vietsoul21

Posts Tagged ‘giáo dục’

Sách: “Voices from the Second Republic of Vietnam” (Tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH)

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Việt Nam on 2015/03/08 at 14:39

Cộng đồng thuộc giới trí thức, nhất là sử gia hàn lâm tại Hoa Kỳ và các nước đã phát triển từ tây sang đông đang dần dần chuyển mình trong các hoạt động có lợi cho lý tưởng của cộng đồng Việt hải ngoại dù rất chậm.

Sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm gần bốn mươi năm, một số nhà nghiên cứu dần tìm cách trườn thoát khỏi vị trí thiên tả đầy định kiến với xã hội miền Nam trước 1975.

Cái định kiến thiên tả (ảnh hưởng và tạo ảnh hưởng dư luận qua phong trào chống chiến tranh, nhất là tại Hoa Kỳ) này đã không ít thì nhiều tạo tác động tiêu cực đến sự phát triển cộng đồng người Việt tỵ nạn CSVN khắp nơi trên thế giới. Những nhà nghiên cứu này hiện phần nào đang tiếp tay chúng ta xây dựng một công trình phục hồi lịch sử và văn hóa miền Nam Việt Nam.

Trong đó có một sản phẩm mới rất giá trị mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây.

Mời quý bạn và quý vị xem sách mà chủ bút là học giả Keith Taylor–tác giả nổi tiếng của quyển “The Birth of Vietnam” (Việt Nam Khai Quốc”)–vừa cho xuất bản:

Voices from the Second Republic of Vietnam” (Những tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH),

Xin được nhắc lại, học giả Keith Taylor là “hiện là giáo sư Khoa Khảo Cứu Á Châu (Asian Studies) ở đại học Cornell, New York. Ông thông thạo tiếng Việt và là cựu chiến binh đã sang đánh trận ở Việt Nam vào đầu thập niên 1970. Quyển “The Birth of Việt Nam” (Việt Nam Khai Quốc) được thành hình từ luận án tiến sĩ của ông (hoàn tất năm 1976 tại đại học Michigan), dựa trên những khảo cứu của rất nhiều tài liệu Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam, cùng những bằng chứng từ những địa thế được khai quật vào giữa thế kỷ 20. Ông ra mắt quyển A Concise History of Vietnam (Lịch Sử Việt Nam Tóm Lược (Cambridge University Press). Gần đây, ông đã xuất bản tuyển tập biên khảo/nhận định Monde du Viet Nam (với Frédéric Mantienne) để tỏ lòng thành đối với Giáo sư Nguyễn Thế Anh (Paris: Les Indes Savantes, 2008).” (http://damau.org/archives/5400) [Toàn bộ bản tiếng Việt của quyển “The Birth of Vietnam” (Việt Nam Khai Quốc) đã được đăng tải trên tạp chí Da Màu]

Đại ý của sách “Những tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH” qua lời giới thiệu của nhà xuất bản:

“Các bài tiểu luận trong cuốn sách này bắt đầu từ một hội nghị chuyên đề được tổ chức tại Đại học Cornell vào tháng Sáu năm 2012. Nhiều kinh nghiệm và quan điểm trình bày đa dạng trong quyển này được viết bởi những người, trong khi đối mặt với một cuộc chiến vô vọng, vẫn đã nỗ lực cùng chính phủ đại diện xây dựng một hệ thống hiến pháp trong khuôn khổ của nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (1967-1975).

Chế độ Việt Nam Cộng Hòa thường được cho là một thực thể tồn tại thống nhất trong suốt hai thập kỷ (1955-1975). Tuy nhiên, chính trị Việt Nam lúc đó thật ra đã xuyên qua một quỹ đạo thời chiến rất năng động chuyển mình từ độc tài (Đệ Nhất Cộng Hòa, 1955-1963) qua thời hỗn loạn (giai đoạn trung, 1963-1967) để thành một thử nghiệm tương đối ổn định có bầu cử dân chủ dưới nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Các thành kiến xưa nay về hai giai đoạn đầu tiên này tại miền Nam Việt Nam thường xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm, kể cả hai loại hàn lâm và phổ thông, và đa số thường là những khắc họa cho một bức tranh châm biếm về một chế độ độc tài tham nhũng và không ổn định. Chưa có mấy ai tìm cách đánh giá những thành tựu trong suốt tám năm đó của nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Các dữ kiện trong tập sách này phản ảnh nhiều kinh nghiệm, quan điểm, và phong cách thể hiện khác nhau. Các hồ sơ này đã cho thấy các mục tiêu và ý kiến của những người trí thức miền Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 thật đa dạng. Sự đa dạng này là lý do căn bản nhất cho việc tham chiến khi so sánh với xã hội toàn trị của miền Bắc Việt Nam.

Các thành kiến rập khuôn giữa người Hoa Kỳ lúc đó và sau này, thậm chí cho đến ngày nay, khi nhận định rằng nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ độc tài nên xứng đáng để đánh bại, dù là một sự vu khống thời cơ nhưng vẫn là một sự vu khống.

Những nỗ lực của miền nam Việt Nam để tạo ra một chính phủ dân chủ dù trong nghịch cảnh là một câu chuyện vẫn chưa cách gì vượt ra khỏi những huyền thoại tư lợi của Hoa Kỳ, những huyền thoại đã liệm chôn đồng minh bị nguyền rủa sỉ vả nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Mục đích biên soạn cho cuốn sách này không phải chỉ để vực dậy tiếng nói của người Việt Nam Cộng Hòa trước khi quá trễ, mà còn cho người Mỹ một lựa chọn cuối, sau gần nửa thế kỷ, hiểu rõ hơn đồng minh của mình—người đồng minh mà hàng ngàn thanh niên Hoa Kỳ đã vì họ mà hy sinh.”

Một vài tác tác giả tiêu biểu trong quyển sách này là cựu đại sứ Bùi Diễm, thẩm phán Phan Quang Tuệ, Đề-đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Phan Công Tâm–cựu nhân viên của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Ông Hoàng Đức Nhã–cựu Tổng-trưởng Dân-vận Chiêu hồi và bí thư cho tổng thống Nguyễn văn Thiệu, cũng đã tham gia hội nghị này và chia xẻ nội dung hội nghị (phần I & phần II) với ông Võ Thành Nhân/đài SBTN-Washington DC.

Đề tài hội thảo “Tiếng nói của Miền Nam: Nhận Xét Quan Điểm của những Vị Lãnh Đạo của Miền Nam” (Symposium Voices from the South: Testimonies from the Last Leaders of the Republic of Vietnam) vào tháng 6/2012 (cũng là đề tài trong quyển sách này) bao gồm các vấn đề như sau:

  • Mỹ Hóa Chiến Tranh Việt Nam (Americanization).
  • Giảm thiểu sự Mỹ Hóa (De-Americanization).
  • Tình báo và phản tình báo (Intelligence and Counter- intelligence).
  • Hải Chiến Hoàng Sa -Trường Sa năm 1974 (1974 Battle of the Paracel Islands against the People’s Republic of China).
  • Chiến dịch an ninh và cảnh sát tại Saigon (security and police operations in Saigon).
  • Dân chủ và sự năng động của hệ thống đa đảng  trong Lập Pháp (democracy and multi-party dynamics in the legislature).
  • Cac nỗ lực cố gắng giữ các tự do như báo chí và hội họp (attempts to guarantee civil freedoms such as freedom of the press and freedom of assembly).
  • Cải cách ruộng đất như đạo luật “người cày có ruộng” (agricultural and rural land reforms).
  • Chiến lược kinh tế (economic strategy).

Quý vị có thể xem hình ảnh của các tác giả trong quyển sách này cũng như của ban tổ chức và ông chủ bút Keith Taylor trong thời gian hội nghị tại Đại học Cornell vào tháng 6 năm 2012 tại Việt Báo. Một số hình ảnh khác và dữ kiện về cuộc hội thảo này sẽ được tìm thấy trong bản tường thuật tiếng Anh, “Voices from South Vietnam at Cornell University” (6/15/2012), của giáo sư François Guillemot, người đại diện cho Viện Khảo Cứu Á Châu tại Lyon, Pháp [Lyon Institute of East Asian Studies (IAO)], đã có mặt tham gia trong hội thảo này.

Thư gởi RFA về Cuộc phỏng vấn của Việt Hà và vấn đề chuyển ngữ của Vũ Hoàng với tác giả cựu phóng viên chiến trường Uwe Siemon-Netto qua bài “Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức”

In Cộng Đồng on 2015/02/15 at 18:11

BBT (3/5/2015): Ban điều hành đài Á Châu Tự Do (RFA) đã sửa chữa các vấn đề, nhất là tựa đề sách và cho đăng tải phần hai của cuộc phỏng vấn, mặc dù không trả lời chúng tôi. Đây là các vấn đề mà chúng tôi nêu ra trong lá thư dưới đây.

BBT (2/16/2015): Hôm qua, sau khi chúng tôi cho đăng lá thư viết cho ban điều hành của đài RFA than phiền về việc phiên dịch sai sót (mang tầm ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc định hướng dư luận tiêu cực) qua cuộc phỏng vấn của Việt Hà với một cựu phóng viên chiến trường người Đức từng có mặt tại Việt Nam trong thập niên 1960 và 1970 trước biến cố tháng 4 1975, có thể sẽ có người sau khi đọc lá thư này sẽ nghĩ là chúng tôi quá cẩn thận.

Chúng tôi thiển nghĩ lá thư này không phải là chuyện phản ứng một cách “cực đoan”, chi li hay “vạch lá tìm sâu”.

Lý do? Chúng tôi đã viết như sau trong đoạn kết của lá thư:

“… dù vô tình hay cố ý, việc chuyển ngữ mang tính chủ đích này đã làm lợi cho nghị quyết 36 của ĐCSVN.

Nói một cách khác, ngôn ngữ thì không tránh khỏi tính chính trị dù ta cố tìm cách bào chữa và cho nó chỉ là “từ vựng” mang tính trung lập. Dịch thuật, do đó, bị giới hạn vì bản sắc và phẩm chất của bản dịch cuối cùng chịu ảnh hưởng của người mang trách nhiệm chuyển dịch–không những chỉ ở mức độ khả năng và trình độ mà còn do thành kiến định chế từ kinh nghiệm sống và bối cảnh văn hóa và không gian chính trị–nơi mà từ đó họ đã sinh trưởng.”

Điều độc hiểm xảo quyệt trong chủ đích lựa chọn hay cắt xén ngôn từ này đã từng được chứng minh.

Ví dụ, mới đây ông Thomas Bass, một phóng viên nghiên cứu đang giảng dạy tiếng Anh và báo chí tại Đại học tiểu bang New York ở Albany và người đã làm một cuộc thí nghiệm để nghiên cứu kiểm duyệt ở Việt Nam, đã từng nhận định như sau trong bài viết mang tựa đề, “Vietnam’s concerted effort to keep control of its past” (Nỗ lực của Việt Nam để giữ quyền kiểm soát về lịch sử quá khứ)

“In fact, the most insidious changes occur at the level of language.” (Trong thực tế, những thay đổi độc hiểm nhất xảy ra ở cấp độ ngôn ngữ.)

(Xin xem toàn bộ bài viết của ông đã được chúng tôi phiên dịch tại https://vietsoul21.net/2015/02/02/no-luc-cua-viet-nam-de-giu-quyen-kiem-soat-ve-lich-su-qua-khu/)

Chuyện nhỏ nhưng không phải nhỏ là vậy.

Nếu chúng ta coi thường tầm ảnh hưởng mang tính chính trị của ngôn ngữ qua hành động các con chữ được gạn lọc và bị cắt xén theo một chủ thuyết mục đích tuyên truyền nào đó, chúng ta vô hình chung đã rơi vào bẫy độc hiểm xảo quyệt nhất trong tiến trình tạo ra và củng cố diễn luận (discourse) của kẻ nhóm/tập đoàn thống trị.

Diễn luận thì đã xảy ra rất nhiều và cả người làm báo/truyền thông cũng không miễn nhiễm. Chúng tôi do đó cũng đã phân tích tầm ảnh hưởng của diễn luận ví dụ như qua loạt bài về “bất bạo động” trên blog của mình, https://vietsoul21.net/2014/06/07/bat-bao-dong-trong-dien-luan-phan-i/

Chuyện gì xảy ra khi đã rơi vào bẫy tròng diễn luận này? Lú lẫn lãng quên!!!

Chuyện gì xảy ra khi trò chơi qua ngón đòn “lú lẫn lãng quên” thành công? Quý bạn đã có thể tự trả lời rồi đấy.

**************************************************
Re: Cuộc phỏng vấn của Việt Hà và vấn đề chuyển ngữ của Vũ Hoàng với tác giả cựu phóng viên chiến trường Uwe Siemon-Netto qua bài “Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức
Kính gởi ban điều hành Đài Á Châu Tự Do/chương trình Việt Ngữ [Radio Free Asia(RFA)/Vietnamese program]:

cc: vietweb@rfa.org; siemon-netto@siemon-netto.org; uwesiemon@mac.com; uwesiemon@me.com; quyvanly@aol.com

Chúng tôi rất thất vọng về việc dịch thuật của nhân viên đài phát thanh RFA cho tựa sách xuất bản lần thứ ba của tác giả/cựu phóng viên chiến trường người Đức, ông Uwe Siemon-Netto. Nguyên tựa đề của quyển hồi ký tái xuất bản lần thứ hai và thứ ba này là, “Triumph of the Absurd: A reporter’s love for the abandoned people of Vietnam”.

Cuộc phỏng vấn của Việt Hà/RFA này đã được chia ra thành hai kỳ và cho phát thanh phần một trong Chương trình 9:00 tối 12-02-2015 ở phút thứ 30′:13“, và phần hai trong Chương trình 6:30 sáng 13-02-2015 ở phút 11′:22″.

Chúng tôi nhận định việc sai sót này không thật sự liên quan đến trình độ phiên dịch của Vũ Hoàng và Việt Hà—hai nhân viên gốc gác sinh trưởng và lớn lên tại miền Bắc Việt Nam và đã được quý đài tuyển mộ trong một thời gian tương đối khá dài.

Quyết định cố ý dịch tựa sách thành “Đức: Thâm tình của một phóng viên với thương binh Việt Nam” tuy nhìn trên bề mặt chỉ như một sai sót thật ra là nghiêm trọng và có liên quan đến các vấn đề sau đây:

(1)          Sai sót lớn trong chuyển ngữ:

(1a).       Chúng tôi muốn biết vì lý do gì tựa đề của quyển hồi ký xuất bản lần thứ ba là “Triumph of the Absurd: A reporter’s love for the abandoned people of Vietnam” đã bị chuyển dịch thành “Đức: Thâm tình của một phóng viên với thương binh Việt Nam”?

Nếu dựa vào tựa sách lần xuất bản đầu tiên, “Đức: A Reporter’s Love For a Wounded People” thì ít ra cũng phải được tạm dịch là “Đức: Thâm tình của một phóng viên dành cho một dân tộc nhiều đau thương”. Nếu dựa vào tựa sách lần hai và ba thì phải dịch là “Sự Vinh Quang Phi Lý: Thâm tình của một phóng viên dành cho một dân tộc bị bỏ rơi”.

Khi cố ý dịch từ “dân tộc” thành “thương binh Việt Nam” và xóa từ “đau thương” hay “bỏ rơi” cho tựa đề của hồi ký thì việc chuyển ngữ này mà Vũ Hoàng và Việt Hà đã làm với chủ đích gì? Đây không phải là việc sai sót nhỏ. Tại sao giảm thiểu tựa đề của quyển hồi ký xuống chỉ còn nhắm đến thành phần “thương binh” thay vì một “dân tộc”? “Thương binh Việt Nam” nào trong bối cảnh nào được đề cập?

Nếu e có sự ngộ nhận trong từ ngữ “dân tộc” trong quyển hồi ký này thì điều cần thiết là phải có chú thích/giải thích về chữ “dân tộc” mà tác giả đề cập đến và nhấn mạnh trong hồi ký này là dân miền Nam Việt Nam trong thời kỳ trước tháng 4 năm 1975. Thật ra, theo thiển nghĩ của chúng tôi, ông Siemon-Netto đã nghĩ rộng hơn nữa, “dân tộc” là cả một dân tộc Việt Nam đã bị bỏ rơi và chịu đau khổ cho đến ngày hôm nay vì một cuộc chiến oái ăm do những kẻ phi lý được Liên Xô và Trung Cộng hỗ trợ cả tiền và vũ khí.

Như đã đề cập ở trên, hồi ký của ông Siemon-Netto đã xuất bản ba lần. Chúng tôi chú ý đến các hoạt động liên quan đến quyển hồi ký này từ khi khởi đầu, và đã có các bài dịch thuật đăng tải liên quan đến quyển hồi ký này trên trang blog của VietSoul:21. Đây là một sản phẩm văn hóa/giáo dục hiếm hoi quan trọng ra đời trong khoảng thời gian gần đây đồng loạt với một vài tác phẩm (ví dụ như Lan Cao với “Hoa Sen và Bão Tố” hay bộ phim của Rory Kennedy “Những Ngày Cuối Cùng tại Việt Nam”) mang tính khôi phục các góc cạnh lịch sử đã bị bóp méo/bôi xóa, cũng như tôn trọng sự thật từ lăng kính và kinh nghiệm sống của kẻ/nhóm không có tiếng nói và đã/đang bị bịt miệng vì nhiều lý do mang tính chính trị. Tại sao hiếm có? Vì đây là một sản phẩm hoàn toàn đưa ra góc nhìn phản kháng khác hẵn 700 sản phẩm văn hóa thiên tả–từ phim ảnh Hollywood đến sách nghiên cứu hàn lâm–khác tại Hoa Kỳ đã ra đời chất chứa nhiều định kiến và sai lệch về cuộc chiến Việt Nam.

Do đó, việc cố tình dịch thuật méo mó tựa sách sẽ ảnh hưởng tầm nhìn của những cá nhân và thành phần nào? Chắc chắn là không phải là những ai theo dõi xuyên sát về các sản phẩm mang giá trị quan trọng về lịch sử và chính trị, chẳng hạn những bloggers như chúng tôi.

(1b) Sau khi có cuộc phỏng vấn của Việt Hà với chính tác giả, phần I của cuộc phỏng vấn này đã được dịch và đăng tại link của RFA sau đây, http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/memory-vn-war-b-german-reporter-02132015130158.html?searchterm:utf8:ustring=Uwe+Siemon-Netto.

Chúng tôi muốn biết tại sao phần hai (từ phút 11’22” đến 17’44”) không được chuyển ngữ và đăng tải trên blog của đài? Đây là đoạn phỏng vấn không kém phần quan trọng khi Việt Hà đặt các câu hỏi thường được đặt để bởi các ký giả/giáo sư/chính trị gia thuộc thành phần thiên tả.

Thật ra cách phỏng vấn thuộc phần hai này không phải là chuyện không nên làm, nhưng cũng giúp chúng tôi có thể nhận định rõ ràng về các chủ ý phi dân chủ của các tác giả/người làm việc liên quan đến truyền thông báo chí cũng như các giới hạn của ngôn ngữ và dịch thuật. Điều này ông Siemon-Netto cũng đã đề cập tới trong quyển hồi  ký để phê phán các chủ đích và hành động không trung thực của giới truyền thông cánh tả tại Hoa Kỳ trong thập niên 1970.

Tóm lại, đây là việc làm với các quyết định không thiếu tính chính trị. Chúng tôi sẽ đề cập rõ điều này thêm trong phần 3.

(2)          Trách nhiệm dịch thuật và phỏng vấn:

Qua nhận xét mà chúng tôi đã đưa ra trong phần 1(b), câu hỏi cần được đặt ra là làm thế nào để tạo sự cân bằng chính xác trong vấn đề dịch thuật/phỏng vấn? Ai là người đảm nhiệm giám sát cho việc chỉnh sửa/sắp xếp nhân viên cho các công việc phỏng vấn/phỏng vấn/chuyển dịch này? Tại sao việc dịch thuật này lại đi ngược với tôn chỉ hoạt động—nhất là “không bè phái”—mà chương trình phát thanh lặp đi lặp lại hằng ngày trên sóng? Việc giám sát dịch thuật/phỏng vấn thuộc các vị điều hành nào?

Chúng tôi thiết nghĩ các quý vị đã từng có kinh nghiệm sống tại miền Nam Việt Nam và thuộc cấp cao hơn hai nhân viên này chẳng lẽ không có trách nhiệm giám sát kiểm chứng nhằm gắn liền với tôn chỉ “độc lập” và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp hay sao? Hơn thế nữa, tại sao không có sự sắp xếp giúp cho một ký giả miền bắc có thể làm việc với một nhân viên miền nam thuộc thế hệ thứ nhất hay 1.5 đã từng sống hoặc hiểu kinh nghiệm của người miền Nam trước năm 1975 để cùng trao đổi đối thoại và tra dò kiểm chứng trước khi cho ra đời các chuyển dịch và phỏng vấn mang tính lịch sử và chính trị như thế này?

(3)          Tầm ảnh hưởng của viêc chuyển ngữ sai sót lớn này:

Như đã đề cập ở trên, đám đông thính giả mà quý đài nhắm vào là đa số dân chúng trong nước tức là nhữnng ai không biết hoặc không rành Anh ngữ hay/và không hề biết về các sản phẩm văn hóa/lịch sử đề cập đến cũng như kinh nghiệm sống của kẻ bị trị và đàn áp bởi CSVN trong vòng 70 năm nay. Điều đó đồng nghĩa với một tầm ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông trong việc định hướng dư luận và mang tính phi dân chủ. Ngoài ra, dù vô tình hay cố ý, việc chuyển ngữ mang tính chủ đích này đã làm lợi cho nghị quyết 36 của ĐCSVN.

Nói một cách khác, ngôn ngữ thì không tránh khỏi tính chính trị dù ta cố tìm cách bào chữa và cho nó chỉ là “từ vựng” mang tính trung lập. Dịch thuật, do đó, bị giới hạn vì bản sắc và phẩm chất của bản dịch cuối cùng chịu ảnh hưởng của người mang trách nhiệm chuyển dịch–không những chỉ ở mức độ khả năng và trình độ mà còn do thành kiến định chế từ kinh nghiệm sống và bối cảnh văn hóa và không gian không gian chính trị–nơi mà từ đó họ đã sinh trưởng. Hơn nữa, người điều hành trong giới truyền thông phải chịu một trách nhiệm lớn một khi việc định hướng dư luận đã trở thành tiêu cực và ở mức độ nghiêm trọng.

Bản Anh ngữ của lá thư này sẽ được chuyển đến đài RFA và các tác giả/dịch giả liên quan đến hồi ký này trong vài ngày tới. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm có phúc đáp của ban điều hành chương trình RFA/Việt Ngữ về vấn đề nghiêm trọng này.

Kính thư,

VietSoul:21

Trần Trung Đạo: Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Tạp văn on 2013/05/25 at 07:56

 

Một nữ đặc công thuộc lực lượng biệt động thành Sài Gòn được bộ máy tuyên truyền Cộng Sản đánh bóng đến mức không thể nào bóng hơn. Đó là bà Võ Thị Thắng. Nụ cười khá ăn ảnh của bà bên ngoài tòa đại hình Sài Gòn, được một phóng viên Nhật chụp ngày 27 tháng 7 năm 1968 và được Trần Quang Long đưa vào nhạc phẩm Nụ cười chiến thắng. Bắt lấy cơ hội tuyên truyền, theo chỉ thị của đảng, từ đó, không biết bao nhiêu phim, nhạc, thơ, bình luận, hồi ký, bút ký đã viết về bà Võ Thị Thắng.

Kỹ thuật nhồi sọ theo kiểu “Tăng Sâm giết người” rất đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Những thông tin có tính chỉ đạo của đảng đã theo nhiều ngã tấn công và tấn công liên tục vào ý thức vào con người. Từ sáng đến chiều, từ ban ngày qua ban đêm, từ năm tàn qua tháng tận, dần dần không chỉ các em học sinh có tâm hồn ngây thơ trong trắng yêu “nụ cười chiến thắng” của bà mà cả người lớn cũng say mê những “mẫu chuyện anh hùng” về bà Võ Thị Thắng.

Và không những đảng viên CS mà cả những người “phê bình đảng”, những “nhà phản biện” cũng không thoát ra khỏi sức hút của “nụ cười Võ Thị Thắng”. Trong phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tháng 4 năm 2011, và lần nữa sau phiên tòa xử hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mới đây, “nụ cười chiến thắng” của Võ Thị Thắng lại được một số tác giả nhắc đến để ca ngợi tinh thần yêu nước dũng cảm của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha. Khi dùng nụ cười một nữ khủng bố để so sánh với ước vọng dân tộc, nhân bản và hòa bình trong tâm hồn trong như ngọc của một nữ sinh viên, các tác giả không để ý đến những nghịch lý vô cùng căn bản trong hai mục đích sống, hai phương pháp đấu tranh và hai nhân cách đạo đức hoàn toàn trái nghịch giữa hai con người.

 Võ Thị Thắng là ai ?

 Bà Võ Thị Thắng, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1945 tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa VIII và khóa IX. Bà là con út của 10 anh em sinh ra trong một gia đình Cộng Sản hoạt động tại Long An. Từ khi còn nhỏ bà đã giúp cha mẹ đưa cơm, nuôi giấu cán bộ CS.

Sau khi từ Long An lên Sài Gòn đi học đến lớp đệ nhị, tức lớp mười một bây giờ, tại trường Gia Long. Theo tài liệu chính thức của đảng, trong thời gian tại Sai Gòn, “Thắng tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định; rồi phong trào công nhân và nhân dân lao động khu xóm, xí nghiệp nội thành; khẩn trương gây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ chính trị nội thành, diệt ác phá kềm, ém quân, vũ khí mai phục, chuẩn bị vào đợt Mậu thân – tổng công kích khởi nghĩa năm 1968.” 

Từ sau Mậu Thân, bà Võ Thị Thắng gia nhập lực lượng biệt động thành Sài Gòn và được giao nhiệm vụ ám sát ông Trần Văn Đỗ. Ông Trần Văn Đỗ chẳng phải là viên chức cao cấp, một chính khách tên tuổi gì của chính phủ VNCH mà chỉ là phường trưởng phường Phú Lâm, quận 6, Sài Gòn. Theo tài liệu đăng trên Quân Đội Nhân Dân ngày 17-09-2009 “Ngày 27-7-1968, sau khi nắm tình hình địch, chị cải trang đột nhập vào nhà tên Đỗ cùng với hai đồng chí yểm trợ vòng ngoài. Hôm đó khác thường lệ tên Đỗ đi ngủ sớm, chị tiến thẳng đến giường tên Đỗ lên đạn bắn hai lần nhưng cả hai phát súng đều không nổ. Thấy động tên Đỗ tỉnh dậy, chị bắn lần thứ ba nhưng không trúng”. Vụ ám sát bị lộ, bà bị bắt, đưa ra tòa đại hình và bị kết án hai mươi năm tù. Sau khi hiệp định Paris ký kết, bà Võ Thị Thắng được trao trả về phía Cộng Sản tại Lộc Ninh vào tháng 4 năm 1974.

Tóm lại, dù “vận chuyển vũ khí mai phục” hay “ám sát”, nhiệm vụ chính của nữ cán bộ CS Võ Thị Thắng là giết người. Bà Thắng không giết Tây, không giết Mỹ nhưng như bằng chứng trước tòa, bà đi giết người Việt Nam.

Hoạt động của biệt động thành Sài Gòn chủ yếu là bắt cóc, ám sát, ném bom, đặt chất nổ tại các nơi công cộng. Những hoạt động đó xét theo tiêu chuẩn nào, vào thời kỳ nào và nhân danh bất cứ lý do gì đều là các hoạt động khủng bố. Yasser Arafat, chủ tịch Tổ Chức Giải Phóng Palestine (Palestine Liberation Organization), một tổ chức có liên hệ rất nhiều với các hoạt động khủng bố chống Do Thái và từng thề sẽ làm cho “cuộc sống của người dân Do Thái không thể nào chịu đựng nỗi” cuối cùng cũng thừa nhận khủng bố là một hành động xấu xa, tội lỗi.

Phương pháp khủng bố của biệt động thành Sài Gòn hoàn toàn giống như hoạt động của phong trào Tháng Chín Đen tại Jordan thập niên 1970, của các nhóm Hồi Giáo cực đoan tại Iraq sau 2003, Taliban tại Afghanistan sau 2001, của cánh cực đoan quân sự Hamas tại Palestine, của tổ chức al-Qaeda tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Giống như hầu hết các tổ chức khủng bố, ngoài việc lấy mục đích biện minh cho phương tiện bất nhân, những kẻ giết người cũng đã được ca ngợi và vinh danh.

Để giết một người Mỹ các nhóm khủng bố al-Qaeda đã giết hàng trăm người dân chính nước họ như các hành động đặt đang bom diễn ra tại Iraq. Tương tự, để giết một người Mỹ hay một người lính VNCH, các biệt động thành Sài Gòn đã giết nhiều người Việt Nam vô tội trong đó có đàn bà trẻ em. Một người Việt Nam lớn tuổi nào cũng không thể quên “chiến công hiển hách” của lực lượng biệt động thành tại nhà hàng Mỹ Cảnh tối 25 tháng 6, 1965. Trong số hàng trăm người chết do hai trái mìm đặt tại nhà hàng có nhiều “kẻ thù nhân dân” còn mặc tả.

Nguyễn Phương Uyên là ai ?

 Nguyễn Phương Uyên, sinh 12 tháng 10, 1992, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cư ngụ xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.

Khác với Võ Thị Thắng được cha mẹ nuôi dường bằng lòng “căm thù Mỹ Ngụy”, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, dù tham gia đoàn trường của đại học nhưng bản chất là một cô bé ngoan hiền, hồn nhiên, hiếu thảo và có tấm lòng vị tha đối với mọi người. Trong hai mươi mốt năm làm người từ lúc mới sinh ra cho đến nay, cô bé mảnh mai này, ngoại trừ lúc vô tình dẫm lên, có thể chưa tự tay giết một con kiến đừng nói chi nghĩ đến chuyện giết người. Một bộ ảnh do bạn bè thu thập cho thấy một Phương Uyên sống yên vui bên cạnh gia đình. Các em vui chơi, nhảy nhóc tung tăng, cười nói hồn nhiên như một cánh bướm vàng trong khu vườn xuân tuổi trẻ. Một bạn học của em trả lời đài Á Châu Tự Do: “Năm cấp 3, em và Uyên chơi thân với nhau. Trong lớp học, Uyên học rất chăm chỉ. Bạn ấy hiền lắm. Khi đi học, bạn bè có gì là bạn ấy hay giúp đỡ lắm. Nói chung, bạn ấy rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè.”

Khác với Võ Thị Thắng là sản phẩm tuyên truyền, được sơn bằng những lớp son phấn giả tạo, Nguyễn Phương Uyên là một con người thật, tinh khôi như một thiên thần. Trong lúc Võ Thị Thắng đấu tranh bằng phương tiện giết người, bạo động Nguyễn Phương Uyên chọn phương pháp ôn hòa để gióng lên tiếng nói của mình. Che khuất trong đôi cánh thiên thần Phương Uyên là lòng yêu nước vô cùng trong sáng. Trong vóc dáng như sợi tơ tưởng chừng một cơn gió nhẹ cũng có thể thổi em bay ra khỏi cửa sổ là một trái tim chan chứa tình dân tộc không thể nào lay chuyển được. Em đứng trước tòa án CS nhẹ nhàng như một nhánh lau non trước cơn bão lớn, điềm tỉnh nhưng cương quyết: “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. Và em nói tiếp “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.

Tại sao nhiều người vẫn tin vào các “anh hùng” do đảng CS dựng nên ?

Nikolai Bukharin, lý thuyết gia Cộng Sản, chủ nhiệm báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS Liên Xô và người bị Stalin thanh trừng năm 1938, viết trong tác phẩm kinh điển “ABC về chủ nghĩa Cộng Sản”: Tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, về lâu dài trở thành một phương tiện để xóa bỏ mọi tàn tích cuối cùng của tuyên truyền tư sản bắt nguồn từ chế độ cũ, và là phương tiện mạnh mẽ để tạo ra một hệ lý luận mới, một cách suy nghĩ mới, một tầm nhìn về thế giới mới.” 

Với chủ trương đó, chính sách trồng người của các chế độ CS thể hiện qua hai phương pháp: giáo dục và tẩy não.

Về giáo dục, nền giáo dục Cộng Sản không đặt trên cơ sở khách quan khoa học nhưng là một hệ thống tuyên truyền phục vụ cho các mục tiêu của đảng và nhà nước CS trong mỗi thời kỳ. Về tẩy não, năm kỹ thuật căn bản được áp dụng triệt để trong phạm vi toàn xã hội cho đến từng người: cô lâp, kiểm soát, tạo sự bất an, lập đi lập lại và gây xúc động cho đối phương.

Nhận thức của con người không ở trong trạng thái tỉnh nhưng luôn luôn biến động, thay đổi và đón nhận các nguồn thông tin từ bên ngoài bao gồm xã hội, giáo dục, môi trường thiên nhiên và cả cơ thể của chính con người. Chủ động kiểm soát được nguồn thông tin đi vào ý thức con người là kiểm soát được con người. Cả năm phương pháp tẩy não được thực hiện liên tục, phối hợp chặt chẽ và tác dụng hỗ tương vào nhận thức con người cho đến khi đối tượng hoàn toàn bị đặt trong vòng kiểm soát. Các nguồn thông tin do chế độ CS cung cấp có tính hệ thống, theo từng tuổi, từng giai đoạn trưởng thành thâm nhập vào nhận thức con người, củng cố và đóng đinh trong đó. Có lần Stalin phát biểu một ngày nào đó vai trò của Bộ Công An sẽ không còn cần thiết. Ý của tên đồ tể này là khi đó người dân đã bị cơ chế hóa, một hình thức thuần hóa trong sinh vật, đến mức các luật lệ sẽ không cần phải áp đặt mà vẫn được chấp hành như một phản xạ tự nhiên.

Biết rõ tuổi trẻ là tuổi của khát vọng xanh tươi, nhiệt tình nồng cháy nhưng chưa có những tham vọng cá nhân, bộ máy tuyên truyền của các quốc gia Cộng Sản sản xuất các anh hùng mang tinh thần dâng hiến.

Có một thời tác phẩm Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovsky là tác phẩm gối đầu giường của đa số thanh niên CS khắp thế giới, trong đó có thanh niên miền Bắc. Nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người bị giết tại Quảng Ngãi cuối tháng 6 1970, bắt đầu với câu trích từ tác phẩm này “Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người“. Tương tự, trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, tử trận tại Quảng Trị mùa hè 1972, cũng thế, đầy những trích dẫn Thép đã tôi thế đấy. Ngày 24 tháng 12 năm 1971, Nguyễn Văn Thạc viết về thần tượng Paven của anh: “Dạo ấy Paven mới 24 tuổi. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt hai tai trong lữ đoàn Buđionni anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sỹ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn đời mình cho Đảng, cho giai cấp.”

Trong dòng lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, biết bao nhiêu câu nói, thơ văn hiển hách của lớp lớp anh hùng dân tộc. Có câu nói nào hay hơn, khí phách hơn câu nói của Triệu Nữ Vương “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta”. Có cái chết nào nói lên tình yêu chung thủy, tình yêu nước đậm đà hơn cái chết của Nguyễn Thị Giang, một phụ nữ như Võ Thị Thắng, “Mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ “G” tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người. Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930”.

Những câu nói anh hùng, những cái chết kiên trinh như thế, tại sao thanh niên, sinh viên miền Bắc không học, không sống, không trích dẫn lại gối đầu giường tác phẩm của nhà văn Sô Viết Nikolai Ostrovsky từ tận xứ Ukraine ?

Chỉ vì “nền giáo dục” ngoại lai và nô dịch Việt Nam thực tế chỉ là một phiên bản tuyên truyền của Liên Xô và Trung Quốc.

Trung Quốc có “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong, Liên Xô có “anh hùng lao động” Alexey Stakhanov, CSVN có Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Võ Thị Thắng v.v… Tuy nhiên, theo thời gian và đà tiến của kỹ thuật thông tin, hầu hết “anh hùng” của Liên Xô, Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đều lần lượt được chứng minh là hàng giả.

Chuyện “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong một năm sau khi bị trụ đèn đè chết trở thành anh hùng là một ví dụ rất hề. Bộ máy tuyên truyền của đảng CSTQ, ngoài việc phát hành các tuyển tập thơ, văn còn trưng bày nhiều hình ảnh của Hướng Lôi Phong đang “lao động quên mình” khi còn sống. Tuy nhiên, Susan Sontag, một nhà sản xuất phim ảnh sau khi xem xét bộ ảnh 12 tấm của Lôi Phong đã nhận xét những bức ảnh đó được chụp bằng một phẩm chất và điều kiện kỹ thuật tuyệt hảo đến mức không có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào có thể có mặt bên cạnh Hướng Lôi Phong để chụp. Làm thế nào một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể biết trước một anh chàng binh nhì Hướng Lôi Phong khi anh ta gần như vô danh tiểu tốt, để đi theo và ghi lại “cuộc đời anh hùng” , “một người vì mọi người” của anh ta qua một bộ ảnh chuyên nghiệp? Không quá khó để tìm câu giải đáp. Bộ ảnh chỉ là một sản phẩm tuyên truyền được sản xuất sau khi Hướng Lôi Phong chết. Bây giờ chuyện Hướng Lôi Phong là một chuyện cười nhưng đã có một thời người dân Trung Quốc tin một cách chân thành.

Ran Yunfei, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, cho The Newyork Review of Books, biết “Tất cả những gì đảng CS dạy bạn để kính phục đều là những chuyện giả dối. Hiện nay họ lại thúc đẩy học tập Hướng Lôi Phong lần nữa nhưng ai cũng biết Hướng Lôi Phong là nhân vật giả tưởng do đảng CS nặn ra. Tất cả “anh hùng” đều là giả tạo”.

Sự kiện Tôn Đức Thắng Người thủy thủ phản chiến ở Biển đen của CSVN đã bị Giáo sư Christoph Giebel trong buổi phỏng vấn dành cho BBC khẳng định: “Trong quyển sách của tôi, tôi tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải. Tôi tin là vào thời điểm đó, ông Tôn Đức Thắng đang ở Toulon, cảng miền nam nước Pháp.” Và thê thảm hơn, Lê Văn Tám là một nhân vật ảo, từ tên tuổi cho đến đầu mình và tay chân đều do bộ máy tuyên truyền CSVN nặn ra. Sự kiện này do chính Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ tuyên truyền CSVN thú nhận và được Phan Huy Lê, một trong nhà sử học hàng đầu của chế độ tiết lộ.

Nạn nhân của các “anh hùng” trong nhiều trường hợp lại chính là “anh hùng”. Chuyện Võ Thị Sáu hái hoa cài lên tóc là một điển hình. Theo sách vở của đảng, ngày bị xử bắn, trên đường ra pháp trường Võ Thị Sáu còn rảnh rỗi để dừng lại hái mấy cành hoa cài lên tóc của mình. Lãng mạn hơn, vài phút trước khi bị bắn, bà ta còn gỡ những cành hoa trên tóc để tặng lại cho những người tù đào huyệt lát nữa sẽ chôn mình. Câu chuyện mô tả bà Võ Thị Sáu giống như một công chúa đi dạo vườn hoa chứ không phải một tử tù sắp chết. Hãy tạm gác qua bên việc bà có thể bị tâm lý bất bình thường như nhiều người đang bàn tán mà chỉ xem xét khía cạnh pháp lý. Trên thế giới này, không phải thế kỷ trước và cũng không phải thời các quốc gia nhược tiểu bị cai trị dưới ách thực dân tàn bạo mà cả ngày nay tại các nước văn minh tiên tiến, một tử tù ra pháp trường hai tay phải bị còng và chân phải bị xích. Còng và xích không phải là vì sợ tử tù bỏ chạy nhưng đó là một phần của bản án tử hình. Giống như Hướng Lôi Phong của Trung Quốc, nhân vật Võ Thị Sáu có thể là một người thật, đảng Cộng Sản lợi dụng bà trong tuổi vị thành niên để khích động lòng dân nhưng lại tô vẽ nên một Võ Thị Sáu bịnh hoạn đến độ đáng thương.

Chúng ta đều biết, về mặt kinh tế và kỹ thuật Việt Nam phát triển chậm hơn các quốc gia khác nhiều chục năm tuy nhiên đó chưa hẳn là một mối nguy nghiêm trọng lâu dài. Mối lo lớn của đất nước là về mặt dân trí, xã hội, đạo đức và những mặt này Việt Nam còn thua xa các quốc gia tiên tiến nhiều thế kỷ. Với óc cần cù của người Việt, chúng ta không phải quá lo lắng về một nền khoa học hiện đại, một nền kỹ thuật hiện đại nhưng điều đáng lo lắng nhất là làm thế nào để có những con người Việt Nam với những suy nghĩ đúng, có nhận thức đúng về hướng đi của đất nước hôm nay và mai sau. Phục hưng dân tộc, vì thế, phải bắt đầu ở việc phục hưng các đặc điểm đạo đức, các giá trị nhân bản, khai phóng từ chính trong mỗi người Việt Nam. Một xã hội lương thiện phải được xây dựng bằng những con người có tinh thần hướng thiện.

Một con vẹt có thể cất giọng ca thánh thót và ngay cả hát hay hơn một con chim sơn ca ngoài vườn buổi sáng nhưng không ai bảo tiếng hát của vẹt là biểu tượng cho “mùa xuân, hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do, niềm vui, tuổi trẻ, tính sáng tạo và ngày mới” như khi nhắc đến chim sơn ca. Phương Uyên là tiếng hát của sơn ca trong khu vườn xuân đất nước. Cơn mưa dài chưa dứt, cơn bão lớn chưa ngưng nhưng hy vọng vẫn còn đây trong lòng người Việt. Tổ tiên để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng phong phú với tất cả phương tiện cần thiết để đưa đất nước Việt Nam thành một cường quốc văn minh và hiện đại. Chúng ta có tinh thần độc lập, tự chủ cao hơn bất cứ một quốc gia nào ở vùng Đông Nam Á. Chúng ta đều ôm ấp một giấc mơ Việt Nam huy hoàng, sáng lạng. Cái duy nhất mà chúng ta chưa có đó là một cơ hội. Và cơ hội sẽ không do ai ban cho, không do ai viện trợ nhưng chính người Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ, là những người đang tạo ra cơ hội cho dân tộc mình.

Phân tích chính sách tuyên truyền của chế độ CS để thấy sự tác hại của nó trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cũng cho thấy việc so sánh giữa Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên chẳng khác gì so sánh giữa giả và thật, chiến tranh và hòa bình, hận thù và nhân ái, bóng tối và ánh sáng.

 

FB Trần Trung Đạo 

 

Nguyễn Hưng Quốc – Viết và viết lại lịch sử

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Việt Nam on 2013/02/18 at 15:16

Cho đến nay, nói đến biến cố 30/4/1975, phần lớn chỉ đề cập đến chuyện miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, sau đó, tước đoạt tài sản không những của chính quyền cũ mà còn cả nhà cửa và tài sản của dân chúng, đặc biệt của những người đã bỏ nước ra đi và những người bị liệt vào danh sách “tư sản”. Còn một khía cạnh khác, quan trọng không kém, nhưng rất hiếm khi được đề cập: họ còn tước đoạt cả lịch sử nữa.

Suốt bao nhiêu năm, từ năm 1975 đến giữa thập niên 1980, lúc chính sách đổi mới ra đời, đảng Cộng sản độc quyền trên mọi phương diện, từ kinh tế đến chính trị, tư tưởng và thông tin. Sau phong trào đổi mới, họ nới lỏng việc độc quyền trong lãnh vực kinh tế, nhưng vẫn duy trì sự độc quyền trong các lãnh vực khác của đời sống, trong đó, hôm nay chúng ta chỉ tập trung vào một lãnh vực: lịch sử.

Toàn bộ lịch sử, cũng như toàn bộ những bài viết liên quan đến lịch sử hiện đại Việt Nam được xuất bản trong nước từ năm 1975 đến nay đều được viết bởi những người, nói theo Huy Đức, “thắng cuộc”. Nhưng không phải người thắng cuộc nào cũng được quyền tham gia vào việc viết lịch sử. Bộ hồi ký Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Trung ương Đảng, cũng bị thu hồi với lý do: Nó không hoàn toàn đúng theo cách nhìn “chính thống” của đảng. Tháng 9 năm 2012, Quốc hội Việt Nam thảo luận để sửa lại Bộ luật xuất bản, trong đó, có một thay đổi rất đáng chú ý: Các nhà xuất bản được quyền liên kết với tư nhân, hay “đầu nậu” để xuất bản nhiều thứ sách, trừ các cuốn sách có “nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký”.

Quản lý gắt gao những cuốn sách về lý luận chính trị hay về chủ quyền quốc gia là điều có thể hiểu được. Thêm vào danh sách ấy những cuốn sách về tôn giáo cũng có thể hiểu được: đảng Cộng sản vốn chủ trương vô thần và thường nghi kỵ các tôn giáo. Nhưng còn lịch sử? Nói đến lịch sử, người ta thường nghĩ ngay đến những chuyện đã qua. Trong quá khứ. Chúng có liên quan gì đến chuyện chính trị? Có. Chủ trương của đảng Cộng sản rất nhất quán: Đó là lãnh vực họ muốn giành độc quyền. Đến cả các cuốn “hồi ký” của cán bộ và đảng viên của họ, họ cũng không tin: Chúng cần phải được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Từng câu. Từng chữ.

Có thể nói, nhà cầm quyền không phải chỉ muốn giữ độc quyền trong việc quản lý hiện tại mà còn cả trong việc quản lý quá khứ. Họ muốn thực dân hóa cả ký ức của dân tộc. Chửi nhà Nguyễn, rồi sau đó, công nhận một số đóng góp của nhà Nguyễn là quyết định của họ. Phủ nhận Tự Lực văn đoàn, rồi sau đó, ca ngợi Tự Lực văn đoàn cũng là quyết định của họ. Cả việc viết và viết lại lịch sử đều nằm trong tay họ.

Hoàn toàn.

Với lịch sử xa, còn thế; với lịch sử gần, lại càng hơn thế nữa. Tất cả những gì liên quan đến chiến tranh Việt Nam và sau đó, đều do họ viết. Theo quan điểm của họ. Tuyệt đối không thể có một tiếng nói nào khác. Họ giành sự độc quyền ấy một cách dứt khoát, kiên quyết, không hề nhân nhượng. Và, cho đến nay, không hề mất cảnh giác.

Không thể nói là họ không thành công. Họ thành công ít nhất ở ba khía cạnh: Một, họ khống chế toàn bộ nội dung lịch sử được giảng dạy trong hệ thống giáo dục từ tiểu học đến trung học và đại học. Không có một tiếng nói khác nào lọt vào được để làm nhiễu những tiếng nói của họ. Hai, họ cũng kiểm soát được toàn bộ các xuất bản phẩm chính thức ở trong nước. Một vài cách nhìn khác với quan điểm chính thống của họ đều hoặc bị cấm đoán hoặc bị thu hồi hầu như ngay tức khắc. Ba, cái lịch sử được họ viết hoặc viết lại ấy có khá nhiều ảnh hưởng đến giới học giả Tây phương, những người, một phần, có khuynh hướng chỉ tin cậy vào các văn bản viết; phần khác, do cả tin hay do tính toán, thường sử dụng các văn bản viết được xuất bản trong nước để làm tài liệu tham khảo, có khi là nguồn tài liệu duy nhất. Khi ảnh hưởng lên được giới học giả Tây phương, họ cũng có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người thuộc nhiều thành phần khác nhau trên thế giới.

Có điều, sự thành công của họ không trọn vẹn và càng lúc càng không trọn vẹn. Càng ngày càng có nhiều tiếng nói phi chính thống xuất hiện và để lại những dấu ấn lớn và sâu trong quần chúng, đặc biệt, giới trí thức. Lý do đầu tiên là nhiều người, ngay trong nội bộ đảng, không chấp nhận tham vọng độc quyền viết hoặc viết lại lịch sử của nhà cầm quyền. Họ muốn nói lên những sự thật mà họ từng nghe, thấy hoặc tham gia vào việc thực hiện. Ngày trước, có khi muốn nhưng người ta không dám bắt tay vào việc viết. Vì sợ. Sau ngày chủ nghĩa Cộng sản ở Nga và Đông Âu bị sụp đổ, người ta biết chắc những tiếng nói chính trực của mình, một lúc nào đó, sẽ được lắng nghe, bởi vậy, đâm ra tự tin và hứng khởi để làm việc hơn. Lý do thứ hai là nhờ internet. Ở Việt Nam, nhà nước có thể kiểm soát dễ dàng hệ thống báo chí và xuất bản. Bất cứ cuốn sách hay bài báo nào đi ngược lại quan điểm của họ, họ đều có thể tịch thu. Nhưng việc kiểm soát trên internet không phải dễ. Càng không dễ khi có thêm lý do thứ ba này nữa: sự liên thông giữa trong và ngoài nước. Trước, trong là trong và ngoài là ngoài. Năm 1979, để chuyển được tập thơ của mình ra với thế giới, Nguyễn Chí Thiện đã phải chấp nhận 12 năm tù (1979-1991). Năm 1982, chỉ vì cầm tập thơ chép tay Về Kinh Bắc từ Hà Nội vào Sài Gòn, nhà thơ Hoàng Hưng đã bị bắt và ở tù 39 tháng, còn Hoàng Cầm, tác giả, thì bị 16 tháng tù.

Bây giờ thì khác. Bất cứ bài viết hay cuốn sách nào bị ngăn chận ở trong nước cũng đều được tung lên mạng và truyền bá rộng rãi khắp nơi, trước hết, bởi cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, sau đó, bởi chính những người hiện đang sống trong nước.

Chính nhờ ba lý do kể trên, trong những năm vừa qua, chúng ta được đọc khá nhiều cuốn sách hay về lịch sử đương đại Việt Nam được nhìn từ nhiều góc độ và qua kinh nghiệm của nhiều người khác nhau. Trong số đó, nổi bật nhất là các cuốn Hồi ký 1940-1945 của Trần Văn Giàu, Hồi ký của một thằng hèn của nhạc sĩ Tô Hải, Hồi ký của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Hồi ký không tên của Lý Quý Chung, Ký ức và suy nghĩ của cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ, hồi ký Tôi bị bắt của nhà thơ Trần Vàng Sao, và gần đây nhất, cuốn Bên thắng cuộc, gồm hai tập, của nhà báo Huy Đức.

Người ta thường nói: Lịch sử luôn luôn được viết bởi những người chiến thắng. Điều đó nhất định là đúng. Nhưng có lẽ chỉ đúng với hai điều kiện: Một, những kẻ chiến thắng ấy nắm quyền cai trị một quãng thời gian dài, thật dài, đủ để rửa sạch mọi ký ức của cả cộng đồng (như các triều đại phong kiến ngày xưa); và hai, dân chúng hoàn toàn cam chịu im lặng, hoặc nếu không, cũng không có bất cứ phương tiện hay cơ hội nào để lên tiếng. Với cả hai điều kiện ấy, nhà cầm quyền Việt Nam đều không có. Họ có thể đốt sạch sách vở ở miền Nam nhưng lại không thể đốt chúng ở ngoại quốc, trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như trong các thư viện lớn của thế giới. Họ có thể kiểm soát hệ thống báo chí và xuất bản trong nước nhưng lại hoàn toàn bất lực trước sinh hoạt báo chí và xuất bản ở hải ngoại, đặc biệt các sinh hoạt truyền thông trên mạng.

Từ năm 1975, thậm chí, từ năm 1945 đến nay, đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn giành quyền viết lịch sử. Có những thời kỳ, họ là người duy nhất viết lịch sử. Bây giờ dường như đang bắt đầu xuất hiện một phong trào viết lại cái lịch sử ấy. Phong trào ấy càng phát triển bao nhiêu, sự xuyên tạc và dối trá càng sớm bị lột trần bấy nhiêu. Khi sự xuyên tạc và dối trá bị lột trần, các huyền thoại chung quanh đảng cũng như các lãnh tụ càng rơi rụng nhanh chóng bấy nhiêu. Khi các huyền thoại vốn là một trong những nền tảng xây dựng chế độ bị rơi rụng, không chừng chính chế độ cũng sẽ lung lay theo.

Nguồn: blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

Tưởng Năng Tiến – Một Người Hiểu Chậm

In Liên Kết, Văn Hóa on 2013/02/02 at 10:27

Hệ thống chính trị thế nào thì hệ thống giáo dục tương ứng như vậy.”

DSX

Chắc rảnh – và rảnh lắm – nên nhà văn Phạm thị Hoài xoay ra kiếm chuyện (cà khịa) với đồng nghiệp chơi, cho nó qua ngày:

“… tác giả văn chương, chung quy có ba loại. Loại dành cho đồng nghiệp, tác giả của tác giả. Loại dành cho công chúng, tác giả của độc giả. Và loại dành riêng cho sự tự mê hoặc của những tác giả tự phong.”

 Loại thứ nhất hiếm hoi, là những người không thể thay thế, mất một ai trong số họ là cơ thể văn chương nhân loại tàn phế một bộ phận trọng yếu… 

Loại thứ hai đông hơn và là đối tượng chính của các nhà điểm sách, phê bình và nghiên cứu văn học. Đánh giá về tài năng và tầm cỡ của họ là việc phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và môi trường văn hóa…

Loại thứ ba đông hơn cả, nhưng chỉ đáng quan tâm ở khía cạnh họ là những kẻ làm ngôn ngữ xói mòn nhanh nhất, ngốn nhiều giấy mực và byte nhất, và là thủ phạm chính khiến văn chương bị xóa thành công khỏi danh sách nhu yếu phẩm tinh thần của con người…”

Tôi cũng đã có lúc học đòi theo chuyện “văn chương” nên đọc xong đoạn văn thượng dẫn mà không khỏi … bần thần (chút đỉnh) khi tự xét rằng chắc (chắn) mình thuộc loại … thứ ba. Cái loại viết “với phương châm thà bị tống vào thùng rác còn hơn không tồn tại.”  Nói cho nó gọn: cái thứ người cầm bút như tôi thiên hạ gọi là lều văn, túp văn, hay chòi văn, hoặc chuồng văn … gì đó!

Cùng với đám chuồng văn này, nước Việt còn có một hiện tượng độc đáo khác nữa gọi là chuồng học – theo như cách mô tả của phóng viên báo Dân Trí , đọc được vào hôm 5/ 9/2012:

Huổi Chát là một bản Mông chừng vài chục nóc nhà ở huyện nghèo Mường Tè. Hôm chúng tôi có mặt, chỉ còn 7 ngày nữa là đến ngày hội khai giảng, nhưng những gì bày ra trước mắt thật đắng lòng: Một căn lều tranh tre nứa lá gió thổi tứ bề, xiêu vẹo, ghế gãy bàn long, ủn ỉn trong đó một cặp lợn mán, được cô giáo cắm bản giới thiệu là trường học…

Cô giáo Đinh Thị Vin nói bằng tiếng Mông, vẫy chúng xuống lớp. Lớp học là một căn chòi lá rộng độ bằng 4 chiếc chiếu đôi xiêu vẹo, vách tre vọc vạch, hở hoác. Bên trong bàn ghế gãy nát, đầy mạng nhện, ngổn ngang phân heo. Không biết đã từ bao giờ, trường học của lũ trẻ đã trở thành nơi trú ngụ cho một cặp heo mán với 4 heo con. Có người trong số chúng tôi gọi đùa, giọng không ít cay đắng: “Đây là chuồng học chứ đâu phải trường học...”

Ảnh: Dân Trí

7 năm trước, cô giáo Đinh Thị Vin từ Phú Thọ rừng cọ đồi chè lên Mường Tè theo tiếng gọi tình nguyện…Và giờ, cô giáo người Kinh đã trở thành đứa con của Huổi Chát, của Nậm Manh, nói tiếng Mông để dạy tiếng phổ thông, ăn mèn mén, sắn khô, măng rừng, với ước mơ giản dị là một ngày nào đó sẽ có một đứa trò nhỏ người Mông thi đậu vào đại học.”

Vạn sự khởi đầu nan mà. Qua khỏi bậc tiểu học (nghĩa là sau giai đoạn thụ giáo ở những chuồng học) học sinh sẽ được nghe giảng bài bằng tiếng của người Kinh, và bước chân vào những trường trung học bề thế hơn nhiều – như cái trường này đây: Trường THCS Nậm Kè.

Ảnh: Dongsongxanh

Phải đợi cho đến khi lên đến bậc đại học thì những mầm non Việt Nam – xuất thân từ chuồng học – sẽ mới có cơ hội bước vào những cơ sở giáo dục hoành tráng, ở tầm mức quốc tế, được giảng dậy bằng Anh ngữ, theo như … dự án (Bắt Tay Xây Dựng Trường Đại Học Trí Việt) đã được thông báo, từ nhiều năm trước:

Sáng 7.11.2007, tại trụ sở Ủy ban về người VN ở nước ngoài (NVNƠNN) TP.HCM, Câu lạc bộ Khoa học và Kỹ thuật NVNƠNN (OVSCLUB) và Hội đồng sáng lập Dự án trường Đại học tư thục Trí Việt đã ký kết Thỏa thuận hợp tác: xây dựng một trường đại học chính quy hiện đại, trên tinh thần thực học để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước.

Đại diện cho Hội đồng sáng lập Dự án Đại học tư thục Trí Việt là bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Hội đồng và đại diện của OVSCLUB là TSKH Trần Hà Anh, Trưởng Ban điều hành. Buổi lễ ký kết diễn ra với sự chứng kiến của Ban Chủ nhiệm Ủy ban NVNƠNN, Ban Liên lạc NVNƠNN TP.HCM…

Theo kế hoạnh, khoảng năm 2010 trường sẽ bắt đầu tuyển sinh cho một số khoa và dự kiến đến năm 2020 sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ cho Nam Bộ mà còn vươn rộng ra phạm vi toàn quốc.”

Nguồn ảnh: talawas

Nói vậy (ngó bộ) vẫn chưa đã miệng nên trong những cuộc phỏng vấn sau đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh – người được mô tả là “một nữ ngoại giao lừng lẫy một thời” – còn cho “nổ” thêm vài lần nữa, khiến rất nhiều người bị ù tai:

– Luật chơi của Trí Việt là: nói không với thiếu trung thực.

– Hiện dự án còn trong giai đoạn cấp phép, trước dự tính đặt ở Vũng Tàu nay thì đặt ở TP. HCM. Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Anh kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Anh như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ…

Coi: sống trong một chế độ mà lường gạt, dối trá và nghi ngờ là chủ trương xuyên suốt mà bà Tôn Nữ Thị Ninh lại đặt ra “luật chơi là nói không với thiếu trung thực” và còn nói bằng ngoại ngữ nữa (cơ) thì “giai đoạn cấp phép” e sẽ  còn “bùng nhùng” cho đến Tết hoặc (không chừng) cho tới khi … bà ấy chết!

Theo nhà báo Huy Đức: “Chủ nghĩa xã hội là một thực thể chỉ có thể hiểu được bằng sự trải nghiệm” (*).  Tuổi đời của bà TNTN (ngó bộ) hơi nhiều, thời gian “trải nghiệm” với xã hội chủ nghĩa (xem ra) cũng không phải ít. Rõ ràng, bà là một người hiểu chậm.

Bữa nay –  nhằm ngày cuối tuần – tôi cũng đang (rất) rảnh nên xin được phép góp ý cùng bà Tôn Nữ Thị Ninh, với hy vọng giúp cho chuyện xây dựng viện đại học Trí Việt được nhanh chóng  và toàn hơn chút xíu.

Về địa điểm, tôi đề nghị bà Ninh nên lắng nghe qua lời khuyên của một nhân vật có thẩm quyền – giáo sư  Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT: ” Không ‘bôi trơn’ không có đất đâu!”

Kế tiếp, xin nghe lời phát biểu của một nhân vật đã có kinh nghiệm (và thành công) trong việc thành lập một đại học tư ở Việt Nam – qua lời tường thuật của giáo sư Đào Trung Đạo, đọc được trên RFA vào hôm 9 tháng 9 năm 2012:

Mới đây tôi có một người bạn ở Việt Nam du lịch sang Mỹ – anh ta khá thành công trong những dự án kinh doanh kể cả việc đầu tư thành lập đại học tư thục…

Dựa vào sự hiểu biết chung chung của tôi (cũng như của hầu hết mọi người  về chế độ cọng sản hiện nay) nên tôi hỏi anh (giả bộ ngớ ngẩn): nói chung anh chốt cho tôi hiểu một điểm quan trọng nhất về lý do của sự hiện hữu và tồn tại của toàn bộ những cơ sở sinh hoạt kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, báo chí, tòa án… (dĩ nhiên không thể kể vào danh sách này  những cơ sở do chính quyền lập ra) ở Việt Nam hiện nay, thì câu trả lời khá ‘hài’ của anh ta là:ở tất cả những cơ sở đó luôn luôn có một cái ‘bàn thờ vô hình’ trên đó ‘ngự’ một cán bộ cọng sản đã được bố trí ngồi vào đó bất kể khả năng và tư cách của anh ta. Và ở phía dưới cái bàn thờ đó các anh có thể bỏ công sức làm bất cứ điều gì các anh cho là đúng đắn hữu ích trong một giới hạn có thể chấp nhận được (giới hạn này khá rộng rãi kể cả những hành vi tham nhũng, vô đạo đức) nhưng tuyệt đối không được đụng đến cái bàn thờ này, nhất là đừng có ý định ngồi vào đó thì mọi chuyện sẽ ‘cũng được thôi’.

Ngẫm nghĩ về nhận định khá ấn tượng của anh bạn tôi thấy mình vẫn thuộc vào loại ‘thiếu đào sâu tư tưởng’ vì sờ sờ trước mắt toàn bộ con dân Việt đều bị đặt dưới cái bàn thờ khổng lồ là cái Lăng Bác ở Hà Nội! Vì chủ nghĩa cộng sản chính thức đã trở thành  một tôn giáo và đúng như di huấn của Marx ‘tôn giáo là thuốc phiện’ cho nên Đảng đã biến dân chúng thành những người nghiện kinh niên.

 Nhưng nghĩ xa hơn thêm chút nữa, căn cứ vào những gì đã và đang xảy ra thì tôi thấy: Thứ nhất, bàn thờ cũng có nhiều thứ bậc cao thấp. Thứ nhì,  giữa những anh ngồi trên những bàn thờ khác nhau đó không phải là lúc nào họ cũng ‘nhất trí’ nhưng nhiều khi lại còn âm thầm tìm cách ‘đàn áp’, hất cẳng nhau vì ngồi trên những bàn thờ này vốn là những ma quỉ. Đấy là cảnh tượng của một thứ tôn giáo thờ ma quỉ. Tình hình chính trị hiện nay dường như đang diễn ra sự cạnh tranh thứ bậc của ba bàn thờ ma quỉ: ‘Tổng Bí thư’, ‘Chủ tịch Nước’, và ‘Thủ tướng’ dưới sự chứng kiến câm nín của ‘Bàn thờ Bác.”

Có lẽ vì chưa chọn được một cái “bàn thờ” thích hợp nên nhiều năm đã trôi qua mà Đại Học Trí Việt vẫn còn đang phải … chờ cấp phép. Sự cân nhắc và thận trọng của bà Tôn Nữ Thị Ninh, trong hoàn cảnh hiện tại, nên được đánh giá cao. Nếu không, mai hậu, Đại Học Trí Việt sẽ gặp “rắc rối” (y như Đại học Dân lập Hùng Vương bây giờ) chỉ vì chọn nhầm … cái bàn thờ  nên gặp “rắc rối” và lôi thôi lớn – theo như tường thuật của BBC, nghe được vào hôm 19 tháng 9 năm 2012:

Thời gian gần đây, hai chị em ông Đặng Thành Tâm đã gặp một số rắc rối. Ngoài việc bà Yến bị tố cáo không trung thực, ông Tâm cũng bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hùng Vương, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính, hồi tháng Ba vì “vi phạm nguyên tắc quản lý.”

Trong khi chờ đợi thực hiện Dự Án Đại Học Quốc Tế Trí Việt (Tri Viet International University Project) giảng dậy bằng Anh Ngữ, hàng ngày vẫn có những cô giáo ở miền xuôi như cô “Đinh Thị Vin từ Phú Thọ rừng cọ đồi chè lên Mường Tè theo tiếng gọi tình nguyện… nói tiếng Mông để dạy tiếng phổ thông, ăn mèn mén, sắn khô, măng rừng, với ước mơ giản dị là một ngày nào đó sẽ có một đứa trò nhỏ người Mông thi đậu vào đại học.”

Cùng lúc, nhiều bậc thức giả cũng đang chăm lo những dự án “giản dị” không kém – như Dự Án Bữa Cơm Có Thịt của của tiến sĩ Trần Đăng Tuấn và nhà văn Phạm Ngọc Tiến (cùng với nhóm bằng hữu của hai ông) cho những học sinh ở vùng cao. Trước những sự kiện này, nhà báo Trương Duy Nhất đã thốt lên đôi lời vô cùng cảm khái:

“Có một lúc nào đó, chúng ta góp tiền không phải để mua thịt cho các bé học sinh nghèo Tây Bắc, mà để dựng tượng đài những thầy cô giáo trẻ từ xuôi lên sống và dạy học ở Tây Bắc? Sẽ không phải là tượng đài hoành tráng. Hãy là tượng đài mà người ta nhìn thấy ở đó cái rét tê buốt trong lớp học và ánh lửa nhẫn nại trong bếp độc thân.”

Rồi ra, không chừng, dám cũng sẽ có tượng đài của bà Tôn Nữ Thị Ninh – người (trước khi chuyển qua từ trần) đã có ý hướng độc đáo là sẽ xây dựng một trường đại học quốc tế, với sứ mệnh Trí Cao – Tâm Rộng –  Tầm Xa trong một chế độ mà những kẻ cầm quyền tầm nhìn thì chỉ thấp bằng con kiến, và lòng dạ thì bé xíu như một cái cây tăm.

T.N.T

(*) Huy Đức. Bên Thắng Cuộc. Westminster: OsinBooK, 2012. Vol.2.

Tiểu Bối – LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

In Cộng Đồng, Liên Kết, Văn Hóa on 2012/12/31 at 11:25

Theo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,…. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia. Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu. Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.” [2]

Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột , đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3] . Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên , Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học – sáng tạo – sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống… Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình… “sản xuất mì tôm”.

Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu quốc tế như : Sam Sung, Huyndai . Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota . Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.

Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bị lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo ( đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm) , lãng phí cả khâu sử dựng ( Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).

Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng , dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đợi mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.

Nghèo , dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội . Cái tội là ở chổ : nghèo, đói , lạc hậu , thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chiu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ , để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình . Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước, nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.

Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?

Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm , muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm” . Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:

– Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.

– Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bất chính không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, độc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều, xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.

– Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng .

– Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “dẫn dắt” ( chăn dắt!?) thế hệ kia.

– Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hối lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra . Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn !

– Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng , đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….

Và cứ thế , mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người , nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo và dẫn dắt tồi tệ .

Trong một xã hội, khi “sự thật” bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ ” người sáng” cũng trở thành “người mù” , người thẳng cũng thành “còng lưng” . Hoặc im lặng, cúi đầu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.

Với mức giá, mức lương hiện tại , Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu , nâng cao chuyên môn tay nghề ,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền kiếm sống, làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội…

Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội !

Chưa dừng lại ở đó ,Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi …) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.

Mặt khác , một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định , cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai , họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao. Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.

Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.

Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.

Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.

[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.
[2] Tính toán của các chuyên gia dựa trên báo cáo của WB năm 2007
[3]Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc Gia.

OH, 30/12/2012

Nguồn: FB Tiểu Bối

Phong Trần – Trí thức luận

In Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2012/03/11 at 09:57

Nhà báo Tam Dương sau một thời gian vắng mặt khá dài đã trở lại Việt Nam để làm phóng (không đại) sự. Trước hết xin nhắc lại vài hàng về “nhân thân” của tay phóng viên Lề Trái này. Tại sao anh ta lại có tên là Tam Dương. Thực ra tên tiếng Nôm của anh là Ba Dê vì anh ta học đòi thói phong lưu của các bậc tiền bối mà mê “ba cái lăng nhăng một trà, một rượu, một đàn bà”. Vì nghèo mà ham nên Tam Dương ăn chơi tòan đồ dởm: trà thì uống ở quán cơm lao động, rượu thì rượu dởm do Trung Quốc nó đổ tháo vào nước ta như đồ phế thải, còn tình thì trong cái xã hội Tiền mệnh lệnh của thời đại kiếm đâu ra người đàn bà nào dám nâng khăn sửa túi cho một anh nhà báo nghèo như Tarzan. Tuy nhiên lâu lâu cũng có một vài em ca sĩ Ka-Rao Ô-Kià về chiều đột xuất nổi hứng, trước là mua vui sau là làm nghĩa ban cho anh một chút “tình vặt”.

Tam Dương về nước đúng lúc phong trào “Trí Thức Luận” nổi lên như Sóng Thần Tiên Lãng, bèn tìm nhà phản biện Ba Đê (tức cụ Ba Đéo: Đéo theo Đảng, Đéo Tin Đảng và Đéo Sợ Đảng) để tìm hiểu sự việc trong lúc đó thì Tể Tướng Ba Dũng đi thực thi luật pháp Xã Nghĩa cho vụ án Tiên Lãng. Một già một xồn xồn gặp nhau trong một quán cóc bên Hồ Hoàn Kiếm, tay bắt mặt mừng, chẳng khác gì cảnh “Bác Hồ” gặp “Cụ Mao”.

Ba Đê: Chú mày kiếm tao gấp gáp hẳn có chuyện gì ghê gớm lắm phải không?

Tam Dương: Ghê thì chả ghê nhưng gớm lắm cụ ạ. Số là nhà cháu đi chỗ nào cũng thấy thiên hạ bàn ra tán vào về trí thức, làm như nước ta mới nẩy sinh ra trí thức vậy. Thế nhà cháu hỏi cụ trí thức là gì mà thiên hạ làm toáng lên vậy?

Ba Đê: Chú mày phải phân biệt giai cấp trí thức với người trí thức thì mới rốt ráo được. Ai có kiến thức thì thuộc giai cấp trí thức như bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, chuyên viên… Nhưng tách riêng ra khỏi tập thể này thì người ta chỉ gọi người trí thức là người có học thức và có tâm huyết với nhân quần xã hội. Sự khác nhau giữa người trong giai cấp trí thức với người trí thức nói riêng giống như sự khác nhau giữa xã hội tư bản với người tư bản vậy. Chú mày thuộc xã hội tư bản nhưng có dám vỗ ngực mình là người tư bản không.

Tam Dương: Nhưng có ông tiến sĩ lại nói rằng ai kiếm cơm bằng trí óc là người trí thức.

Ba Đê: À, cái ông Lưỡng Quốc Trạng Nguyên phải không. Người ta ăn lương đế quốc tư bản, hưởng lộc XHCN nên phải nói nước đôi chứ. Câu nịnh phải kèm câu chê. Nói rằng cứ làm việc trí óc mà thành người trí thức thì nước ta ra ngõ gặp trí thức đấy. Thế thằng xã ũy Tiên Lãng nó có làm việc bằng trí óc không? Tần Thủy Hòang, Xít-ta-lin, Mubarack, Gadhafi, có cai trị dân bằng trí óc không? Ăn trộm, ăn cắp , tham nhũng, cướp đất, cướp ruộng… mà trí óc không làm việc thì đói rã họng ra.

Tam Dương: Thế nhà phản biện có phải là người trí thức không?

Ba Đê: Có người phản biện nào vỗ ngực tự nhận mình là người trí thức đâu. Có ai phản biện để được gọi là trí thức đâu.

Tam Dương: Thế tại sao có người chê người phản biện là phản biện để được phong hàm trí thức?

Ba Đê: Thế Mao Trạch Đông nói “Trí thức không bằng cục phân” thì trí thức là cục phân hay sao. Ta hỏi chú mày nhé, có ai muốn vào tù, muốn bị công an đạp vào mặt để được cái tiếng hão trí thức không. Nếu nhận định rằng không có phản biện thì xã hội chết ngay khi lâm sàng thì tại sao lại biếm nhẽ phản biện. Ta hỏi chú mày chứ duy vật biện chứng pháp dựa vào cái gì? Có phải dựa vào hai mặt đối lập của mọi sự vật không? Chỉ có dốt như anh Tô Huy Rứa mới đòi xã hội chỉ có lề phải.

Tam Dương: Thế cụ có phải là người trí thức không?

Ba Đê: Tao đã làm được đéo gì mà nhận mình là trí thức.

Tam Dương: Thế theo cụ trong những người phản biện ai là người trí thức?

Ba Đê: Coi ai là trí thức thì tùy theo cách nhìn của mỗi người, chả ai phong hàm trí thức cho ai được. Chỉ có triều đình XHCN mới có cái trò phong hàm trí thức cho cán bộ tuyên giáo của nó thôi.

Tam Dương: Thế bác Hồ có phải là người trí thức không?

Ba Đê: Có, ông ấy là nhà trí thức XHCN đấy. Con cháu của ông ta như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng, kể cả bí thư huyện Tiên Lãng …đều là những trí thức XHCN cả.

Hai người nâng ly rượu Mao Tải (phế thải) nhìn trời nhìn đất, rồi thở dài sườn sượt:

Trí thức đâu rồi?

Phong Trần
Quán chủ phong trần quán

Nguồn: Thông Luận