Điểm sách của Joseph Reitz
Books In Review II, 13/10/2013
Bản tiếng anh: “Đức: A Reporter’s Love For a Wounded People” by Uwe Siemon-Netto–Book Review by Joseph Reitz

Phiên bản hồi ký đầu tiên tiếng Anh (2013)
Phóng viên người Đức Uwe Siemon-Netto đưa chúng ta vào Hài kịch Phi Lý của Việt Nam trong suốt hồi ký mang tên “Đức: Tình yêu của một phóng viên dành cho một dân tộc bị tổn thương” (NXB CreateSpace, 278 trang, 25 đô-la, bản in giấy). Chúng ta cùng với anh chứng kiến những biến cố trong chiến tranh Việt Nam vào những năm 1965-69.
Luận cứ của tác giả–từ chương đầu “Tưởng niệm đến Uwe” đến trang cuối cùng của lời bạt phần kết—là cuộc chiến tranh ở Việt Nam không phải là một cuộc chiến giải phóng. Siemon-Netto không phải là người hâm mộ chuyên chú tâm đến số lượng xác người, nhưng số thương vong và số người di tản loạn lạc được liệt kê trong trang tưởng niệm của cuốn sách quả thật là kinh hoàng.
Việc theo dõi chuỗi sự kiện trong cuốn sách đôi khi gặp khó khăn, nhưng đâu có cuộc chiến tranh nào lại diễn ra trong chiều trật tự. Tác giả mô tả cảnh tra tấn, chết chóc, và mất mát chịu đựng của người dân Việt Nam. Những khoảnh khắc hài hước dù hiện hữu đều lồng trong một đám mây bao trùm bởi sợ hãi.
Tác giả là người sống sót sau các cuộc bỏ bom trong Thế chiến II ở Đức, và điều này có lẽ giúp giải thích tại sao tác giả ít khi đề cập đến những nỗi sợ hãi của chính mình khi ở dưới làn bom đạn. Ông có thừa những lần chết hụt để làm cho hồi ký Đức vô cùng kích thích như bất kỳ tiểu thuyết chiến tranh khác. Cách đối xử với một số đồng nghiệp của ông bị bắt bởi VC cho thấy cuộc chiến đó là một cuộc chiến của hận thù và tàn sát – không phải là một cuộc chiến tranh giải phóng.
Siemon-Netto định nghĩa “hài kịch của sự phi lý” như là sự đặt để hai hiện thực trái ngược cạnh kề nhau. Một trong những cặp hiện thực đối lập trái ngược là bài tường thuật của các phóng viên tại chiến trường và hiện tượng mà ông gọi là cách bóp méo biến dạng các sự kiện ấy khi tường thuật với người dân Hoa Kỳ. Một cặp hiện thực tương phản khác liên quan đến nhu cầu của một quyết tâm rất cần thiết cho một cuộc chiến tranh lâu dài đối nghịch với điều mong muốn của người Mỹ cho một chiến thắng nhanh chóng. Tác giả cho thấy là cả hai tình huống này đã dẫn đến chiến thắng của phe cộng sản.
Hài kịch phi lý này có một dàn diễn viên phong phú cho các nhân vật hơn hẳn bất kỳ sản phẩm nào từ phim trường Hollywood. Các đứa trẻ lấy trộm xe của tác giả để đổi lấy một căn nhà, những người phụ nữ cắt sửa quyết liệt cơ thể của họ để hấp dẫn đàn ông Tây phương có thể là bộ phim hài châm biếm trong một tác phẩm hư cấu. Thế nhưng cuộc chiến và những câu chuyện của tác giả thì không có gì gọi là hư cấu.
Một trong những đồng nghiệp của tác giả có thói quen đến các cuộc họp báo khi đã say mềm và hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn. Tại những cuộc họp báo của [Bộ Tư Lệnh Hỗ Trợ Quân Sự (MACV) thuộc] chính phủ Mỹ, mà các phóng viên thường gọi họ là “Bọn Ngu Xuẩn lúc Năm giờ”, hiếm khi thấy có điều gì quan trọng được công bố cả. Đã từng có một cuộc họp báo mà họ đã dành toàn bộ một tiếng đồng hồ nói chuyện về việc một chiến binh Mỹ đái vào bức tường của một ngôi chùa.

Uwe Siemon-Netto
Cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân năm 1968 có lẽ là buổi trình diễn lớn nhất trên hý trường hài kịch phi lý. Sự kiện này chứng minh một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến. Phi lý nằm ở chỗ trong khi Bắc Việt và Việt Cộng rõ ràng bị thua trận trên chiến trường thì công chúng Mỹ lại chuyển hướng chống chiến tranh. Trong khi việc cuộc chiến kết thúc là không thể tránh khỏi nhưng máu vẫn tiếp tục đổ thêm gần năm năm sau đó.
Siemon-Netto mở lòng với chúng ta khi ông mô tả trận chiến giành lại thành phố Huế, trong đó hàng ngàn người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị sát hại bởi quân miền Bắc Việt Nam một cách có hệ thống. Tác giả kể về các nấm mộ tập thể của người chết và đôi khi mộ của cả những người bị chôn sống.
Vợ của tác giả, cô Gillian, đã theo chồng đến sống ở Sài Gòn. Cô cũng trải qua chuyện sống dưới lằn đạn qua các trận chiến trên đường phố. Siemon-Netto mô tả các bạo động và nguy hiểm hàng ngày mà người dân Sài Gòn phải gánh chịu trong khi các chuyện này rất hiếm được tường thuật lại ở nước nhà [Hoa-kỳ].
Seimon-Netto hoàn thành mục tiêu của ông khi đưa chúng ta vào trọng tâm của một dân tộc bị thương tổn. Mặc dù ông đã phơi bày mảng đen trong trái tim của kẻ ác, ông cũng đưa chúng ta vào ánh sáng và sự kiên cường của những người tự hy sinh vì yêu đất nước và gia đình họ.
Độc giả của tác phẩm Đức sẽ gặt được nhiều thông tin về cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, hoặc ít nhất sẽ được nhắc nhở về những điều lãng quên.
Uwe Seimon-Netto lập luận rằng tội ác chiến tranh gây ra bởi những người cộng sản là một phần trong sách lược của họ. Trong khi người Mỹ đôi lúc vi phạm tội ác chiến tranh nhưng tội ác của chúng ta không phải là một phần của chính sách chiến tranh. Điều này giúp tôi có một hy vọng cho tương lai của chúng ta.
Trang mạng của tác giả www.siemon-netto.org.
– Joseph Reitz