vietsoul21

Archive for the ‘talawas’ Category

Tôi là người Việt Nam

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Liên Kết, talawas, Việt Nam on 2010/05/25 at 07:46

“Họ bảo chúng tôi thiếu thông tin, thiếu hiểu biết. Họ bảo chúng tôi đừng mặc cảm nữa. Tại sao mặc cảm? Mặc cảm gì? Mặc cảm phe chiến bại ư? Mặc cảm bọn “phản quốc” bỏ nước ra đi ư? Làm gì có! Chúng tôi chẳng có mặc cảm, và luôn tự hào đã dám bỏ tất cả, chấp nhận tù đày và hiểm nguy trên biển cả sống vất vưởng để đi tìm tự do.”

—————

Vi Nhân

Tôi là người Việt Nam!

Tôi là người Việt Nam!

Tôi là người Việt Nam!

Lập đi lập lại câu này ba bốn lần trong đầu và tôi cảm thấy đau lòng. Đau đứt ruột.

Tôi vừa xem xong Thúy Nga Paris by Night 99, chủ đề “Tôi là người Việt Nam“. Rất nhiều người Việt Nam thành đạt trong mọi lãnh vực, chính trị, khoa học, kinh tế, tôn giáo, v.v… trên khắp thế giới Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, Âu Châu được tuyên dương trong chương trình này. Những cá nhân đó với những thành tựu liệt kê xem ra đáng khâm phục. Họ đã vượt qua bao khó khăn cực nhọc trong tiến trình di cư hội nhập và sinh sống ở xứ người để có ngày hôm nay. Sức phấn đấu, trí sáng tạo, lòng tự tin, tính kiên nhẫn, tinh thần tự lực cánh sinh đã giúp họ đạt những thành quả vượt bực. Đó là những tấm gương sáng chói về thành công đường đời trên phương diện cá nhân.

Tôi là người Việt Nam. Nhưng sao lời khoa trương “tự hào dân tộc” hoặc hãnh diện là người Việt Nam này cũng làm tôi cảm thấy ngượng ngùng khi ngắm nhìn các thành tích của các cá nhân đó trong chương trình này. Có lẽ tôi lại thêm một chút gì xấu hổ thì đúng hơn khi “thấy người sang bắc quàng làm họ”. Vì những thành đạt của họ đâu ăn nhập gì đến cá nhân tôi! Tôi cũng chưa nhìn thấy những thành công với kích cỡ này đã mang lại ảnh hưởng tích cực gì cho dân tộc Việt Nam.

Ngược lại, ở xứ người này “một người làm quan cả họ được nhờ” thì cũng chẳng phải là một điều gì hay ho cho lắm. Hoa-kỳ, Úc, Gia-nã-đại, Pháp, Anh, Đức có chắc hãnh diện vì có những gương công dân di dân gốc Việt sáng chói đem lại thịnh vượng cho đất nước của họ? Hay lại trở thành oan khiên của diễn luận và huyền thoại “tấm gương dân thiểu số” (model minority), và là tấm bia gián tiếp dẫn đến những vụ giết người vì phân biệt ghen ghét (hate crime)? Chất xám của những người di dân đến các nước này có điều kiện để phát huy, và giúp tài năng họ nẩy nở tạo ra những thành tựu xuất chúng thì cũng là tất nhiên, nhưng dựa vào đó mà ôm lấy làm tự hào dân tộc Việt Nam ư?

Tôi là người Việt Nam. Rất nhiều lời kêu gọi “Tràng pháo tay cho mẹ Việt Nam”, “Yêu tổ quốc, dân tộc Việt Nam” trong chương trình này. Quả là những lời kêu gọi tình tự ngọt ngào đứt ruột! Khúc ruột ngàn dặm này chẳng đã từng bị cắt vất bao năm, sình chướng ở xứ người. Người Việt nào chẳng yêu mẹ Việt Nam. Nhưng thôi, đừng bắt mẹ Việt Nam phải hy sinh mãi mãi. Đừng bắt chị, bắt em bán thân đợ nợ. Đừng bắt trẻ, bắt già học giáo điều thối rữa. Chúng đã cắt da xẻ thịt mẹ đem cho kẻ “lạ”. Chúng từng thế chấp mẹ cả trăm năm ở rừng đầu nguồn. Chúng không ngừng đào bới lưng còng mẹ, rút tủy tài nguyên. Chúng còn đè lưng cưỡi cổ anh em con, mẹ Việt Nam ạ. Tất cả cho kẻ “lạ”! Còn anh em thì sống chết mặc bay. Chúng lại hành hung, khủng bố, giam cầm người con nào muốn bảo vệ mẹ. Mẹ là mẹ của tất cả các con chứ đâu phải riêng gì của chúng! Chúng lại bảo các con cần đóng góp nuôi dưỡng mẹ. Và cũng chính chúng trâng tráo hàng ngày rút máu mẹ bán trước đã. Các con càng thương mẹ bao nhiêu, thì chúng càng bòn rút mẹ bấy nhiêu. Chúng giết mẹ rồi. Con sói lang lấy chăn phủ người, lấy khăn che mặt. Nhưng chúng con dù là cô bé quàng khăn đỏ ngây thơ cũng biết mẹ là mẹ. Mẹ đâu có mắt lồi hung dữ, mẹ đâu có răng nanh nhọn hoắc, còn hôi mùi thịt, còn tanh mùi máu. Chúng bảo “Trung với Đảng!” Không! Một trăm lần không, một ngàn lần không. Đảng không là tổ quốc! Đảng chẳng bao giờ là tổ quốc.

Tôi là người Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn” lan chảy trong huyết quản, nằm lòng từ thuở cắp sách tới trường qua các bài học đức dục. Ai mà không yêu tổ quốc, dân tộc. Tuy nhiên, lòng yêu tổ quốc không thể để bị bán tráo cho một chủ thuyết lai căn vô nhân bản.

Tình đồng hương, đồng bào, nhân loại hiện nay đang được khai hoa, rộ trái qua các tổ chức thiện nguyện và bất vụ lợi. Hoạt động của khá nhiều đoàn thể này tạo một cơ cấu, một thuật loại tổ chức sinh hoạt tạo thuận lợi cho các đóng góp giúp đỡ từ mọi người. Họ làm với mục tiêu chuyên biệt và tập trung trong một lãnh vực. Thật đáng quý, đáng trọng biết bao. Mục tiêu của các tổ chức thiện nguyện này nhằm nâng đỡ người nghèo khổ, hoạn nạn, bất hạnh. Đó là cơ chế giảm, bù trong xã hội với nhiều hố cách biệt. Giảm đói, giảm nghèo; bù thiệt thòi, thiếu thốn. Tuy nhiên, các tổ chức thiện nguyện và bất vụ lợi thật ra chỉ là một cơ chế phụ trong một quốc gia, nhà nước. Vì sao?

An sinh xã hội trước hết phải phát xuất từ chính sách của quốc gia và trách nhiệm của nhà cầm quyền đương thời. Quốc sách “cơm no, áo ấm” cho toàn dân bao giờ cũng phải thật sự là điều nằm lòng trong tiềm thức và chủ tâm của người lãnh đạo. Chứ không phải trên đầu môi, chót lưỡi của cái loa tuyên truyền thuộc một nhà nước “xã hội chủ nghĩa” nhưng chẳng màng gì đến phúc lợi xã hội. Giáo dục công cộng đã bị lụn tàn và giờ đây lại đẻ ra vô số khoản “lệ phí” đòi hỏi từ cha mẹ học sinh. Y tế công cộng thì trở chiều bệnh hoạn một khi giới “lương y như từ mẫu” lúc nào cũng hạnh hoẹ “đầu tiên” (tiền đâu?) trong từng khâu, từng phòng.

Tôi là người Việt Nam. Bản thân tôi cũng đã đóng góp gián tiếp, trực tiếp ở các tổ chức thiện nguyện địa phương cũng như các hội xuyên quốc gia về đến Việt Nam. Điều này không mấy phiền khó. Thật dễ để đóng góp tài chánh cho tổ chức thiện nguyện, và cũng không lắm nhọc khi bỏ chút công sức tham gia quyên tiền, hoặc trực tiếp đến tận nơi giúp đỡ người hoạn nạn. Các tổ chức thiện nguyện luôn tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người đóng góp—gián tiếp hoặc trực tiếp. Kiểu nào cũng có cả. Ai cũng có thể mua được chút yên ổn tâm hồn mình trong nghĩa cử nhỏ đó. Làm việc đạo hạnh thì được phước. Chúa Giê-su đã phán, Phật đã dạy thế kia mà.

Ở các nước phương Tây và Bắc Mỹ, cơ chế vô vụ lợi này đã được sản sinh đi song song với dòng tư hữu hóa các hoạt động công ích cho phúc lợi của người dân. Chính quyền tự động hết phải lo nhiệm vụ gánh vác phúc lợi xã hội và để cho cả hai khối “tân bảo thủ” (neo-conservative) và “tân tự do” (neo-liberal) đảm nhiệm việc xã hội nhưng đi theo luật thị trường. Chưa kể hết là những tệ nạn cấp mới của thành phần tự xưng thiện nguyện tốt bụng vô vụ lợi để che dấu những động cơ hám danh, thủ lợi đằng sau tấm màn sân khấu vì trò chơi chính trị của tranh dành ngân quỹ. Tệ nạn này được gọi chung là “hội chứng tập đoàn kỹ nghệ vô vụ lợi” (the non-profit industrial complex) giống như tệ nạn “hội chứng tập đoàn kỹ nghệ nhà tù” (the prison industrial complex) từ thế kỷ trước vẫn đang tiếp diễn.

Ca dao Việt Nam có câu “dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người”. Công việc thiện nguyện thật ra có tính chất xoa dịu tạm thời vết thương cấp bách, giảm bù những thiếu sót của xã hội mà thôi. Y thể như một nhà phát chẩn ở đâu đó đến cho những người nghèo đói tạm qua bữa, qua ngày. Xã hội nào mà người đứng xếp hàng trước nơi phát chẩn càng ngày càng dài và khi nhu cầu phát chẩn càng ngày càng tăng thì cái phước huệ đóng góp đó cần phải được suy nghĩ lại. Nhắm mắt làm phước thì dễ, nhưng mở mắt để nhìn bất công tạo đau khổ khốn cùng thì khó. Sao không ai chất vấn nguyên do gì số người đó càng ngày càng tăng trong khi cũng một số không ít người nhà sang cửa rộng, đô thị cao lớn, xe bóng loáng, tiệc tùng hoành tráng, áo xiêm lộng lẫy?

Đang còn biết bao những người “rơm”[1] ngủ rừng ngủ bụi xứ người, những người lao động không tên tuổi chết vùi trên đất khách, những em thơ làm nô lệ tình dục khi chưa biết mộng mơ. Cơ chế nhà nước thế nào thì kết quả cho con dân của xã hội thế đó. Giàu nghèo là chuyện đương nhiên, nhưng làm gì mà một bên thì giàu nứt vách đổ tường, và còn lại thì nghèo rớt mồng tơi phải là một câu hỏi lớn.

Những tên trưởng giả mới này là ai? Là con ông cháu cha, là con cháu các cụ[2]. Họ cũng xếnh xáng để “tên tuổi” nằm đầu bảng đóng góp thiện nguyện, nhưng trước đó thì họ đã vơ vét vào riêng, để rồi chỉ thí “cô hồn” chút ít hầu đánh bóng tín chỉ đạo đức của mình.

Những người nô lệ mới này là ai? Là nông dân mất ruộng, là công nhân mất việc, là ngư dân mất thuyền. Như trong chuyện ngụ ngôn về người ở cuối nguồn , chúng ta phải hỏi xem “Chuyện gì xảy ra ở đầu nguồn? Nguyên do nào mà các thi thể trôi dạt từ thượng nguồn xuống hạ lưu?” Khi hiểu và giải quyết được nguyên nhân từ thượng nguồn thì không còn vấn đề xẩy ra dưới cuối nguồn.

Tôi là người Việt Nam. Một đất nước bị đô hộ ngàn năm giặc Tàu, làm thuộc địa thực dân Pháp trăm năm, làm công cụ và lệ thuộc Mỹ, Nga, Tàu nhiều thập niên kéo dài cho đến hiện tại. Đã có một thời, toàn dân đã đứng lên trong phong trào giải thực với tinh thần dân tộc để giành lại độc lập. Nhưng vô số những người yêu nước đó, cha ông chúng tôi, đã bị bán đứng, bị thủ tiêu, bị kết án, bị đấu tố, bị kềm kẹp. Họ bị kẻ lừa bịp treo đầu dê bán thịt chó. Chúng đã treo bảng “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” nhưng bán ép chủ nghĩa “Cộng Sản” độc tài Stalinist, Maoist vô thần, bất nhân. Nay chúng lại treo bảng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhưng món hàng thực chất là độc tài đảng trị, tư bản bè phái, đặc quyền, đặc lợi cho thiểu số cầm quyền và những kẻ quỳ lụy ăn theo.

Tôi là người Việt Nam. Chúng tôi được mang kèm thêm tên “tị nạn cộng sản”. Bây giờ chúng tôi lại “được” dán mác “khúc ruột ngàn dặm”, “kiều bào”, “việt kiều yêu nước”. Họ bảo chúng tôi thiếu thông tin, thiếu hiểu biết. Họ bảo chúng tôi đừng mặc cảm nữa. Tại sao mặc cảm? Mặc cảm gì? Mặc cảm phe chiến bại ư? Mặc cảm bọn “phản quốc” bỏ nước ra đi ư? Làm gì có! Chúng tôi chẳng có mặc cảm, và luôn tự hào đã dám bỏ tất cả, chấp nhận tù đày và hiểm nguy trên biển cả sống vất vưởng để đi tìm tự do. Một tự do mà chính quyền nhà nước cộng sản đã tước đoạt, không cho phép. Tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đảng phái, tự do báo chí, tự do công đoàn. Chúng tôi không chấp nhận thứ tự do trong cũi, tự do đi lề bên phải, tự do làm con vẹt theo “chỉ đạo” của đảng cộng sản trong một nhà tù lớn.

Họ ve vãn bảo muốn hoà hợp, hoà giải với chúng tôi. Dân tộc, đồng bào, anh em của chúng tôi thì chẳng có gì để sinh ra phải hoà giải với nhau vì chúng tôi tự nhiên thương yêu nhau. Riêng với Đảng CSVN, chúng tôi cũng có thể sẵn lòng gạt bỏ mọi chuyện trong quá khứ để tiến tới tương lai. Nhưng chúng tôi không thể quên dĩ vãng này. Vì chúng tôi cần phải nhớ, phải mở mắt để thấy và kiểm định những việc đang xảy ra trong hiện tại và diễn tiến vào tương lai. Khi Đảng CSVN còn độc tôn lãnh đạo, cố bám chặt đặc lợi, đem đặc quyền cho bè nhóm thì những lời kêu gọi hoà hợp, hoà giải thật ra chỉ là một trò bịp. Tôi không thể nhắm mắt tự hào mình là người Việt Nam như thể trò bịp ấy không hề xẩy ra.

Tôi là người Việt Nam. Tôi sẽ hãnh diện là người Việt Nam với tự hào dân tộc khi đất nước dân tộc tôi thay đổi và phát triển theo chiều cấp tiến xã hội – mọi người được cơm no áo ấm, các trẻ em có tuổi thơ mơ mộng trong hệ thống giáo dục phổ thông miễn phí, những nông dân có ruộng để cày cấy, những công nhân được công đoàn lao động và luật pháp bảo vệ, các văn nghệ sĩ được tự do sáng tác và xuất bản, người khuyết tật, già nua được an sinh xã hội và y tế công cộng chăm lo, và trên hết mọi công dân được tự do bình đẳng dưới một nhà nước dân chủ pháp trị trong tinh thần dân tộc, nhân bản.

© 2010 Vi Nhân

© 2010 talawas, http://www.talawas.org/?p=20610

——————————–

CHÚ THÍCH:

[1] Những bước chân đổi đời gian nan – Câu chuyện người rơm

[2]Vietnam’s New Money (BILL HAYTON | JANUARY 21, 2010, Foreign Policy)

Các bài liên hệ:

Tự tình mẹ

Giờ phẫn nộ

Bịt miệng nạn nhân

Chúng tôi (Tự trào – Trí Thức – Tâm Tài)

Thời cửu vạn, ôsinThe Age of Day Laborer and Housemaid

Những cái nhập nhằng không tênThe Unspoken Ambiguities

Lết tới “thiên đường”

Phản bội hay trung thành với lý tưởng?

Các bài trên Tạp chí Da Màu:

Tháng Tư Câm

Hồn ma và xương khô

Nhạc minh hoạ:   Sinh ra là người Việt Nam – Phan văn Hưng

Năm Cọp Nói Chuyện Cá – Tưởng Năng Tiến

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, talawas, Tạp văn, Việt Nam on 2010/02/19 at 09:05

Chuyện láu cá của CSVN liên quan đến nghị quyết 36 của Trung Ương Đảng CSVN được vạch ra qua bài viết “Năm Cọp Nói Chuyện Cá” của Tưởng Năng Tiến. Dưới đây là trích dẫn vài đoạn:

… Từ năm 1978 cho đế năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã “thả” ít nhất là hai triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả – tối thiểu – cũng phải một phần ba đã vong mạng.

Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở, bằng nhiều cách.

Tuổi Trẻ Online, đọc được vào ngày 7 tháng 1 năm 2010, cho biết: “Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31-12-2009 kiều hối chuyển về đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Riêng tại TP.HCM, kiều hối năm 2009 đạt 3,2 tỉ USD. Như vậy, kiều hối đã không giảm mạnh do suy thoái kinh tế như dự báo trước đó.
Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này – thành quả kinh tế duy nhất (thực sự) vượt chỉ tiêu – về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nước những con nguời cùng quẫn và sôi sục bất mãn, rồi “thu về” những Việt kiều yêu nuớc và giàu sang.

Đọc nguyên bài Năm Cọp Nói Chuyện Cá

Các bài liên hệ: Cò, Xáo, Viễn Xứ và Viễn Ý

Chuột cống, chuột xù

In Chính trị (Politics), talawas, Việt Nam on 2010/02/10 at 09:08

BBT: Trước thềm năm mới, chúng tôi kính chúc các bạn đọc một năm mới hạnh phúc, sức khỏe tràn đầy, vạn sự như ý. Chúc các nhà hoạt động dân chủ kiên cường, vững chí, được nhiều hỗ trợ tinh thần từ khắp mọi nơi để đấu tranh cho bản thân và toàn dân. Chúc dân tộc Việt được an lành, cơm no áo ấm, dân chủ tự do, thoát khỏi vòng áp bức của độc tài cộng sản.

Những ngày cuối năm Kỷ Sửu đầy oan nghiệt, những con chuột cống(cộng) sản tiếp tục rình mò cắn phá các bao lúa giống dân chủ tự do, phá hoại diễn đàn mạng X-cafe, Danchimviet, talawas, blog osin, v.v… Chúng đã lòi mặt chuột, dựng toà án chuột, hành hung, trấn áp, đày ải các nhà hoạt động dân chủ Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Huy Thức, Trần Anh Kim, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Mạnh Sơn, Vũ Hùng, và Nguyễn Kim Nhàn. Chúng cắn chân, cắn tai các nhà trí thức, các nhà báo như Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Thanh Giang, Đoan Trang (Vietnamnet), Huy Đức (osin). Chúng, con cháu các cụ, nhởn nhơ đục khoét tham nhũng. Chúng, con ông cháu cha, ăn bám bán đất nông dân. Chúng, tà quyền bá đạo, đàn áp giáo dân Thái Hà, Đồng Chiêm, xua đuổi hành hung phá phách tu sinh Bát Nhã, Hoà Hảo, Tin Lành.

Cháy nhà ra mặt chuột. Chúng, những con chuột cống (cộng) sản Việt Nam để mặc những con chuột xù “lạ” qua biên giới sang Tây Nguyên đào hang, khoét ổ. Chúng để mặc chuột “lạ” lè cái lưỡi bò nuốt hết tài sản đánh cá của ngư dân vùng Hoàng Sa, Trường Sa.



The Age of Day Laborer and Housemaid

In Chính trị (Politics), talawas, Thế giới, Việt Nam on 2009/10/18 at 13:35

For English readers we translate our essay “Thời cửu vạn, ôsin” posted on Talawas on March 29, 2007, into English.

Nguyễn Hiếu

The phenomenon of day laborer (cửu vạn) and housemaid (ôsin) is now so widespread like never before. Transient workers are ever-present all over the world, from the poor to the rich countries. They tag many names such as day laborer, contract worker, piece-meal worker, migrant worker. They transit from one country to another, with a contract or trafficked through. They differ in skin colors and languages, but experience the same precondition. Poverty!

I heard the term “cửu vạn” [1] on my first return visit to Vietnam in 1993. This term is so foreign to a person who was born and raised in South Vietnam, and later cut off from that lifestream for more than 15 years. I was explained where the term came from later. On another visit in 2004, I traveled to Sapa highland in the North and had a chat with a street vendor. She hawked sweet potatoes and sweet rice cakes wrapped in banana leaf slow grilled under wood charcoal. She talked on and on asking us to help her going down South to Saigon working as “Osin” as if that would be the miracle lifting her off a struggling life. I listened and understood within the context of our conversation with her. Only later then I knew that Osin is the name of a character as a housemaid in a Japanese melodrama series showed in Vietnamese TV. Way back when I was a kid, I’ve heard and read stories of the lives of dock workers at ports, coolies in rubber plantations, and indentured farm workers for rich landowners as the icon of the poorest of the poor, of the exploited in the society. Who would have known that in this twenty-first century they are so numerous as the armies. China had 113.9 million migrant workers from rural areas in 2003, who accounted for 23.2 per cent of the total rural laborers, according to a survey carried out by China’s State Statistical Bureau [2].

In the United States (touted as “heaven”), they are all over the states working mainly in agricultural areas, slaughter houses, construction and non-skilled activities. At the farms we see them picking, cutting, packing, loading fruits and vegetables. In the slaughter houses we see them catching, cutting, and packing meats. To the construction sites we see them digging, shovelling, lifting, pushing, and dumping. At the restaurants we see them dishing, washing, and cleaning. In the supermarkets we see them loading, stacking, moving, and cleaning. Go to the home construction warehouses we could see them in hat with backpacks standing, and squatting at corners waiting for a waving hand to be picked up for a day job.

In Dubai, one of the seven United Arab Emirates, there are 8 migrant workers for each citizen. They come from different countries mainly from Asia, Africa, and Middle East. They do all kind of works from inside the house to outside the street, delivering milk, cleaning hospitals, picking up garbage, tending childcare, cooking, laying foundations, plumbing, hairdressing, etc. except working in government offices. All and all they do the most dangerous, the heaviest, and the dirtiest jobs.

The number of housemaids inside one country and aboard is no less than the day laborer force. It’s a way to avert hunger, a hope as well as the only road to escape poverty. Obviously, not many have money, brain, and patience to buy a fare ticket of high education out of the poor lower class. The tiny savings if existed is prioritized for the males and the females were left with scrap. In the patriarchal world, labors are divided by gender and women got the shaft. Women is over half of the population but they are the poorest of the poor. They contribute two thirds of labor but only gather one tenth of income. They possess less than one hundredth of total assets [3]. Women do not only sell their labor but also their bodies as merchandise. There are many families who barter, trade, indenture, “sacrify” their daughters in order to erase debts and secure loans for “family” (brothers and father). One of the odious consequences of migrant works is the family –the foundation of society– is broken. Children of migrant workers are separated from their parents. They could not be together because of housing conditions and residency rules so that they were left behind with grandparents, or relatives back in rural areas. The psychological effects of displacement and separation are immeasurable and long lasting. Couples that were separated for a long period of time weaken the bonding while loneliness leads to extramarital affairs.

The age of anxiety in the 20th century is long past. Now comes the age of fear in the 21st century. No longer has the anxiety of pending wars by opposing forces between empires and colonies, fascism, capitalism, and communism existed. Now is the end of ideology. Communism declined and fell into the trash bin of history leaving the supreme global market economy of global infra-national capitalism. There is no ideology left; so most if not all leaders and politicians are ready to discard the ideal in serving society and/or country, and pin oneself with an insignia of pragmatism to have a standing in a small cohort of privileged capitalist elites. The tribulation of this century is global capitalism and totalitarian dictatorship. Either one is dreadful; yet, most horrendous is when both are tweaked together as such “two yokes for one neck” that Vietnam has imitated China model. On one hand, the totalitarian dictatorship let the Communist party leading class bestowed with special privileges, rights, uncensored and unlimited powers suppressing democracy and restricting liberties. On the other hand, market economy skewed by corruption, shrinked public and social benefits, privatized education and health services leads to deeper disparity between rich and poor and increasing poverty.

The façade of market economy with abundant merchandises could not overcome an overwhelming fear. Government is fearful of citizens using their freedom and democracy rights to oppose the totalitarian dictatorship. The Red and rich capitalists who hoarded their riches through corruption are fretful of being pulled under, or becoming a scapegoat. Honest small merchants are terrified of tax collectors making harassments and asking for bribes. Drivers are worried of corrupted traffic polices who willy and nilly give out tickets, confiscate vehicles, and suspend driving permits. Factories are leery of losing contracts. Patients are fretful of admitting to hospital being discriminated for not having cash. Students are worried of passing exam if not enrolling in private courses. Workers are worried of losing jobs, and the working class is paralyzed into non-resistance. “Casualization profoundly affects the person who suffers it: by making the future uncertain, it prevents all rational anticipation and , in particular, the basic belief and hope in the future that one needs in order to rebel, especially collectively, against present conditions, even the most intolerable.” [4]

Socialist oriented market economy is a deformed fetus of the “global exploited capitalism” under the free market billboard, and the “totalitarian dictatorship” under the socialism banner. Under current Vietnamese economic policies, honest businesses are depressed while red capitalist businesses dominated leading to extreme polarized society. Open the market for rabid competition, monopoly, and fraud schemes. Vietnamese stock market has become a convenient and fertile environment for scheming and money laundering (turning bribes from corruption and illegal earnings to clean money). It has also been a grand casino for ruining lives and families just like the “dog rearing” and “squab raising” fads, in which the pipe dreams of leveraging small assets are broken out in a maddening fever. The shimmering rainbow bubbles are burst in fleeting seconds. What socialism orientation means when homes and land from peoples are appropriated and compensated with dirt cheap price while public land are pieced off to private hands, or transferred to private capital entities with huge bribes to party official pockets! The government privatizes many public institutions that contribute to public services (such as health, education, and transportation) so now poor people has to go without food for medicines, drop out of schools to help with family works, and have fewer means of mobility for making a living.

Why is the army of transient workers fast growing–when only a few decades ago the number of day laborers was few and far between not so prevalent, but becomes extensive like now?

Day laborers and housemaids are present-time slaves because “We used to own our slaves; now we just rent them.” [5] No need to conquer and occupy via geographical areas or physical bodies, but through the global market. Industrialization facilitates labor surplus and the proletariat class are willing to compete and fight over the crumbs. The poor countries compete on export quotas and special privileges to export to America and Europe. Vietnam, Cambodia, and Bangladesh wrestle for export of clothings. Similarly in the export of shrimps, fishes, coffees, peppercorns, etc. The manufacturing locales are swapped like soiled underwear, and ready to discard like worn socks. Transnational global capitalists own productivity means and distribution, decide the quotas, and set the prices. The consumers are free to choose and buy. The marketing ploys and promotions create desires for consumers, from the rich to the poor, from the newborns to the elders. Everyone have the feelings of equality in ability and freedom to choose in the consumerism society. [6] While the liberty and equality in other realms are non-existent. The average workers could gradually skim and save enough to wear Calvin Klein jeans, Coach purses, Channel glasses looking like a model. However, in an instant incident such as a sudden sickness in oneself, or in the family, the prized possessions would be pawned off, or swapped out joining the penniless masses without any public benefits for support.

Vietnam joined WTO and signed many multinational, regional trade and economic agreements, stepped on the bullet train of capitalist market economy, but unfortunately they landed on the service cabin. The transient worker army is ever ready to replace its wasted foot soldiers.

Would the Vietnamese not deserve to have a just, free, and democratic government with dependable public service institutions and independent civil organizations —such as peasant unions, worker unions, political parties, religious faiths, free press, free media, writers and artists unions—so that the voices of all people could contribute to building a society with prosperity, happiness, equality, and justice?

Original essay in Vietnamese on Talawas: Thời cửu vạn, ôsin

NOTES:

[1] Pictures of female day laborer ‘cửu vạn’ on Women Day 8/3 (VnExpress.net)

[2] China had 113.9 million migrant workers in 2003 (Xinhua 2004-05-15)

[3] Paul Ekins, A New World Order: Grassroots Movements for Global Change (New York: Routledge, 1992), p. 74.

[4] Pierre Bourdieu, Acts of Resistance – Against the Tyranny of the Market, (New York: The New Press, 1998), p. 82.

[5] Harvest of Shame, 1960

[6] Zillah Eisenstein, global obscenities, (New York: New York University Press, 1998), p. 46.

Everyday Life-Global Capitalism_1

 

Other Vietnamese essays on Talawas:

Bịt miệng nạn nhân

Chúng tôi (Tự trào – Trí thức – Tâm Tài)

Tôi là người Việt Nam

Thời cửu vạn, ôsin

Lết tới “thiên đường”

Phản bội hay trung thành với lý tưởng?

 

Other essays on Da Màu:

Tháng Tư Câm

Hồn ma và xương khô

The Unspoken Ambiguities

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), LittleSaigon - Seattle, talawas, Việt Nam on 2009/09/24 at 10:33

NOTES:

For many internal/external reasons, it took us almost five months to be able to translate our below Vietnamese essay posted on Talawas into English.

To connect with each other and grow in spite of pain and discomfort (which most of the time are the space where deeper learning takes place), this piece is for you and also for us. This essay was written as a heart and soul in the making after our incredibly challenging three-year activism with Little Saigon Seattle . Silence came first. Then words appeared. We were finally able to synthesize somewhat a portion of our unspeakable feelings into words. This essay was born after our many conversations and reflections with each other regarding the struggle that goes beyond the gentrification of Little Saigon Seattle. It was about our heart-wrenching observations of the overall ambiguous behaviors conducted by Vietnamese communities outside of Vietnam.

Vi Nhân

Posted in Talawas on May 10, 2009

We look on in horror as capitalism – now that his brother, socialism, has been declared dead – rages unimpeded, megalomaniacally replaying the errors of the supposedly extinct brother.

(Günter Grass – Nobel Prize in Literature 1999)

Capitalism-Socialism_Günter Grass

More than thirty years have passed since the national calamity on April 30th of 1975. The first group of escapees (1975) and subsequent boat people waves (1979-1980s) fleeing the Vietnamese communists have been in exile for more than one generation. The more recent waves that are under the humanitarian categories include the ex-political prisoners, Amerasians, and family reunification through the Orderly Departure Program started in the 1990s until now. Thirty years plus would be more than enough for the offspring of the first escapees and boat waves being born, grown up, and started their own career.

Most second-generation Vietnamese Americans have been integrated into American life. Whether they reach for a broader engagement such as joining the Vietnamese Student Associations and/or working in charity organization or not depending on two considerations: (1) Do they feel isolated due to lack of fluency with Vietnamese–their parent’s native-tongue, and lean instead toward the mainstream American culture with its obsessed individualism while being engrossed in a constant search of personal identity? or (2) Does their experience of growing up in a multicultural atmosphere or experience of emptiness, isolation and dissatisfaction lead them back to reopen the door to their roots?

In the higher education environment, the left-leaning academics grounded in racial lens has sprung up in institutions and pursued their pedagogical mission promoting twisted historical lessons of Vietnam War. In everyday life, Vietnamese youngsters have learned to act and behave according to the Western rhythm–full of biases toward traditional mainstream perspectives. Inevitably, their behaviors then clashes with Vietnamese culture and refugee/community ways of doing when these everyday practices transformed into a thinking habit. Consequently, there is an unconscious inferiority complex planted like a seed and gradually rooted in their mind. To the point that accepting assimilation and color- and white-blinded racism without awareness and conscious understanding, especially when this vast unconscious void has impacted them to neglect the Vietnamese American community and Vietnam; it is wrong.

Second generation Vietnamese Americans devote themselves in working for various mutual associations and non-profit social services due to their idealistic desire of making contribution to society, especially to the Vietnamese American community. Ironically, these non-profit groups work at a dragging and half-hearted pace while serving their own self-interest due to a need of funding for operation and perpetuation of their own entity; however, they often assume a “patronizing” disposition exhibiting an attitude of grandeur. They are entrenched and confined within, not going too far from their self-erected walls, and refuse to speak up against injustices. Whether they are aware or not, these agencies end up becoming a social control tool in a system that sustains structural inequality that is often implicated in public and welfare policies. All their activities are no more than putting a bandage on a deep wound. However, they do not (or not willing) seek for an understanding of why and who created these deep yet repeatedly inflamed wounds. This is the first ambiguity: the non-profit agency as a withstander of structural inequality.

Going a farther step would be evaluating the trend of charity work and fundraising in helping the poor in Vietnam carried out not only with the second generation Vietnamese American youngsters. There are so many Vietnamese proverbs and aphorism grounded in humanistic tradition such as “Máu chảy ruột mềm” (When the blood sheds, the heart aches), and “Lá lành đùm lá rách” (The green leaves shield the withered leaves) already embedded in the Vietnamese psyche. In addition, altruistic deed and voluntarily spiritual work are expected to be the merits for the next life’s blessing, or a promised heaven after death. Who would not want to gain honorable name as well as accumulate merits at the same time! Yet, more importantly, there are no fewer individuals launching these charity agencies in order to build up social standing with their moral certificates and wide network contacts for their own career/business profits. It is a shortcut way to achieve and enhance status for those who have money to afford the dream of becoming a “godfather.” Somehow there are more people with an obsession by the needs for both certificates: one of degree, the other of morality for social climbing. This is the second ambiguity: the charity association and the moral credit.

It is convenient to hide behind a charity shield or a culture armor to excuse oneself from “politics”, and ensure a warranty for famed position. Yet, such assumption does not mean the same in action. Indeed, charitable and cultural works always carried an embedded political meaning. We may not engage in political parties; yet, every of our act—more or less and even if we behave as “sitting under one’s own tree” (“bình chân như vại”)—does signify a political meaning in relations to citizenship and civil rights. They are rights and responsibilities of a citizen of a nation and member of a global society.

To love one’s country does not equate with loving the government or going for its national policies without question. Patriotism reveals in the act of dissent against policies of unjust, dictatorship, pro-hegemony and racism—applied within or beyond a national geographical boundary—when witnessing the innumerable human sufferings accumulated over time. Patriotism manifests in active engagement to facilitate and promote democracy, liberty, civil rights, human rights for everyone. Patriotism is not blindly following the manipulated feelings of self-righteous nationalism and parochial, partisan favors. This is the third ambiguity: “apolitical” and flag-waving patriotism.

Let’s read a newspaper piece of On-line Youths of Vietnam reporting the summer camp with Vietnamese Overseas Youths who were called as “camp attendants” and participated in a program entitled, “A Journey of Homeland Heritage”:

At the farewell timing, Executive Secretary of the Communist Youth League Thanh Phuong Lam asserted: “The business for overseas youth is one of the special interests of our League. The Central Committee will continue coordinating with other units, Vietnam TV in organizing programs for our overseas Vietnamese young friends …”. Sharing with our overseas friends who were present today, the Secretary of the Youth League of Ho Chi Minh City Cang Thanh Tat remarked:“Vietnam is a country full of love, simplicity, kind-hearted and eager to embrace your return to motherland.”

“Throughout this 15-day journey along the length of the country, you–the camp participants–were lionized in sightseeing national landscapes. Moreover, you expressed strong emotions once taking part in traditional activities such as the pilgrimage to the ancestral land of our founder King Hung, paying a visit to Truong Son Cemetery, having dialogue on “Immortal Flowers” about the lives of 10 young female soldiers who martyred at the firing line of the Junction Dong Loc. Yet, many of you were also very impressed about the courageous spirit and intelligent minds of the folks belonged to the iron land of Cu Chi when visiting Temple Ben Duoc, and crept into the underground tunnel Cu Chi…”

In just two paragraphs above, we could see that the communists have mixed brass with gold while proselytizing their political campaign, overseas Vietnamese campaign, and overseas Vietnamese youth campaign so that they can dupe people: Making communist particulars gilded with culture and national traditions. National heritage was co-opted to become the commercialized polishing product for “our party’s patriotic war”. The party heads direct their underlings to conduct relentless propagandas portraying a mystic motherland on the other side of the ocean under their decoy of “building the country” to lure and fool the naive overseas Vietnamese youngsters with the seductive images of poverty and hunger due to war consequences. The herald of “love one’s country and love your motherland” was fused with loving socialism, loving the government, and ruling policies of the Vietnamese Communist Party (VCP). The ambiguity of patriotism by the swindler!

After 30 years, a generation of Vietnamese overseas has attained success in academy, commerce, and government. The Vietnamese psyche of “Five ranks of titles, literature title was supreme – Four social ladders, scholarly official at top” [1] has created an increased need to excel foremost, and gain “titles and laurels” for prestigious status. This need accompanies an unattenable obligation for a quit-pro-quo. The price for this quit-pro-quo is the “silence”. The complicit silence with injustice, close one’s eyes to the lies, turn one’s back from oppression. This exchange is not only through verbal pact but also from the hidden “rules of the game” . The rules of the game are well “understood” and deeply ingrained in the thinking so that no need for the players to be bribed, induced, or pressured. The “rules” are completedly self-conformed and -enforced. The players’ “political correctness” is always in escort with the in-power for protection and prop, for a steady “umbrella” in case of the weather “storms” and avoid the reach of legalities, or being pulled the rugs under. These are not the individuals or groups worrying about the “pot of rice” while making a living. Those are in fact the “politically correct” intelligentsia who looked down on bare back laborers and starving service workers as tools for them to maneuver, pass out hand-outs, and eventually become self-acclaimed as kind and generous.

“Open mouth, get the bridle” (Há miệng mắc quai) and “Clamp mouth, take the bribe” (Ngậm miệng ăn tiền), these are two proverbs but actually work as one. Open mouth to take things in; so if not clamping mouth shut then one could only mutter with some muddled words. We’ve often heard many “anecdotes of refugee stories” in our local gossips and sighed with disappointment. Such as stories of non-profits seeking and scrambling for funds, using public money for other purposes categorized as “so-called” administrative overhead. Reality wise, it’s not too disheartened to see such jostling behavior in a competitive individualistic society. But when this symptom occurs day in day out which makes folks exclaim that “That’s the way our community is!”, and the “politically correct” would chime in “Go with the flow!” Are all the well-to-do quite “politically correct” in following the model minority trend of hard-working, compliance, kowtowing, heads-down, and indifferent toward realities? That’s the fourth ambiguity: the “political correctness” of the intelligentsia and the silent majority.

In the recent years we have seen an undercurrent of migration flow from Vietnam to overseas, from the short-term foreign students to long-term work visas, and to smuggled workers in various trades. We’ve seen the transfer of business ownership from local residents to the Vietnamese who have no relation to refugee community. We’ve seen the leaders and gatekeepers of “township associations” who no longer have anything to do with refugees either. The most prominent in this flow is the Vietnamese foreign students at community colleges and universities. Many overseas professionals were hence promoted to serve, or to employ this population. There is no lack of people who see this group as a potential for profits from A to Z until the students get a piece of degree (or even longer if they somehow manage to stay in the West).

Besides becoming a cheap labor source in research project for the academia (to gather information, data from community places such as temples and churches), foreign students become a hot-selling merchandise. Because they have more brain power (English and knowledge) than the laborers and trafficked sex workers. This hot-selling merchandise is put up for sale, channeled into a labor network chain in restaurants and a source of demand for housing accommodations. The services offered could include illicit drugs, gambling, carousing, and other illegal activities for offsprings of ultra-rich Vietnamese communist party members. Partying doesn’t limit within the internal boundary of these Vietnamese foreign students. They gradually infiltrate into the VSAs (Vietnamese Student Associations) with a strategic “student campaign” for expanding the circle of influence and befriending with the second-generation Vietnamese American students.[2].

In the mean time, the U.S. market is no longer lucrative for investment. Ethnic brain power is either not highly sought after or paid with a bargain because racism is still rooted in American society. The oversea new capitalists and intellects then turn toward their homeland. They are eager to invest, “building” the country. They rationalize with the well pitched phrase “Our homeland has changed tremendously”. If there was change it is in fact only the façade of market economy, so that the party cabal could easily and freely use their power to exchange, sell off, bribe out to the opportunists of greed. The deformed façade of “socialism oriented market economy” propped up by the snake heads of the VCP to cover up the dictatorship embedded with exploitative, immoral, and ecological disastrous policies.

Yet it is most painful when seeing waves of Vietnamese overseas returning to Vietnam not only in determining to forget the bloody history under the hand of the VCP, but also turning a blind eye on blunt oppression and injustice. They throw themselves into individualized glamour fashioned as “Người Đương Thời” or “The Contemporary Figure” to be served due to their privilege and position. They act carelessly and consort local government chieftain while scrupulously living like the neo-colonialists. If “The Contemporary Figure” was pumped up to high heaven through various media means, but at the same time, was slighted and disgraced bluntly in front of the audience that “you’re such a worthless outcast”, it’s still a go to do. [3]

Greenback capital rushed in, Red capital smuggled out. Blood money, sweat money are all mixed up, so how one could know! Neo-colonialist exploitation and class exploitation by the ruling party members are greased through the open market economy system on the surface format. It’s an environment for man-exploit-man via the rubbish of one-party hegemony, jungle capitalism, and heartless know-how. Gradually, the personal relationship, trading partnership, and working in the NGO (Non-governmental Organization) network spring many obligations and binds that make individuals or groups (consciously or unconsciously) yield to implicate – under the banner of reconciliation – with the totalitarian policies that harm people and give away the country subordinating to other power.

Just recently, on October 14, 2008 the NGO PeaceTrees Vietnam had entertained Vietnam Ambassador Le Cong Phung at the Washington Athletic Club (or WAC) at Seattle. Four organizations sponsored this welcoming event are the DuBois Law Firm, Boeing, Russell Investments, and Washington Athelic Club. Being an NGO entity, PeaceTrees Vietnam is yet engaging in diplomatic activities not apolitical at all. A simple friendly greet-and-meet session or an opportunity to polish the front cover of the Vietnamese Communist government, for trading partners (legal advisors, airplane manufacturers, and capital investment firms) to be hooked up? Blood money could be laundered clean for further rotation in new cycles.

Two weeks later, Jerilyn Brusseau, PeaceTrees Vietnam co-founder and president, was invited to be the keynote speaker for the annual gala organized by the Vietnamese American Bar Association of Washington (VABAW) on October 28, 2008. [4] This is an ambiguity tangled with private/public, within/outside multilayer: development and rebuilding or exploitation of neo-colonialists from overseas and party ruling class?

The unsaid ambiguities with razor thin border between good and evil are easy for mistaken and dodging. Evil is always adorned itself with vibrant glitters and coated sugar; the red devil always cloaked under a shimmering coat. After contemplating on these unspoken hidden ambiguities which were named here, we could at least distinguish truth from falsehood in order not to be so trapped into co-optation with evil and to act with integrity and compassion.

NOTE:

[1] To be at the scholarly position in the old times was the most notorious in the five high-ranked royal court titles. Scholar was always the crème of the top in career ladder as well. From the two poems: “Scholar” (Kẻ sĩ) and “Paper Scholar” (Tiến Sĩ Giấy) of Nguyễn Công Trứ (1778-1858).

[2]The most recent event was the Tet Celebration 2009 of Tet in Seattle Organization (which Dr. Kiet Ly is the Chair of the Board of Directors) at Seattle Center. The Vietnamese foreign students from Seattle Central Community College and other community colleges did engage in the “Youth and Dream” Project organized by Judith Henchy, a librarian of Southeast Asian Center of the University of Washington, who coordinated with Seattle Public Library staff. The red flag of Communist Vietnam was dauntingly tagged on the map of Vietnam in the exhibit area due to “confusion”. Only until the Vietnamese American ex-political prisoners discovered and protested, this red flag was removed.

Other equally important incidents regarding the mingling of Vietnamese foreign students with the second generation Vietnamese Americans:

(1) The Vietnamese foreign students living in Seattle have gathered on the University of Washington campus on a regular basis to engage in “Kids Without Borders” Project (of The Greater Seattle Vietnam Association—a non-profit agency that serves as a medium for trading and charity works with Vietnam).

(2) The Vietnamese Student Association of University of Washington (VSAUW) mostly consisting of the second generation Vietnamese Americans also followed the “successful” path via the beauty contest named “Miss Vietnam Washington” of Tet In Seattle. The university students did a fundraising for a Vietnam Mobile Clinic, and have attempted to reach their targeted goal of $20,000. They would delegate their student members to go to Vietnam with the non-profit Wellness Global Foundation (www.wellnessglobalfoundation.org) founded by a “patriotic overseas Vietnamese lady” and a “honorable citizen” of Vietnam. She faces opposition in Belgium for years and serves as the channel between the charity works in the West and Vietnam. Two board members of this organization who are her relatives in Colorado, and a Vietnamese American Professor of Medicine and Acting Head of the Gastroenterology Division at the University of Washington (UW), Seattle, Washington. VSAUW already organized their fundraising for two times:

(2a) At Tea Palace Restaurant on February 28, 2009 for $10,000; and

(2b) At the inter-university beauty contest “Hoa Khoi Lien Truong” of 2009 on April 18th at Kane Hall of UW. [At the same time, there have been unknown reasons for email messages sent to UW students containing information about the dangerous alert of Little Saigon Seattle gentrification and land use inequity were filtered and blocked for almost a year. The UW students have been caught into these ambiguous activities.]

[3] Henry (Hoang) Nguyen—the youngest son of Bang Nguyen, a former vice minister assistant of the South Republic government before 1975, was asked by the talk show host named Loan Bich Ta to eat a banana upfront at the beginning of the interview for Program “Người Đương Thời” (The Contemporary Figures) on Vietnam channel VTV1 distributed on May 7th, 2006

(From: http://topviet.blogspot.com/2008/11/daugher-of-srv-prime-minister-nguyen.html or at YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=6OEfwNIC-6I&feature=related )

The banana is a symbol indicating the assimilated Asian Americans whose physical skin is still yellow but the mind and heart already pro-Anglo Saxon cullture and way of life. These Asians are or want to be assimilated, not willing to sustain their previous generation’s culture after their settlement in America.

However, the talk show “Người Đương Thời” (The Contemporary Figures) still proposed Henry Hoang Nguyen as “The Unknown from Harvard”, and “The Second-Generation Overseas Vietnamese Who Make Contribution and Enrich the Homeland.” While the majority of post-show comments regarding this hottest TV interview expressed a similar admiration for Henry Nguyen as their idol, one audience’s nickname “Con Quốc Quốc” wrote yet the following (Note: This nickname “Con Quốc Quốc” was a metaphor. The commenter used the name of a bird—the “crake”, a species of bird in the Rallidae family that sings heart-rending sounds–to express how this bird sound could make the exiles or long travelers homesick):

“The unknown from Harvard Henry Hoang Nguyen is possibly one of the most accurate answers for resolution #36 of Secretary of the Central Party regarding the overseas Vietnamese.”

(From: http://nguoiduongthoi.com.vn/Desktop.aspx/NhanVatNDT/Nhan_vat/An_so_den_tu_Harvard/)

[4] VABAW’s Fourth Annual Banquet (http://vabaw.com/annualbanquet.aspx) was held on October 28, 2008 at the Triple Door. The theme for the evening was “Ambassadors to Our Communities.”

Vietnamese Version: Những cái nhập nhằng không tên

Capitalism-Socialism_Günter Grass_E_1

Other related articles in Vietnamese (with English translation):

Part 1: American Ambassador Michalak’s visit at Seattle (Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA)


Part 2: Whom from the Vietnamese Community Seattle Mayor Nickels interacted with?
[Phần 2: Thị trưởng Seattle tiếp xúc với những ai trong Cộng Đồng người Việt.]

Reference: Gentrification—a new form of racism (Joe Debro)


Newer article (2010):

Collective Amnesia and Rhetoric of Mobilized Participation (short version)

Collective Amnesia and Rhetoric of Mobilized Participation (complete version)

Recent articles (September 2009):

The Rebuttal: “Letter to the International Examiner Editor in Chief” (Thư phản biện gởi cho Chủ Bút International Examiner tiếng Anh)

A letter to the second-generation Vietnamese Americans (Thư ngỏ Anh ngữ cho giới trẻ): “Critical Reflection with Vietnamese Young Readers”

Other Vietnamese essays on Talawas:

Bịt miệng nạn nhân

Chúng tôi (Tự trào – Trí thức – Tâm Tài)

Tôi là người Việt Nam

Thời cửu vạn, ôsin

Lết tới “thiên đường”

Phản bội hay trung thành với lý tưởng?

Đọc tiếp »

Tước của người nghèo hơn chia cho người giàu hơn

In Liên Kết, talawas, Việt Nam on 2009/08/06 at 07:47

Tác giả: Thuỳ Yên


Báo Tiền Phong ngày 18/7/2009 có đăng một phóng sự không mấy người chú ý, có lẽ vì chuyện nhỏ quá không thấm tháp vào đâu so với những chuyện động trời khác. Đó là chuyện lãnh đạo xã Thạch Sơn huyện Thanh Hà tỉnh Hà Tĩnh đè đầu dân thu tiền nuôi cán bộ để “duy trì bộ máy“! Từ trẻ lên 1 trở lên, không tha ai.

Lý do là tiền “trên” rót về cho 124 chức danh cán bộ mỗi tháng chỉ có 60 triệu, mà lẽ ra phải 87 triệu mới đủ. Bấu “trên” không được nên cấu “dưới”, chứ chẳng nhẽ làm cán bộ mà chịu khoanh tay à? Khoản thiếu 27 triệu mỗi tháng lấy bằng cách nào?

Bằng cách bổ mỗi đầu dân đóng 30.000 đồng, nhân với số khẩu 5.400, được 162.000.000 (162 triệu) một năm. Chia cho 12 tháng, mới được 13,5 triệu, vẫn còn thiếu 13,5 triệu nữa. Thế là lãnh đạo xã Thanh Sơn biết thương dân, chịu thiếu thốn để dân bớt khổ. Hoặc lãnh đạo xã này phép cộng trừ nhân chia còn kém, tính sai kết quả khiến mình chịu thiệt.

Thu nhập bình quân của dân Thạch Sơn là 4 triệu đồng một năm, vậy mỗi tháng 333.333 đồng.

124 chức danh cán bộ hưởng lương “trên” rót về 60 triệu / tháng, vậy trung bình lương cán bộ xã này là 483.870, so với dân là đã hơn đứt 150.000, nhưng tất nhiên là không đủ. Nếu xoay được cả khoản thiếu là 27 triệu thì lương cán bộ xã trung bình sẽ là 701.612 đồng, gấp đôi còn dư so với nhân dân. Tước của người nghèo hơn chia cho người giàu hơn là sáng tạo của chính quyền nhân dân. Sẵn chuyên chính trong tay, chỉ cần “đến mùa thu phí, thôn trưởng bắc loa lên thông báo ai không thanh toán đầy đủ rồi đây các thủ tục giấy tờ gì cho con cái học hành ở địa phương hoặc đi làm ăn xa khi lên Ủy ban xã gặp trắc trở thì đừng có trách”.

Như thế thì sinh ra ai chẳng muốn đầu thai làm cán bộ, lớn lên ai chẳng thích được vào “bộ máy”!

© 2009 Thuỳ Yên

© 2009 talawas blog

http://www.talawas.org/?page_id=36

Những cái nhập nhằng không tên

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), LittleSaigon - Seattle, talawas, Việt Nam on 2009/05/10 at 05:03

Vi Nhân

(bài đăng ngày 10/5/2009 trên diễn đàn Talawas, http://www.talawas.org/?p=4258)

BBT: Đây là một bài viết tập hợp các suy nghĩ trăn trở về cộng đồng Việt hải ngoại. Bài viết này chúng tôi–anh em Nhóm Hoạt Động Dân Chủ Xã Hội vùng Tây Bắc–trao đổi đàm đạo với nhau sau khi đã hợp lực tranh đấu giúp Little Saigon Seattle không bị xóa tên trên bản đồ thành phố trong vòng ba năm từ 2007-2009. Xin xem thêm một số chi tiết dữ liệu quan trọng về công cuộc đấu tranh ngăn cản dự án xây dựng trung tâm siêu thương mại (Dearborn Mall) tại khu phố International District trong khu downtown Seattle tại https://vietsoul21.net/vi%E1%BB%87t-nam/

Chúng ta kinh hoàng nhận thấy rằng–kể từ khi người anh em của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa xã hội bị chính thức khai tử–thì chủ nghĩa tư bản bắt đầu hoành hành vô độ do chứng vĩ cuồng thúc đẩy nên lập diễn những lầm lạc của người anh em tưởng đã tuyệt giống ấy. 

(Günter Grass – Diễn từ Nobel Văn chương 1999)

Capitalism-Socialism_Günter Grass_E_1

Kể từ ngày quốc nạn 30 tháng 4 đến nay là đã hơn ba mươi năm. Lớp người chạy trốn CS bỏ nước ra đi đợt đầu tiên (1975) và làn sóng vượt biên, vượt biển đợt hai (1979-1980s) cho đến nay thì đã già/non suýt soát một thế hệ. Gần nhất nữa là đợt tỵ nạn nhân đạo của các nhóm HO, con lai, cũng như đoàn tụ gia đình vào thập niên 90 cho đến hiện tại. Hơn 30 năm đủ để thế hệ con cháu của những người ra đi đầu tiên và đợt vượt biên trưởng thành và bắt đầu sự nghiệp.

Các em thuộc thế hệ thứ nhì nay bắt đầu hội nhập vào cuộc sống. Việc con em người Việt tỵ nạn hoà đồng sinh hoạt rộng hơn trong các hội sinh viên Việt Nam và tổ chức thiện nguyện tùy thuộc vào hai nguyên nhân chính: (1) không tham gia nếu bị cô lập do không quen thuộc với ngôn ngữ mẹ đẻ và đã quen lối sống riêng trong dòng chính trọng cá nhân chủ nghĩa và mãi băn khoăn đi tìm cái tôi; hoặc (2) có tham gia vì đã từng sinh sống ở môi trường đa sắc dân hay do cơ hội đưa đẩy trong lúc cảm thấy trống vắng.

Trong môi trường đại học, một đội ngũ giới hàn lâm thiên tả với nhãn quan da trắng sinh sôi lớn mạnh và tiếp tục sứ mệnh lên lớp bài học lịch sử lệch lạc về cuộc chiến Việt Nam. Ngoài đời thường, hàng ngày, hàng giờ các em học hỏi giao tiếp và đi cùng nhịp với mạch điệu thiên vị chính thống đầy thiên lệch. Dĩ nhiên, khi cách thức sinh hoạt này trở thành cơm bữa thì việc cư xử đi ngược với văn hóa và cách sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn là chuyện tất nhiên. Kết quả là từ đó mầm mặc cảm tự ti vô thức gieo trồng lần lần vào đầu óc các em. Đến khi bị đồng hóa và tiếp thu tiềm ẩn phân biệt chủng tộc mà cũng không biết. Cụ thể nhất là cái vô thức đen tối thăm thẳm này đã ảnh hưởng đến cách ứng xử và hành động khi liên hệ với cộng đồng và Việt Nam.

Các em dấn thân làm việc cho các tổ chức, cơ quan phục vụ xã hội bất vụ lợi (non-profit) vì mang ước vọng phục vụ xã hội nhất là đóng góp cho “cộng đồng”. Oái ăm thay, các tổ chức này vì cần ngân quỹ để hoạt động và để bảo tồn sự sống còn của riêng mình nên họ làm việc cầm chừng và phục vụ quyền lợi riêng (self-interest) nhưng luôn nghĩ vị trí “ban ơn” của mình to tác. Họ nhất định không đi xa hơn giới hạn của công việc và từ khước các phản kháng chống lại áp bức bất công. Hậu quả là các cơ quan này, dù biết hay không, trở thành một công cụ trong một guồng máy tiếp tục duy trì hệ thống cấu trúc không công bằng nằm sẵn trong các chính sách công cộng và phúc lợi xã hội (public and welfare policies). Mọi hoạt động của các tổ chức này không khác gì hơn là dán băng tạm vào vết thương sâu. Tuy nhiên họ không (muốn) tìm hiểu vì sao và ai gây ra các vết thương sâu hay tấy đau đó. Đây là cái nhập nhằng thứ nhất: cơ quan bất vụ lợi và duy trì cơ cấu bất công.

Đi xa hơn nữa là công tác từ thiện và gây quỹ giúp đồng bào khốn khổ Việt Nam không chỉ với lớp trẻ thế hệ thứ hai. Bao nhiêu câu ca dao tục ngữ của truyền thống nhân hậu “máu đổ ruột mềm”, “lá lành đùm lá rách” đã ăn sâu vào tâm khảm người Việt. Thêm vào đó là việc làm công quả, làm phước mong được hưởng ân phước kiếp sau, hoặc hứa hẹn thiên đàng ở nước trời. Vừa có tiếng thơm, lại vừa có phước thì ai lại chẳng muốn làm! Nhưng đặc biệt hơn, không ít người đứng ra lập hội từ thiện cốt để dựng lên cột tín chỉ đạo đức, và tạo gạch nối cho những công việc liên quan đến nghề nghiệp riêng tư. Một hình thức mua tín chỉ cho người có khả năng tài chánh mộng làm “trùm”. Dường như lại có khá nhiều người trong đám đông bị ám ảnh từ nhu cầu cần cả hai tín chỉ, một là học vị và hai là đạo đức, để hãnh tiến. Đó là cái nhập nhằng thứ hai: tổ chức từ thiện và tín chỉ đạo đức.

Người ta dễ dàng núp sau tấm khiên “từ thiện” và chiếc áo giáp “văn hóa” để không dính dáng gì cả về mặt “chính trị” và giúp cho họ được an toàn địa vị. Nhưng nói thế mà không phải vậy. Những việc làm từ thiện và văn hoá luôn chứa đựng một hàm ý chính trị thực tiễn. Chúng ta có thể không tham gia chính trị “đảng phái” nhưng tất cả mọi hành vi–dù ít dù nhiều và thậm chí ngay cả nếu “bình chân như vại”–của mình cũng đều mang tính chính trị liên hệ đến quyền công dân và xã hội dân sự. Đó là quyền và trách nhiệm của một công dân trong một nước và là con người sống trên trái đất.

Yêu đất nước không đồng nghĩa với yêu chính quyền hoặc mến mộ chính sách của nước đó. Yêu nước là phải biết phản kháng lại khi chứng kiến khổ đau ngày càng tích tụ không đếm kể do các chính sách bất công, chính sách độc tài, chính sách nước lớn, chính sách kỳ thị — dù ở nội địa hay đối với nước ngoài. Yêu nước là năng nổ xốc vác để tranh thủ và cổ súy cho phong trào tự do, dân chủ, dân quyền, nhân quyền cho mọi người. Yêu nước là không mù quáng theo tiếng gọi cảm tính mang màu sắc phe phái, cục bộ, địa phương, dân tộc hẹp hòi. Đây là cái nhập nhằng thứ ba: “phi chính trị” và yêu tổ quốc chung chung (lung tung).

Thử đọc một bài báo của Tuổi Trẻ Online tại Việt Nam tường thuật về buổi trại hè với một nhóm thanh niên Việt hải ngoại được gọi là “trại sinh” tham dự chương trình “Hành trình di sản quê hương”:

Cũng tại buổi chia tay, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Lâm Phương Thanh khẳng định: “Công tác thanh niên ở nước ngoài là một trong những nội dung được Trung ương Đoàn đặc biệt quan tâm. Trung ương Đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình dành cho bạn trẻ Việt Nam ở nước ngoài…”. Chia sẻ thêm với các bạn trẻ kiều bào có mặt hôm nay, Bí thư Thành đoàn TP.HCM Tất Thành Cang gửi gắm thông điệp: “Quê hương Việt Nam chúng ta rất đỗi yêu thương, dung dị, nghĩa tình và sẵn sàng đón nhận các bạn trở về đất mẹ”.

“Suốt hành trình 15 ngày dọc chiều dài đất nước, các trại sinh đã được tham quan những danh lam thắng cảnh của quê hương. Hơn thế nữa, các bạn còn bày tỏ niềm xúc động khi được tham gia các hoạt động truyền thống như hành hương về đất tổ Vua Hùng, viếng nghĩa trang Trường Sơn, giao lưu “Những đóa hoa bất tử” về 10 cô gái đã hi sinh trên tuyến lửa tại ngã ba Đồng Lộc. Nhưng có lẽ nhiều bạn cũng sẽ in sâu dấu ấn về tinh thần anh dũng, mưu trí của người dân đất thép Củ Chi khi tham quan đền Bến Dược, chui địa đạo Củ Chi…”

Chỉ qua hai đoạn trên thì ta cũng thấy rõ hoạt động chính trị vận, kiều bào vận, sinh viên vận luôn sát kèm vào tất cả sinh hoạt để họ có thể lấp liếm vàng thau lẫn lộn: đem những cái của đảng và “chính trị bộ” ráp gắn với văn hóa và truyền thống dân tộc. Di sản quê hương bị tiếm đoạt làm món hàng đánh bóng cho truyền thống “đánh giặc cứu nước” của “đảng ta”. Những kẻ chóp bu ấy luôn chỉ đạo các nhóm cấp dưới làm nhiệm vụ tuyên truyền vẽ vời không ngừng một đất mẹ huyền thoại bên kia bờ đại dương với chiêu bài “xây dựng đất nước” để dụ dỗ kích thích các em bằng các hình ảnh đói khổ nghèo nàn do hậu quả chiến tranh. Lời mời chào “yêu tổ quốc và yêu quê hương” lẫn lộn với yêu xã hội chủ nghĩa, yêu chính quyền và chính sách cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam hiện hành. Một nhập nhằng yêu nước của kẻ bịp bợm.

Sau ba mươi năm một thế hệ người Việt hải ngoại đã thành đạt trong khoa cử, thương mại, và chính trường. Vì tâm thức “tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt – dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên” [1] tạo nhu cầu tiến thân vượt trội, nên “cờ mũ cân đai” gây ảnh hưởng hay đạt vị thế xã hội cũng tăng dần. Nhu cầu này đi song song với một đòi hỏi bất khả thi trong khá nhiều đổi chác. Cái giá phải trả cho các đổi chác này là sự “im lặng”. Im lặng dù biết mình đồng lõa với bất công, che mắt với dối trá, làm ngơ với áp bức bóc lột. Sự đổi chác này không chỉ qua các thoả ước bằng lời mà còn từ những “luật chơi” ngầm được tự động thi hành. Các luật chơi này hoàn toàn có tính cách “tự hiểu” do đã ăn sâu trong suy nghĩ và không cần bị mua chuộc, áp lực hay bắt buộc. Do đó các luật chơi này được tuân thủ răm rắp. Những người “thức thời” luôn là kẻ cặp kè với người quyền thế, để được bao chống, nâng đỡ, vừa có ô che lại được bệ đỡ không sợ mưa nắng, không sợ té ngã. Đây không phải chỉ là những người hay cơ sở sợ “bể nồi cơm”. Đây còn là giới trí thức “thức thời” luôn nhìn xuống đám dân đen, người lao động, người phục vụ như là công cụ để lèo lái, để ban phát ân huệ và tự cảm là người tốt bụng rộng rãi.

“Há miệng mắc quai” và “Ngậm miệng ăn tiền”, hai câu tục ngữ tuy hai là một. Há miệng để ăn nên không ngậm miệng thì cũng đành ú ớ. Chúng ta đã thấy lắm “chuyện dài cộng đồng tỵ nạn” nhan nhãn ở địa phương mình và thở dài thất vọng. “Phân” [2] xanh “phân” tươi, vừa thấy là tranh giành chụp giựt. Thực ra cũng không đáng phải quá thất vọng khi thấy hiện tượng này xảy ra trong một xã hội xô bồ. Nhưng nó xảy ra như cơm bữa thành ra có người phải lên tiếng là “cái cộng đồng mình nó là như thế đấy!” Và kẻ “thức thời” hăm hở vin vào mà thốt lên rằng, “thế thời thời phải thế!”. Phải chăng đám đông thầm lặng đều thức thời, theo mô hình cho một cộng đồng “gương mẫu” (model minority) là chăm chỉ hạt bột, tuân thủ, tòng phục, cúi mặt làm ngơ? Đó là cái nhập nhằng thứ tư: sự “thức thời” của giới trí thức và đám đông thầm lặng.

Những năm gần đây ta thấy có một làn sóng ngầm của người di dân từ Việt Nam sang hải ngoại, từ du học sinh đến tạm thời ngắn hạn hoặc ở dài hạn với giao kèo việc làm, đến lao động xuất khẩu trá hình dưới các hình thức khác nhau. Đã thấy các cơ sở thương mại dần dần đổi chủ sang tên không liên hệ gì đến cộng đồng người Việt tỵ nạn.

Bắt đầu đã có người đứng đầu hay mang nhiệm vụ liên hệ cho hội “đồng hương” không còn là người Việt tỵ nạn. Rõ hơn hết trong đợt “di dân” này là số du học sinh các trường đại học cộng đồng và hậu đại học. Nhờ làn sóng này không ít người Việt hải ngoại được thăng quan tiến chức do nhu cầu phục vụ hay xử dụng du học sinh. Và cũng không thiếu người đã thấy được thành phần này sẽ trở thành nguồn lợi nhuận lớn từ khâu A đến khâu Z cho đến khi họ đạt được mảnh bằng “con” (và có thể kéo dài nếu họ quyết định không về nước).

Ngoài việc trở thành nguồn lao động nghiên cứu rẻ cho các học giả “hàn lâm” (để thâu thập tin tức dữ kiện từ các chốn sinh hoạt cộng đồng Việt hải ngoại như chùa chiền nhà thờ), du học sinh còn trở thành món hàng công khai bán chạy. Vì họ có nhiều chất xám (chẳng hạn sinh ngữ và kiến thức) hơn diện lao động ở chui hay bán thân. Món hàng hấp dẫn mới nhất này được rao mời, và đưa vào một mạng lưới dây chuyền lao động trong nhà hàng ăn tiền mặt, qua nơi thuê trọ. Dịch vụ cũng có thể bao gồm cả hệ thống hút sách tiêu pha đàn đúm nếu là con cán bộ giàu có. Đàn đúm không chỉ trong vòng nội bộ du học sinh. Họ đang dần dần bành trướng trong phương sách “sinh viên vận” để tạo sinh hoạt thân thiện gần gũi trong khi xâm nhập vào các hội sinh viên người Việt hải ngoại thuộc thế hệ thứ hai.[3].

Trong khi đó, thị trường Hoa-kỳ không còn hấp dẫn cho đầu tư. Chất xám thì không được trưng dụng hay mua rẻ mạt. Lý do là kỳ thị chủng tộc vẫn còn nằm sâu gốc rễ trong xã hội. Số lượng tư bản và trí tuệ Việt hải ngoại do đó chuyển hướng quay đầu trở về quê cha đất tổ. Họ xăng xái đầu tư, “xây dựng” đất nước. Họ viện cớ không mắc cở câu “đất nước mình đã thay đổi nhiều”. Có thay đổi chăng chỉ là cái bộ mã tự do thương mại để đầu sỏ đảng bộ tự tung, tự tác lạm quyền đổi chác, bán đổ, bắt tay với kẻ cơ hội làm giàu riêng. Cái bình phong quái thai “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do thiểu số chóp bu Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên để che đậy lấp liếm cho chính sách độc tài, bán nước, hại dân, tiêu tan đạo đức, phá hủy môi trường, vét sạch tài nguyên.

Thế nhưng đau đớn thay vẫn có hết loạt này đến loạt khác về Việt Nam không những cố quên lịch sử mà còn nhắm mắt trước những đàn áp bất công trước mắt. Họ lao vào vầng hào quang cá nhân thành “người đương thời” để ăn trên, ngồi trốc. Họ cứ sống chết mặc bay và tiếp tay với quan quyền bản xứ như kẻ thực dân mới. Nếu người “đương thời” có được đưa lên tận mây xanh qua truyền thông báo chí mà lại bị vừa đập vừa xoa trước mặt khán thính giả để chửi khéo và làm nhục rằng “anh đã mất gốc” thì cũng vẫn làm. [4]

Tư bản xanh chạy vào, tư bản đỏ chạy ra. Tiền máu, tiền mồ hôi lẫn lộn ai nào biết được! Bóc lột thực dân mới, bóc lột giai cấp với đảng trị được vận chuyển xoay vần trên danh nghĩa thị trường mở cửa. Một môi trường cho người bóc lột người trong hổ lốn của chế độ đảng quyền, tư bản rừng rú, và tri thức vô tâm. Lần là, những liên hệ tình cảm, đối tác thương mại, và hoạt động trong mạng lưới tổ chức phi-chính-phủ (NGO hay Non-Government Organizations) tạo ra các ràng buộc khiến các cá nhân hay nhóm này (dù vô thức hay có ý thức) xuôi lòng thoả hiệp—dưới danh nghĩa hoà giải—với chính sách độc tài, hại dân, bán nước.

Mới đây, vào ngày 14 tháng 10 năm 2008 tổ chức từ thiện phi-chính-phủ PeaceTrees Vietnam đã khoản đãi Đại Sứ CS Lê Công Phụng tại Câu Lạc Bộ Thể Thao Washington (Washington Athletic Club hay WAC) thuộc thành phố Seattle. Bốn tổ chức bảo trợ chính cho buổi khoản đãi này là tập đoàn luật gia DuBois Law Firm, hãng máy bay Boeing, công ty đầu tư Russell Investments, và WAC. Tổ chức phi-chính-phủ nhưng lại có các hoạt động hoàn toàn không phi chính trị, phi vụ lợi. Một cuộc giao hữu thuần túy hay để đánh bóng phô trương bề ngoài cho chính quyền CS, và cò mồi cho các đối tác thương mại (tư vấn luật pháp, máy bay, và đầu tư) gặp nhau? Tiền máu cũng dễ dàng tẩy rửa và trao tay để sạch và mới như toanh.

Hai tuần sau đó, Bà Jerilyn Brusseau, đồng sáng lập viên và chủ tịch tổ chức PeaceTrees Vietnam, lại được trân trọng mời làm diễn giả chính trong buổi dạ tiệc hàng năm của Hội Luật Gia Người Mỹ Gốc Việt TB Washington (VABAW) tổ chức ngày 28 tháng 10 năm 2008.[5] Đây là cái nhập nhằng đa tầng trong/ngoài, tư/công rối rắm: phát triển và xây dựng hay là bóc lột thực dân mới và bóc lột giai cấp đảng trị?.

Những nhập nhằng không tên với biên giới mỏng manh giữa cái thiện và cái ác nên dễ lầm lẫn hoặc lấp liếm. Cái ác bao giờ cũng được tô điểm mỹ miều và bọc đường ngọt ngào; con quỷ đỏ luôn mặc áo choàng lấp lánh chói lòa. Sau khi chiêm nghiệm về những nhập nhằng đã điểm mặt nêu tên, thiển nghĩ rằng chúng ta sẽ phân biệt được thực được hư để khỏi vướng vào thoả hiệp với cái ác mà hành động theo tình người và lẽ phải.

© 2010 Vietsoul:21

CHÚ THÍCH:

[1] “Trong năm chức tước làm quan thì kẻ Sĩ là oanh liệt, trong bốn nghề nghiệp thì kẻ Sĩ cũng là trên hết.” Trích thơ “Kẻ sĩ” và “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Công Trứ (1778-1858).

[2] “Fund” là nguồn ngân quỹ–công hoặc tư–xuất ra để trợ cấp cho các hoạt động an sinh xã hội, văn hoá, nghệ thuật, v.v…

[3] Mới đây nhất là sự kiện mừng xuân Kỷ Sửu 2009 tại hội Tết in Seattle (mà BS Kiet Ly hay Lý Anh Kiệt là giám đốc điều hành) tại Seattle Center. Thành phần du học sinh Việt Nam từ trường Seattle Central Community College và một số trường cộng đồng khác đã tham gia đề án “Tuổi trẻ và Ước mơ” do bà Judith Henchy, nhân viên thư viện của Trung Tâm Đông Nam Á tại trường đại học UW, cùng phối hợp với nhân viên Seattle Public Library phụ trách. Vì “nhầm lẫn” nên cờ đỏ CSVN đã chễm chệ đính lên trên bản đồ nước Việt treo trong phòng triễn lãm. Chỉ đến khi các vị HO đến xem chợ Tết thấy và phản đối thì cờ này mới được gỡ xuống.

Một vài sự kiện khác không kém quan trọng về hiện tượng du học sinh trà trộn vào hội sinh viên người Việt hải ngoại thuộc thế hệ thứ hai:

(1) tại khuôn viên trường đại học UW này, du học sinh Việt Nam khắp Seattle thường hội tụ họp hành để tham gia tích cực vào đề án Kids Without Borders;

(2) năm nay hội sinh viên UW (VSAUW) thuộc thế hệ thứ hai người Việt hải ngoại cũng đã nối tiếp bước đường “thành công” qua cuộc thi hoa hậu “Miss Vietnam Washington” tại hội Tết in Seattle. Họ đã gây quỹ cho một bệnh xá “lưu động” Việt Nam và đang muốn đạt chỉ tiêu 20.000 USD. Họ sẽ cử sinh viên trong hội về cùng với cơ quan thiện nguyện trung gian Wellness Global Foundation (www.wellnessglobalfoundation.org) của một bà “Việt Kiều Yêu Nước” và “công dân danh dự” của VN nhiều năm bị chống đối ở Bỉ. Hai thành viên hội đồng quản trị ở Hoa Kỳ giúp đỡ là bà con của bà ở tiểu bang Colorado, và ông BS Giáo sư Y Khoa của đại học UW, Khu Tiêu Hóa tại nhà thương VA Puget Sound, Seattle. Hội sinh viên UW đã gây quỹ hai kỳ:

(2a) ngày 28-2-2009 tại nhà hàng Tea Palace được 10.000 USD; và

(2b) cuộc thi Hoa Khôi Liên Trường ngày 18-4-2009 tại trường UW. Trong khi đó, không biết lý do gì mà các tin tức điện thư nhờ chuyển gởi cho các thành viên của hội sinh viên UW để các em có cơ hội am tường về các vấn nạn thiết kế đô thị tại Little Saigon Seattle đã bị ngăn cản, bưng bít gần một năm nay. Các sinh viên UW đã vướng vào các hoạt động nhập nhằng này.

[4] Henry (Hoang) Nguyen hay Nguyễn Bảo Hoàng–con trai út của Nguyễn Bang, một cựu phụ tá thứ trưởng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đã được Tạ Bích Loan–¬người điều khiển chương trình–cho ăn “củ chuối” vào phần mở đầu của cuộc phỏng vấn trong chương trình “Người đương thời” trên đài VTV1 phát hình ngày 07-05-2006 tại VN.

(Trích: http://topviet.blogspot.com/2008/11/daugher-of-srv-prime-minister-nguyen.html hay tại YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=6OEfwNIC-6I&feature=related )

Trái chuối là một ẩn dụ ám chỉ người Mỹ gốc Á châu bên ngoài thì vẫn da vàng nhưng trong ruột thì trắng tượng trưng việc chọn lối sống suy nghĩ coi trọng văn hóa người Anglo Saxon. Đây là những người, vì đã bị hay muốn được đồng hóa, không gìn giữ văn hóa của các thế hệ đầu tiên của họ mang theo khi mới di dân đến Mỹ.

Tuy nhiên, chương trình “Người đương thời” này vẫn mệnh đề cho Nguyễn Bảo Hoàng là “Ẩn số đến từ Harvard”, và là “thế hệ Việt kiều thứ 2 về đóng góp, làm giàu cho quê hương.” Trong khi đa số tất cả các đóng góp ý kiến sau khi xem chương trình TV đông nhất người biết đến này đều cho anh Henry (Hoang) Nguyen là thần tượng, một quý khán thính giả với bút danh “Con Quốc Quốc” đã phát biểu như sau:

“Ẩn số đến từ Harvard Nguyễn Bảo Hoàng có lẽ là một trong những đáp số chính xác nhất cho nghị quyết 36 về người VN ở nước ngoài của ban BTTƯ đảng CSVN.”

(Trích: http://nguoiduongthoi.com.vn/Desktop.aspx/NhanVatNDT/Nhan_vat/An_so_den_tu_Harvard/)

[5] VABAW’s Fourth Annual Banquet (http://vabaw.com/annualbanquet.aspx) was held on October 28, 2008 at the Triple Door. The theme for the evening was “Ambassadors to Our Communities.” (Xin tạm dịch: Đêm dạ tiệc lần thứ tư của Hội Luật Sư Người Mỹ Gốc Việt tiểu bang Washington đã được tổ chức vào ngày 28 tháng 10, 2008 tại nhà hàng Triple Door. Chủ đề của đêm ấy là “Những sứ giả của cộng đồng chúng ta.”)

Bản tiếng Anh: The Unspoken Ambiguities

 

Capitalism-Socialism_Günter Grass

Mời xem thêm các bài viết sau đây:

Phần 1: Chuyến viếng thăm riêng của Đại sứ Hoa Kỳ Michalak [Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA]

Phần 2: Thị trưởng Seattle tiếp xúc với những ai trong Cộng Đồng người Việt [Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA (2)]

Tham khảo: Chỉnh trang đô thị–một dạng phân biệt chủng tộc mới.

Bài viết mới trong tháng 9/2009:

Bài phản biện (The Rebuttal in Vietnamese): “Thư gởi chủ bút báo International Examiner vì bài viết không trung thực của Quang Nguyễn (Phòng Thương Mại)”

Bài phản biện Anh ngữ (The Rebuttal) vì bài viết không trung thực của Quang Nguyễn (Phòng Thương Mại): “Letter to the International Examiner Editor in Chief regarding Quang Nguyen’s article”

Thư ngỏ Anh ngữ cho giới trẻ (A letter to the second-generation Vietnamese Americans): “Critical Reflection with Vietnamese Young Readers re: an International Examiner article by Quang Nguyen (Vietnamese Chamber of Commerce)”

Các bài liên hệ khác đã đăng trên talawas:

Chứng quên tập thể

Bịt miệng nạn nhân

Chúng tôi (Tự trào – Trí Thức – Tâm Tài)

Tôi là người Việt Nam

Thời cửu vạn, ôsinThe Age of Day Laborer and Housemaid

Lết tới “thiên đường”

Phản bội hay trung thành với lý tưởng?

Các bài trên Tạp chí Da Màu:

Tháng Tư Câm

Hồn ma và xương khô