militarization and corporatization of schools. New York; London: RoutledgeFalmer.  http://www.routledge.com/books/details/9780415944892/

[5] Bruin, T. (2004, June 17th). Vietnam’s Manifesto on Overseas Vietnamese Rings Hollow. Partito Radicale Nonviolento transnazionale e transpartito (Nonviolent Radical Party transnational and transparty),  http://www.radicalparty.org/en/content/vietnams-manifesto-overseas-vietnamese-rings-hollow

[6] Hayton, B. (2010). Vietnam: Rising dragon. New Haven, CT; London, UK: Yale University Press. http://yalepress.yale.edu/yupbooks/book.asp?isbn=97803001520

 

Original English version:

Collective Amnesia and Rhetoric of Mobilized Participation (Complete version)

Vietnamese version (also posted on talawas):

Chứng quên tập thể

Our other essays on talawas:

Bịt Miệng Nạn Nhân

Tôi là người Việt Nam

Chúng tôi (Tự trào – Trí Thức – Tâm Tài)

Những cái nhập nhằng không tênThe Unspoken Ambiguities

Thời cửu vạn, ôsinThe Age of Day Laborer and Housemaid

Lết tới “thiên đường”

Tháng Tư Câm

Phản bội hay trung thành với lý tưởng?



Chứng quên tập thể

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Liên Kết, talawas, Việt Nam on 2010/08/13 at 11:13

Để tưởng nhớ đến những câu chuyện kể “từ cọng tranh bị tách rời”, “kéo xa cội nguồn”, và “mong ước trở về”… “Cọng tranh này là bạn với tất cả, luôn cả những ai muốn xé tơi tả lát tranh cho gió cuốn đi.
(Trích The illuminated Rumi, 1997)

Sự bền bĩ của ký ức (The persistence of Memory), Salvador Dalí (1931)

VietSoul:21

Bài quan điểm của Sonny Lê*** nhan đề “Giờ là lúc ngưng đánh đấm cuộc chiến đã hạ hồi từ lâu” [1] đăng ngày 26/7/10 trên nhật báo Mercury News ở San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, tương đối đã vượt qua được sự phê phán thiên kiến về hành động của Lý Tống là loại “phi văn hoá Hoa Kỳ” và “không thể chấp nhận được”. Dũng Taylor (người bầu sô), và Đỗ Dzũng (phóng viên báo Người Việt) qua lời phát biểu với đài BBC [2] hẳn có dụng ý khi dùng thái độ phê phán này để biện minh và bào chữa sự thuận tình với cái diễn luận (discourse) về nhóm tị nạn đang bị “Trắng” hóa (Whitening).

Hành động cá nhân của Lý Tống có thể bị sỉ nhục và nguyền rủa là vớ vẩn, ác quái, và thiếu văn minh bởi rất nhiều nhóm, đó là những người Mỹ da trắng và người da màu cả tin vào khái niệm “dân chủ” xuất chúng của Hoa Kỳ, giới hâm mộ ca sĩ, các tờ báo và bộ phận kỹ nghệ giải trí lợi nhuận, cũng như những tay đầu cơ chính trị và chính quyền tham nhũng cộng sản Việt Nam. Thế nhưng, đòn đột nhập xuất thần này rõ ràng có một chủ ý và đưa đến một kết quả nổi bật là làm lộ diện chứng liệt trí nhớ tập thể (collective amnesia) đang tràn lan mọi thế hệ và nằm trong tâm thức không chỉ riêng ở những người Việt đang sống tại hải ngoại. Bài quan điểm đề cập trên là một dẫn chứng rõ ràng nhất về hiện trạng của chứng liệt trí nhớ này.

Trọng tâm bài viết sử dụng yếu tố chủng tộc và chiến tranh hầu có thể than vãn một cách hùng biện về chuyện đánh đấm chia rẽ không ngừng của thời hậu chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, các thuật trò “gài khung” (framing)[3] này được dùng với cử chỉ thách thức cộng đồng. Ngoài ra, bài lại khéo dùng xảo thuật hùng biện hầu tạo nên ảnh hưởng ru ngủ thành phần thế hệ trẻ.

Thành phần thời hậu ký ức (post-memory)

The Disintegration of the Persistence of Memory (Salvador Dalí, 1954)

Chẳng cần phải nói dông dài vì ai cũng thấy rằng cái phê phán cho là “phi văn hóa Hoa Kỳ” này (một kiểu phê phán cốt để tán thành chiều hướng Mỹ hoá, và nằm trong khuôn mẫu tiêu chuẩn Trắng [4] (whiteness) được ủng hộ khá mạnh bởi đa số giới trẻ người Việt sinh ra lớn lên ở Hoa Kỳ thuộc các thành phần sau đây:

(1) bị đồng hoá do ảnh hưởng đô hộ của các ý thức hệ liên quan đến chủng tộc nay đã cập nhật hoá – một loại ý thức hệ tuy vẫn còn dựa vào chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân để dẫn đến một thái độ chính trị thụ động nhưng ẩn dưới cái mặt nạ tự cho là mình đang theo chủ nghĩa “người của thế giới” (cosmopolitan) lồng vào chủ nghĩa chính trị tự do (liberal);

(2) bị nhập tâm kỳ thị chủng tộc – một hiện tượng vẫn tồn tại mạnh mẽ ở phương Tây và ẩn sâu trong đầu óc người bị đô hộ hiện đang sống trong quá trình vét cạn xã hội tính và tư hữu hóa những từ vựng [5] của thời hiện đại;

(3) còn lơ mơ về lịch sử của người Việt và các phân nhánh phức tạp bên trong cộng đồng do những học hỏi bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục độc quyền về phản chiến khi đề cập đến lịch sử chiến tranh Việt Nam, và nói chung hấp thụ loại dạy dỗ kiểu “đút-rút tiền ngân hàng” [6] (nghĩa: không tạo được tư duy tự suy xét) trong các trường học tại Bắc Mỹ đang ngày càng bị thương mại hóa [7];
và/hoặc:

(4) đang dần dà dù ít dù nhiều trở thành một loại thực dân mới (trong một chính kiến chính trị toàn cầu) về phương diện đặc ân, quyền lực, chức vị, và cùng lúc tự mình bị thuần hóa (cooptation) trong các nối kết qua phương tiện giải trí, thương mại, giáo dục, chính trị, và từ thiện với Việt Nam.

Dù có công nhận hay không thì tất cả các phản xạ tư duy thuần nhất (group thinking) của các nhóm này đã làm nổi bật cái bất trắc giữa thành công và thất bại ở Nghị quyết 36 [8] của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thành phần này có thể không muốn thấy rằng tất cả sinh hoạt hằng ngày bên ni hay bên nớ đều mang tính chính trị cả.

Riêng về nhóm số 4 đề cập ở trên, họ cảm nhận rất rõ là họ vẫn không được xem là người bản xứ dẫu có cố gắng đến mấy đi nữa. Thật ra thì kinh nghiệm đó không chỉ xảy ra riêng cho họ, và cũng chẳng một ai muốn thú nhận điều này. Tuy nhiên, riêng nhóm này rất ước mong tái định cư ở Việt Nam – nơi mà họ có thể kiếm được chức vị và tiến thân nhờ vào khả năng Anh ngữ và các kỹ năng của phương Tây, nếu họ không phản đối các chuyện bất công, áp bức. Xã hội “được-cho-là đa chủng tộc” như Hoa Kỳ và châu Âu thì lại không có nhiều cơ hội cho công ăn việc làm hoặc chỉ có công việc thấp kém dù họ có dư thừa kỹ năng tiên tiến.

Không chóng thì chày rồi họ cũng nhắm vào chuyện làm sao để có thể thăng quan tiến chức trên một “quê hương” khác – nơi mà thời thơ ấu mơ hồ hoặc không hề có của mình lại được táí lập/nghiệm, nơi mà họ không phải chịu từng trải kinh nghiệm kỳ thị chủng tộc đậm mùi cơ cấu trong xã hội phương Tây. Có người trong số họ thậm chí tự nghĩ một cách ngây thơ rằng nếu mình nhắm mắt làm ngơ trước những vết thương tàn phế của các cựu chiến binh hai miền Nam Bắc cũng như không làm nhân chứng đối kháng các hệ thống bạo lực đang diễn ra thì sẽ được chính quyền cộng sản Việt Nam chấp nhận. Rồi từ đó họ có thể hành xử và đạt được những gì họ muốn cho bản thân mình, và trở thành phần tử của một xã hội Việt Nam “thời hội nhập” – một nơi mà cuộc chiến chống Mỹ đã không còn được đối thoại [9] chỉ vì mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Thuật trò quên bất công kỳ thị

Quan điểm của bài viết thật ra thuộc loại “đánh trống bỏ dùi”. Mặc dầu vấn đề chủng tộc được tác giả lồng vào khung cảnh xung đột lê thê trong thời hậu chiến (có nghĩa là không sai), nhưng tác giả đã tự mâu thuẫn với chính mình. Tác giả đang sống trong ảo tưởng hoặc mơ mộng viễn vông khi khơi mào và thách thức người Việt hải ngoại lên tiếng cũng như phản đối những bất công gây ra bởi chính quyền Hoa Kỳ vì nhúng tay vào chuyện của các quốc gia khác ngay trong hiện tại hay thuộc thời quá khứ.

Tác giả xem thường vấn đề cộng đồng người Việt – cũng giống như các cộng đồng bị cho ra rìa khác – là những thuộc địa nhỏ bị tứ tán khắp nơi trên đất Hoa Kỳ. Họ đã tự tạo với cung cách riêng của mình một lịch sử không chính thức và không được truyền kể lại – một lịch sử cộng đồng dễ bị dòm ngó đụng chạm gây tổn thương, kháng cự ngầm, có ưu điểm linh động linh hoạt, và tiềm lực cởi bỏ được đô hộ hóa – mà không có bản thân tác giả tham gia. Tại sao tác giả đã chọn chức chỉ đạo về mặt truyền thông cho tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meets West Foundation)?

Thiết nghĩ lời nói thì phải đi đôi với việc làm và phải sử dụng “sân khấu chính trị” về những chuyện “hiện thực” hơn là than vãn về các “khả năng”. Đáng tiếc là tác giả Sonny Lê cùng với một số thành phần trí thức ở Hoa Kỳ đi lại với Việt Nam đã khéo lôi kéo, thuyết phục giới trẻ – các em đầu óc thương mại – thành lập OneVietnam [10] để hỗ trợ cho một mạng lưới có hệ thống và chuyên huy động cho Từ thiện Á Châu (Asian Philanthropy Forum/Give2Asia), một hệ thống được gọi là “tập đoàn kỹ nghệ vô vụ lợi” (non-profit industrial complex). Đó là một hệ thống nhập nhằng giữa nhà nước, các cơ quan cung cấp ngân quỹ (foundations hay sáng viện/sáng hội thuộc cả thiên tả và thiên hữu), giới chủ nhân ông, cùng các cơ quan xã hội và những tổ chức thiên công bằng xã hội một khi tham gia vào mạng lưới để xin tiền hỗ trợ đành trở thành bảo thủ. Vì đây là một hệ thống rất phức tạp đẻ ra việc giám sát, khống chế, và quản lý chặt chẽ các phong trào đấu tranh chính trị.

Các cơ quan vô vụ lợi thiên công bằng xã hội đành phải quay mặt làm ngơ với các tiên chỉ và hoạt động của họ định ra từ lúc đầu là đấu tranh dân chủ (tức là hơn cả việc xóa đói giảm nghèo), nhất là một khi đã nhận tiền và tuân theo điều lệ chỉ thị và sự theo dõi của các cơ quan cung cấp ngân quỹ hay sáng viện/sáng hội (foundations)– những cơ quan thật ra có quyền lực tạo ảnh hưởng lên chính sách nhà nước, các diễn luận công khai phổ biến, và tổng thể bối cảnh chính trị của một quốc gia.[11] Tự do ngôn luận và lập hội nhóm bị kềm chế vì các cơ quan vô vụ lợi tự kiểm duyệt mình sau khi đã tranh đua với các cơ quan cùng thể loại, và trở thành kẻ nhận ngân quỹ.[12] Tác giả và không ít các em thanh niên Mỹ gốc Việt có lẽ hoặc không nghĩ ra hoặc chưa hình dung được một phong trào cá biệt nào không bị kẹt nghẽn trong mô thức vô vụ lợi, một mô hình phục tùng định hướng của chính trị chủng tộc chính thống, mất dần tính dân chủ, và bị điều khiển qua nề nếp của cơ chế chuyên gia và ngân quỹ.

Một quan điểm lấn áp trong thời hậu ký ức

Văn phong bài viết của Sonny Lê dường như cho thấy lời phát biểu của tác giả thuộc lực lượng cấp tiến thiên hòa bình và chỉ vì hòa bình. Tác giả quên phắt đi cái đặc quyền của mình trên đất nước này trong việc chọn lựa hòa bình hay không – trong khi thật ra bất cứ lựa chọn nào trong các chọn lựa ấy ở xứ Hoa Kỳ cũng oái oăm và là nguyên nhân hủy diệt “Kẻ kia” [13]. Tác giả được chọn cho nói và chỉ chú trọng đến cái giàu, cái “phát triển” mới ở Việt Nam, trong khi biết bao nhiêu người Việt Nam trong và ngoài nước bị bịt miệng [14] vì phản kháng đàn áp hay bị đối xử vô nhân đạo.

Giọng văn của tác giả phảng phất một xấu hổ ngấm ngầm trong lúc bất ngờ bị ép phải đối diện với tình trạng hỗn độn của nội tình xích mích bất hòa và chia rẽ không chỉ ở tầm mức cộng đồng. Nó liền được tán thành ngay bằng một phản hồi tiêu biểu với lời lẽ kẻ cả trong việc vừa tha thứ vừa quên phắt đi vài “con sâu”, vì “Tương lai là chìa khóa cho vấn nạn này” [15] và sẽ giúp thế hệ hậu ký ức không bị “phiền nhiễu” lây.

Thật ra bài viết nói trên cũng như không ít luận điểm của giới “hãy quên cuộc chiến Việt Nam” và “phi chính trị” được thổi kèn, đánh trống inh ỏi lên để khỏi phải nghe thấy những nỗi hận trong lòng và các dị diện do mâu thuẫn chiến tranh Việt-Mỹ. Đấy chẳng qua chỉ là cách thức trang điểm lên vết sẹo của những vết thương từ nứt rạn chia rẽ giữa các thế hệ hầu giúp thỏa mãn khát vọng của hai khối trí thức tân bảo thủ (neoconservative) và tân tự do (neoliberal). Tâm thức tự diễn là “không cay đắng về quá khứ”[16] này không vượt ra khỏi cái đầu óc bố thí nhân đạo để có thể thực thi phản kháng các thế lực bạo động phạm nhân quyền, ở Hoa Kỳ hay nơi khác, và dựa vào một tinh thần tranh đấu không lệ thuộc. Các hành động như thế chỉ thúc đẩy cho những tác hại nghiêm trọng về mặt quyền lực, kỹ thuật, di dân, giao dịch và du lịch từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, từ kẻ có đến kẻ không có, được tồn tại mãi mãi.

Truyền thông hỗ trợ chứng quên?

Tác động của vai trò truyền thông trong việc “gài khung” và chọn lựa ban phát đặc quyền cho ai rất đáng được xem xét ở đây. Tờ San Jose Mercury News đáng lẽ phải cổ võ thật tình cho nhiều quan điểm khác nhau thay vì chỉ đăng vỏn vẹn một ý kiến từ một người cố vấn truyền thông cho tờ báo. Vai trò truyền thông dân chủ là cổ xúy nhiều cách bày tỏ khác nhau và có suy tư sâu sắc thay vì chỉ là một bài viết mang quan điểm “gài khung” như thế. Tờ báo này cũng không thể chỉ miễn cưỡng (nếu phải nhượng bộ) cho đăng thêm chút đỉnh một vài tiếng nói tiêu biểu bất đồng với quan điểm của tác giả. Lý do sâu xa nào khiến tờ báo này chỉ chọn anh Sonny Lê thay vì nhiều quan điểm khác? SJ Mercury News đã không làm đúng vai trò mình trong việc thừa nhận hay ghi khắc lại sức mạnh của những tiếng hô to cũng như nỗi thinh lặng vì ký ức hậu chiến tranh.

Đã hơn ba thập niên qua, nếu những người “dị diện” gào thét thì bị cho là “bệnh” và “điên”, và phải nghe đuổi, “Cút về nước mày đi!” Nếu họ chọn sự im lặng vì nhiều lý do khác nhau, họ bị buộc tội là ngu xuẩn (và cũng dễ tạo chỗ cho các mánh khoé hạng cơ tầng và xóa sổ văn hóa tại các địa phương có người Việt tụ tập). Nếu họ lừng khừng nhưng chăm chỉ cần cù, họ được tưởng thưởng danh hiệu “thiểu số mẫu mực” – nhóm được xếp hạng dự bị tạm không coi là “Kẻ kia” nữa, và đáng làm gương cho các sắc dân khác trong công cuộc đeo đuổi cái thiên đường Hoa Kỳ “hậu chủng tộc” (post-racial)[17]. Dĩ nhiên là trường hợp éo le như thế này chỉ giúp cho hiện trạng bất bình đẳng chủng tộc và giai cấp vẫn y như cũ, và kéo dài tình thế “những nhập nhằng không tên” [18] ra thêm thôi.

Tóm lại, chúng ta cần nhiều tiếng nói đa dạng đa hình và trong tự do dân chủ khi linh hồn cộng đồng đang bị gài khung vào cái nhãn hiệu “bát nháo” “không chấp nhận được” vì “phi văn hóa Mỹ”. Khi những tiếng nói của ký ức tập thể này trỗi lên thì cả lời lẫn ý không thể tuân theo cái mẫu mã tinh vi được sáng chế của các tay “làm nô lệ bậc thầy” (dựa theo định nghĩa của Frantz Fanon [19] và G.W.F. Hegel [20]). Những tiếng nói bày tỏ nỗi niềm của ký ức thời hậu chiến tranh phải ra khỏi khuôn rập có kế hoạch chuyên phục vụ cho cơ chế kiểu Trắng độc đoán nhưng khéo ẩn trong thời đại “hậu dân quyền”[21] (post-civil rights era) hay thời đại đã thui chột màu da (color-blind era)[22].

Tất cả tín hiệu, hình thức, nội dung, và khuôn thước hằng ngày của cơ chế kiểu Trắng đều hoạt động để lấp liếm ký ức ám ảnh quốc gia này về cuộc chiến Hoa Kỳ ở Việt Nam. Đây là loại ký ức chỉ sống ngoài rìa tâm thức của người Mỹ để chống chọi lại sự hiện diện của những ai từng bị nô dịch hoá – nhất là những kẻ bị mang danh “chiến bại chân ướt chân ráo” (fresh-off-the-boat losers) và chỉ coi là những hồn ma bóng quế nơi đất người.

Chắc chắn chúng ta cần nhiều tiếng kêu ca trách móc qua gào thét không còn bị xiềng xích và niềm thinh lặng tang thương hơn là sự phủ nhận và trám miệng của lịch sử chính thống đế quốc. Những tấm thân cởi bỏ xiềng xích ấy cần được công nhận và trình diễn cho hết thảy mọi người, nhất là qua nhiều hình thức khác nhau, và do đó không chỉ ở loại từ chương (text-based) vì “Giờ là lúc ngưng đánh đấm cuộc chiến đã hạ hồi từ lâu” [23].

© 2010 VietSoul:21

© 2010 talawas, http://www.talawas.org/?p=23362


CHÚ THÍCH:

***Tiểu sử của Sonny Lê: Theo nguyệt báo Bia Miệng [2010/09/01]:

“Trong thời gian gần đây Sonny Lê đã có mặt tại Seattle nhiều lần dưới chức vụ nhân viên truyền thông (Regional Media Specialist) cho Cục Kiểm tra dân số của Hoa Kỳ (US Census Bureau). Y lo cho việc vận động để kiểm tra dân số loại cấp vùng [cho 4.5 tiểu bang từ Bắc California ngược lên Oregon và Washington, qua Idaho, và cả tiểu bang Alaska] được thành công. Y đã có mặt trong buổi họp chính thức với các tay chính trị gia của quận hạt King và thành phố Seattle về vđ này tại Rainier Vista Boys & Girls Club, vào chiều ngày 4/3/2010.

Trước khi đến Seattle thì Sonny Lê đã hoàn tất công tác truyền thông hô hào vận động cho kiểm tra dân số cho vùng vịnh phía Bắc (Oakland), nơi y đang cư ngụ. Đây cũng là công việc hắn đã từng đảm trách cho Cục Kiểm tra dân số của Hoa Kỳ từ năm 1997-2000 tại khu vực miền Bắc của California.

Một cách quảng cáo vận động hô hào khuyến khích (hay dụ) để chúng ta ghi danh là nhà mình gồm có bao nhiêu người thì trên bề mặt rất bùi tai: cái giá có lợi lộc được hưởng từ ngân quỹ liên bang kết xù vào khoảng 400 triệu đô la. Ngân quỹ này sẽ chia cho các hội đoàn cơ quan vô vụ lợi và chính phủ địa phương để trang trải việc “lo cho” chúng ta về nhà ở, sức khỏe, việc làm, giáo dục, v.v… Ai là người thực sự hưởng các lợi tức này? Chỗ nào là cái bánh vẽ? Đây là một vđ nhập nhằng mà bài viết của Hồn Việt Thế Kỷ 21 có đề cập đến.

Điều quan trọng là y đã giữ chức chỉ đạo truyền thông (Communication Director) cho tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meets West Foundation) vào năm 2001. Đây là một tổ chức được thành lập bởi Lệ Lý Haylip vào khoảng năm 1987. Chắc quý vị vẫn còn nhớ đến quyển sách mà bà này viết tựa đề là “Khi trời và đất đổi thay” (When Heaven and Earth Changed Places) đã chuyển thành phim vào năm 1993 với ông đạo diễn Oliver Stone?

Cơ quan Đông Tây Hội Ngộ này điều khiển khống chế các hoạt động của các cơ quan vô vụ lợi làm việc tại Việt Nam bằng ngân quỹ của họ (nguồn ngân quỹ thì nhận từ World Bank, USAID, các nguồn tài trợ tư như Ford Foundation và mới nhất là Atlantic Philanthropies của ông Feeney). Ngân quỹ hiện tại của tổ chức này đã lên đến 26 triệu và đang làm việc chặt chẽ với CSVN cùng với tổ chức Ford Foundation vận động các em thế hệ trẻ tin vào huyền thoại về tác hại của chất độc màu da cam.

Với danh xưng làm việc này cho tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, Sonny Le cũng đã là nhân vật trụ cột đứng ra tổ chức hội nghị toàn quốc đầu tiên để tạo gặp gỡ giữa các cơ quan phi chính phủ đang và mộng sẽ làm việc cho Việt Nam. Hội nghị này đã diễn ra trong ba ngày tại Asilomar Conference Center ở thành phố Pacific Grove, California, từ 7/5/2004 để tiến tới thành lập Mạng lưới các Tổ chức NGO Mỹ gốc Việt (VA NGO). [Chú thích: Dĩ nhiên là có một số nhân vật chẳng hạn như Michael Sơn Phạm tại Seattle tham dự. Vào năm kế tiếp từ ngày 18 đến 20/11/2005 tại quận Sonoma, CA, Lê Xuân Khoa đã đọc diễn văn về “Hoạt động từ thiện và phát triễn xã hội của người Mỹ gốc Việt tại Việt Nam”. Hiện nay Michael Sơn Phạm đang nằm trong hội đồng quản trị của nhóm Liên hiệp các tổ chức phi chính phủ Việt Mỹ (VA NGO Network) cùng với bà BS Quỳnh Kiều.] Liên hệ này cũng là một vđ nhập nhằng mà bài viết của Hồn Việt Thế Kỷ 21 có đề cập đến.

Ngoài ra Sonny Lê cũng là người cố vấn truyền thông cho cuộc triển lãm về quan hệ giữa tiểu bang California và thời chiến Việt Nam (“What’s Going On? California and the Vietnam Era”) tại viện triển lãm Oakland từ tháng 8/2004 đến 2/2005. Quá trình thực hiện cuộc triển lãm này thì đầy mâu thuẫn xung đột vì viện này đã lập tức cho cô Mimi Nguyễn nghỉ việc (không đưa ra lý do) ngay sau khi nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt được mướn lần đầu tiên này đã tỏ ý muốn các di vật thời chiến của người miền Nam Việt Nam cũng phải được trình bày song song với các di vật chiến tranh (như quần áo bộ đội) của miền Bắc và người Hoa Kỳ vì lẽ công bằng. Một kiến nghị với hơn 500 chữ ký của người Việt Nam khắp thế giới phản đối hành động cho nghỉ việc bất công này đã không giúp cho cô Mimi Nguyễn được trở lại làm việc. Một học sinh cao học người Mỹ gốc Việt được mướn để thay thế cho cô Mimi cũng bỏ việc sáu tháng sau đó. Cho dù viện này có lập ra ban cố vấn tạm thời gồm một số người đã ký tên trong bản kiến nghị đó, họ rồi cũng thất vọng khi thấy lịch sử chiến tranh của miền Nam bị bóp méo xuyên tạc hay giảm thiểu.

Tóm lại, nghề nghiệp chính của Sonny Lê là về truyền thông sau khi hắn làm việc cho Đông Tây Hội Ngộ và được Rockefeller Foundation trong năm 2001 cho đào tạo về kỹ năng làm việc với các hệ thống tiền tệ quốc tế làm việc tại các nước đang phát triển. Y đến Hoa Kỳ vào năm 1981 sau khi vượt biên và ở trại tị nạn Singapore và Nam Dương được hai năm. Sonny Lê cũng là người hiện đảm trách “Little Saigon Inside” blog tại http://littlesaigoninside.blogspot.com/ dưới sự chỉ đạo của Asian-American Poll Media.”

[1] Sonny Lê (2010, July 26th). Giờ là lúc ngưng đánh cuộc chiến đã hạ hồi từ lâu (It’s time to stop fighting the long-past Vietnam War). San Jose Mercury News. Bản chính tiếng Anh:http://www.mercurynews.com/opinion/ci_15590279?nclick_check=15590271
Bản tiếng Việt: http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7638

[2] Nguyễn Hoàng. (2010, July 20th). “Hành động ‘phi văn hóa Mỹ’”? BBC Tiếng Việt.

[3] Vi Nhân (2010, August 5th). “Bịt miệng nạn nhân”. Talawas 03/8/2010

[4] Cooks định nghĩa thuật ngữ “Trắng” (Whiteness) là “một bộ các sách lược của thuật hùng biện được sử dụng để xây dựng và tạo cho văn hóa và bản thể sắc diện của người da trắng được đứng vững.” Xem: L. Cooks (2003). “Pedagogy, Performance, and Positionality: Teaching about Whiteness in Interracial Communication”. Communication Education, 52 (3), tr. 246. Ngoài ra, P. McLaren thì cho nghĩa “Trắng” là sự chối bỏ việc thừa nhận người da trắng luôn dính đến một số các liên hệ nhất định trong xã hội về đặc quyền và tương quan giữa thống trị và bị trị.” Xem: P. McLaren (1997). “Decentering Whiteness”: In Search of a Revolutionary Multiculturalism. Multicultural Education, 5 (1), tr. 9.

[5] Robbins, C. G. (2004, September). Racism and the Authority of Neoliberalism: A Review of Three New Books on the Persistence of Racial Inequality in a Color-blind Era. Journal for Critical Education Policy Studies, 2(2), .

[6] Freire, P. (1970). Pedagogy of the oppressed (M. B. Ramos, Trans.). London, UK: Penguin.

[7] Saltman, K. J., & Gabbard, D. (2003). Education as enforcement: The militarization and corporatization of schools. New York; London: RoutledgeFalmer.

[8] Bruin, T. (2004, June 17th). Vietnam’s Manifesto on Overseas Vietnamese Rings Hollow. Partito Radicale Nonviolento transnazionale e transpartito (Nonviolent Radical Party transnational and transparty),

[9] Hayton, B. (2010). Vietnam: Rising dragon. New Haven, CT; London, UK: Yale University Press.

[10] Mạng lưới OneVietnam vừa mới phát khởi khoảng giữa tháng 7/2010 từ miền vùng vịnh phía bắc tiểu bang California. Đây là mạng lưới được ủng hộ và cố vấn từ hội Đông Tây Hội Ngộ trong thúc dục tạo sự nối kết toàn cầu cho tầng lớp thanh niên Việt hải ngoại và trong nước. Xem Minh Anh. (2010). OneVietnam kết nối người Việt toàn cầu (OneVietnam links the Vietnamese on the globe). Voice of America (VOA News.com),

[11] “Incite! Women of Color Against Violence” (Ed. 2007). The revolution will not be funded: Beyond the non-profit industrial complex. Cambridge, MA: South End Press.

[12] Roelofs, J. (2009). “Networks and Democracy: It Ain’t Necessarily So.”American Behavioral Scientist, 52(7), 990-1005.

[13] Thuật ngữ “Kẻ kia” là một khái niệm trong triết học được khoa xã hội học dùng để diễn tả “các tiến trình mà các xã hội và nhóm đoàn sử dụng để loại trừ những “Kẻ kia” – những phần tử mà họ muốn thống trị tuy không đồng hóa được trong xã hội hay nhóm đoàn của họ…. Sách lược tạo ra “Kẻ kia” là một nhu cầu cấp bách cho các bản thể căn cước quốc gia, nơi mà các chính sách và hành động cho nhập cư và cách ly giúp tạo ra các ranh giới và làm quốc gia tính được giữ vững. Sách lược tạo ra “Kẻ kia” giúp tạo phân biệt giữa nhà/quê hương và xa nhà/xa quê hương, giữa cái không định và cố định. Sách lược nay thường dính líu đến chước nguyền rủa và bất nhân đối với các nhóm đoàn, để từ đó có thể bào chữa thêm cho các mưu “văn minh hóa” và bóc lột những kẻ hay nhóm “Kẻ kia” bị coi là “tồi” này.

[14] Xem chú thích số 3.

[15] “From Seattle”. (2010, July 27th). “Tương lai là chìa khóa cho vấn nạn này” [Future is our key to this problem (Reader’s Comment on the Opinon Piece, “It’s time to stop fighting the long-past Vietnam War“)]. San Jose Mercury News, .

[Nguyên văn lời phản hồi trên báo này từ một độc giả lấy tên là “Từ Seattle” tạm dịch như sau: “Tôi đứng về phía anh hoàn toàn 100%, anh Sonny Lê à, nhưng tôi chẳng băn khoăn lo lắng mấy về cái chuyện này. Hạng người như Lý Tống thật ra chỉ là vài con sâu trong cộng đồng mình thôi. Những con sâu này đang làm rầu nồi canh, nhưng chẳng bao lâu nữa thì bọn này cũng chết thôi và bầu trời sẽ xanh hơn nhiều. Tôi đã từng đối diện với bọn này, và anh tin tôi đi, tôi biết, họ là đám hung bạo và không biết điều một cách vô lý nhất trên trái đất này. Nhưng mà thôi, dẫu sao thì họ cũng đã từng là cha mẹ, anh chị của mình, và chúng ta không làm gì được cả. Mình cứ mặc kệ họ, văn hóa mình nó là vậy rồi. Việc điên rồ này thì cũng chẳng ăn thua gì đâu, ta cứ ráng kiểu kính trọng họ và cứ mặc kệ họ, cứ tiếp tục làm thế đi. Cái đáng buồn là việc họ làm đã đem lại nhiều bất lợi cho cộng đồng chúng ta, nhưng không sao cả. Ta cứ hướng về nơi sáng sủa, còn nhiều người không thành sâu bọ trong cộng đồng mình lắm. Cái tên Lý Tống sẽ đi vào lãng quên, nhưng những tên khác sẽ được ghi nhớ chẳng hạn như tên của anh, Sonny Lê, Madison Nguyễn, Đàm Vĩnh Hưng, v.v… còn nhiều tên khác nữa, những người đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng mình. Hiện tại thì ta cứ phải coi chừng và tránh cái bình xịt cay ấy trong một khoảng thời gian ngắn nữa thôi, hy vọng là vấn nạn này sẽ tiêu tan trong vòng 5-10 năm nữa, nhưng mà đừng có phải lo phiền về chuyện này làm gì, đừng thèm để ý tới và cứ mặc kệ họ. Cảm ơn anh Sonny Lê nhé!”]

[16] Mạng lưới OneVietnam được ủng hộ và cố vấn từ hội Đông Tây Hội Ngộ trong thúc dục tạo sự nối kết toàn cầu cho tầng lớp thanh niên Việt và để làm các việc “không đề cập tới vấn đề chính trị hay sự cay đắng của quá khứ,” theo lời của cô Isabelle Lai, một trong những người sáng lập đã tuyên bố với ký giả đài VOA. Xem Minh Anh. (2010). OneVietnam kết nối người Việt toàn cầu (OneVietnam links the Vietnamese on the globe). Voice of America (VOA News.com)

[17] Những người quan tâm đến vấn đề chính trị của Hoa Kỳ đã bàn cãi về danh hiệu của thời kỳ sau khi Barack Obama trở thành vị Tổng thống người da đen đầu tiên ở Hoa Kỳ. Có người lạc quan cho rằng thời kỳ hiện tại đã đi vào giai đoạn “hậu chủng tộc” khi mà các nhà tranh đấu cho dân quyền trong thế kỷ trước ủy thác cho lịch sử (thời đại “hậu dân quyền”), và người Mỹ không còn dựa vào yếu tố chủng tộc để chọn ai là người lãnh đạo họ nữa. Rất nhiều người và nhóm khác thì không tin rằng yếu tố chủng tộc đã chấm dứt là một động cơ quan trọng trong việc các thể chế và người nắm quyền đối xử với dân, và họ vẫn cho là giai đoạn hiện tại là thời đại “thui chột màu da” (color-blind). http://news.newamericamedia.org/news/view_article.html?article_id=95559f6b47b35378b96d56a0d13cf461

[18] Vi Nhân (2009, May 10th). “Những cái nhập nhằng không tên” (The Unspoken Ambiguities). talawas 10/05/2009,

[19] Fanon, F. (1967). Black skin, white masks. New York, NY: Grove Press

[20] Hegel, G. W. F., Miller, A. V., & Findlay, J. N. (1977). Phenomenology of spirit. Oxford, UK: Clarendon Press.

[21] Xem chú thích số 16.

[22] Xem chú thích số 16.

[23] Xem chú thích số 1.

Phỏng dịch và thêm ý lời từ hai bản anh ngữ:

Bài cô đọng với 600 từ: Collective Amnesia and Rhetoric of Mobilized Participation

Bài nguyên văn: Collective Amnesia and Rhetoric of Mobilized Participation (Complete)

Bịt Miệng Nạn Nhân (Vụ LÝ TỐNG-ĐÀM VĨNH HƯNG)

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), talawas, Việt Nam on 2010/08/02 at 14:13

“Cuộc chiến đã chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Phe chiến thắng, phía bại trận đã rõ ràng. … diễn ngôn “tị nạn cộng sản” và diễn ngôn “chống cộng” là diễn ngôn thuộc về nạn nhân. Chống cộng ở đây nằm trong nội hàm lên tiếng tố cáo tội ác gây ra bởi Đảng CSVN đối với các nạn nhân ấy và cho cả dân tộc đang phải tiếp tục cam chịu. Nạn nhân sẽ lên tiếng cho đến khi nào kẻ gây ra tội ác nhận tội.”

—————

Vi Nhân

Không thể để lịch sử bị tẩy trắng “bằng cách lượt chắn sự quan trọng của đau khổ.” (History is not to be whitewashed “by a screening out of the importance of suffering.”)

(Future in the Memory of Suffering, Johann-Baptist Metz, 1972)

Một trong những phương pháp hữu hiệu để kẻ ác che dấu tội phạm họ là bịt miệng nạn nhân. Khi không thể bịt miệng nạn nhân được thì kẻ ác sẽ dùng biện pháp tâm lý để trấn áp tinh thần nạn nhân làm cho nạn nhân có cảm giác mình nhúng tay một phần trong cái tội ác. Sau đó, nạn nhân vì nhục nhã mà không dám lên tiếng tố cáo. Nếu cả hai biện pháp trên không có tác dụng với nạn nhân thì kẻ ác sẽ sử dụng mọi phương tiện dùng địa vị, quyền lực, tiền bạc để một mặt bao biện và đánh bóng nhân thân và chối bỏ tội ác, còn mặt kia thì bôi nhọ nạn nhân là người vu khống xấu xa.

Khi việc bịt miệng đã xảy ra thì nào có ai biết được tội ác và nạn nhân trở thành những bóng ma vất vưởng ở trần gian. Các nạn nhận bị cưỡng bức tình dục trong gia đình thường sống vất vưởng với ám ảnh mình là tội phạm nhiều năm có khi suốt cuộc đời. Chỉ khi họ có thể nào nói ra hết, nhận diện kẻ tội phạm, và từ bi với cả họ lẫn mình thì họ mới có thể bắt đầu tẩy rửa vết thương lòng và hồi phục lại.

Mấy ai biết được có một Trương Văn Sương đã ở trong lao tù, biệt giam của Cộng Sản Việt Nam hơn 33 năm. Khi ông ta được tại ngoại tạm thời vì lý do sức khỏe, có cơ hội lên tiếng thì người ta mới ngỡ ngàng biết rằng ông đã sống/chết trong địa ngục lao tù cộng sản như thế nào. Ông đã chịu đày đọa này chẳng vì ngoài việc gì khác hơn là không nhận tội, và làm đúng phận sự của một công dân bảo vệ tự do trước kẻ gây tội ác với đồng bào ông.

Những nạn nhân của tội ác cộng sản thường luôn luôn bị bịt miệng. Những nạn nhân cộng sản Nga thời Liên Bang Xô Viết đã bị bịt miệng gần 100 năm (1918-2010) đến nay mới được Tổng thống Nga lên tiếng xác nhận là tội ác của Stalin. Khoảng 22.000 sĩ quan ưu tú Ba lan đã bị tàn sát tập thể tại rừng Katyn bởi mật vụ Nga và bị bịt miệng đúng 70 năm. Họ chỉ mới đây được nhận tội bởi chính phủ nước Nga trong năm nay.

Tương tự, gần 50.000 người dân Việt vô tội bị giết và khoảng 500.000 chết lần mòn trong các trại cải tạo lao động hoặc vì đói trong cuộc cải cách ruộng đất năm 1953-1956. Sau 30-4-1975, 65.000 công dân miền Nam bị xử tử. Một triệu quân nhân, nhân viên bị bắt giam cầm trong các trại lao động cải tạo và 165.000 người chết trong tù. Rồi kế đó thì lại gần một triệu người vượt biên tìm được bến bờ tự do và 250.000 bỏ mình trên đường tìm tự do và trên biển cả. Một tập thể người Việt Nam tỵ nạn, nạn nhân cộng sản, đã bị bịt miệng đúng 35 năm. Cho đến nay thì Cộng sản Việt Nam chưa nhận tội. Và ký ức tập thể (collective memory) về tội ác đó đã dần dà bị tẩy xoá dần bởi những hoạt động trong và ngoài nước Việt Nam qua nghị quyết 36.

Nạn nhân càng bị bịt miệng thì họ tự nhiên càng muốn được nói ra hết những uẩn ức trong lòng. Bằng cách này hay cách khác họ muốn kẻ phạm tội thú nhận tội. Khi không được bày tỏ bằng ngôn từ thì họ mong được lên tiếng qua cử chỉ (body language) hoặc dùng “ngôn ngữ” chợ búa. Một phóng viên người Iraq ném giày nhắm vào Tổng thống Bush để phản đối Hoa-kỳ đóng quân trên đất nước của ông. Một bà dân oan đi kiện tụt quần tại văn phòng tiếp dân trung ương đảng CSVN để phản kháng sự hiếp áp của công an nơi thưa kiện và việc chiếm đất ở địa phương. Bà thách thức bạo quyền thà cứ “hiếp” bà trước mặt công chúng còn hơn là bản thân và gia đình bị công an địa phương hà hiếp lén lút ở góc tối. Một gia đình ở Bắc Giang có con chết oan ức vì bị công an đánh buộc phải đem quan tài diễu hành trên phố để đòi lại “công bằng cho con trai tôi”. Còn thêm bao nạn nhân chết tương tự dưới tay công an CS như ông Nguyễn Năm (3-7-10), anh Nguyễn Phú Trung (8-6-10), Nguyễn Quốc Bảo (22-1-10), nhưng đa số tất cả đã bị bịt miệng.

Ông Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mà ông cho là một cán bộ văn hoá đang ru ngủ và tẩy xoá tội ác CSVN trong cộng đồng nạn nhân (tỵ nạn) cộng sản. Những hành vi trên được xem là “tục tằn”, “thô bạo”, “thiếu văn hóa”. Cách ứng xử có văn hoá giữa hai đối tượng chỉ có thể xảy ra khi hai bên có quyền lực tương xứng và cơ chế đối thoại phân minh. Một khi “miệng nhà quan có gang có thép” thì những kẻ bị hiếp đáp chỉ biết dùng “đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm” để đáp lại. Nếu một bên có quyền lực tuyệt đối, có quyền sinh sát, nắm tất cả các cơ chế hành pháp, lập pháp, tư pháp – như nhà nước Việt Nam đang nằm trong tay đảng CSVN – để áp đảo tiếng nói của đối tượng thì mọi việc cũng như “con kiến mà kiện củ khoai.” Các luật sư còn bị họ vu khống, bỏ tù, cưỡng chế, quấy nhiễu chỉ vì dám lên tiếng bảo vệ công lý chứ nhằm nhò gì đám dân đen bé cổ thấp họng. Kẻ bị đàn áp không có một cách thức nào khác hơn để lên tiếng. Những hình thức ngôn ngữ dung tục này là phản xạ hoàn toàn hợp lý cho những người nạn nhân bị ức hiếp, đàn áp.

Thế nào là có văn hoá? Ai định đoạt tiêu chuẩn văn hoá? Văn hóa “xin-cho” chăng? Nạn nhân lại phải đi xin công lý ư và chờ cường quyền cho lại nhân phẩm à? Những phê phán trên vị trí đặc ân, quyền lực (privilege, power position) và những so sánh khập khiễng của một số cá nhân trong sự kiện LT-ĐVH này đã cho thấy chứng mất trí nhớ tập thể (hay collective amnesia) trong tâm thức của cộng đồng nạn nhân (tỵ nạn) cộng sản ở nhiều tầng lớp và thế hệ.

Kẻ thống trị và người hiếp áp luôn sử dụng và áp đặt những cơ chế để nạn nhân mất trí nhớ quên đi tội ác mà kẻ bạo quyền đã và sẽ gây ra. Một thí dụ điển hình là có nhiều người từng là nạn nhân lạm dụng tình dục lại trở thành người hiếp áp trong chu kỳ kế. Một trong những nhân tố gây ra là vì họ không có cơ hội lên tiếng tố cáo kẻ phạm tội và tự mình hay bị ảnh hưởng một cách vô thức trạng thái đồng hoá cá nhân mình với bản thân tội phạm. Khi một nạn nhân bị mất trí nhớ về tội phạm thì họ sẽ tự chối mình là nạn nhân, và có lúc quay trở lại tấn công những ai vẫn tiếp tục cố gắng lên tiếng NẾU còn nhớ bản thân họ chính là nạn nhân.

Ta đã thấy dàn đồng xướng khởi từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, từ sơ đến thân bắt đầu bôi nhọ nạn nhân. Lý Tống (một trong tất cả người tỵ nạn cộng sản hải ngoại) là nạn nhân cộng sản đã bị gài khung (frame) là “bất lương”, “khủng bố”[i] , “côn đồ”, “ngớ ngẩn, tai hại”[ii] , “kiếm tiền”, và “phi văn hoá Mỹ”[iii] … Gài khung (framing[iv]) là một phương pháp rất hiệu quả để hướng dẫn dư luận, định hướng kết cuộc. Khi đã được cho vào khung thì mọi đối thoại đều lẫn quẩn trong khung với sức thuyết phục hấp dẫn hầu dẫn đến một kết quả có chủ ý. Để có một nhận định tỉnh táo trước vô số tin tức tràn lan nhiễu động thì việc xem xét người viết định khung vấn đề như thế nào rất quan trọng. Nếu không chúng ta sẽ bị dẫn dắt vào ngụy biện và đưa ra một kết luận phán đoán sai lầm.

Ngay sau sự việc xảy ra liền lập tức có một cuộc họp báo được thực hiện chóng vánh để ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cơ hội lên tiếng và so sánh “Đàm Vĩnh Hưng đặt vấn đề là có rất nhiều ca sĩ hải ngọai từng hát những bài ca ngợi vinh quang, những chiến công hào hùng của những người ‘trước đây’ (Việt Nam Cộng Hòa), ‘nhưng những ca sĩ đó về Việt Nam hát thì bên đó đâu có ai chống đối’ ”. Rõ ràng một sự so sánh khập khiễng trong tương quan quyền lực. Các ca sĩ hải ngoại đi về Việt Nam hát với tư cách cá nhân. Mọi bài hát đều phải được “duyệt” dưới quyền kiểm soát của Ban Văn Hoá Tư Tưởng. Vui thì cho hát, cho visa ngắn hạn còn không vui thì tống cổ ra khỏi nước một cách “nhẹ nhàng”[iv]. Muốn được “vui vẻ” thì phải nhắm mắt và ngậm miệng, chớ mà “phát biểu lung tung”. Đàm Vĩnh Hưng đi lưu diễn ở hải ngoại với tư cách cá nhân ca sĩ hay là cán bộ văn hoá? Cái nhập nhằng (và cái gian manh) ở đây là thế. Chẳng lẽ ở Việt Nam thì ĐVH tham gia Thành đoàn TP HCM, khi nhót lên máy bay sang nước ngoài trình diễn thì bỏ lại căn cước đó ở nhà. Tóm lại, ĐVH được cả bộ máy quyền lực (ủy ban nước ngoài và các cơ quan truyền thông) đứng phía sau/trước “tiền hô, hậu ủng” nào ai đá động được. Những anh chạy màn và những kẻ cầm cờ đã phát biểu trước dọn đường cho cuộc gài khung bôi nhọ. Những người chân chưa sạch mùi phèn đã dùng luận điệu che bôi, dè bỉu “phi văn hoá Mỹ”. Đáng thương thay cho họ là kẻ “mất trí nhớ”.

Lại có người phát biểu quan điểm là “Giờ là lúc ngưng đánh đấm cuộc chiến đã hạ hồi từ lâu”. Cuộc chiến đã chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Phe chiến thắng, phía bại trận đã rõ ràng. Tuy nhiên, anh ta đã không (muốn) hiểu rằng cái diễn ngôn “tị nạn cộng sản” và diễn ngôn “chống cộng” là diễn ngôn thuộc về nạn nhân. Chống cộng ở đây nằm trong nội hàm lên tiếng tố cáo tội ác gây ra bởi Đảng CSVN đối với các nạn nhân ấy và cho cả dân tộc đang phải tiếp tục cam chịu. Nạn nhân sẽ lên tiếng cho đến khi nào kẻ gây ra tội ác nhận tội. Chừng nào kẻ gây ra tội ác vẫn chối và còn tiếp tục bịt miệng, gây thêm tội ác thì chừng đó nạn nhân vẫn tìm mọi cách mọi phương tiện kêu gào đòi lại công lý và nhân phẩm cho họ. Họ không thể để cho ký ức tập thể bị xóa nhòa và biến dạng để trở thành chứng lãng quên. Ba mươi lăm năm không phải là ngắn nhưng cũng chưa phải là dài để cho thế hệ thứ nhất bị chứng mất trí nhớ tập thể. Thế nhưng thế hệ 1.5 và thứ 2 đã và đang bị điều kiện môi trường dòng chính và tuyên vận cộng sản tìm chỗ yếu kẻ hở để xoá nhoà ký ức tị nạn của họ.

Hoa-kỳ tất nhiên có mặc cảm nhục nhã với cuộc chiến Việt Nam. Vì thế, họ muốn quên và cố gắng vượt qua mối nhục đó: Hoa-kỳ đã gỡ gạc phần nào bắt đầu từ khi có sự kiện bức tường Bá-linh bị sụp đổ và khối cộng sản Đông Âu, Liên Xô tan rã. Họ không muốn nhắc, nhớ đến vết nhơ đó. Họ muốn xoá nhoà lịch sử thua trận và không muốn bị nhắc nhở bởi những người “đồng minh” cũ đang tỵ nạn trên đất nước này. Hoa-kỳ bình thường hoá quan hệ ngoại giao và khuyến khích trao đổi thương mại giữa hai quốc gia. Cộng vào đó là những giao lưu văn hoá, hoạt động thiện nguyện, và du lịch giúp Hoa-kỳ viết lại trang sử chiến bại thành chiến thắng trong tư thế tư bản thống lĩnh thị trường Việt Nam. Thông điệp từ cuộc sống dòng chính Hoa-kỳ là “Hãy quên đi cuộc chiến Việt Nam”. Thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt học hỏi trong nhà trường và giao tiếp thường xuyên với người bản địa nên nhập tâm câu “thần chú” này.

Một ông BS tâm thần người Do thái nói với người Việt đồng nghiệp là “chiến tranh đã qua 35 năm rồi mà sao tụi bay vẫn còn nói tới nói lui hoài.” Chị bạn tôi trả lời “chừng nào người Do thái các ông không còn nhắc nhở đến Holocaust thì chúng tôi sẽ ngừng nói về cuộc chiến Việt Nam” (when the Jews no longer talk about the Holocaust then we’ll stop talking about the Vietnam War). Một người Mễ đồng nghiệp khác cũng nói tương tự với chị và chị đã trả lời “khi nào ông nói với thân chủ là nạn nhân lạm dụng tình dục hãy câm lặng và sống đời phía trước thì lúc đó chúng tôi sẽ không nói đến cộng sản đã đối xử với đồng bào chúng tôi như thế nào” (until you tell your patient, a victim of sexual abuse, shut up, move on, then we will not talk about what they have done to our people.)

Đã đến lúc nạn nhân được lên tiếng và kẻ tội phạm thú tội.

© 2010 Vi Nhân

© 2010 talawas, http://www.talawas.org/?p=23009

——————————–

CHÚ THÍCH:

[i] Báo CAND online 25/7/2010 gài khung “ … vụ Lý Tống tấn công khủng bố ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng (Mr Đàm)”

[ii] Henry Nguyễn Hữu Liêm, luật sư và giảng viên dạy Triết tại San Jose City College, California “Hành động của Lý Tống thật là ngớ ngẩn, tai hại và cần phải được trừng trị bằng pháp luật Mỹ”.

[iii] BBC đã phỏng vấn ký giả Đỗ Dzũng từ báo Người Việt ở Nam California “dùng bất kỳ hình thức nào gọi là phi văn hóa Mỹ thì đều không thể chấp nhận được”

[iv] Framing, a term used in media studies, sociology and psychology, refers to the social construction of a social phenomenon by mass media sources or specific political or social movements or organizations. It is an inevitable process of selective influence over the individual’s perception of the meanings attributed to words or phrases. A frame defines the packaging of an element of rhetoric in such a way as to encourage certain interpretations and to discourage others.

[v] Theo lời ông Bill Hayton, phóng viên cho BBC tại Việt Nam năm 2006 và 2007 cho đến khi ông bị rút hộ chiếu vì ông đã tường thuật về những người đối kháng, hiện ở Hà Nội, những người này tham dự cuộc chiến chống Mỹ cảm thấy bị bó trong nỗi giận dữ không có tiếng nói (According to Bill Hayton who in 2006 and 2007 reported for the BBC from Vietnam until his visa was withdrawn for reporting on dissidents, nowadays in Hanoi many Vietnamese who fought the war find themselves trapped in voiceless rage.) Bill Hayton là tác giả quyển sách có tựa đề “Vietnam: Rising Dragon”

Các bài liên hệ khác đã đăng trên talawas:

Chứng quên tập thểCollective Amnesia and Rhetoric of Mobilized Participation

Tôi là người Việt Nam

Chúng tôi (Tự trào – Trí Thức – Tâm Tài)

Những cái nhập nhằng không tênThe Unspoken Ambiguities

Thời cửu vạn, ôsinThe Age of Day Laborer and Housemaid

Lết tới “thiên đường”

Phản bội hay trung thành với lý tưởng?

Các bài trên Tạp chí Da Màu:

Tháng Tư Câm

Hồn ma và xương khô

Nhạc minh hoạ: Hai ca khúc của Phan văn Hưng

(1) Hai Mươi Năm

(2) Còn ai thương Dân tôi (La souffrance des miens)

Chúng tôi (Tự trào – Trí Thức – Tâm Tài)

In Cộng Đồng, talawas, Tạp văn, Việt Nam on 2010/06/15 at 14:52

” Để xoa dịu dị ứng của lương tâm, chúng tôi cũng làm việc thiện, việc phước đức đóng góp cho hội thập tự, bỏ thùng phước sương, giúp xây trường học, giúp quỹ xây cầu, v.v… Nó tạo một khoảng cách tình cảm an toàn giữa chúng tôi và đối tượng. Chúng tôi sống ở chốn bình an, không phải là những người khốn khó đó. Chúng tôi và “họ” là hai thực thể tách biệt. Người làm phước và người được ban phát. Những việc làm đó dần dà tăng sức đề kháng với dị ứng và đến một lúc nào đó chúng tôi được miễn nhiễm.”

—————

Vi Nhân

The opposite of courage is not cowardliness, it is conformity.”

(Anonymous)

The opposite of love is not hate, it’s indifference.  The opposite of art is not ugliness, it’s indifference.  The opposite of faith is not heresy, it’s indifference. And the opposite of life is not death, it’s indifference.”

(Elie Wiesel, Holocaust Survivor)

Cái Tôi của tôi rất lớn nhưng trên diễn đàn mạng thì xin phép các bác cho tôi ôm/vơ/dựa vào đám đông xưng là chúng tôi để thưa chuyện.

Chúng tôi lớn lên trong buổi giao thời, chưa đủ tuổi để tham gia vào cuộc chiến tương tàn cốt nhục. Nhưng dẫu sao chúng tôi cũng đã nghe những tiếng đạn pháo kích nửa khuya và hoảng hốt chui xuống hầm tránh đạn. Chúng tôi thấy dấu máu và tường sập do bị đặt chất nổ ở rạp xi nê mà bạn bè chúng tôi đã nhiều lần cúp cua đi xem phim hồi hộp. Chúng tôi thấy những chiếc xe cam nhông nhà binh chở đầy quan tài phủ cờ quốc gia. Chúng tôi đưa tang, làm giỗ chạp cho anh, cho chú. Chúng tôi cũng bao lần bỏ nhà, bỏ cửa để chuộc mạng di tản, chạy giặc. Rồi chúng tôi trôi dạt tới đất “xin nhận nơi này làm quê hương” thứ hai, kẻ đeo càng trực thăng, người leo lưới nhảy tàu, ai bọc giấy thông hành, và bao người chôn dầu vượt biển. Có hề gì, hãy quên đi cái mảng đời ấy.

Đất nước ngày xưa của chúng tôi bây giờ thì lại đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào thời kỳ đồ đểu. Đểu qua sự dối trá của chữ nghĩa. Ông láng giềng to kềnh trở thành người “lạ”. Hữu hảo là bảo gì gật ấy. Đầy tớ nhân dân là đày đọa đồng bào. Diễn tiến hoà bình là tiến trình “phản động” cần đề cao cảnh giác. Quốc Hội là cơ quan lập pháp tối cao đại biểu nhân dân nhưng mọi việc phải chờ chủ trương của ban chấp hành trung ương của Đảng CSVN chỉ đạo. Đồng thuận đồng nghĩa với đồng im lặng, đồng gật đầu. Chúng tôi cùng nhau đi theo lề phải, cùng tung hứng nhịp nhàng với loa to, miệng gang miệng thép, để quan lộ hanh thông chứ. Chúng tôi thức thời biết sống với đểu. Chúng tôi là những người sành điệu. Vui thôi mà!

Dù bên này hay bên kia đại dương thì chúng tôi vẫn vui vẻ đánh đu với chữ nghĩa. Chúng tôi thích làm xiếc với phạm trù (triết học, mỹ học, văn học, sử học, v.v…) Hơn thế nữa, chúng tôi dùng mọi khả năng tri thức để tìm chỗ ẩn nấp cho lương tri. Vì mang sứ mệnh trí thức nên chúng tôi không bao giờ muốn để lương tri mình ở nơi thấp kém như gầm cầu, xó chợ. Nó phải được trịnh trọng bưng vào an tọa trong nơi kinh các, thư phòng, hí viện cho xứng đáng nhân thân.

Tâm của chúng tôi thì tròn trịa như viên bi, được dũa mài, được đánh bóng, lóng lánh muôn màu. Bi có thể lăn khắp mọi nơi, mọi hướng, không nằm yên một chỗ vì chỉ động đậy một chút là nó lăn theo hấp dẫn trọng lực (quyền lực). Tâm của chúng tôi được đong đếm, so sánh, cân nhắc với Tài để xem chữ Tâm có được bằng ba chữ Tài.

Chúng tôi thầm kín đắn đo mọi suy nghĩ và hành động vì Tài thì mọn mà Tâm thì mỏng. Trong chúng tôi có kẻ cố rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp và đồng thời mài dũa tâm cho đến một lúc nào đó thì tài cao học hẹp và lương tri tròn trụi. Chúng tôi cùng tự nhận với nhau là trí thức nhưng Tài thì nhỉnh nhỉnh cỡ một bồ và Tâm thì xình xình đâu một rổ. Toàn những chuyên viên chuyên cần chăm chỉ hạt bột. Thế nhưng cái Ngã thì to đùng. Chúng tôi ôm lấy cái chức vị, cái học vị như danh tánh bản thể (personal identity) không thể tách rời hoặc cắt đứt. Chúng tôi sợ chết lắm. Nhưng còn sợ hơn là sống mà bị mất chức danh. Như thể đời tàn. Chúng tôi cố bám lấy cái danh trông vẻ mỹ miều ấy. Nhất quyết phải che chở bao bọc và bán đổi nhiều thứ để an phận giữ lấy “danh”. Ai như cái ông Hữu Loan nào ấy dấm dớ chỉ vì thật mà bỏ tất cả về quê đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi thồ đá. Cứ nhũn đi một tí, cứ dối đi một tị thì chả việc gì! Đúng là con nhà tá điền, nhà nông, quê mùa chả biết gì. Thế đấy, cái Tâm của một người chất phát yêu, ghét quá rõ ràng, chẳng biết màu mè hay dấu diếm. Nên chỉ thiệt thân!

Trong giới chúng tôi nghe đâu có một chàng đeo càng sang đây, xấp xỉ tuổi “anh Ba”[1], mạnh mồm miệng ông Triết (gia). Cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng đúng mức đàng hoàng … Cũng biết cách tư vấn “… vấn đề này là khó lắm đó … chúc ông nỗ lực làm được việc này … vừa động viên … vừa phân hoá” …[2] Ông có viễn kiến tiến trình dân chủ hoá đất nước và chuyện bỏ tù dăm ba người hoạt động dân chủ cũng là chuyện nhỏ. Vì theo cái nhìn biện chứng và sử tính thì mạng con giun cái kiến chả là gì! Con giun cái kiến chẳng thể nhìn xa hiểu rộng—không phân biệt hiện tượng và bản chất, không phóng chiếu tư duy, không nắm được tất yếu của lịch sử, của thời kì quá độ (quá đáng) nên bao nhiêu cũng bị “hy sinh” tế sống cho một đảng “bách chiến bách thắng”. Nhằm nhò chi. Run rủi sao chúng tôi (kể cả ông ấy) đã làm chuyện “phản động”, “phản bội tổ quốc”, bỏ nước ra đi nên bây giờ được hưởng tự do, có nhà (không) cao (nhà trệt), cửa rộng (theo tiêu chuẩn). May là lúc đó đổ khùng “phản động” chứ chờ bây giờ lò mò ra đi theo hạng xuất khẩu lao động làm người rơm, người rừng[3] còn gian truân hơn kiểu “Bác Hồ ra đi tìm đường cứu đói”. Có dại gì mà làm chuyện “chống phá nhà nước”!!!

Chúng tôi có đủ tri thức để tán hươu Đông Tây kim cổ. Tri thức này được trang bị với tinh thần duy lý của hệ thống giáo dục Tây phương nên mọi việc, mọi thứ đều có thể được miêu tả, đong đếm, phân loại, sắp hạng, so sánh, phân tích, và tổng hợp. Mọi luận án, đề án đều có phần kết luận gần như bất khả thi hay tránh né thực hiện. Đó không phải là việc của chúng tôi! Chúng tôi có đủ khả năng lý luận ngụy biện cho mọi việc, với người khác, với nhau, và với cả bản thân. Điều đó không có gì khó vì chúng tôi là những chuyên gia tỉnh lẻ, quen thói tuân thủ nên rất dễ được thuyết phục.

Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam vùng Đông Nam Á nên chúng tôi được nghe rất nhiều triết lý Phật giáo và Thiền. Chúng tôi bảo nhau đừng nhìn cái ác và cái thiện trong con mắt của người phàm, từ ý thức trần thế, mà phải nhìn từ ngoài thuyết lưỡng phân. Thiện Ác thì mắt phàm sao thấy được cho nên đừng có mà lên tiếng, chớ có mà hành động để tránh được nhiều phiền toái và thân tâm an lạc. Hơn nữa chúng tôi tin vào cái nghiệp. Chúng tôi có mặt ở xứ tự do, được cuộc sống an lành đó là phước đức ông bà để lại. Còn những đồng bào bị áp bức, bị khổ đau thì cũng là tại cái nghiệp của họ. Cái nghèo, cái đói, cái ngu nào phải do chính quyền thối nát, xã hội đảo điên gây ra. Họ phải chịu trách nhiệm cho bản thân họ như thế thôi. Chúng tôi còn nhắn nhủ nhau nên nhìn vấn đề như những công án thiền—lục lạo và đối chiếu xem cái nào hợp với lý của mình. Chúng tôi cười trên huyên náo của thời cuộc, với cái nhìn của “thức giả” nằm ngoài sự việc và hiện thực, cho rằng mọi hành động chỉ là trò đời, rốt cuộc sự việc trên đời rồi vậy vẫn vậy. Kế sách của chúng tôi là án binh bất động. Chúng tôi lý luận cả hai mặt của một vấn đề (two sides of a coin) (chớ vu là ba phải, vì chỉ mới có hai) nhưng chỗ đứng của chúng tôi thì nhất định phải nằm ở mặt nào (mặt dày) sinh lợi, ít ra là không có hao hụt quyền lợi và danh tánh tùy thuộc vào hoàn cảnh, thời gian. Cùng quá thì ghạt ngang, mắc mớ chi để bàn cãi, tranh luận vì đồng tiền một mặt, hai mặt đã nằm trong túi của tui.

Thật lòng mà nói thì chúng tôi cũng cảm thấy khó chịu và dị ứng với những áp bức, bất công, và giới hạn tự do. Chúng tôi loay hoay, ngứa ngáy do tác động dị ứng và đi tìm liều thuốc xoa dịu. Rất may, chúng tôi có một kho thuốc trị liệu truyền thống: tư tuởng Khổng giáo, Lão giáo, và Phật giáo. Mỗi dị ứng đều có một toa thuốc trị liệu. Nước có minh quân thì ta phò, hôn quân thì ta về ở ẩn. “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa phải quét lá đa” có gì mà thắc mắc. Vô vi lão luyện trường sinh. “Đời là bể khổ” và mỗi người có cái nghiệp riêng. Để xoa dịu dị ứng của lương tâm, chúng tôi cũng làm việc thiện, việc phước đức đóng góp cho hội thập tự, bỏ thùng phước sương, giúp xây trường học, giúp quỹ xây cầu, v.v… Nó tạo một khoảng cách tình cảm an toàn giữa chúng tôi và đối tượng. Chúng tôi sống ở chốn bình an, không phải là những người khốn khó đó. Chúng tôi và “họ” là hai thực thể tách biệt. Người làm phước và người được ban phát. Những việc làm đó dần dà tăng sức đề kháng với dị ứng và đến một lúc nào đó chúng tôi được miễn nhiễm.

Miễn nhiễm lương tâm.

Miễn bàn.

© 2010 Vi Nhân

© 2010 talawas, http://www.talawas.org/?p=21341

_________________________________________________________

CHÚ THÍCH:

[1] anh Ba Dũng, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng

[2] Nguyễn Minh Triết “lòe” Việt Kiều

[3] Những bước chân đổi đời gian nan …

Các bài liên hệ:

(Phản) Phản Biện và Sự Thật

Tôi là người Việt Nam

Những cái nhập nhằng không tênThe Unspoken Ambiguities

Các bài trên Tạp chí Da Màu:

Tháng Tư Câm

Hồn ma và xương khô

Đọc tiếp »