vietsoul21

Posts Tagged ‘nhân quyền’

Nô lệ – Chủ nô

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Triết Học, Việt Nam on 2016/07/05 at 10:05

Slavesdreamof

“Người nô lệ không mơ tới tự do nhưng mộng thành người chủ nô” – “Slaves dream not of freedom but of becoming master.” (Cóp từ fb Quynh-Tram H. Nguyen)

Câu nói này có vẻ cay đắng trái sự thật nhưng đó lại là một thực tế khó chối cãi.

Tại sao?

Chẳng phải khi người nô lệ bị hành hạ thể xác và nhục mạ tinh thần họ không nghĩ đến tự do chăng. Họ chắc hẳn mơ đến cuộc sống tự do trước khi bị làm nô lệ và mong ước cho tương lai có được tự do. Họ phản kháng lại mối tương quan “chủ nô – nô lệ” và muốn phá vỡ nó để được tự do.

Thế nhưng tại sao họ lại không mơ đến tự do?.

Khi người nô lệ bị thuần hóa và không còn nghĩ đến tự do nữa đó là lúc nguời nô lệ chuyển từ nô lệ thể xác đến nô lệ tinh thần. Họ chấp nhận mối quan hệ “chủ – nô” và xem đó là điều hiển nhiên. Điều họ mộng mị là trở thành chủ nô.

Ai là kẻ nô lệ, ai là người tự do? Kẻ thống trị như thế nào?

Thế nào là nô lệ và tự do ra sao?

Những cái chuồng rộng lớn sơn son, treo đèn, sưởi ấm và máng luôn đầy thức ăn vỗ béo có phải là tự do? Khi con vật luôn chúi đầu vào máng thì nó đã chấp nhận là gia súc. Khi con vật tìm cách nhảy ra khỏi chuồng, không màng thức ăn thì nó là thú thiên nhiên mơ được tự do tìm nguồn sống. Khi con vật mong được ổn định trong chuồng thì nó sống “hạnh phúc” cho đến ngày vào lò mổ. Khi con vật nhảy ra khỏi chuồng thì chắc chắn nó phải tranh đấu từng ngày để sinh tồn và đó là sự lựa chọn của tự do.

Người tự do là người phản kháng lại áp bức của kẻ thống trị. Dù ở trong tù hoặc trong mọi tình cảnh nào họ vẫn luôn phản kháng để phá vỡ mối quan hệ “chủ – nô”.

Người ta đã đúc kết được 7 đặc tính chung về kẻ thống trị[1]. Nhà cầm quyền csvn có đầy đủ các đặc tính đó.

  1. Kẻ thống trị cung cấp và tận dụng các nguồn lực bạn tưởng rằng bạn cần để họ điều khiển được bạn. ( chế xin-cho. Chế độ hộ khẩu. Chế độ sở hữu nhà nước.)
  2. Kẻ thống trị tuyên truyền về cái vĩ đại, ưu việt, và luôn độc quyền. Không ai có thể toàn bích như kẻ thống trị. (Thiên đàng XHCN. CNXH siêu việt. Đảng csvn đỉnh cao trí tuệ loài người. Việt Nam anh hùng. Bác Hồ vĩ đại. Đại Bồ Tát HCM. Ông tiên Bác Hồ. Lương tri nhân loi.)
  3. Kẻ thống trị buộc bạn tuân thủ như con lừa và không chấp nhận bị thẩm tra hoặc đặt câu hỏi. (Luật là tao, tao là luật. Xã hội pháp trị. Tự do cái con c.)
  4. Kẻ thống trị dựa vào đường lối sinh hoạt bí mật, dối chối, và che đậy. Kẻ thống trị không bao giờ chịu nhận những sai phạm trước công chúng và không hề giảm các hành vi gây tổn thương. (Văn hóa không từ chức. Cơ cấu nhân sự. Đảng cử dân bầu.)
  5. Kẻ thống trị áp bức khiến bạn ngờ nghĩ rằng bạn sai trái. Bạn là người sai trái và kẻ áp bức không bao giờ nhận phần sai. (Thế lực thù địch.)
  6. Kẻ thống trị luôn phân tâm, chia trí bạn để không còn nghĩ gì về họ làm. (Truyền thông và báo chí chuyên đề hót gơ, chân dài, sao l hàng.)
  7. Kẻ thống trị bẫy mọi người chống đối với nhau. Chúng đánh lệch cái nhìn của bạn để bạn nghĩ chúng ta đang sống trong một thế giới thiếu thốn. Chúng làm cho bạn nghĩ những ai không giống bạn là một mối đe dọa đến sự an toàn và an sinh của bạn. (thượng đội hạ đạp, cơ cấu nhân sự, bình bầu tân tiến, đội ngũ dư luận viên, bồi bút bưng bô)

Nhìn lại Việt Nam dưới sự cai trị của nhà cầm quyền csvn nội-thực-dân thì chúng ta có thể thấy ngay được hiện tượng này một cách quá rõ ràng. Người dân làm nô lệ cho bọn vua quan dòng họ những tên chóp bu bct và trung ương đảng. Đứng đầu các bộ ngành và quốc hội là bọn cai thầu nô lệ thay mặt đảng để áp đặt (cơ chế và hệ thống) áp bức với người dân.

Qua việc ô nhiễm hủy hoại môi trường sống ở Vũng Áng và các tỉnh miền Trung gây ra bởi Formosa chúng ta thấy gì. Đảng và nhà nước csvn hành xử như một tập đoàn băng đảng. Chúng coi người dân như kẻ nô lệ không phải là chủ nhân của đất nước. Chúng bảo người dân tụi bay đừng có mà léng xéng bàn chuyện nội bộ băng đảng chúng tao vì mọi việc phải là chúng tao dàn xếp với đối tác làm ăn. Chúng bảo người dân đi ra chỗ khác chơi không được bàn chuyện rùm beng trong khi chúng chưa quyết định phương án giải quyết có lợi cho chúng (sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi). Chúng hành hung, trấn áp người dân biểu tình lên tiếng và khủng bố đe dọa họ.

Ai cũng đã biết tỏng thủ phạm là Formosa ngay khi tên giám đốc đối ngoại tuyên bố thẳng là “Phải lựa chọn, muốn bắt tôm cá hay là xây nhà máy thép hiện đại?” thế nhưng băng đảng csvn đã giở trò “cứt trâu để lâu hóa bùn” cho phép Formosa thời gian để phi tang và chuyển từ tội phạm cố tình thành lỗi sơ xuất qua “sự cố mất điện”.

Formosa chỉ là một hiện tượng ngay bây giờ trong mối tương quan “chủ – nô” giữa đảng csvn và người dân. Bô-xit Tây Nguyên, nhà máy giấy ở Hậu Giang, đập thủy điện, nhà máy hạt nhân v.v. là các hiện tượng hôm nay và ngày sau.

Những tay cai thầu nô lệ bắt đầu ong ỏng dàn đồng ca cho rằng nhà nước csvn đã truy tìm nguyên nhân và giải quyết được vấn đề cùng lúc đe dọa người dân lên tiếng như những “thế lực thù địch”.

Mũi dùi chỉa thẳng vào Formosa, thủ phạm trực tiếp tàn phá sinh thái Vũng Áng và biển miền Trung và họ đã cúi đầu nhận tội, dù đã cố tình lấp liếm bằng sơ suất “mất điện”. Nếu thực ra có sơ xuất mà họ thông báo và có biện pháp khắc phục thì chắc chắn ảnh hưởng và tác động đến môi trường chắc phải giảm nhẹ hơn nhiều. Nhưng khả năng họ xả thải vô tội vạ

Mũi dùi lại không trực diện với đảng và nhà cầm quyền csvn: (1) Cho phép xả thải hủy hoại môi trường (2) Không kiểm tra, thanh tra (3) Bao che làm đồng lõa với thủ phạm Formosa từ đầu tới đuôi đưa nguyên nhân cá chết “vì thủy triều đỏ”, “vì tảo nở hoa”, “vì biến đổi khí hậu”, “có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…” và cuối cùng là vì sự cố “mất điện” (4) Lừa bịp người dân bằng những loạt phát ngôn “asen ko độc”, “cá nhiễm phenol vẫn ăn được”, “Hải sản tươi sống ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đều an toàn”, “người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở khu vực Vũng Áng” qua tuyên truyền tổ chức tắm biển, ăn hải sản che đậy mối nguy ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe và đời sống (5) Khuất tất trong định đoạt bồi thường thiệt hại.

Sau hơn 67 năm thuần hóa bằng độc tài chuyên chính cùng với tuyên truyền tẩy não dường như đa số người dân không còn phản kháng lại mối tương quan “chủ – nô” (nô dịch đỏ) giữa đảng csvn và người dân nữa.

Cũng còn một số người với lương tâm và trách nhiệm công dân không chấp nhận mối quan hệ “chủ – nô” và phản kháng lại guồng máy thống trị đó.

“Nước Việt yêu quý của chúng ta rơi vào tình trạng ngày nay, tan hoang, mất độc lập như thế này, bởi vì đảng cầm quyền yếu kém và đầy tội lỗi nhưng lại không bị đào thải, bởi vì người dân vẫn chấp nhận nó, và bởi vì, đa số trí thức vẫn chấp nhận cái đảng ấy. Vì thế, chúng ta đã không thể hòa nhập vào dòng chảy lành mạnh của nhân loại. Và chúng ta đang mất hết mọi thứ, mất đến cả khả năng sinh tồn. Thật đau đớn cho dân tộc Việt. Và nếu nhìn nhận thẳng thắn, thì lỗi lớn thuộc về những người được gọi là trí thức, những người biết cái gì tốt, cái gì xấu, nhưng vẫn chấp nhận cái xấu, không bảo vệ và không ủng hộ và không xây dựng cái tốt.”[2] Nguyễn Thị Từ Huy.

Và còn bao nhiêu người Việt Nam vẫn mơ ước tự do?

© 2016 Vietsoul:21

[1] Letting Go The Language Of Your Oppressor, Angela Savitri

[2] Thư gửi Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thị Từ Huy, RFAVietnam.

Bài liên h:

  1. Nô dịch đỏ
  2. Trí nô ký sinh
  3. Nội thực dân

Phó Thường Dân (17) Nín thở qua cầu

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn on 2014/04/06 at 08:37

Mấy chục năm về trước, lúc còn là học sinh phó thường dân tui hay đạp xe qua eo biển ở Quy Nhơn đến trường trung học La San Bình Lợi (sau chuyển cho nhà dòng đổi tên thành trường Vi Nhân). Cái eo biển này còn được gọi là Eo Nín Thở không biết là vì eo vòng rất gắt hay là sát phi trường cuối phi đạo nên máy bay đáp lên, đáp xuống cứ như là ngay ở trên đầu.

Có người nói cái hỗn danh đó là vì khi đi ngang qua đoạn eo biển này bị ngửi mùi rác rưới do người vô trách nhiệm đổ bừa hoặc phóng uế bậy bạ nên phải nín thở. Riêng đám học trò nhứt quỉ, nhì ma này thì cho nó là Eo Nín Thở vì bao thanh niên, thiếu nữ tối tối hẹn nhau đến eo biển này ôm eo xiết chặt, xà nẹo đến nín thở luôn.

Lai Chau’s bridge collapse kills eight, injures over 30 people (Vietnamnet.vn)

Rồi, phó thường dân tui lại lan man, tào lao trớt quớt nữa rồi.

Số là mấy tuần nay phây búc rộ lên chuyện mấy em học sinh và cả cô giáo phải chui vào bao ni lông kín mít, nín thở vượt suối đến trường. Chuyện đó tưởng chừng chỉ rầm rộ lòng vòng lẩn quẩn trong cái xứ Việt Nam nhưng cắc cớ ở cái thời đại inh tờ nét này nó nhạy/nhanh quá nên tin tức vượt đại dương qua hơn nửa vòng trái đất đến cả Hoa-kỳ và Âu-châu trong tíc tắc. Mấy thằng bạn sở làm mắc dịch cười cười, khinh khỉnh cũng đưa cho phó thường dân tui coi và hỏi là mày có biết cái tin này không (Vietnam’s Bridges Are So Bad, Kids Have to Float in Plastic Bags to Get to School). Tui cười hề hề, giả lả nói cái này là độc nhất vô nhị, đương nhiên chỉ có ở Việt Nam (that’s right, only in Vietnam).

Phó thường dân tui mới bèn gúc gồ thử thì chèn đét ơi “nín thở qua cầu” nó hiện lên rầm rầm làm tui phải nín thở bởi đọc hoài hổng hết. Xưa nay tui chỉ nghĩ “nín thở qua cầu” theo nghĩa bóng chứ ai dè cái “hiện thực” (xã hội chủ nghĩa) này làm nó thịnh hành quá hổng biết nữa.

Nào là “nín thở qua cầu miền Trung”, “nín thở qua cầu trên quốc lộ 57”, “nín thở qua cầu Trà Niền”, “nín thở qua cầu cực nguy hiểm ở Nghệ An”, “nín thở qua cầu Ải”, nín thở qua “cầu ‘tử thần’ ở Hà Nội”, “cầu ‘tử thần’ ở Đô Lương”, “cầu ‘tử thần’ treo khắp nơi ở Thái Nguyên”, “Cầu Rồng Đà Nẵng phải CHÍCH xilanh”, “chuyện những chiếc cầu chưa gãy[1]  v.v…

Phó thường dân tui được biết theo kiến thức y khoa rằng thì là những ai bị thiếu ôxi quá lâu thì sẽ bị liệt não. Tui thầm nghĩ chắc nếu phải nín thở qua cầu quá lâu thì dần dà gì cũng bị bại não. Mà chắc là dzậy vì cứ nhìn những thần dân thiên đường cộng sản Bắc Triều Tiên sắp hàng khóc lóc hơn cha chết cho Ỉn[2] thì không bại não thì còn là gì?[3]

Tổng lú nhà ta đã nói con đường tiến đến XHCN còn xa nên Việt Nam chắc chưa đến cỡ đó. Nhưng nào thiếu vô số những triệu chứng tâm thần bại não thể hiện hàng ngày, nhất là trong giới nghị gật, văn nô thường xuyên đã và đang phải nín thở qua cầu.

Phải khôn hơn mọi người một tí để lén thở qua cầu mới dám tự hào “Tôi khá tự do (ở đây) ở Việt Nam. Với tôi thì (tôi biết cách), tôi hơi khôn (hơn một tí) hơn mọi người một tí để tôi biết cách làm sao cho mình có được sự tự do của mình nó trọn vẹn nhất.[4]

Quan bại não vì “nín thở qua cầu” kiếm ghế nên mới phang “Cầu sập vì người Mông đi rất nhanh … Chưa thể khẳng định do làm ẩu, hoặc thi công không đúng …[5], bao che đỡ đòn cho cánh hẩu thi công rút ruột, chắp vá để lại quả xây cất biệt thự, tư gia cho “đồng chí” phe ta, cá mè một duộc vì dù gì thì “Trưởng BQL dự án cầu treo Chu Va 6 là con rể Bí thư Tỉnh ủy.”

Chỉ tội nghiệp người dân không khôn ngoan nín thở qua cầu lần chót sau khi đã chết để bị chết chùm cả lũ “sinh mạng bọt bèo”[6]. Đám tang đưa người tắt thở qua cầu, nặng gánh nên tang gia, tang quyến, thân nhân phải thở một chút thì sập (cầu treo bản Chu Va 6 ở Lai Châu).

Chuyện “nín thở qua cầu” thiệt ra đã có từ thời nảo, thời nao chứ có mới mẻ gì mà chộn rộn, có gì mà phải lăng xăng.

Ngay từ lúc búa liềm cướp chính quyền thì nông dân đã được hợp tác xã hóa, nghe kẻng ra đồng im re “nín thở qua cầu” từ “cái đêm hôm ấy … đêm gì?[7], giới văn nghệ sĩ thì “nín thở qua cầu” theo tiếng phèng la (ban tuyên huấn) lên án cái nhóm nhân văn giai phẩm, giới thương gia thì “nín thở qua cầu” “tự nguyện hiến tặng” tài sản, của cải trong cải cách thương nghiệp. Chính quyền cách mạng ta chí ư là tình nghĩa nên cho một “phát” ân huệ[8], tắt thở, xong đời (chuyện về Bà Cát Hanh Long) để ân nhân không phải lay lắt suốt đời “nín thở qua cầu” làm kẻ bị mất phép thông công[9].

Tưởng chỉ có dân mới phải “nín thở qua cầu” để có thể sống còn trong thiên đường cộng sản. Còn cán bộ đảng và nhà nước thì sao?

Hóa ra cốt cán cũng chia sẻ nỗi trần ai này. Nhưng mà là để giành ăn. Họ cũng trầy vi, tróc vẩy nín thở qua cầu khi phân chia bổng lộc giữ/giành ghế “Giai đoạn trước thềm đại hội này là thời kỳ ‘nín thở qua cầu’. Nghĩa là nói gì cũng phải giữ, phải rào trước, đón sau, có khi có những đề xuất mới hay cả những việc chưa bằng lòng cũng phải nén xuống. Lá phiếu sắp tới mới là điều quan tâm.

Nhưng chuyện “nín thở qua cầu” đó có lẽ chỉ cho đám tép riu lẻ tẻ phải phấn đấu chứ các thái tử đảng, con ông cháu cha, con cháu các cụ thì đã cài, cắm thì cóc cần đụng tới sợi lông chân.

Ông Tề thiên của đảng đã rứt sợi lông phù phép thở (thổi) một cái là cô hồn các đảng con cháu ai nằm vào chức vị đó. Thổi một cái thì “Con trai thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng được đề bạt làm Phó bí thư tỉnh ủy Kiên Giang[10], phù một cái thì “Con trai Bí thư Lê Thanh Hải lên chức[11], phép một bài thì “chuẩn bị vai trò lãnh đạo cho thế hệ thái tử đảng[12] lên ngôi.

Phó thường dân tui quen quét lá đa nên hổng cần cà ràm làm chi. Dzậy mà phải chịu nín thở qua cầu hoài thì có ngày trở nên tửng tửng rồi gái nó chê nên hổng hạp với nó.

Sau cái ngày 30-4-75, phó thường dân tui nín thở qua cầu được vài năm ngáp ngáp thấy hổng đặng nên bỏ của chạy lấy người. Sang đến nước dân chủ tiến bộ được thở bầu không khí tự do nó thiệt là khỏere. Hổng phải kiểu “khỏe re như con bò kéo xe[13] mà người tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu mơ ước hoài. Chẳng phải nhìn trên, ngó dưới, dòm trái, liếc phải mỗi một khi nói, khi làm bất cứ chuyện chi.

Ai đời phó thường dân tui đang sống yên lành lại có thằng cha tới ca bài con cá hòa hợp, hòa giải (theo nghị quyết 36). Mỗi lần nghe “khúc ruột nghìn dặm, tình tự quê hương chùm khế ngọt” là rụng rốn. Thằng chả còn dứ dứ cái mẻ “Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch” như thể là món mồi ngon để cáo (sắp) chết quay đầu về cố quận, đầu tư mua nhà dọn sẵn cho chuyện hậu sự.

Má ơi, hồi đó con chạy dắt giò lên cổ vì sợ phải nín thở qua cầu sống trong chế độc tài cộng sản mà giờ này tự nhiên bại não hay sao mà nhận cái hộ chiếu (chế độ) thổ tả đó.

Tui chắc mấy chả tưng tửng rồi nên mới chơi trò khỉ đột như dzậy. Sang đến thế kỷ 21 này, thuyền nhân người Việt vẫn còn vượt biển sang Úc[14], lao động xuất khẩu trốn ở lại nước[15] ngoài hầm bà rằng. Bộ không phải họ bỏ phiếu bằng chân từ bỏ cảnh đời “nín thở qua cầu” ở “chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt” độc tài, độc đảng thối tha ba đời rồi còn gì.

Cả dân tộc Việt Nam đã “nín thở qua cầu” để sống còn dưới chế độ độc tài, độc đảng vô nhân. Nhưng “nín thở qua cầu” hoài thì chịu đời sao thấu. Ai mà hổng thấy sao?

Thiên hạ không ai còn muốn nín thở qua cầu nữa nè. Ai mà không thấy luồng gió dân chủ từ cách mạng hoa nhài, khối 8406, phát súng hoa cải anh em Đoàn Văn Vươn, mạng lưới blogger, văn đoàn độc lập, nhóm vận động về quyền con người, Hội Phụ nữ Nhân quyền, diễn đàn Xã hội dân sự, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, Hội Dân oan, Hội Tù nhân lương tâm và các nhóm xã hội dân sự khác cùng với công dân và nông dân đang bùng nổ.[16]

Người dân không thèm nín thở qua cầu nữa. Ai cũng muốn hít thở bầu không khí tự do dân chủ trọng quyền làm người – cái quyền cơ bản đã có từ khi mới lọt lòng. Cả thế giới đã công nhận rồi mà trời. Dù tỏ lộ hay không, mấy ai còn chấp nhận áp bức và cưỡng hại bởi tà quyền đảng trị đâu.

Tui và biết bao người trong và ngoài nước không còn ngờ là chuyện sang giai đoạn sống khỏe re (không) như con bò kéo xe còn xa lắc xa lơ. Nhưng trời có muốn cũng không cản nỗi.

Tất cả cùng nhau quăng xuống sông cái lối sống “nín thở qua cầu”.

© 2014 Vietsoul:21


[Loạt bài Phó Thường Dân: (1) Anh tám hồ hởi – (2) Nôị-thực-dân – (3) Sợ – (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông – (5) Con dân – con cá – cò mồi – (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng – (7) (Vô) Hậu  – (8) Gió mưa là chuyện của trời …  – (9) Vô liêm sỉ – man rợ – (10) Phế-anh-hùng – (11) Luật Lệ(nh) … (12) Nhà em có nuôi một con két … (13) Cái nhà là nhà của ta … (14) Mèo – thỏ (15) Phố Vẫy (16) Mít tờ Đàm và Bác Hồ (18) Bán Thân – Bán Thận – Bán Thần (19) Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm]

Chuyện những chiếc cầu chưa gãy” nhiều nguồn trên mạng

[2]Khóc chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il qua đời”, Youtube

[3]Không khóc thương lãnh tụ là có tội?”, Soha.vn

[4]Tôi khá tự do ở Việt Nam”, BBC Tiếng Việt

[5]Cầu sập vì người Mông đi rất nhanh”, Dân Làm Báo

[6]Sinh mạng bọt bèo”, Dân Làm Báo

[7]Cái đêm hôm ấy … đêm gì?”, Phùng Gia Lộc (Vietsoul21)

[8]Chân dung của một tên bồi bút”, Dân Làm Báo

[9]Kẻ bị mất phép thông công”, Nguyễn Mạnh Tường (Viet-studies)

[10]Con trai thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng được đề bạt làm Phó bí thư tỉnh ủy Kiên Giang”, Dân Luận

[11]Con trai Bí thư Lê Thanh Hải lên chức”, BBC Tiếng Việt

[12]Chuẩn bị vai trò lãnh đạo cho thế hệ thái tử đảng”, Viet-studies

[13]Khỏe re như con bò kéo xe”, tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu

[14]Thuyền nhân Việt Nam vượt biển qua Úc tăng vọt”, RFI Tiếng Việt

[15]Lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng: Phạt 100 triệu đồng vẫn không sợ”, danviet.vn

[16] Người dân Ninh Thuận biểu tình ngày 27/3/2014 phản đối việc khai thác titan và công an bắt người vô cớ, Dân Luận.
Nông dân oan Đồng Nai cùng dân oan miền Tây biểu tình tại Sài Gòn ngày 02/04/2014 & Hàng ngàn người dân Phản Đối chính quyền cưỡng chế, cướp đất tại xã Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, Dân Làm Báo

Phạm Thị Hoài – Ném đá và ân xá

In Cộng Đồng, Liên Kết, Tạp văn on 2014/03/01 at 09:04

Ném đá là điều rất mọi rợ, rất đáng ghét, rất bullshit. Đặc biệt là ném đá người giầu. Nó gợi lại một chương rùng rợn trong lịch sử dân tộc. Người nghèo đã được cách mạng giải phóng trước, bây giờ – chậm còn hơn không – cách mạng quay sang giải phóng nốt người giầu. Trước hết là giải phóng họ khỏi những chê bai, ghen ghét, đố kị, cào bằng, dèm pha, soi mói, ngờ vực của người nghèo, những thói xấu dã man của đám bần cố nông phản tiến hóa có thể kéo lùi xã hội trở về thời cộng sản hang động. Điểm đến của chúng ta phải là chỗ khác, một thiên đường cộng sản “ăn theo quyền lực, hưởng theo nhu cầu”. Người giầu cũng có nhu cầu, tối thiểu là nhu cầu ở nhà cao rộng. Họ cũng có nhân quyền và nhân phẩm. Họ cũng phải được bình đẳng trước pháp luật như mọi người. Thậm chí bình đẳng hơn mọi người. Rốt cuộc thì Việt Nam khải hoàn với tỉ phú dollar duy nhất lọt vào danh sách Forbes hay với mấy chục triệu người sống bằng 1 dollar một ngày? Nghèo là hèn, nghèo là nhụcNghèo là có tội, phải không em?

Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý rằng quan lớn ở nhà to không có gì là sai trái. Một đời cống hiến cho nhân dân mà có cái biệt thự hưởng tuổi già ở quê nhà cũng không được nhân dân đồng ý, thế thì cống hiến để làm gì? Một đời phấn đấu cho lí tưởng quét sạch sở hữu tư nhân, chẳng lẽ sự nghiệp ấy không đáng vinh danh bằng chút bất động sản? Ông Trần Văn Truyền xứng đáng ở một biệt thự trên diện tích hơn 16.000 mét vuông. (Nói khẽ, kẻo đánh thức cái chương lịch sử rùng rợn vừa nhắc: Thời ấy trung bình chưa đầy 7.000 mét vuông là đủ để địa chủ bỏ mạng.Con cháu cụ Phan Bội Châu, nhà ba người với ba sào đất – 3 x 360 = 1.080 mét vuông – cũng suýt thành kẻ thù của nhân dân.) Cơ ngơi của ông tổng thanh tra quốc gia về hưu chẳng qua chỉ bằng diện tích của Công viên Lenin ở Hà Nội, tức “rộng rãi hơn chút” so với xung quanh, như ông thanh thản so sánh. Hơi nhỉnh hơn căn nhà 51 mét vuông của đương kim Chủ tịch nước, nhưng chưa chắc ăn đứt nơi cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về vui thú điền viên và nuôi chim yến lấy thu nhập mỗi tháng hai mươi triệu cho gia đình.

Ảnh 1: Một lâu đài ở Phủ Lý, Hà Nam

So với khu nhà vườn của gia đình Bí thư Tỉnh ủy Hải Dươngkhu dinh thự sinh thái của cựu Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tôkhu dinh thự của Chủ tịch tỉnh Bình Dương hay với cái biệt thự La Mã của một chức quan nhỏ xíu là tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Ý đã thấy ngượng, đừng nói so với những lâu đài hùng vĩ tráng lệ, những tòa nhà dát vàng của các nhà buôn sắtbuôn bạcbuôn lụa… đang cấp tốc dạy đẳng cấp sống cho đất nước rất ham học này.

Bạn có thể bẻ rằng cả đời khâu miệng thìlương ông Truyền tích cóp lại may ra mới xây được nửa cái cổng và nửa vòng tường bao quanh khu dinh thự ấy. Vâng, nhưng bạn cũng biết rằng xây nhà ở Việt Nam, người ta đặt tất cả tâm huyết vào cái tường, cái cổng, cái nóc và những thứ lô nhô đập ngay vào mắt. Rất nhiều mái lệch, ở rất nhiều độ cao khác nhau. Mưa móc ở xứ nhiệt đới này rơi mỗi tầng một trọng lượng. Rất nhiều tháp. Rất nhiều cột. Rất nhiều vòm và những thứ lỉnh kỉnh khác. Trông rắc rối hoành tráng thế thôi nhưng bên trong cũng “bình thường chứ chẳng có vấn đề gì“, như ông Truyền cho biết. Chân tường chắc cũng lở loét, dây điện cũng nhằng nhịt, toa lét cũng khai mù, có gì mà xa hoa.

Hơn nữa, sao bạn không đơn giản ghi nhận sự may mắn của những người thành đạt? Nước bao giờ cũng chảy chỗ trũng, bạn không thể lôi ông Truyền ra tòa chỉ vì con trai ông ấy có viễn kiến, biết mua kha khá đất từ thuở bạn còn dồn tiền mua xe máy bãi rác; chỉ vì em nuôi ông ấy hảo tâm hào phóng, trong khi ở những gia đình khác con giết mẹ lấy 2,8 triệu đồng đi chơi gamecậu ruột chích điện mưu sát cả nhà cháu ruột do tranh chấp 200 mét đất, con đòi bán nhà chia tài sản không được bèn giết bố; chỉ vì xung quanh ông ấy biết bao người vô tư xúm lại biến đầm lầy đất hoang thành dinh thự khang trang, trong khi bạn cứ một thân một mình chống chọi với hoàn cảnh… Tạo hóa bất công, tiếc rằng chúng ta vẫn phải chấp nhận luật fairplay với cả những người quá nhiều may mắn. Không, bạn tuyệt đối không nên ném đá.

Còn khi tất cả những sự may mắn đã thi nhau chọn ông Truyền chứ không chọn bạn nhưng vẫn không đủ để giải trình cái dinh thự của ông thì như một nhà báo trong vụ này đã đặt vấn đề, chúng ta có thể cân nhắc áp dụng một công cụ hữu ích: ân xá kinh tế, nhằm “giải phóng các tài sản đang nằm ở đâu đó để khơi lại dòng vốn đầu tư cho nền kinh tế“. Nói cách khác, hợp pháp hóa những tích lũy có thể bất hợp pháp, khơi trong những dòng vốn có thể không sạch, rửa những đồng tiền có thể bẩn. Đen trắng không quan trọng, miễn là đầu tư vào kinh tế quốc gia, và xây “biệt thự gia đình” tất nhiên là kích cầu, là đầu tư, là đóng góp cho đất nước. Đúng quá. Sâu trong những góc tối nhất của lương tâm, ai chẳng có vài cái xác chưa chôn. Bây giờ đem chúng ra ánh sáng, làm một lễ truy điệu tế nhị, rồi “ân xá và công nhận” thủ phạm “thay vì truy tìm và trừng phạt“, thế là xua tan bao nhiêu tử khí độc hại, giải quyết bao nhiêu tồn đọng âm ỉ, mở nắp van cho bao nhiêu áp lực ngầm, chắp cánh cho bao nhiêu lương tâm khỏi bị đè nặng. Quả là một giải pháp kì diệu. Điều gì có lợi cho đất nước hơn: khuyến khích cho phần chìm của tảng băng nổi lên và tan vào những lâu đài, biệt thự hay ủ vàng vào hũ đem chôn? (Nói khẽ, vàng chôn lâu đến đâu cũng không hết đát, trong khi băng tan rồi, đông cứng lại và chìm xuống một lần nữa khó hơn.)

Ảnh 2: Nội thất trong một biệt thự ở Cần Thơ

Tôi đồng ý hết, với điều kiện: không ân xá thẩm mĩ. Tối thiểu ba năm tù cho các kiểu biệt thự cổ điển rởm tân trang. Từ ngoài vào trong: mỗi chiếc mái lệch phạt thêm hai trăm triệu. Mỗi chiếc vòm bốn trăm triệu. Mỗi chiếc tháp năm trăm triệu. Cổng chạm rồng phạt sáu tháng quản thúc, chạm rồng phun nước tăng gấp rưỡi, chạm trống đồng tăng gấp đôi. Mỗi đôi sư tử đá phạt ba tháng lao động công ích, tượng Vệ Nữ sáu tháng, hòn non bộ chín tháng. Mỗi bộ sừng voi một năm tù cho hưởng án treo cộng năm trăm triệu tiền phạt, sừng tê giác phạt thêm năm mươi tỉ đồng.

Mỗi bể cá vàng phạt chín roi vào mông, năm mươi roi cho mỗi bộ bàn ghế gỗ đỏ, một trăm roi cho mỗi nhà sàn Tây Nguyên tái chế, năm trăm roi cho mỗi bức tranh ngựa trên mực Tầu giấy dó, một nghìn roi cho mỗi bức tranh tám con ngựa phi trên biển sơn mài…

Vì sao? Vì tài sản địa chủ có thể biến hóa, nhưng gu phú nông mãi mãi là gu phú nông, dù không cái gu nào trên đời không hợp pháp.

Bạn cũng thấy đấy, lâu đài của cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych có thể chuyển về tay nhân dân, nhưng cái gu thẩm mĩ của các nhà độc tài thì không thể thanh lí.

 

Ảnh 3: Sofa Nàng tiên cá bằng vàng trong lâu đài của Gaddafi 

© 2014 pro&contra

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến – Giáo Giở

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Tạp văn on 2013/10/26 at 09:54
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.
Tôi chào đời tại Sài Gòn, và vô cùng hãnh diện về nơi sinh trưởng của mình. Chính Từ thành phố này Người đã ra đi.
Nói thế nghe (chừng) hơi nịnh. Không dám nịnh đâu. Thường dân cỡ tôi làm sao mà bợ cao dữ vậy. Hơn nữa, trong “zụ” này, ở môi trường XHCN thì đâu có bao giờ thiếu những thiên tài. Không tin, và nếu rảnh xin (ghé qua wikipedia) đọc chơi vài câu cho biết:
Khi tôi còn là hạt bụi
Người đã lên tàu đi xa
Hay:
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
Chuyện xưa (như thế) đã đành nhưng hai phần ba thế kỷ sau vẫn còn có người “ngơ ngẩn” về chuyến xuất dương (tìm đường cứu nước) của Bác:
Đó là cuộc ra đi một mình, giữa bốn biển năm châu, giữa đại dương sóng cả… Sau sáu năm trên khắp các lục địa anh mới về Paris… Ở Paris, kể từ 1919, khi trình Hội Quốc Liên (tức Liên Hiệp Quốc bây giờ) bản Yêu sách tám điểm của nhân dân Việt Nam, dưới tên ký Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn đã bắt đầu một sự nghiệp viết nhằm lên án chủ nghĩa thực dân, cảnh tỉnh thế giới phương Tây, thức tỉnh thế giới thuộc địa. Một sự nghiệp viết gắn bó và phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc kể từ Bản yêu sách tám điểm – 1919, qua Tuyên ngôn độc lập – 1945, đến Di chúc – 1969 có độ dài 50 năm.
GS Phong Lê viết những dòng chữ (hơi lủng củng) ghi trên, tại Huế, vào hôm 26 tháng 5 năm 2011. Hai năm sau, vào hôm 26 tháng 9 năm 2013, từ Luân Đôn, BBC loan tin:
Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại… Trao đổi với BBC hôm 23/9/2013 từ Hà Nội, ông Hiển (phó giáo sư sử học Vũ Quang Hiển – ghi chú của tnt) cho rằng nhiều tư liệu có thể đang được lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ hải ngoại, hoặc cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc.
Giời ạ, đâu có “cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc…” làm chi cho thêm phiền. Giới học giả Việt Nam (Trần Quốc VượngNguyễn Thế AnhVũ Ngự Chiêu…) đã trưng dẫn “nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại…” – từ lâu – nhưng nó không “khớp” với sử (riêng) của Đảng và tự truyện của Bác nên đều bị phớt lờ hết ráo.
Cái kim (nhỏ xíu) trong bọc còn giấu không được hoài thì nói chi đến tiểu sử của một con người (vỹ đại) cỡ bác Hồ. Và nói đâu xa xôi, ngay trên một trang web rất bình thường (Sức khoẻ và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế) ở trong nước cũng đã có người “khẳng định” – một cách rất tế nhị, từ năm 2007 – rằng Bác không có dính dáng gì (nhiều) đến bản “Yêu sách của nhân dân Việt Nam”:
… Phan Văn Trường là người soạn thảo Yêu sách và trên thực tế văn bản này mang đậm dấu ấn của ông với nhãn quan của một nhà luật học. Thực vậy, Điểm 2 nêu rõ: ‘Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam’; hay Điểm 7 ‘Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật’. Như vậy có đủ cơ sở để khẳng định rằng tiến sĩ luật học Phan Văn Trường là kiến trúc sư của Yêu sách của nhân dân Việt Nam, một sự kiện tạo nên bước ngoặt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.
Tế nhị là một đức tính mà rất ít người sở đắc. Tác giả những dòng chữ sau đây – rõ ràng – không có được cái đức tính (dễ thương) này:
Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này… chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh
Tất Thành chỉ là người được nhóm An Nam Yêu Nước chỉ định đem bản Thỉnh nguyện thư của người An Nam đến Hội nghị Hoà bình Versaillles. (Thụy Khuê. Nhân văn Giai phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia 2012).
Những vụ trộm cắp (lặt vặt) cỡ này, nói nào ngay, không hiếm trong cuộc đời hoạt động của bác Hồ hay bác Tôn nên đâu có chi quan trọng lắm để mà phải làm rầm rĩ. Ông Hà Sĩ Phu nghĩ một cách khoáng đạt hơn rằng: “… điều quan trọng đối với xã hội không phải ở chỗ quan điểm ấy là của ai, mà ở chỗ quan điểm tiến bộ ấy được thực hiện như thế nào.”
Ý niệm rất nới này cũng được GS Vũ Quang Hiển nhiệt liệt tán đồng – theo như bản tin (thượng dẫn) của BBC:
Nguồn gốc ở đâu, chuyện đời tư, chuyện cá nhân không quan trọng, mà cái quan trọng là ở sự nghiệp, mỗi con người đều có những nét riêng, thậm chí nét khuất trong đời tư, nhưng điểm quan trọng nhất là sự nghiệp mà họ theo đuổi.

Thôi thì cứ bỏ qua vài “nét khuất trong đời tư” của Bác, cứ giả dụ chính ổng (chớ còn ai nữa) là tác giả bản Thỉnh nguyện thư của người An Nam đi. Vậy thử nhìn xem: Bác, và các đồng chí lãnh đạo (từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân đến nay) đã thực hiện 8 điểm yêu sách này ra sao?

  • Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
  • Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
  • Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
  • Tự do lập hội và hội họp;
  • Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
  • Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
  • Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
  • Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
Tuần tự xét hết tám điểm kể trên chắc phải tới Tết, hay không chừng (dám) tới chết luôn. Xin chỉ xem qua một điểm – điểm thứ nhất thôi – cho nó lẹ rồi đi ngủ: Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
Không dám ân xá đâu. Từ ngữ này (e) không có trong tự điển của nước VNDCCH hay CHXHCNVN, nơi mà trại lính trại tù người đi không ngớt (người về thưa thớt năm ba) và mọi công dân đều có thể là một người tù ngoại trú, hay dự khuyết.
Coi: chỉ trong một tuần lễ, tuần thứ ba của tháng 10 năm 2013 thôi, công luận đã ghi nhận những sự kiện (dồn dập) như sau – xin ghi lại theo thứ tự thời gian:
Ngày 13 tháng 10 blogger Phạm Thanh Nghiên gửi đi một bức thư ngăn ngắn:
Kính gửi quý vị lá đơn của bà Nguyễn Thị Nga gửi trại giam số 6, Nghệ An, đề nghị cho chồng bà là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được đi chữa bệnh. Nhưng thay vì giải quyết yêu cầu chính đáng của bà thì chính quyền đã bí mật chuyển nhà văn NXN đến trại An Điềm, Đà Nẵng. Đây là một hành động rất không minh bạch và có thể coi như một tội ác. Không chỉ đối với nhà văn mà đối với gia đình, việc thăm nuôi sẽ rất khó khăn, tốn kém về tài chính cũng như về sức khỏe. Theo mong muốn của bà Nga, là phổ biến lá đơn (đã gửi ngay cho trại 6 khi viết) rộng rãi trên mạng. Bà cũng bày tỏ mong muốn được công luận, các tổ chức nhân quyền quan tâm đến trường hợp của chồng bà, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhất là kể từ khi khi ông bất chấp nguy hiểm, báo tin chuyện ông Điếu Cày tuyệt thực ra ngoài, ông luôn bị trù dập. Xin thay mặt bà Nguyễn Thị Nga, gửi lời cảm ơn tới quý vị.
Ngày 17 tháng 10, RFA loan tin: Mục sư Nguyễn Công Chính thường xuyên bị đánh đập trong tù. Mục sư Tin lành Lutheran Nguyễn Công Chính, người bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc có những hoạt động chia rẽ sự đoàn kết dân tội, nói xấu chính quyền, thường xuyên bị đánh đập trong tù vì không chịu nhận tội.
Cùng ngày, theo FB của An Đỗ Nguyễn:
Sáng nay, 17/10/2013, tại bệnh viện 30/4 Bộ Công an đã xảy ra một cuộc trấn áp của lực lượng an ninh, công an, dân phòng đối với gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định. Phía lực lượng an ninh viện lý do là cô con gái của thầy Định chụp hình, quay phim để bắt vợ con thầy về đồn công an làm việc. Tuy nhiên, vợ con thầy đã chứng minh cho lực lượng an ninh thấy rằng điện thoại của họ chỉ có chức năng nghe gọi, nhắn tin, không có khả năng quay phim, chụp hình. Sau đó, phía an ninh yêu cầu gia đình thầy xuất trình giấy CMND và một mực cưỡng ép về gia đình về đồn làm việc.
Ngày 18 tháng 10, blogger Nguyễn Bắc Truyển viết trên facebook: Tù nhân chính trị tuyệt thực.
Tin từ gia đình cho biết, hai tù nhân chính trị, Đoàn Huy Chương và Sơn Nguyễn Thanh Điền đã tuyệt thực 3 ngày nay để phản đối chính sách giam giữ khắc nghiệt của trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai).
Sơn Nguyễn Thanh Điền, bị bắt năm 2000, án 17 năm. Đoàn Huy Chương bị bắt năm 2010, án 7 năm. Cả hai tù nhân chính trị đang bị giam tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc.
Trại giam Xuân Lộc, nơi giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị. Vừa qua trại giam Xuân Lộc đã chuyển 05 tù nhân chính trị đi trại giam Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) vì cho rằng 05 tù nhân chính trị có liên quan đến vụ nổi loạn tại phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc vào sáng ngày 30/6/2013. 05 tù nhân chính trị là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Anh Trí và Nguyễn Ngọc Cường. Mặc dù, lãnh đạo Tổng cục Trại giam và trại giam Xuân Lộc khẳng định trên báo chí rằng các tù nhân chính trị không có liên quan vụ nổi loạn của tù thường phạm. Tuy nhiên, tối ngày 30/6/2013, 05 tù nhân bị chuyển trại, sau đó họ bị biệt giam, cùm chân tại trại giam Xuyên Mộc.
Đầu tháng 10/2013, hai nữ tù nhân chính trị đang trong mang trọng bệnh là Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển đi bằng xe tù trên quãng đường dài gần 2.000 km đến trại giam Thanh Xuân (Hà Nội), tay chân bị còng, bà Dung đang tuyệt thực. Chuyến đi dài đã làm hai nữ tù nhân kiệt sức và ngất xỉu nhiều lần.
Việc giam giữ khắc nghiệt, giam xa gia đình… là biện pháp vô nhân đạo mà trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền, công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị đã cấm áp dụng. Việt Nam đã tham gia hai công ước này và chuẩn bị ký công ước chống tra tấn tù nhân vào cuối năm 2013.
Nhiêu đó thôi đủ thấy sự nghiệp của Bác (nói riêng) và của cả Đảng (nói chung) không chỉ là một con số không, mà là một con số trừ âm không nhỏ:
Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!
Nguyễn Chí Thiện

Huỳnh Thục Vy – Nghĩa hay lợi?

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Việt Nam on 2012/10/18 at 15:24

Phàm người ta làm mọi việc ở đời cũng chỉ vì nghĩa hay vì lợi… Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Dù việc thiện nhỏ thế nào cũng không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân thì chỉ nghĩ đến điều lợi, hễ thấy lợi thì dù ác thế nào cũng thực hiện“.

Đó là một câu ghi trên đài tưởng niệm liệt sĩ chống pháp Phước Ninh, Đà Nẵng. Đọc câu nói mang nặng màu sắc Nho giáo này trong một bài viết, tôi đã suy nghĩ rất mông lung về những giá trị cổ xưa mà ông cha ta đã suy tôn trong hành trình “tự Hán hóa” của mình. Đối với nhiều người, có lẽ câu nói rất ấn tượng, mang tầm vóc một phương châm sống đầy giá trị và đậm chất luân lý. Nhưng theo tôi, không thể nhận thức đơn sơ về “nghĩa” hay “lợi” như thế.

1/ Quân tử và nền đức trị

“Quân tử” trong cách hiểu cơ bản nhất của người Trung Hoa xưa, là người cai trị. Do đó, từ này nguyên khởi được dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội quân chủ Trung Hoa và một số quốc gia du nhập Hán học khác. Với quan điểm đức trị mà Khổng giáo ra sức truyền bá hay thậm chí là áp đặt, những người cai trị là những kẻ tài đức vẹn toàn, là những ông vua anh minh mang tầm vóc thánh nhân, là những ông quan phụ mẫu chi dân. Theo cách dùng ấy, chúng ta hiểu rằng, quân tử là những người tài đức xuất chúng và có khả năng thống soái thiên hạ. Sau này, “quân tử” còn được dùng để chỉ những người có trí tuệ, đức độ, chính trực và hay làm việc nghĩa.

Quả tình, tôi không thích Nho giáo, không thích cả những khái niệm của nó. Các giá trị Khổng Nho xa lạ và không gây ấn tượng tốt với tôi. Bởi trong nền văn hóa ấy, người ta luôn miệng nói về đạo đức nhưng không có bất cứ một định chế khả dĩ nào để bảo vệ những giá trị luân lý ấy. Cũng chính trong nền văn hóa ấy, nơi mà kẻ cai trị được mặc định là những người vừa có tài thao lược, vừa có đức hạnh, chúng ta chỉ thấy đầy dẫy những kẻ bất chấp thủ đoạn để thoán đoạt thiên hạ hoặc ích kỷ hại nhân. Nào là Lưu Bang giết Hàn Tín sau khi đã thâu tóm thiên hạ về một mối, Lý Thế Dân giết anh em để lên ngôi hoàng đế…

Thật vậy, đạo đức xã hội không bao giờ được giữ gìn bằng cách hô hào, mà chỉ bằng thể chế chính trị, bằng luật pháp và phần còn lại được giao phó cho những định chế xã hội khác như: tôn giáo, giáo dục… Ngày hôm nay chúng ta biết rằng, động cơ hành động của con người là tự lợi. Bởi nhận chân ra điều ấy, nhân loại mới tạo lập thể chế dân chủ pháp trị. Kẻ lãnh đạo không thể trở nên tài đức chỉ vì mang cái danh quân tử. Ngược lại, ngay từ đầu họ phải được giả định là kẻ xấu, có khả năng lạm quyền, tư lợi, và phải được kìm chế bởi một cơ chế chính trị nghiêm khắc. Ở đó, họ bị đặt vào tình huống: nếu họ vi phạm những cam kết với người dân, hậu quả mà họ lãnh nhận sẽ lớn hơn nhiều so với mối lợi mà họ có được khi vi phạm. Nhân loại ngày hôm nay không tin tưởng vào những phẩm giá tốt đẹp được gán (một cách hão huyền) cho kẻ cầm quyền theo kiểu đức trị. Với thể chế chính trị tự do, người dân dõng dạc tuyên bố với kẻ cai trị rằng: “Các ông cứ tỏ ra tốt đẹp bề ngoài, còn chúng tôi không biết thâm tâm các ông mưu tính chuyện gì. Nhưng nếu các ông làm bậy, các ông sẽ nhận hậu quả nhãn tiền”.

2/ Nghĩa hay lợi

Trở lại với câu nói đã được đề cập ở đầu bài viết, nó hoàn toàn đặt trên bình diện đức trị của Nho giáo, phản thực tế và phản khoa học. Theo đó, người ta chia con người thành hai loại: một, hành động vì nghĩa; hai, hành động vì lợi. Phân loại con người thô thiển như thế sẽ dẫn tới những ngộ nhận tai hại. Trong mỗi một con người, có cả bản năng vị kỷ và bản năng cộng đồng. Động cơ, hoài bão và hành động của con người là tổng thể những mối tương tác của các bản năng này chứ không thể phân biệt nhị nguyên như trên.

Như đã nói ở trên, trong thực tế, nhân loại có xu hướng hành động vì lợi ích. Bản thân việc hành động vì lợi không phải là việc xấu xa về luân lý. Việc xem lợi ích là một giá trị tiêu cực về đạo đức là đi ngược lại quy luật tự nhiên, và thậm chí là cản trở sự tiến bộ. Đối với nền văn hóa Khổng Nho, chỉ có những kẻ thấp kém về tư cách và tài năng mới hành động vì lợi, còn thánh nhân thì hành động vì nghĩa. Nhưng mặc cho những giáo điều mà họ rêu rao, con người là con người. Mặc cho những truyền giảng đạo đức to lớn của họ, những kẻ đứng đầu thiên hạ, những quân vương được lưu danh sử sách, luôn là những người hành động vì lợi. Ai nói những quân vương độc tài như Tào Tháo, Lưu Bị, Chu Nguyên Chương… hành động vì nghĩa? Thật trớ trêu, trong một nền văn hóa luôn xiển dương đạo đức, chính ở đó, đạo đức bị chà đạp thô bạo nhất, và hơn nữa bị lợi dụng để mang lại lợi ích cho kẻ cầm quyền độc tài.

Người ta quên mất rằng, điều quan trọng là cần phải xác định: “nghĩa” là nghĩa như thế nào, nghĩa đối với ai; còn “lợi” là lợi gì, lợi ích cho ai; chứ không phải chỉ nói “nghĩa” và “lợi” chung chung. Và việc đồng hóa “nghĩa” với “thiện”, “lợi” với “ác” như câu nói trên thật không thỏa đáng. Rất nhiều khi, cái “nghĩa” dành cho thiếu số sẽ là họa cho đa số còn lại (ví như: việc vì ơn mưa móc chúng ta từng có được từ Đảng cộng sản làm cho chúng ta không thể lên tiếng chí trích Đảng hoặc chỉ trích không tới nơi chỉ có thể là “nghĩa” với Đảng thiểu số chứ chẳng thể là nghĩa đối với đa số còn lại); và cũng như thế, “lợi”(dù là tư lợi) cũng không bao giờ là đồng nghĩa với “ác” nếu cái lợi ấy đạt được bằng những phương tiện hợp pháp, hợp luân lý.

Ấy vậy mà, chữ “nghĩa” lòe loẹt ấy trong suốt thời quân chủ ở Trung Hoa và Việt Nam đã là cái gông đeo cổ cho toàn xã hội, đã là giá trị “sáng lòe” để nô lệ hóa cá nhân, để phục vụ cho những cá nhân cai trị mang danh tập thể. Đến thời kỳ Cộng Sản, chữ “nghĩa” lại bị lợi dụng để kéo hàng triệu thanh niên ngây thơ vào “cuộc chiến chống đế quốc” mà thực ra là cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Thế mới biết “nghĩa” không đứng trơ trọi một mình để bắt người ta phải hành động, phải hy sinh; cái “nghĩa” đó phải đi cùng với lợi ích to lớn và lâu dài của cộng đồng thì mới có giá trị, xứng đáng là “nghĩa” thật. “Nghĩa” mà không mang lại lợi ích thiết thực cho cá nhân hay cộng đồng thì việc chạy theo nó là điều vô ích. Cái “nghĩa” mà không đi kèm với sự suy xét chín chắn có khi lại gây họa cho bản thân và nghiêm trọng hơn là cho cộng đồng.

Xét đến chữ “lợi”, mỗi cá nhân là phần tử của xã hội, lợi ích dành cho mỗi cá nhân là góp phần vào lợi ích chung của xã hội. Bởi vậy, sự mưu cầu lợi ích cá nhân, mà không xâm hại đến lợi ích của các cá nhân khác và của xã hội là điều tốt đẹp và cần được phát triển. Còn đối với những trường hợp mang lại lợi ích cho xã hội, thì “lợi” này mới chính là “nghĩa” thật. Cái “lợi” ấy, bây giờ không chỉ mang ý nghĩa luân lý tích cực, mà còn là sự thể hiện của trí tuệ.

3/ Sự cáo chung cần thiết của nền đức trị

Việc cổ xúy đức trị thừa kế từ nền văn hóa Khổng Nho đã mở đường cho sự thâm nhập dễ dàng của nền “đức trị Cộng sản”. Văn hóa “đức trị” ấy đã “trao tặng” cho Việt Nam một Hồ Chí Minh thủ đoạn hơn người nhưng được tôn vinh thành “vị cha già dân tộc đại trí đại tâm”. Nền đức trị không bao giờ ngăn nổi người ta trở thành những kẻ độc tài tàn bạo; mà ngược lại còn “thánh hóa” kẻ độc tài ấy, và đưa đến khả năng chính danh hóa sự cai trị chuyên chế qua nạn sùng bái cá nhân bệnh hoạn.

Trong cuộc đấu tranh hôm nay, chúng ta đấu tranh vì “nghĩa” sao? Điều đó không sai, nhưng chưa đủ, chúng ta đấu tranh vì “lợi” nữa chứ. Nền dân chủ tự do sẽ mang lại cho toàn thể quốc gia này cũng như mỗi một cá nhân trong xã hội những lợi ích to lớn. Chúng ta đấu tranh cho dân chủ không phải vì nó tốt chung chung theo kiểu mị dân, mà vì nó mang lại lợi ích thực tế đã được kiểm chứng trên thế giới cho cá nhân và xã hội, mang lại sự thăng tiến tất cả các mặt của đời sống chính trị xã hội. Chính cái lợi ích to lớn ấy đã mang lại cho cuộc đấu tranh cái danh diện chính nghĩa chứ không phải là những giáo điều xơ cứng, màu mè. Nói cách khác, cái danh “chính nghĩa” là “bộ áo” bên ngoài ,còn lợi ích thật bên trong (hướng về thiểu số hay đa số) mới quyết định bản chất của “nghĩa”. Cộng sản đã khoác bộ áo “chính nghĩa” để tàn phá đất nước này đó thôi. Bởi thế khi đánh giá sự việc, ta không đánh giá qua “bộ áo chính nghĩa” ấy mà xét tận gốc rễ cái lợi ích mà nó mang lại sẽ thuộc về ai. Chúng ta mang lại lợi ích cho ai, điều đó sẽ cho thấy chúng ta là bậc đai phu hay kẻ tiểu nhân, chứ không phải chỉ nhìn nhận phân biệt đơn sơ giữa “nghĩa” và “lợi”.

Ngày hôm nay, chúng ta không hướng đến một xã hội có những cá nhân tỏa hào quang của thánh nhân mà là một xã hội với những định chế vững vàng và có khả năng kiềm tỏa quyền lực chính trị, bảo vệ tự do cá nhân. Sự hô hào đạo đức, nhân văn chẳng thể mang lại nhân văn, đạo đức thật; chỉ khi nào người ta bị buộc phải hành động như thế nếu không họ sẽ bị loại bỏ, trừng phạt thì lúc đó xã hội mới tiến bộ được. Vì vậy, xin hãy để tâm thức Khổng Nho cùng những giá trị mà nó xiển dương lùi vào quá khứ, nhường đường cho những giá trị mới.

Huỳnh Thục Vy
Tam Kỳ ngày 10 tháng 10 năm 2012

Trần Trung Đạo – Cách mạng dân chủ tại Việt Nam, khoảng cách và hy vọng

In Cộng Đồng on 2012/07/04 at 15:33
Image

Huỳnh Thục Vy bị bắt ngày 1/7/2012

Trong bài thơ Giấc mơ nhỏ của tôi có một đoạn nói về sông Bến Hải và sự xa cách giữa người Việt vẫn còn đang chảy trong lòng:  

Chào anh công nhân dệt từng tấm vải

Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay

Để tôi nối hai bờ sông Bến Hải

Nối lòng người vời vợi cách xa nhau. 

Bài thơ viết sau 1975, nghĩa là thời gian đất nước đã “thống nhất” bằng xe tăng và đại pháo, bằng sân bắn và nhà tù. Tôi không chỉ viết ra mơ ước của mình thôi nhưng đã nhiều lần làm con thoi nhỏ. Thay vì những buổi gặp gỡ nặng về hình thức, nếu có cơ hội tôi thường mang những người một thời đã tìm đủ mọi cách để giết nhau, ngồi lại bên nhau. 

Một lần cách đây cũng khá lâu, tôi mời hai người thuộc giới cầm bút đến nhà chơi. Một nhà văn miền Bắc và một nhà văn miền Nam. Cả hai đều may mắn sống sót sau cuộc chiến. Tên tuổi hai nhà văn không nằm trong danh sách hơn hai triệu người Việt gởi xác ở Trường Sơn, Hạ Lào, Quảng Trị, An Lộc, Thường Đức, Tam Quan, Bình Giã v.v… Nếu tính theo số lượng bom đạn do Mỹ, Liên Xô và Trung Cộng cung cấp và số người chết trên một quốc gia có địa lý nhỏ hẹp, dân số không đông như hai miền Việt Nam trước 1975, chiến tranh Việt Nam có thể được xem là một trong những cuộc chiến tranh có mức độ tàn phá cao nhất trong lịch sử nhân loại. 

Chiều hôm đó, chúng tôi ngồi thành ba góc quanh chiếc bàn tròn nhỏ sau vườn. Một buổi chiều êm ả hiếm hoi của mùa hè nóng bức. Hai nhà văn tôi mời đến đều nghe tên nhau từ lâu lắm, đọc văn nhau nhưng chỉ gặp nhau hôm đó lần đầu. Họ rất ngạc nhiên khi nghe tôi giới thiệu tên. Bắt tay mừng rỡ. Những tiếng “Thì ra, thì ra…” dồn dập. Ánh mắt họ sáng lên niềm cảm động chân thành vì chẳng bao giờ họ nghĩ có ngày gặp nhau trên xứ Mỹ này. Nhà văn miền Bắc kể lại hành trình gian nan của anh từ Bắc vào Nam. Những đêm di chuyển đầy nguy hiểm, những ngày tránh bom B52 trải thảm dọc Trường Sơn. Những trường hợp thoát chết trong đường tơ kẻ tóc khi quân đội miền Nam hành quân qua khu vực anh đang trú ẩn. Nơi anh đóng là vùng tranh chấp. Ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng Sản. Người dân sống dưới hai chế độ. Ban đêm khi lính rút về đồn, anh lại ra hoạt động. Dù sao anh chỉ là nhà văn, nhà báo, không trực tiếp tham dự các trận đánh lớn nên không có những tình tiết gay go hấp dẫn. 

Nhà văn miền Nam thì khác. Anh là người lính chiến dạn dày trận mạc. Anh kể lại vài trận đánh đáng nhớ mà anh từng tham dự. Có một lần tiểu đoàn của anh được trao trách nhiệm như một “cục đường để dụ kiến”. Vừa đổ quân xuống ngọn đồi không bao lâu, đào công sự chưa xong, các cuộc tấn công liên tục của phe nhà văn miền Bắc đánh vào. Mở đầu là những cơn mưa pháo. Pháo liên tu bất tận. Pháo không ngừng nghỉ. Pháo ngày đêm. Phe nhà văn miền Nam bị thiệt hại khá nặng. Anh tiểu đoàn trưởng hy sinh ngay trong trận pháo đầu. Sau vài ngày pháo kích, các đơn vị của phe nhà văn miền Bắc từng đợt tấn công. Quá đông. Tỉ lệ có thể nói là mười đánh một. Đơn vị của nhà văn miền Nam phải chọn cái sống trong cái chết, và chống đỡ là con đường duy nhất. Bằng mọi giá phải giữ ngọn đồi. Mà cho dù có muốn rút lui cũng không rút được. Cuối cùng, phe nhà văn miền Nam giữ được ngọn đồi. Như đã tính toán, sau đó, các phi đoàn mở ra hàng loạt các cuộc oanh tạc và pháo binh của phe nhà văn miền Nam tập trung bắn nát chẳng những chung quanh ngọn đồi mà cả các khu rừng bên ngoài “cục đường”. Chung quanh ngọn đồi nhỏ ngập đầy xác chết. Sau trận đánh, những chiếc xe ủi đất của công binh đào một đường mương dài, đủ sâu để khỏi hôi thối và xúc hàng trăm xác chết của phe nhà văn miền Bắc đổ vào trong đó. Phe nhà văn miền Nam cũng chẳng hơn gì. “Cục đường” đen đã chảy thành những vũng máu đỏ. Những công sự, những căn hầm bị pháo sập trở thành những ngôi mộ chôn xác đồng đội của anh. Những chiếc trực thăng tải thương hạ cánh mang theo xác anh tiểu đoàn trưởng và rất nhiều bạn bè mới chia nhau điếu thuốc hôm qua nay đã nghìn thu cách biệt. “Nếu lúc đó không giữ được ngọn đồi thì sao?” Nhà văn miền Bắc hỏi. “Thì chết hết chớ sao, cục đường mà”. Nhà văn miền Nam trả lời. Anh cười, một nụ cười mang ít nhiều chua chát. 

Nhưng rồi anh nói tiếp: “Chắc là anh nghĩ tôi lúc đó căm thù ghê gớm lắm phải không?” Có, nhưng không ghê gớm lắm đâu. Các anh bắn tôi và tôi bắn anh. Mà cho dù các anh không bắn tôi thì tôi cũng bắn các anh. Chiến tranh mà. Xong thì thôi. Lòng căm thù chế độ Cộng Sản trong tôi chỉ lên cao độ khi sống trong nhà tù Cộng Sản và chịu đựng những cực hình đày đọa, những đối xử bất nhân, những tháng ngày đói khát”

Trời sắp tối, hai anh đều có chuyện phải đi. Họ bắt tay từ giã nhau. Không ai xin lỗi ai. Không ai tha thứ ai. Nhưng qua buổi tâm sự tôi biết, họ đã hiểu nhau hơn, đã thấy được nhu cầu của một Việt Nam hôm nay và ngày mai phải thoát ra khỏi chiến tranh, nghèo đói, độc tài và đi cùng nhân loại hòa bình, ổn định, tự do và giàu mạnh. 

Không phải ai cũng có may mắn có dịp trang trải tấm lòng như nhà văn miền Bắc và nhà văn miền Nam sau vườn nhà tôi lần nọ. Đó đây vẫn còn nhiều cái nhìn khắt khe đối với những người đang tranh đấu cho tự do dân chủ với một quá khứ liên hệ với đảng Cộng Sản. Cuộc chiến quá dài, ân oán quá sâu, không phải dễ dàng gì thay đổi hết được. Người Ý, người Ba Lan khi giong buồm, nhổ neo rời cảng, họ để lại quá khứ bên bờ biển chỉ mang trên vai ước vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho họ và con cháu họ. Người Việt Nam thì khác. Người Việt ra đi mang theo cả cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt. Nhiều trong số chú bác anh chị đến được bến bờ tự do khi chiếc vết thương trên da thịt vẫn còn đang mưng mủ sau bao năm tháng tù đày. Xiềng xích không còn, bom đạn đã thôi rơi nhưng tiếng khua, tiếng thét như vẫn còn nghe trong giấc ngủ quê người. Thái độ, dù khắt khe, quyết liệt hay cực đoan đi nữa cũng có lý do riêng của nó. Như nhà văn miền Nam phát biểu, chính sách của đảng CSVN từ 1975 đến nay là nguyên nhân trực tiếp của sự căm thù sâu thẳm trong lòng nhân dân Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, đối với chế độ CS và là mầm mống của sự phân hóa, chia rẽ, hoài nghi trong cộng đồng người Việt. Nhưng dù lý do gì, các chú bác anh chị vì tương lai con cháu mình, nên suy nghĩ lại và chọn những hình thức đấu tranh hữu hiệu, thích hợp với thời đại ngày nay. 

Con đường cách mạng dân chủ Việt Nam, vì thế, khác và khó khăn hơn nhiều so với con đường đã diễn ra tại Bắc Phi và tiến trình chuyển hóa dân chủ đang diễn ra tại Miến Điện. 

Điều kiện ra đời và tồn tại của chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản tại Việt Nam không giống các chế độ độc tài cá nhân như Muammar Gaddafi tại Lybia, Augusto Pinochet tại Chile, Mobutu Sese Seko tại Zaire hay độc tài phe nhóm quân sự (Junta) Miến Điện, Argentina, Peru, Nigeria, El Salvador và cũng không giống như các chế độ Cộng Sản chư hầu chùm gởi của cây đại thụ Liên Xô một thời tồn tại ở Đông Âu. 

Phần lớn các chế độ độc tài quân sự, dù cá nhân hay phe nhóm, hình thành do kết quả của các cuộc đảo chính, lật đổ các chính phủ tiền nhiệm, nhiều khi cũng rất độc tài. Cơ hội đã đưa một số sĩ quan từ vị trí của những người lính trở thành những nhà chính trị. Ngoài lòng tham lam quyền lực và địa vị, họ không sở hữu một vốn liếng chính trị và không có một sự chuẩn bị đầy đủ để lãnh đạo quốc gia. Tham vọng quyền lực của họ chỉ là tham vọng cá nhân, phe nhóm. Muammar Gaddafi của Lybia, Hosni Mubarak của Ai Cập nổi tiếng sắc máu nhưng gốc gác chỉ là những viên sĩ quan võ biền. Các quốc gia Miến Điện, Libya, Ai Cập, Tunisia cũng không trải qua cuộc chiến tranh ý thức hệ tàn khốc suốt mấy mươi năm và vai trò của các đế quốc cũng không mang tính quyết định như trong cuộc chiến Việt Nam. 

Việt Nam thì khác. Những người lãnh đạo CSVN được đào tạo để hoạt động, tổ chức, lãnh đạo chuyên nghiệp, kiên quyết theo đuổi đến cùng các mục tiêu ngắn và dài hạn của đảng CS. Chính Lê Duẩn trong tác phẩm quan trọng Dưới Lá Cờ Vẻ Vang Của Đảng, đã xác định tham vọng nhuộm đỏ Việt Nam và “đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Từ khi thành lập vào năm 1930 cho đến nay, tuy khác nhau về chiến lược của mỗi thời kỳ và hoạt động dưới nhiều tên gọi (Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng Đảng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục tiêu. 

Nạn sùng bái cá nhân dưới các chế độ độc tài không Cộng Sản có nhưng không tác hại trầm trọng đến nhận thức của người dân. Mobutu Sese Seko của Congo là một ví dụ. Nhà độc tài khát máu của Congo này sau các chuyến viếng thăm Bắc Hàn, Trung Quốc, Rumani về đã bắt chước xây dựng một bộ máy tuyên truyền giống hệt như Cộng Sản bằng cách ra lịnh thay đổi tên đường, tên phố, quốc kỳ, quốc ca, và tháng 10 năm 1971 thay cả tên nước. Nhưng ngay cả khi Mobutu còn sống dân Congo chẳng những không mấy quan tâm đến những thay đổi đó mà còn một cách châm biếm gọi tên y là Mobutu Sesesescu chỉ vì Mobutu là bạn thân của tên độc tài Rumani Nicholas Ceauşescu. 

Việt Nam thì khác. Giống như “cha già dân tộc” Kim Nhật Thành của Bắc Hàn, hình ảnh một “cha già dân tộc” Hồ Chí Minh đã đóng một lớp băng dày trong nhận thức của nhiều người và ngay cả được thờ chung một bàn thờ với đức Phật Thích Ca, không một phát hiện, một chứng cớ, một tài liệu khoa học nào có thể làm lay chuyển niềm tin mù quáng vào Hồ Chí Minh trong lòng những người Việt cuồng tín. Ý thức nô lệ tồn tại dưới hình thức tà đạo đó không phải chỉ trong hàng ngũ đảng viên mà cả ngay trong những người đấu tranh chống lại các sai lầm của lãnh đạo đảng. 

Về mặt lý luận, việc so sánh với hệ lý luận Cộng Sản với những lý thuyết biện minh cho sự tồn tại của các chế độ độc tài như “Sách Xanh” (Green Book) của Muammar Gaddafi hay Đường Miến Điện Dẫn Tới Chủ Nghĩa Xã Hội (The Burmese Way to Socialism) chẳng khác gì đem giáo trình đại học so với sách tập đọc lớp vỡ lòng. Tầng lớp cán bộ làm công tác tuyên truyền ở Miến Điện và Lybia chỉ là một phường nịnh hót gió chiều nào theo chiều đó. Tại Lybia trước tháng Hai 2011, với đại đa số dân chúng Sách Xanh mang tính cách giải trí nhiều hơn là lý luận. Giáo sư Vandewalle của đại học Dartmouth và tác giả của Lịch Sử Libya Hiện Đại (A History of Modern Libya) nhận xét Sách Xanh là một chuỗi những câu cách ngôn chứ không phải là một hệ lý luận thông suốt và chẳng thuyết phục được ai. Sau cách mạng dân chủ, dân chúng đốt hàng ngàn Sách Xanh không phải vì sợ “tư tưởng Muammar Gaddafi” có cơ hội hồi sinh nhưng chỉ vì đó là biểu tượng của chế độ độc tài. 

Việt Nam thì khác. Giới lãnh đạo đảng CSVN có cả kho lý luận, một bộ máy tuyên truyền tinh vi và những câu trả lời thích hợp cho từng lứa tuổi, từng ngành nghề, từng giới, từng trình độ học vấn. Nền giáo dục một chiều và phản khoa học như cây đinh đóng sâu vào ý thức của con người từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Không ít người Việt, nhất là những người luôn bắt đầu bằng câu rào đón “đừng nói là tôi bị tẩy não đấy nhé” đã bị tẩy não mà không chịu thừa nhận hay không biết mình bị tẩy não. Với họ, sự có mặt của Đảng Cộng sản trong đời sống chính trị và sinh hoạt xã hội Việt Nam tự nhiên chẳng khác gì bốn mùa xuân hạ thu đông. Họ còn tin rằng chỉ có đảng CSVN với tư cách một đảng cầm quyền, mới có khả năng dẫn dắt dân tộc Việt Nam trên con đường đi đến một tương lai tươi sáng. Họ viện dẫn trong quá khứ đảng có vài chính sách bị cấp dưới thực thi quá tả hay quá hữu nhưng về căn bản con đường đảng chọn vẫn là con đường đúng, và tham nhũng là một hiện tượng xấu của mọi xã hội đang từng bước đi lên vả lại ngay cả Anh, Mỹ, Pháp đều đầy dẫy đâu chỉ riêng tại Việt Nam. 

Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam cũng không giống như chế độ độc tài Cộng Sản tại các quốc gia Đông Âu. Mặc dù đảng Cộng Sản tại các nước Đông Âu ra đời trước thế chiến thứ hai nhưng nếu không có sự chiếm đóng của Hồng Quân Liên Xô và sự thỏa thuận của các cường quốc Anh, Mỹ, Liên Xô, sẽ không có một nhóm quốc gia Cộng Sản được gọi là Cộng Sản Đông Âu. Bản thân của định nghĩa “Cộng Sản Đông Âu” đối nghịch với khối các quốc gia dân chủ Tây Âu, vốn đã mang nặng ý nghĩa chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh nhiều hơn các ý nghĩa về văn hóa hay địa lý. 

Việt Nam thì khác. Như tôi có dịp trình bày, trong lúc các đảng Cộng Sản Đông Âu thực chất chỉ là những dây chùm gởi sống nhờ vào sức mạnh của đồng Ruble, xe tăng và hỏa tiễn Liên Xô, khi cây đại thụ Liên Xô thối ruột thì dây chùm gởi cũng khô héo theo, đảng CSVN bám sâu vào cây đại thụ Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của đảng CSVN là một quá trình đầy ngộ nhận lịch sử và họ tồn tại đến ngày nay, một phần lớn cũng nhờ vào những ngộ nhận đó. Cuộc chiến thắng của đảng CSVN ngày 30-4-1975 là kết quả của cuộc lừa gạt lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. 

Không ít người Việt cho rằng sở dĩ Việt Nam không được quốc tế quan tâm đúng mức như Miến Điện, Ai Cập chỉ vì chưa có những Giải Nobel Hòa Bình như Aung San Suu Kyi của Miến Điện hay Mohamed ElBaradei của Ai Cập, nơi những tiếng nói của họ đã được chính phủ khắp thế giới lắng nghe. 

Thật ra, tại Ai Cập quê hương của Mohamed ElBaradei và Miến Điện quê hương của Aung San Suu Kyi, dù cai trị bằng bạo lực sắc máu, quyền con người trong các quốc gia độc tài quân sự không hoàn toàn bị xóa bỏ. Chế độ thông tin, kiểm duyệt còn nhiều kẻ hở. Qua các phương tiện truyền thông quốc tế, những gì xảy trong các quốc gia này đều được thế giới biết được khá rõ. Các tổ chức đối lập, chống chính phủ, công đoàn tuy bị trấn áp nhưng vẫn có cơ hội hoạt động. Đảng đối lập Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân chủ (National League for Democracy, viết tắt là NLD) của bà Aung San Suukyi có cơ sở hạ tầng vững chắc và đã thắng 396 trong tổng số 485 ghế Quốc Hội trong cuộc bầu cử dân chủ công khai được quốc tế công nhận năm 1990 trước khi bị đám quân phiệt đàn áp. Các cơ sở từ trung ương đến địa phương, kể cả đại diện của chính phủ NLD cạnh các chính phủ quốc tế bên ngoài Miến Điện cũng đã duy trì các hoạt động trong suốt thời gian bà Aung San Suu Kyi bị giam giữ tại nhà. 

Thế giới đang ca ngợi bà, ngoài đức tính can đảm và kiên trì với lý tưởng tự do còn vì thái độ ôn hòa, chấp nhận đối thoại để giải quyết các vấn đề của đất nước. Tuy nhiên không phải bao giờ thái độ ôn hòa, hợp tác cũng đem lại kết quả tốt. Như có lần tôi đã viết, hòa giải hòa hợp là con đường hai chiều, không ai có thể đứng bên này sông bắt người khác phải bơi qua sông để hòa giải với mình. Trong điều kiện Miến Điện hay Việt Nam, hòa giải tùy thuộc trước hết vào chính sách và thái độ của giới cầm quyền. 

Không giống như giới lãnh đạo Miến Điện cuối cùng đã thức tỉnh, tại Việt Nam, lời kêu thương thống thiết của tầng lớp nhân dân bị áp bức suốt 37 năm qua chỉ là những viên sỏi nhỏ rơi vào biển cả, không tạo nên gợn sóng, tiếng vang nào. Với tất cả sự kính trọng dành cho bà Aung San Suu Kyi, nếu bà phải đối phó với cơ chế lãnh đạo độc tài ngoan cố như Việt Nam, có thể bà phải chọn giải pháp của đức Giám Mục Giáo Hội Anglian Desmond Tutu, Giải Nobel Hòa Bình 1984. 

Chủ trương của đức Giám Mục Giáo Hội Anglian Desmond Tutu là một bài học giá trị để đối phó chính sách ngoan cố của chế độ độc tài. Giám Mục Desmond Tutu trong cuộc đấu tranh chống Phân Biệt Chủng Tộc Nam Phi vào thời điểm khốc liệt 1976, thay vì thỏa hiệp, đàm phán, đã kêu gọi thế giới gia tăng cấm vận, tẩy chay hàng hóa Nam Phi, cô lập chính phủ Nam Phi, trừng phạt kinh tế Nam Phi càng mạnh càng tốt mặc dù điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động phần lớn là da đen. Giám Mục Tutu chống cả sáng kiến thương lượng với chính quyền da trắng Nam Phi của Tổng Thống Reagan. Khi được hỏi cấm vận và trừng phạt kinh tế chỉ làm cho dân da đen bị đói trước, ông thẳng thắn tuyên bố nhân dân Nam Phi chịu đói nhưng đói “có mục đích”. Rất nhiều quốc gia như Anh, Mỹ và công ty quốc tế hưởng ứng lời kêu gọi của đức Giám Mục. Nền kinh tế Nam Phi bị khủng hoảng. Đồng Rand của Nam Phi mất giá đến 35 phần trăm trong một thời gian ngắn. Để cứu vãn nền kinh tế, thực chất là cứu vãn gia tài, lãnh đạo chính quyền da trắng đành phải nhượng bộ. Giám Mục Desmond Tutu được trao giải Nobel Hòa Bình 1984, giải Nhân Đạo Albert Schweitzer 1986, giải Sydney Peace 1999, giải Gandhi Hòa Bình 2005, Huân Chương Tự Do Tổng Thống Hoa Kỳ 2009 và được thế giới ca ngợi nhờ vào vai trò của ông như nhân vật hàng đầu trong nỗ lực giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc tại Nam Phi. 

Việt Nam không thiếu những nhà đấu tranh có nhiều năm thử thách trong lao tù, có đạo đức, có lý luận, có tâm huyết nhưng chỉ vì chưa có điều kiện khách quan và chủ quan để những ánh đuốc tự do được tỏa sáng xa hơn. Các nhóm hoạt động vì dân chủ, các nhóm đối kháng với đảng CSVN gần như không có một phương tiện nào. Ngoại trừ một số ít người hoạt động dân chủ tên tuổi đang bị tù và được các cơ quan nhân quyền quốc tế được ghi nhận, hàng trăm, hàng ngàn người đang bị đe dọa thường trực, trấn áp, tù đày trong các làng xã, quận huyện xa xôi hay đang trốn tránh tại nhiều nơi trong vùng Đông Nam Á, không ai biết được, không một tổ chức nào tổng kết hết được. Sự chịu đựng trong âm thầm câm nín của các tầng lớp nhân dân Việt Nam so với nhân dân Miến Điện và các nước Bắc Phi đau đớn hơn nhiều. Những bản án dài hạn chụp lên đầu những người yêu nước khi họ chỉ vừa cất lên tiếng nói trước những bất công xã hội. Người ít và thế cô. Giãi giang sơn Việt Nam hình chữ S thực chất là một nhà tù được bao bọc bằng một bức tường bưng bít thông tin dày và một chế độ trấn áp không thua tiêu chuẩn một nhà tù khắt khe quốc tế nào. 

So sánh và phân tích một số điểm khác nhau tiêu biểu giữa Việt Nam và các quốc gia khác để thấy cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ Việt Nam khó khăn và phức tạp hơn cuộc chuyển hóa dân chủ Miến và cách mạng hoa lài Bắc Phi nhiều lần. 

Đấu tranh chống lại một hệ thống cai trị tinh vi như CSVN như thế mà chúng ta chỉ chen lấn nhau trong những chỗ đứng chật hẹp, co cụm trong những mẫu số chung có tính địa phương, tôn giáo, bám víu vào những phạm trù, lý luận lỗi thời, sẽ không giải phóng được dân tộc ra khỏi chế độ Cộng Sản. 

Đảng CSVN còn thống trị nhân dân Việt Nam được, vì ngoài nhà tù sân bắn, còn nhờ vào việc gieo rắc các mầm mống phân hóa, khai thác các bất đồng không cơ bản, đào sâu thêm hố hoài nghi chia rẽ trong cộng đồng dân tộc. Nếu các thành phần dân tộc vẫn tiếp tục chống đối nhau, tiếp tục khai thác những bất đồng nhỏ nhặt, tiếp tục kéo dài những cuộc tranh luận mà cả hai bên đều biết sẽ không đi đến đâu, rồi tất cả chỉ rơi vào chiếc bẫy của đảng CS. 

Một khái niệm quen thuộc gần như nghe mỗi ngày là chính nghĩa quốc gia. Trước năm 1975, khi nghe nói đến chính nghĩa quốc gia chúng ta tự động nghĩ đến các thành phần dân tộc đang chiến đấu chống Cộng Sản và về mặt địa lý, phải sống bên bờ phía nam của sông Bến Hải. Ngày nay, nhận thức đó không còn đúng và biên giới đó không còn tồn tại nữa. Khái niệm quốc gia dân tộc hôm nay mang ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Đó là chỗ dựa không phải chỉ dành cho những người Việt hải ngoại mà cả đồng bào trong nước đang chịu đựng trong xích xiềng Cộng Sản, không phải chỉ những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà tất cả những ai quan tâm và dấn thân vì một Việt Nam tự do dân chủ và thịnh vượng. 

Nội lực dân tộc phải bắt đầu từ mỗi con người Việt Nam trước khi chảy chung vào dòng thác dân tộc. Cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7 vừa qua với sự hiện diện của rất nhiều thành phần, từ thanh niên sinh viên học sinh, nông dân, công nhân đến các bậc bô lão và văn nghệ sĩ. Đó là những dấu hiệu tích cực. Họ có quá khứ khác nhau nhưng cùng được thôi thúc bằng tinh thần yêu nước, truyền thống tự chủ giống nhau. Tổng cộng số người tham dự các cuộc biểu tình từ Hà Nội đến Sài Gòn vào khoảng vài trăm nhưng có một giá trị tinh thần rất lớn. Bước chân của họ là khởi điểm cho một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để đang diễn ra tại Việt Nam. Quyền tự chủ dân tộc trong thời đại ngày nay gắn liền với dân chủ. Nói cụ thể hơn, Việt Nam không bao giờ giành lại được Hoàng Sa, Trường Sa từ tay bá quyền Trung Cộng bằng cơ chế chính trị độc tài mất lòng dân và không được quốc tế ủng hộ như chế độ CSVN hiện nay. 

Cuộc cách mạng giành độc lập của Mỹ làm thay đổi khuôn mặt thế giới suốt mấy trăm năm nay cũng chỉ bắt đầu bằng một nhóm nhỏ khoảng từ 30 đến 130 người đã can đảm ném các thùng trà của Anh xuống vịnh Boston năm 1773. Tương tự, biến cố Phá Ngục Bastille sáng ngày 14 tháng Bảy 1789 được chọn làm ngày quốc khánh Cộng Hòa Pháp không phải để giải phóng nhiều trăm hay nhiều ngàn tù nhân chính trị nhưng chỉ là hành động mang tính biểu tượng vì ngày đó nhà tù Bastille chỉ giam giữ 7 tù nhân. Các biến cố ném trà xuống biển, phá ngục Bastille hay cuộc biểu tình 1 tháng 7 vừa qua tại Việt Nam đều không phải là biến cố lớn về hình thức nhưng chuyên chở những nội dung lịch sử. Ba sự kiện có một đặc điểm giống nhau rằng cách mạng là một tiến trình không thể nào đảo ngược. Chọn lựa hôm nay, vì thế, không còn là chọn lựa của nhân dân Việt Nam mà là của giới cầm quyền.  Bài học Tunisia, Ai Cập, Libya và Miến Điện cho thấy thuận với lòng dân thì sống mà nghịch với lòng dân sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát. 

Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh có chính nghĩa và chính nghĩa luôn thắng trận cuối cùng. Từng giọt nước đã và đang được rót vào ly. Không ai biết giọt nước làm tràn ly sẽ rót xuống khi nào nhưng chắc chắn mọi người đều biết, sẽ rót xuống từ lòng dân tộc Việt Nam và thời gian không còn xa xôi nữa. Cả hơn 700 tờ báo đảng, dĩ nhiên không cùng hô đả đảo Trung Quốc xâm lăng trên trang nhất nhưng cũng không dám chỉ trích, không xám xúc phạm bởi vì đảng biết những bước chân trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội hôm kia là những bước chân từ khát vọng thiêng liêng và trong sáng. 

Ước mơ của hai người lính, hai nhà văn miền Bắc và miền Nam mong được thấy các thế hệ Việt Nam tương lai được sống trong hòa bình, ổn định sẽ thành sự thật. Tổ tiên chúng ta đã làm được, ông bà chúng ta đã làm được và rồi chúng ta, con cháu của các ngài, cũng sẽ làm được. Con tàu rộng thênh thang và mỗi ngày được nối thêm nhiều toa mới, đủ chỗ cho mọi người có tâm huyết hướng về cùng điểm hẹn tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng cho Việt Nam mãi mãi về sau.

Trần Trung Đạo

Nguồn: Facebook Trần Trung Đạo

 

Con tin lương tâm

In Chính trị (Politics), Tạp văn, Việt Nam on 2011/03/13 at 22:11

Vietsoul:21

Có lẽ chưa bao giờ hết cần phải có một sự thay đổi về nhận thức và hành vi: để chuyển hoá nỗi sợ thành hành động cũng như để hoá giải những đểu cáng bằng điều tử tế. Khi cái “đểu” lên đến tột điểm cùng lúc với sự tử tế bị vùi dập dưới bùn nhơ thì đó cũng là điểm bộc phát. Những hoa sen sẽ trổi dậy từ đáy bùn trong hồ và hương thơm của của những đóa hoa sẽ át cả mùi bùn.

 


Không biết với các bạn thì sao chứ tháng Ba là tháng chấn động trong cuộc đời của tôi. Nó là tháng “khúc ngoặc” giữa đi và ở, giữa sống và chết, giữa còn và mất. Tôi may mắn nên được ở vế bên trái: đi, sống, còn. Tháng Ba mở đầu cho những biến chuyển kỳ lạ không lý giải được trong đời tôi. Vì thế tháng Ba đến như con chim báo bão cho những cảm xúc cuồn cuộn, dâng trào và bất chợt.

Những ngày tháng Ba

Tháng Ba (gãy súng) năm 1975 là tháng thọ nạn của miền Trung. Chiến trường sôi sục vùng cao nguyên và cực bắc miền Trung. Gia đình tôi di tản từ Qui Nhơn vào Cam Ranh đến Phú Quốc và trở lại Sài Gòn sau 30/4. Trốn chết.

Tháng Ba năm 1979, chiến trường Cam Bốt chưa chấm dứt thì chiến tranh biên giới Trung-Việt bùng nổ. Chuyến vượt biên lần thứ ba của tôi cuối cùng đã thành, tàu đánh cá LA1234 rời nước ra đi vượt biển. Sau một tuần lênh đênh trong bão tố, mưa giông tàu đã tấp vào một đảo hoang Mã Lai. Thoát chết.

Tháng Ba năm 2011, cuộc cách mạng hoa nhài đã nở hoa trên Tuisinia, Egypt và hương thơm lan toả khắp bắc Phi, Trung Đông, đến Á châu. Tháng Ba là tháng giao mùa. Liệu hoa nhài có nở trên đất khổ, nơi “tháng Ba bà già chết cóng”? Trố chết!

Tháng Ba với những oan khiên, khổ nạn đang diễn ra trước mắt. Người thì đang bị cầm tù (Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng) và sẽ ra toà sắp tới[1]. Người thì bị hành lên, hành xuống, chất vấn, đe dọa qua các giấy/lệnh mời “làm việc” (Nguyễn Đan Quế, Tạ Phong Tần, Mẹ Nấm, Cha Lý). Người thì bị đánh đổ máu (Nguyễn văn Hướng), gãy cổ tử vong (Trịnh Xuân Tùng)[2]. Người thì bị cưỡng chế, hành hung không cho hành đạo (Giáo Hội Tin Lành Mennonite, MS Nguyễn Thành Nhân, MS Thân Văn Trường)[3]. Người thì bị bịt miệng để che chở những tội phạm vô luân của quan quân tập đoàn tội phạm từ Ủy viên TW Đảng chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch huyện, công an tỉnh, cán bộ hải quan, đến giám đốc ngân hàng  (Nguyễn Trường Tô, Đinh Xuân Hùng, …)[4]

Tháng Ba, tháng của lễ hội và một ngày âm lịch trọng đại gần kề, “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba”. Lễ hội chi cho hổ ngươi dòng giống Lạc Hồng nếu con cháu vua Hùng chưa quyết dành lại quyền làm chủ đất nước và để lũ nội-thực-dân CSVN bán cho nước “lạ”

Tù nhân lương tâm (Prisoners of conscience)

Những người thọ nạn vì đất nước, đồng bào kể trên chỉ là một số nhỏ trong những người còn lương tâm, có lý tưởng vì nước, vì dân, vì chính nghĩa. Họ bị bạo quyền vô lương đày đọa, giam cầm với những “án”, “tội” từ các điều “luật”  xử bởi toà án (nhân dân) luật rừng (kangaroo court). Bất kể những cái án “chính trị” hay “hình sự” nào mà toà án luật rừng gán cho những người này đi nữa thì họ cũng cùng chung một phận người: tù nhân (của) lương tâm. Lương tri họ không cho phép im lặng hoặc dửng dưng không hành động khi thấy những điều sai trái, những bất công, những áp bức hằng ngày tái diễn ra trước mắt.

Họ lên tiếng. Họ hành động. Và họ bị bịt miệng, cùm tay.

Họ là ai? Họ có khác thường gì với chúng ta?

Họ là sinh viên, nhà báo, luật gia, nhà giáo, cựu chiến binh, công nhân, nông dân … Họ cũng như chúng ta.

Những anh chị em, chú bác, cô cậu của chúng ta đã trong vòng lao lý. Các người thân nhân quyến thuộc của họ cũng chịu những áp lực, cô lập, sách nhiễu không kém.

Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Trong lao tù họ bị áp lực tâm lý rất mạnh. Thiếu thốn vật chất từ miếng ăn, nước uống, chỗ ngủ, thuốc men thì con người cũng có thể tự điều chỉnh để cầm cự và thích nghi. Nhưng thiếu sự giao tiếp, trao đổi, và động viên với đồng bạn dễ đưa đến suy sụp tinh thần. Không gì tạo áp lực chấn động tâm lý mạnh hơn là cảm giác bị bỏ rơi trong từng ngày quên lãng. Và không gì gây phấn chấn nâng đỡ tinh thần hơn là biết được mọi người vẫn quan tâm, lo lắng, và đồng tình.

Những người tù nhân lương tâm này luôn mong được lương tri của xã hội và nhân loại đưa lưng để dựa vào. Lương tri của nhân loại là lương tâm của bạn và ta, của mỗi thành viên trong cộng đồng, xã hội, quốc gia, thế giới.

Con tin lương tâm (Hostages of conscience)

Oái ăm thay có những nơi mà lương tri thì thui chột và bị bán chác cho sự yên ổn cá nhân, cho an toàn nghề nghiệp, cho hãnh tiến thanh danh.

Có nơi mà quyền lực bạo hành đã buộc mọi người thành con tin (của) lương tâm dưới dùi cui, chó săn, còng cùm, hoặc miếng cơm manh áo.

Bạn bè, anh chị em, cô cậu, chú bác của chúng ta đang là tù nhân lương tâm. Bạn với ta là những con tin lương tâm. Chúng ta bị buộc phải mù, phải câm, phải điếc, phải làm ngơ.

Bạn và ta cần thoát ra cảnh đời làm con tin, tự giải thoát cho mình, và giải thoát cho các bạn tù.

Làm thế nào để thoát gọng kềm bạo lực?

Có lẽ chưa bao giờ hết cần phải có một sự thay đổi về nhận thức và hành vi: để chuyển hoá nỗi sợ thành hành động cũng như để hoá giải những đểu cáng bằng điều tử tế. Khi cái “đểu” lên đến tột điểm cùng lúc với sự tử tế bị vùi dập dưới bùn nhơ thì đó cũng là điểm bộc phát. Những hoa sen sẽ trổi dậy từ đáy bùn trong hồ và hương thơm của của những đóa hoa sẽ át cả mùi bùn.

Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai. Những người tù lương tâm có phải cám cảnh với hoàn cảnh như thế chăng? Bạn và ta có cảm thấy mình cùng chung hoạn nạn đó chăng? Có sự khác biệt gì chăng giữa người tù nhân lương tâm và một con tin lương tâm?

Bạn và ta nhận thức được rằng chúng ta (gồm cả họ) là một.

Bạn và ta đã sống trong sợ hãi. Bạn và ta sống với “lũ”, sống với “chuyện thường ngày ở huyện” đã quá lâu thành thử các hành vi đã bị điều kiện hoá thích nghi với nhận thức đó.

Nhận thức – hành động

Từ nhận thức đến hành động là khoảng cách hố sâu của nỗi sợ quán tính. Bước nhảy là sự chuyển hoá.

Hành động (hành vi) của con người không chỉ hoàn toàn điều khiểu bởi cái đầu theo tinh thần duy lý nhưng bởi con tim, bởi thói quen, và tục lệ. Không những chỉ có ý chí trội vật chất (will over matter, mind over body) mà ngược lại thân thể tiềm đựng thông tin (information) và trí tuệ (inteligence) nên cũng ảnh hưởng cảm nghĩ và nhận thức. Khi các hành vi, hành động thay đổi thì nó sẽ chuyển lối suy nghĩ.

Bạn và ta cùng làm những thay đổi nhỏ trong hành động để chuyển dời tâm điểm của nhận thức từ sợ hãi đến tử tế.

Những hành vi tương thân, đồng cảm nhỏ nhất sẽ chuyển hoá bạn và ta thành một khối sức mạnh vô bờ. Sức mạnh của sự tử tế, của tình người. Sức mạnh của chính nghĩa để (mà) thắng (thay) cường bạo.

Đã có một số người làm những hành vi (không) nhỏ ấy. Người buôn gió và các bạn hữu thăm viếng tặng hoa vợ hiền anh Cù Huy Hà Vũ. Em đường-đời-sỏi-đá viết tâm thư kêu gọi lương tri con người không quên ba người bạn trẻ.

Bạn và ta có thể làm những điều (không) nhỏ tử tế đấy không? Bạn và ta có thể dành một chút thời gian nào chăng cho các bạn trong cơn hoạn nạn? Bạn và ta đi qua nhà các bà mẹ, người vợ, thân nhân của những người đấu tranh dân chủ ngả mũ, gật đầu chào tỏ sự cảm thông cho hoạn nạn trong gia đình họ. Bạn và ta gởi những thiệp thư (postcard) với vài hàng thăm hỏi. Bạn và ta hãy đến thắp nén nhang cho người oan khuất. Bạn và ta đến tụ tập nơi các phiên toà sắp tới. Bạn và ta chuyển ngân giúp đỡ các gia cảnh bị cô lập không phương tiện kinh tế.[5] Bạn và ta không phân biệt trọng khinh người đấu tranh bị cùm gông hay kẻ thấp cổ bé miệng bị hà hiếp.

Những hành động (không) nhỏ tử tế ấy của một cá nhân là lời phản kháng hùng hồn nhất với bạo quyền. Nhưng khi ngàn ngàn hành động ấy gộp lại thì cái thiện sẽ vượt lên làm cái đểu cáng chùn bước, chột dạ, hổ ngươi. Nó sẽ tạo sinh một hiệu ứng đám đông dây chuyền với tác động như những con sóng tựa đầu nhau thành ngọn sóng thần.

Bạn và (chúng) ta là một. Sẽ có sự chuyển hoá nào khi bạn và ta cùng biểu lộ tình người tình thân và cùng đồng lý tưởng xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bác ái.

Bạn và ta có thể tự tin rằng tất cả những hành vi (không) nhỏ tử tế ở các góc chợ, khu phố, ngõ hẻm, đường mòn sẽ dẫn bạn và ta qua ngã ba đến con đường cái quan. Con đường của lương tri Việt Nam, dân chủ, công bằng và bác ái.

© 2011 Vietsoul:21