vietsoul21

Posts Tagged ‘Đại hội Việt kiều’

Cò – Tưởng Năng Tiến

In Chính trị (Politics), Tạp văn, Việt Nam on 2009/11/17 at 17:39

Con cò, con vạc, con nông. Ba con cùng béo vặt lông con nào. Đám cò người, cò bauxite, và cò biển đảo của CSVN thì cần phải vặt trụi lông. Dưới đây là trích dẫn bài viết “” của Tưởng Năng Tiến.

Cò là một loài chim nước có mỏ, cổ và chân cẳng đều dài – sống bằng tép, hến, ốc, cá… – thường quanh quẩn nơi ao hồ hay sông rạch. Cò cũng là tên gọi của một giới người, mới xuất hiện ở Việt Nam, chuyên lo việc môi giới dịch vụ – như cò máu, cò bệnh, cò mả, cò nhà, cò việc…

Ðã thế – ở xứ sở của chúng ta – bên cạnh cò thật còn có thêm cò … giả, cò đểu và cò mồi. Những con cò chuyên cung cấp những dịch vụ … thừa. Nói cách khác, chúng tạo ra nhu cầu (không có thật) và dùng mánh khóe hay bạo lực bắt mọi người phải sử dụng những dịch vụ (không cần thiết) của mình. Chính loại cò này mới là thủ phạm của tội ác, đáng bị chỉ tên và kết án.

Chuyện lừa lọc của lũ cò giả, như cò lợn (thực ra) không có gì mới mẻ, và chỉ là chuyện nhỏ – của đám cò con – tại thôn quê. Ở bình diện quốc gia, nước Việt còn nhiều thứ cò đểu khác “vĩ đại” (và đáng ngại) hơn nhiều.

Cò chiến thuộc loại này. Sau Thế chiến thứ Hai, khi phong trào giải thực lan rộng trên toàn cầu (và việc trao trả độc lập cho những quốc gia bị trị trở thành một xu hướng không thể đảo ngược ở khắp mọi nơi) thì đám cò chiến ở Việt Nam vẫn cố tạo ra một cuộc chiến “đánh đuổi thực dân để giành độc lập.”

Sau đó, họ tiến hành một cuộc chiến tranh khác bằng cách hô hoán lên là đất nước bị xâm luợc, rồi bắt ép nửa phần dân tộc Việt đi chém giết nửa phần còn lại. Trong cả hai cuộc chiến (rất) “thần thánh” và (hoàn toàn) không cần thiết đó, đám cò đểu đều thắng lợi một cách vẻ vang. Chỉ có nhân dân là (đại) bại – theo như cách nói của thi sĩ Nguyễn Duy.

Dù đã thua te tua, và thua thê thảm liên tiếp qua mấy thế hệ nguời như thế, dân chúng vẫn chưa được để yên. Sau 1975, ở Việt Nam bỗng xuất hiện một loại cò giả khác – gọi là cò người. Ðám cò đểu này tạo ra đủ thứ áp lực khắc nghiệt khiến hàng triệu người Việt phải quyết định bỏ nước ra đi, và chính chúng đứng ra “bán bãi thu vàng” cho những chuyến phiêu lưu nát lòng và hãi hùng này.

Đọc nguyên bài

Bài liên hệ (cò hải ngoại): Little Saigon (Seattle) yêu cầu thị trưởng …

Xáo – Tưởng Năng Tiến

In Chính trị (Politics), Tạp văn, Việt Nam on 2009/11/10 at 11:12

Cái cò, cái vạc, cái nông. Ba cái cùng béo vặt lông cái nào. Riêng cái xáo, cái xảo, cái xạo của CSVN thì cần phải vạch ra hết. Dưới đây là trích dẫn bài viết “Xáo” của Tưởng Năng Tiến. Bài viết đề cập đến “Hội Nghị Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” – một trò tuyên truyền, chính trị vận ở các hình thức kiều vận, trí vận, sinh viên vận qua nghị quyết 36 của Trung Ương Đảng CSVN.

Bài liên hệ (về vài sinh hoạt đáng ngờ trong cộng đồng hải ngoại): Những cái nhập nhằng không tên

Bản tiếng Anh (Essay on dubious community activities in Seattle): The Unspoken Ambiguities

… Hà Nội được cả thế giới biết nhắc đến vì một đặc sản khác, nổi tiếng và độc đáo hơn nhiều: xáo voi!

Đây là một sản phẩm thuần túy quốc doanh, được sản xuất và phổ biến liên tục (từ hơn nửa thế kỷ qua) dưới nhiều hình thức – khẩu hiệu, bích chuơng, chiến dịch, phong trào, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, diễn văn, xã luận, bình luận, tuyên ngôn, tuyên cáo, tuyên bố … – và bằng mọi phương tiện truyền thông của Đảng và Nhà Nước.

Nhân dịp Hội Nghị Người Việt Nam Ở Nước Ngoài – được tổ chức lần đầu, tại Hà Nội, vào cuối tháng 11 năm 2009 – tưởng cũng nên mời qúi vị đại biểu về tham dự nếm thử một chén xáo voi (từ Nghị Quyết 36) cho nó biết mùi ăn chơi, giữa lòng cách mạng:

;

Đọc nguyên bài Xáo

Viễn Xứ và Viễn Ý – Tưởng Năng Tiến

In Chính trị (Politics), Việt Nam on 2009/09/28 at 17:34

BBT: Xin gởi quý bạn đọc phần trích dẫn bài viết “Viễn Xứ và Viễn Ý” của Tưởng Năng Tiến. Bài viết đề cập đến trò tuyên truyền, chính trị vận ở các hình thức kiều vận, trí vận, sinh viên vận qua nghị quyết 36 của Trung Ương Đảng CSVN.

Bài liên hệ (có những sinh hoạt đáng chú ý tại Seattle):  Những cái nhập nhằng không tên

Bản tiếng Anh (Essay on dubious community activities in Seattle):  The Unspoken Ambiguities

Nghị quyết 36, trong phần những “nhiệm vụ chủ yếu,” có đoạn như sau: “Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại… Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng Internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh, thiếu niên người Việt Nam ở nước ngoài.

Nói như thế người Việt gọi là “nói trạng,” hay “nói khoác”. Và cái giọng điệu ba hoa, khoác lác tương tự không thiếu trong bản Nghị quyết này. Theo thiển ý: đã đến nước phải ngồi ngửa nón giữa chợ (đời) thì cũng nên bỏ cái thói huyênh hoang, và cái tính khoác lác đó đi. Kỳ lắm.

Nghị quyết 36 gồm 3.824 chữ nhưng không có một chữ nào – nửa chữ cũng không luôn – đề cập đến nguyên do khiến mấy triệu người Việt phải lưu lạc và tứ tán khắp năm châu. Nói cách khác, đây là một “bản nghị quyết không đầu.” Thiếu đầu thì làm gì có hậu. Sao mà đoảng dữ vậy, mấy cha?

Cứ làm như thể là khi khổng khi không (cái) từ trên trời, có mấy triệu đứa Việt Nam rơi rớt xuống khắp cả địa cầu vậy. Đảng chỉ tiện tay gom cả đống lại cho nó gọn, rồi tiện miệng phán luôn: “Tụi tao đang kẹt lắm. Tụi bay sẵn có tiền, có của thì đóng góp cái này cái kia chút chơi nha.” Chơi như vậy có mà chơi với chó.

Nói gần, nói xa chả qua nói thiệt: chỉ có những thằng những con mất trí nhớ, hay tụi chó má, mới chơi (được) với tụi mày thôi.

Đọc nguyên bài Viễn Xứ và Viễn Ý