vietsoul21

Archive for the ‘Thế giới’ Category

Bọn Côn Đồ Điều Hành Việt Nam Còn Khuya Mới Thử Nghiệm Dân Chủ

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Liên Kết, Thế giới on 2016/01/25 at 22:28

LTS:

Thomas Bass là tác giả quyển “Người Điệp viên Yêu mến Chúng Ta” (Public Affairs, 2009), “Người dự báo” (Holt / Viking Penguin, 1999); “Vietnamerica: Cuộc chiến trở về nhà” (Soho, 1996, 1997); “Tái kiến tương lai” (Addison-Wesley, 1994, 1995); “Cắm trại với các hoàng tử và những truyện khoa học khác ở châu Phi” (Houghton Mifflin, 1990; Penguin 1991; Moyer Bell, 1998); và “The Eudaemonic Pie” (Houghton Mifflin, 1985; Vintage, 1986; Penguin 1991; Authors Guild eBook, 2014).

Quyển “Người Điệp viên Yêu mến Chúng ta” viết về thời gian chiến tranh của bối cảnh Việt Nam, kể lại câu chuyện Phạm Xuân Ẩn–nhân vật vừa là phóng viên báo Times vừa là điệp viên cộng sản. Cuốn sách đã đăng trên tạp chí “The New Yorker” và được phê bình là một “mạc khải” theo lời ông Morley Safer, “lạnh gáy” đối với ông Seymour Hersh, và “rực rỡ” theo Daniel Ellsberg. Ted Koppel thì gọi nó là “một câu chuyện hấp dẫn,” và tiểu thuyết gia trinh thám John le Carré đã viết, “Tôi có nhiều ấn tượng sâu sắc về cuốn sách này. Nó xác đáng, đầy hướng dẫn, và hài hước. Cú sốc của nhị trùng không bao giờ tan biến. Sự cả tin của những kẻ quấy rầy kiêu ngạo cũng không phai mờ.”

Bản quyền phim của sách ấy đã được bán cho Columbia Pictures, Focus Features, BBC, Channel 4, và các công ty khác. Sách của ông Thomas Bass đã đạt danh hiệu “Sách đáng chú ý trong năm” của báo The New York Times và được dịch ra hàng chục ngôn ngữ. Ông đã xuất hiện trên Good Morning America, CNN, NPR, BBC, và các chương trình khác với vai trò bình luận gia. Được ghi danh bởi Trung tâm Báo chí Hải ngoại cho các phóng sự ngoài nước, ông đóng góp thường xuyên cho tờ The New Yorker, Wired, The New York Times, Smithsonian, Discover, và các ấn phẩm khác.

Ông lấy bằng Cử nhân (Danh dự) từ Đại học Chicago và Tiến sĩ về Lịch sử của Ý thức ở  Đại học California tại Santa Cruz. Ông đã nhận được học bổng từ New York Foundation for the Arts, Trung tâm Blue Mountain, và Ford Foundation.

Ông từng giảng dạy văn học và lịch sử tại Hamilton College và Đại học California tại Santa Cruz, và là cựu giám đốc của Hamilton trong Chương trình Thành phố New York về “Truyền thông trong thời đại kỹ thuật số.” Gần đây ông là giáo sư thỉnh giảng tại L’Instituts d ‘Études Politiques (Sciences Po) tại Paris, và hiện là giáo sư tiếng Anh và Báo chí tại Đại học Bang New York, tại Albany, Nữu Ước. Ông Bass sống ở New York cùng vợ và ba con.

_______________________________

Bọn Côn Đồ Điều Hành Việt Nam Còn Khuya Mới Thử Nghiệm Dân Chủ

Việt Nam có thể trông giống như một tiền đồn của chủ nghĩa tư bản, nhưng thật ra bản chất đất nước này là một nhà nước công an trị.

Thomas A. Bass, Tạp chí Foreign Policy, ngày 22/1/2016

Việt Nam là một mô hình gợn sóng trùng chập (“moiré”): Nheo mắt nhìn đất nước này từ một góc nào đó thì bạn thấy một xã hội đầy khát vọng phóng tới tương lai. Nếu nheo mắt từ một góc khác, bạn sẽ thấy một viên cai ngục cổ lổ hủ giam cầm bất cứ ai không chịu phục tùng đường lối của đảng. Ở một góc nhìn thì thấy có nhóm vận động hành lang thiên chính sách ánh dương (sunshine policy) đang chỉa vào các bãi biển đáng yêu, ẩm thực đa dạng, và sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến du lịch. Còn tại góc nhìn khác thì lại là các ký giả phóng viên nhân quyền nhắm vào sự lạm quyền và ngược đãi.

Thế đấy! Việt Nam là cái đất nước đang mở rộng đón Tây phương và phát triển rất chóng. Nhưng dẫu Việt Nam có tất cả sự quyến rũ rạng rỡ của nó thì nền văn hóa của đất nước này đang điêu tàn đổ nát. Các tay kiểm duyệt đã bịt miệng và đẩy những nghệ sĩ tài hoa của đất nước này sống lưu vong. Những nhà văn và nhà thơ xuất chúng của Việt Nam không còn sáng tác nữa ngoại trừ những ai đang phát hành tác phẩm của mình dưới dạng tạp chí chui. Báo chí thì là loại doanh nghiệp đồi bại nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ. Ngành xuất bản cũng chẳng khác gì. Nghiên cứu lịch sử thì quá nguy hiểm. Các ban bộ ngành tuyên truyền hạn chế tất cả loại tự do—tôn giáo, tư tưởng, ngôn luận.

Hiện nay từ ngày 20 đến 28 tháng 1, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang tổ chức lễ hội ngũ niên (heo quay) lần thứ 12 mà họ gọi là Đại hội Đảng. Khoảng 1.500 đảng viên sẽ tập trung tại Hà Nội để thông qua kế hoạch kinh tế năm năm và phê duyệt một loạt đề nghị các ứng cử viên cho Ủy ban Trung ương Đảng, 16 thành viên Bộ Chính trị, và tổng bí thư của đảng (tay ngồi đầu bàn). ĐCSVN—tham nhũng từ trên xuống dưới, ngày càng lan tràn bởi lũ bảo kê, và trung thành với các nhóm Tư bản Thân hữu/bè phái thao túng môi trường kinh tế và pháp lý—duy trì chính phủ Việt Nam, quân sự, phương tiện truyền thông, và 93 triệu người dân bằng gọng kìm. Nhà văn lưu vong Nga Vladimir Nabokov đã từng thốt lên “Mác-xít cần có nhà độc tài, và nhà độc tài thì cần công an mật vụ, và đó là tận thế.”

Các nhà quan sát quốc tế nghiên cứu đại hội Đảng soi tìm các tín hiệu xem phe này hay phe kia sẽ ra mặt. Trong vài tuần tới, các bài viết về phe thân Tây phương chế phục nhóm thân Trung Quốc, hoặc ngược lại, sẽ ra đời. Hiện tượng ái kỷ cho các khác biệt bé nhỏ này đã trượt hụt vấn đề chính. Gần 4 triệu rưỡi Đảng viên chỉ muốn nhặt tiền lẻ “ăn xâu” từ cái chiếu bạc đang cá cược đất nước này. “Xem cứ như là người ta đang đấu đá nhau dưới một tấm thảm,” nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh đã nói thế về các cuộc họp kín để bầu ra những nhà cai trị Việt Nam.

Đúng là ĐCSVN đã chuyển đổi kể từ khi thống nhất đất nước sau chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Đối mặt với nạn đói ở nông thôn, Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 đã từ bỏ một nền kinh tế chủ đạo theo kiểu Liên Xô để chuyển sang trọng dụng chủ nghĩa xã hội thị trường. ĐCSVN cho phép thị trường tự do phát triển mạnh ở dưới đáy xã hội và khuyến khích “tư bản đỏ” nổi lên ở giữa, trong khi đảng viên dành cho mình phần công nghiệp đóng tàu, ngân hàng, khai thác quặng mỏ, và các loại doanh nghiệp nhà nước thuộc thượng từng xã hội.

Cùng với những cải cách kinh tế là một giai đoạn cải cách văn hóa ngắn. Mạng lưới giám sát nhà nước Việt Nam đã được vén lên đủ chỗ cho bốn tác giả lớn của đất nước xuất bản những tác phẩm hậu chiến nổi tiếng nhất của họ: nhà văn chuyên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (“Tướng về hưu”) và các nhà văn tiểu thuyết Bảo Ninh (The Sorrow of War/Nỗi buồn chiến tranh), Dương Thu Hương (Novel Without a Name/Tiểu thuyết vô đề), và Phạm Thị Hoài (The Crystal Messenger/Thiên Sứ). Nhưng mạng lưới kiểm soát xám xịt ấy lại trùm chụp vào năm 1991, khi công an văn hóa khám xét nhà Thiệp và hủy bản thảo của ông. Kể từ đó, Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh đã sống lưu đày trên chính quê hương mình vì xuất bản truyện sau khi đã bị kiểm duyệt và chỉnh sửa lại bởi các tay viết mướn của đảng. Sau tám tháng tù giam năm 1991, Dương Thu Hương hiện đang sống ở Paris, còn Phạm Thị Hoài lưu vong ở Berlin.

Những cú bẻ lái của ĐCSVN khác xảy ra sau khi quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1995 được khôi phục, và khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Sự kiện thứ hai đã mở vòi nước đầu tư nước ngoài và một năm sau đó đã hoàn toàn bốc hơi hết khi có cuộc Đại suy thoái. Bất chấp những gì đang xảy ra vào lúc ấy, ĐCSVN tiếp tục bơm tiền vào các doanh nghiệp nhà nước. Việc này làm cho lạm phát tăng vọt lên tới 60 phần trăm tỷ lệ hàng năm, khiến bong bóng thị trường địa ốc vỡ toang một cách nhanh chóng, làm cho các doanh nghiệp nhà nước và luôn cả công ty đóng tàu quốc gia Vinashin phá sản vì đắm chìm tận đáy theo cái khoản nợ $4,5 tỷ USD.

Vụ bê bối này gần như đủ lớn để lật đổ Nguyễn Tấn Dũng–thủ tướng của Việt Nam. Dũng đã được cứu bởi tay chân của ông trong Bộ Chính trị và bắt đầu vận động cho chức vụ hàng đầu là Tổng bí thư Đảng, nhưng dường như hiện nay Dũng đã thất bại trong nỗ lực này. Trong thực tế, Việt Nam dường như đang trải qua một kiểu đảo chính chậm trong đó Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đã 71 tuổi hiện nay của ĐCSVN — mặc dù pháp lý yêu cầu phải về hưu — đang chạy đua để duy trì quyền lực, ít nhất là ở lại một vài năm.

Bên cạnh ĐCSVN, một hằng số khác ở Việt Nam là ảnh hưởng của Trung Quốc. Vào năm 2008, Tổng công ty Nhôm đầy túi vốn của Trung Quốc mua bản quyền khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam. Bắc Kinh trong năm kế tiếp đã khôi phục bá quyền hầu hết các vùng trên Biển Đông. Đến năm 2014, Bắc Kinh đã di chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển xa bờ của Việt Nam và xây dựng sân bay phản lực trên các đảo nhân tạo được thiết kế từ san hô nghiền nhỏ. (Hà Nội vừa cáo buộc rằng Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu trở lại vào vùng biển Việt Nam chỉ một vài ngày trước khi bắt đầu nhóm họp Quốc hội). Tinh thần bài Trung Quốc đã trở nên sôi sục và lan tràn vì lực lượng công an, cảnh sát của Việt Nam không ngăn chặn được nữa. Vào tháng 5 năm 2014, hàng trăm nhà máy được cho là do Trung Quốc làm chủ đều bị cướp phá hoặc bị đốt, và 21 người chết. Nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi phe Việt Nam thân Trung Quốc đang nằm ẩn che mình.

Tuy nhiên tinh thần bài Trung Quốc không đủ mạnh để làm suy giảm ảnh hưởng của Trung Quốc với Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục xây dựng các hòn đảo, khai thác mỏ vùng cao nguyên, và làm bất cứ điều gì khi cần để giữ cho đàn em Việt Nam an toàn trong quỹ đạo của anh cả Trung Quốc. Cái liên minh ấy chặt chẽ đến độ làm cho một số lượng lớn đáng kinh ngạc của dân Việt–những người trích dẫn một thỏa ước được gọi là Hiệp định Thành Đô–tin rằng đất nước của họ giờ thực sự đã thuộc về Trung Quốc. (Dư luận lan rộng này cho rằng tại một cuộc họp bí mật năm 1990 tại tỉnh Thành Đô tại Trung Quốc, ĐCSVN đã bán thân cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, để ăn tiền hối lộ kếch xù đổi chác cho việc Trung Quốc toàn quyền hút dầu ngoài khơi, khai thác bauxite, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.)

Hà Nội lèo lái mối quan hệ với Hoa Kỳ khá hơn mối quan hệ với người láng giềng khổng lồ của mình nơi phương Bắc. ĐCSVN chắc sẽ thi hành Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP)–một Hiệp định thương mại mà 12 nước đã ký tắt vào tháng 11 vừa rồi. TPP được thiết kế bởi Washington như là một bức tường xanh thương mại ngăn chặn làn sóng đỏ của Trung Quốc. TPP đang cung ứng một cơ may bất ngờ đầy tiềm năng cho Việt Nam. Thỏa thuận này có một số quy định liên quan phiền hà đến các quyền lao động, nhưng Hà Nội có thể sẽ lờ bỏ các quy định đó giống như các giao kết quốc tế khác mà họ đã ký và vứt đi. Việt Nam đứng áp chót trong chỉ số về quyền con người. Họ có nhiều tù nhân chính trị theo tỷ lệ bình quân đầu người nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á, nhưng họ vẫn như con công vênh váo an tọa trên ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Có mấy ai quan tâm đến một vài tổ chức lao động đang bị giam giữ cùng với 300 tù nhân chính trị khác của Việt Nam?

Sau khi triển khai TPP, Việt Nam sẽ nhắm tới Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu để xóa bỏ cái mác bị định danh là một nền kinh tế “phi thị trường”. (Quốc gia với mác định danh “Nền kinh tế thị trường” được bảo vệ hữu hiệu hầu chống lại các vụ kiện chống bán phá giá). Đây là một vấn đề lớn đối với Việt Nam mà họ hy vọng rằng TPP sẽ mở ra thị trường Mỹ với các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có một mục mà hai nước đã tranh chấp trong vài năm qua — cá basa. Trong tháng Bảy, khi tìm cách giúp phê chuẩn các hiệp định thương mại được bôi trơn trót lọt, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tới Nhà Trắng nơi mà ông Trọng đã gọi là một “cuộc họp lịch sử.” Và tại sao chuyến thăm đầu tiên này của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng được coi là “lịch sử”? Bởi vì “Nhà Trắng thừa nhận cấu trúc chính trị của Việt Nam và lãnh đạo của đảng” — do đó, theo Trọng, cuộc họp này đã hợp pháp hóa vai trò cầm quyền của ĐCSVN.

Nhưng hãy nhìn việc cầm quyền này hoạt động như thế nào: Vòi bạch tuộc của Ban Tuyên giáo Trung ương nắm chặt Bộ Thông tin và Truyền thông qua “cục an ninh” PA 25 — và từ đó ghì chặt mọi bộ phận của ĐCSVN nào đang nắm quyền điều khiển phương tiện truyền thông tại Việt Nam. Trong vai trò nhà kiểm duyệt tối cao của Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng chịu trách nhiệm cho lối điều hành mà các giám sát viên của Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, trong một báo cáo tháng 9 năm 2013, đã gọi là cuộc điều hành một “nhà nước xã hội đen” đầy “những loạt bắt bớ, truy tố, đánh đập và hành hung.” “Riêng năm 2012, tổ chức này cho biết qua một bài báo tháng bảy 2015 của họ rằng tay chân của Nguyễn Phú Trọng trong ngành Tư pháp đã truy tố ít nhất 48 blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền, kết án họ tổng cộng 166 năm tù giam và 63 năm quản chế.”

Nhóm vận động hành lang (của chính sách ánh dương) thì miệt thị cách nói của các phóng viên ấy là gieo hoang mang. Thật vậy, lối nói ấy có vẻ lỗi thời, bẻ ngoặc thời gian giống như chuyện từ thập niên 1950. Nhưng những tin tức loan từ Việt Nam quả là đáng báo động. Thực là nguy kịch khi Việt Nam phải đối phó với nền văn hóa đổ nát này. Nó cũng báo động cả chúng ta–những người đang phải đối mặt các áp lực của kiểm duyệt, sự gia tăng giám sát toàn bộ, và sự thống trị của lợi ích thương mại bất kể tất cả các giá trị khác trong xã hội (Hoa Kỳ của) mình. Thế thì từ quan điểm này, Việt Nam không phải là một cú bẻ ngoặc thời gian từ quá khứ nhưng là cánh cửa sổ phản chiếu tương lai của chúng ta. Liệu cái ngoại lệ bất thường này có thể sớm trở thành chuyện bình thường?

Một điều chúng ta biết về đại hội đảng lần thứ 12 của Việt Nam là họ sẽ không làm công an ngừng tàn bạo. Đầu tháng 12, công an thường phục đã dùng cùi sắt đánh đập nhà vận động nhân quyền/luật sư Nguyễn Văn Đài. Mười ngày sau đó, LS Đài đã bị bắt trên đường đến gặp đại biểu Liên minh châu Âu đang tham quan Hà Nội chuẩn bị cho các cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ năm. Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (aka Anh Ba Sàm)–một blogger nổi tiếng trong nước–hiện đang ở trong tù với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.” Trước đây phiên tòa xét xử Nguyễn Hữu Vinh đã dự kiến ​​vào ngày 20 tháng 1 — cùng ngày với Đại hội Quốc hội — giờ đã hoãn lại vô thời hạn.

Việt Nam–một tâm điểm hủy diệt văn hóa thuộc một nhà nước công an trị chuyên hành hung đánh đập những người vận động dân chủ bằng cùi sắt–được thoát khỏi tai tiếng là thành phần bất hảo vì nhiều người muốn làm ăn với giới doanh nhân Việt, hay mê tận hưởng những thú vui của đất nước này. Việt Nam sẽ chào đón khách du lịch, và không trục trặc khi mặc cả về tài chính toàn cầu với giới tư bản xuyên quốc gia. Còn nếu bạn muốn dự lễ hội ngũ niên (heo quay) đó thì hãy quên phắt đi. Chỉ dành cho Đảng viên thôi.

© 2016 Vietsoul:21

Nguồn: Foreign Policy

Bài liên quan:
Nỗ lực giữ quyền kiểm soát về lịch sử quá khứ của Việt Nam
Trí trá loài nhai lại

Màn chiếu tướng nguy hiểm đang diễn ra trên Biển Đông

In Chính trị (Politics), Kinh Tế, Liên Kết, Thế giới on 2014/05/17 at 00:28

ARLINGTON, Virginia , May 14 ( UPI ) – Việc Trung Quốc triển khai hạ đặt giàn khoan dầu 981 ngoài khơi trong vùng bờ biển của Việt Nam vào đầu tháng cho thấy đã có một sự leo thang nghiêm trọng trong vùng Biển Đông vốn đã căng thẳng. Khả năng có một cuộc giao tranh hải quân giữa Trung Quốc và Việt Nam coi như là cao nhất kể từ khi cuộc đụng độ lần cuối của họ trên đảo Gạc Ma (rặng đá ngầm Johnson) vào năm 1988 gây tử vong cho khoảng 70 thủy thủ Việt Nam . Nhiều viên chức ở Washington đánh giá là Bắc Kinh thiếu thận trọng, nhưng trong tâm trí của Trung Quốc thì hành động khiêu khích này bắt nguồn từ lôgic chiến lược.

Điều gì đã xảy ra?

Bắc Kinh khẳng định rằng, dựa trên nghiên cứu lịch sử, phía Nam Biển Đông và tất cả các nguồn tài nguyên của nó thuộc về Trung Quốc. Đường chín đoạn mới được thổi phồng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ, và Trung Quốc đã triển khai tàu thuyền đánh cá, tàu cảnh sát biển, và các tàu hải quân để biểu dương xác định quan điểm của họ.

Việt Nam coi vùng biển này, những gì mà họ gọi là Biển Đông, nằm trong vòng 200 dặm của Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), là nhà của họ. Cả Việt Nam và Philippines phản ứng mạnh mẽ đối với động thái của Trung Quốc. Indonesia , Brunei, và Malaysia cũng đã phản ứng tương tự, mặc dù lặng lẽ hơn .

Trung Quốc biết triển khai giàn khoan dầu 981 sẽ làm Việt Nam nổi giận do đó họ đã điều phối hơn 80 tàu để bảo vệ. Việt Nam đáp lại bằng cách triển khai 29 tàu hải giám, cảnh sát biển và các tàu hải quân, và nhiều chiếc trong số đó đã bị hạm đội Trung Quốc phun nước vòi rồng và đâm thủng.

Những việc đó mang ý nghĩa gì?

Đầu tiên, từ một quan điểm chiến lược toàn cầu, Bắc Kinh đang hành động nhịp nhàng với đồng minh mới nhất của mình là Nga. Hai nước này đã thành lập một liên minh chiến lược trong ba năm qua, tuy rằng nó có thể là mong manh, để chống lại tầm ảnh hưởng của Mỹ. Khi Nga xâm chiếm Crimea và tung hoành trên mặt trận miền Tây (Âu) với máy bay ném bom Bear, thì Trung Quốc đang hành động tương tự ở phía Đông. Đó là một gọng kìm toàn cầu sử dụng chiến tranh phi đối xứng (asymetric warefare), trong trường hợp này là sử dụng tối thiểu lực lượng với tính toán cực cao và mưu kế triệt thoái. Đây là món đòn khôn ngoan cực kỳ, nó không quá mức để kích hoạt một phản ứng quân sự từ Mỹ, nhưng nó vừa đủ để tăng tiến mục tiêu của Nga và Trung Quốc. Điều này một phần thúc đẩy bởi chính quyền Obama loại bỏ khả năng chiến đấu một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận. Trung Quốc và Nga đang phân tâm và phân tán lực lượng Hoa Kỳ. Trong “36 chiến lược” (tam thập lục kế) kinh điển của người Trung Quốc thì đây là “Nước đục thả câu”

Thứ hai, Trung Quốc thấy Mỹ trong tiến trình triệt thoái chiến lược như một quyền lực toàn cầu . Trung Quốc nhận thức được một số điểm thất bại an ninh quốc gia của Mỹ như Iraq (rời quá sớm) Afghanistan ( COIN là quá khó ) , Libya (một nhà nước bất thành hậu chiến thuật “lãnh đạo sau lưng”) , và Yemen (thành lập căn cứ mới của al-Qaeda bất chấp nhiều cuộc oanh tạc bằng máy bay gọn điều khiển từ xa.) Bắc kinh cho rằng Washington không thể giải mã Pakistan, kẻ làm “tà hữu” (frienemy) với Mỹ và là á-đồng-minh của Bắc Kinh. Nó (BK) cũng cho rằng chính sách can thiệp vào Trung Đông của TT Obama vốn đã được quảng bá ầm ĩ trong bài diễn văn Cairo năm 2009 đã bị thất bại bởi vì khủng bố thánh chiến Hồi giáo gia tăng và toàn bộ những mùa Xuân Ả rập đã đưa đến kết quả cay đắng. Biển Đông bị buông bỏ mặc cho ai chiếm lấy. Người TQ gọi chiến thuật này là “Mục hỏa băng giang” (ngồi nhìn lửa cháy bên kia sông), để cho đối phương cạn kiệt lực lượng quân sự và đó sẽ là lúc để ra tay.

Thứ ba, nói về chiến lược khu vực, trong khi TQ chứng kiến thấy Mỹ đang dần suy yếu họ vẫn rất cảnh giác về chuyến công du Châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel, chuyến đi đã “đắp thịt trên xương” vào chiến lược quay trục Châu Á với các hiệp ước quốc phòng và hỗ trợ an ninh. Điều này bao gồm cả việc tăng cường diễn tập quân sự hàng năm với các đồng minh Đông Nam Á như Philippines mà cuộc diễn tập Balikatan (Vai sánh Vai) đã bắt đầu từ ngày 05/05. Theo đó thì sự khiêu khích của TQ nói chung coi như là thọc một “cú đấm trực diện” với “chiến tranh phi đối xứng” vào “vòng đấm chắc nịch”(haymaker) “tham gia khu vực” truyền thống của Mỹ. TQ tin rằng nếu ra tay thật nhanh thì càng khó cho Mỹ giúp đỡ các đồng minh Á Châu về sau.

Thứ tư, TQ đang lo sợ về một VN đang càng ngày càng mạnh. Kinh tế nước này đang phát triển. Hà Nội đang gầy dựng quân đội và hải quân để bảo vệ huyết mạch chính của mình là Biển Đông – trọng điểm của ngành hàng hải, ngư nghiệp và năng lượng. Hà Nội cũng biết rằng nước của họ rất dễ bị xâm nhập và tấn công từ ngoài biển vào.

TQ muốn VN phải ngoan ngoãn thuần phục theo lý tưởng về an ninh quốc gia theo kiểu truyền thống Khổng giáo và vương triều trung tâm của họ. Họ vẫn còn nhớ cuộc chiến tranh trừng phạt năm 1979 vào Bắc VN lúc Hà Nội đang có đội quân lớn thứ tư trên thế giới. VN bị đẩy lùi rất ít và mỗi bên bị thiệt hại khoảng 30 ngàn người trong vòng một tháng giao tranh. Theo cái nhìn của Bắc Kinh thì làm suy yếu ngay cái sức mạnh mới chớm nở của VN là một đòn khôn ngoan.

Rồi đây sự việc nơi Biển Đông sẽ tiến về đâu? Có vẻ là tình hình đang tồi tệ hơn. Không có phe nào chịu lùi bước. TQ thậm chí còn có thêm những động thái tương tự trong những tuyên bố chủ quyền vùng biển với Nhật. Trừ khi những cái đầu tỉnh táo ở Bắc Kinh thắng thế còn không thì những rắc rối này có thể dẫn tới một tính toán sai lầm khủng khiếp.

Một nước VN bị dồn vào chân tường có thể vùng ra đánh trả bằng sức mạnh nhiều hơn mức mà Bắc Kinh có thể tưởng tượng được. Một khối đồng minh ASEAN vốn lỏng lẻo sẽ bị buộc phải đoàn kết cùng nhau để chống lại đối thủ chung. Nhật Bản đang chống lại và tái vũ trang. Mỹ chưa hẳn là đang cạn kiệt và thương tổn tới mức mà Tư lệnh Thái Bình Dương và Hải quân Hoa Kỳ phải bị loại khỏi vòng chiến.

Có vẻ như TQ đang bị lóa mắt bởi ý tưởng “Trung Quốc trỗi dậy”, niềm tự hào quốc gia sáng ngời, và vì thành tựu kinh tế vang dội. Như thế thì TQ đang phải đương đầu với mối hiểm nguy vì chính họ đã vi phạm cái châm ngôn chiến lược của mình, “Rút thang đi sau khi kẻ thù đã leo lên nóc nhà” – nghĩa là nó đang đi trên con đường tự cô lập mình trên lãnh vực quân sự do các hành động gây hấn bất cẩn trọng. Các chiến lược gia TQ khôn ngoan hơn sẽ giúp làm giảm nhiệt tình hình vô kể.

Nguồn: UPI

Alan Phan – Một Quốc Gia Tình Nghĩa

In Liên Kết, Tạp văn, Thế giới, Việt Nam on 2014/03/02 at 10:59

Dối trá lập đi lập lại nhiều lần sẽ thành (như thiệt) chính trị.

Trong quan sát của tôi về lịch sử cận đại, tôi không thấy các chánh trị gia xứ nào có thể sánh với các quan chức Việt Nam về chỉ số may mắn. Đất nước chúng ta có thể được Guinness liệt kê vào bảng kỷ lục về… ”tình nghĩa”.

Ông cựu Tổng Thống Ukraine vừa phải thoát thân qua Nga và lúng túng không biết giải thích sao về những tài sản mênh mông khắp xứ, kể cả một dinh thự trên 138 hectares đẹp hơn cung điện của những Nga Hoàng ngày xưa. Ông Khadafi thì không kịp giải thích, còn ông Mubarak thì ở trong tù lâu quá, trí nhớ hơi kém.

Trong khi đó, tôi nhớ khoảng mấy năm về trước, vài quan chức Việt nói những tài sản kếch xù các mạng truyền thông tìm ra là do công sức “buôn thúng bán bưng” của các bà vợ hiền. Không những đầy ắp “tình” mà các vị này còn may mắn là có cả kho núi tiền do “tài” của những bậc phu nhân. Vì nghe chuyện này mà một thằng bạn Việt Kiều của tôi bỏ xứ Thuỵ Sĩ lạnh lẽo về Việt Nam đi khắp nước, cặp kè hơn 30 triệu bà cô không chồng. Sau 10 năm vất vả, vẫn không thấy một bà nào đủ “tài” tháo vát như các bà vợ quan chức.

Tôi nhớ có khuyên là nó đã bỏ sót một bộ phận không nhỏ là…đạo quân bán vé số… khắp thành thị làng quê. Nếu nhắm vào số lượng biết vui hưởng hạnh phúc XHCN cực nhọc này, thì chẳng mấy chốc bạn tôi sẽ thành đại gia… tỷ phú đô la, ăn xài cả chục đời không hết.

Ngoài “tình”, vài quan chức gần đây còn tuỳ thuộc vào “nghĩa”. Chỉ cần 1 người em kết nghĩa là một ông có thể xây xong một dinh thự hơn 16 ngàn mét vuông, trị gia vài chục tỷ đồng. Theo đánh giá của xã hội tình nghĩa này, càng làm lớn thì càng may mắn và càng có nhiều người em “kết nghĩa”. Tôi nghe nói một quan Trung Ương phải có ít nhất là chục ngàn người em kết nghĩa; còn ở các quận xã nghèo nơi “đất cày lên sỏi đá” thì tệ lắm cũng kiếm được vài trăm em kết nghĩa. Một người em dư xây một biệt thự, vài trăm em thì lên thiên đàng mấy hồi.

Do đó, ở đâu không biết, nhưng tại Việt Nam, mỗi ngày trên TV đều có những giải đặc biệt để xem quan chức hay đại gia nào có nhiều “tình” nhất hoặc nhiều “nghĩa” nhất. Đúng là thời Nghiêu Thuấn cũng không sánh bằng.

Vì sự tôn trọng “tình nghĩa” bàng bạc khắp lịch sử, một giáo sư tuyên giáo trung ương phải phẫn nộ mà kết tội bọn đế quốc Mỹ là tội ác của họ “trời không dung, đất không tha”. Chứ tình nghĩa như người anh kết nghĩa Trung Quốc thì em Việt Nam phải nghìn đời nhớ ơn, năm nào cũng sẵn sàng đem khoáng sản, mỏ dầu ngoài khơi, đi kiếm tiền bọn tư bản, nhập siêu đem về tặng anh kết nghĩa. Còn chuyện chiến tranh biên giới năm 1978 chỉ là một hiểu lầm nhỏ nhặt trong gia đình.

Cách đây vài tuần tôi ghé ngang Hồng Kông, tình cờ gặp một anh bạn cũ làm cho Bộ Ngoại Giao Mỹ. Sau vài trao đổi về thời tiết và gia đình, tôi hỏi anh về tiến bộ trong đám phán TPP, nhất là với Việt Nam. Anh ta cười,” Sao mày nghiêm túc quá. Hết giờ làm việc rồi, hãy để tao enjoy ly whisky này cho trọn vẹn nghe.” Rồi anh kể chuyện tiếu lâm mà anh nói là có thực, đang được hành lang Bộ Ngoại Giao phổ biến.

Một chính trị gia Mỹ đi công cán ở một quốc gia mới nổi. Cô đơn, ông bắt chuyện và gạ được một phụ nữ địa phương ở quán bar lên phòng mình, sau khi thoả thuận giá cả. Ông hăm hở vào cuộc ngay khi cà hai vừa leo lên giường. Bỗng người phụ nữ la làng,” Bớ làng xóm, coi thằng đế quốc tư bản này đang hiếp tôi nè.” Ông sợ quá, cả thân hình như khô cứng, người chết lặng. Bà ta lại chu chéo,” Tôi la gì kệ tôi, sao ông lại ngừng?”

TPP đành phải đợi vậy.

Nguồn: blog Góc nhìn Alan

Trần Trung Đạo – Trung Cộng, cường quốc trị giá 100 ngàn đô la

In Chính trị (Politics), Kinh Tế, Liên Kết, Thế giới, Văn Hóa on 2013/11/17 at 11:51

Bangladesh là quốc gia có dân số 147 triệu ở vùng Nam Á. Sau cuộc chiến tạm gọi là nội chiến Pakistan dài phát xuất từ các lý do văn hóa, tôn giáo, địa lý, quốc gia Bangladesh được thành lập vào năm 1971. Về kinh tế, Bangladesh được xếp vào hạng thứ 151 trên thế giới, nghĩa là rất nghèo. Nhiều triệu trẻ em Bangladesh vẫn còn thiếu dinh dưỡng. Chẳng những thế, các nước chung quanh cũng là những nước nghèo không thua kém nên các quan hệ kinh tế thương mại trong khu vực chẳng phát triển gì nhiều.

Nhưng khi trận bão lụt Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ, tháng 8 2005, Bangladesh là một trong những quốc gia đầu tiên đáp ứng về cả nhân lực lẫn tài chánh. Chính phủ Bangladesh đã tặng nạn nhân Katrina 1 triệu đô la và sẵn sàng đưa chuyên viên sang giúp xây dựng các đê điều ở New Orleans mà họ vốn có nhiều kinh nghiệm.

Có người cho rằng việc Bangladesh tặng một triệu đô la cho Mỹ chẳng khác gì “gánh củi về rừng” và cũng có người cho rằng đó là một cách đầu tư lòng nhân đạo. Một nước nghèo như Bangladesh, số tiền một triệu đó sớm muộn cũng được Mỹ viện trợ trở lại, có thể với cả vốn lẫn lời.

Nhưng đại đa số các nhà bình luận đều đồng ý, trên tất cả những khía cạnh chính trị, kinh tế, nghĩa cử của chính phủ Bangladesh đã nói lên tấm lòng nhân ái của những người cùng cảnh ngộ. Năm 1974, Bangladesh vừa mới thành lập đã phải chịu một trong những cơn lụt lớn nhất trong lịch sử nhân loại với gần 30 ngàn người chết. Những cơn mưa mùa kéo dài suốt tháng đã làm xứ sở này sống với lũ lụt thường xuyên như chúng ta thấy trên các phóng sự truyền hình. Không ai hiểu được nỗi lòng của người chịu đựng lũ lụt hơn những người phải than thở “trời hành cơn lụt mỗi năm” như người dân Bangladesh.

Ngày 4 tháng 11, bão Haiyan hay Yolanda theo cách gọi của Philippines được cảnh báo và ngày 7 tháng 11, Tổng thống Phi Benigno Aquino III kêu gọi dân chúng trong vùng bão sẽ đi qua di tản tức khắc. Nhưng nhiều khu vực không biết tin tức và dù có nhận được lịnh cũng không biết đi đâu. Và vài giờ sau, lúc 6 giờ sáng cơn bão với sức gió 275 kilomet giờ vào đất liền.

Theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Theo phóng viên CNN có mặt tại chỗ trong những ngày đầu, nhiều làng đã trở thành ngôi mộ tập thể và nạn nhân sống sót phải uống nước dừa để sống. Với sức gió 275 kilomet một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm quốc gia, hàng ngàn tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Chính phủ Mỹ chỉ vài giờ sau cơn bão đã thông báo viện trợ khẩn cấp 20 triệu đô la, Anh tặng 16 triệu đô la, Nhật Bản tặng 10 triệu đô la. Đó chỉ là tiên mặt, ngoài ra, các hàng không mẫu hạm HMS Illustrious của Anh, USS George Washington của Mỹ chuyên chở thuốc men và vật dụng cần thiết đến Phi.

Và Trung Cộng, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã viện trợ 100 ngàn đô la.

Đừng nói gì các công ty như IKEA cam kết 2.7 triệu đô la, Coco-Cola cam kết 2.5 triệu, số tiền viện trợ của cường quốc thứ hai trên thế giới có thể còn thấp hơn số tiền do các cựu thuyền nhân và đồng hương Việt Nam tại hải ngoại đóng góp. Báo Times bình luận 100 ngàn đô la là một sỉ nhục đối với Philippines. Trước phản ứng của dư luận thế giới mới đây Trung Cộng đã gia tăng viện trợ lên đến 1.64 triệu đô la nhưng không phải tiền mặt mà là mùng mền, chăn chiếu. Những món “Made in China” này nghe qua là đã sợ.

Nhiều nhà bình luận dù phê bình Trung Cộng đã yểm trợ chỉ bằng 6 phần trăm số tiền New Zealand đã hứa nhưng không ai hiểu tại sao các lãnh đạo Trung Cộng lại có thể làm như thế, chẳng lẽ chúng không biết thế nào là xấu hổ hay sao. Ngay cả tờ Global Times có khuynh hướng dân tộc cực đoan cũng viết trong phần bình luận ngày 12 tháng 11, 2013 “Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm nên tham gia vào các hoạt động cứu trợ để giúp đở nạn nhân của quốc gia láng giềng. Nếu Trung Quốc làm nhục Philippines lần này, Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn lao.”

Lãnh đạo Trung Cộng không phải là không nhận ra điều đó nhưng Trung Cộng ngày nay không phải là một Trung Cộng mà Chu Ân Lai từng thề nguyền sát cánh cùng các nước nghèo, bị trị láng giềng tại hội nghị Bandung ở Nam Dương 1955. Trung Cộng ngày nay cũng không phải là một Trung Cộng mà Đặng Tiểu Bình đã hứa chia ngọt sẻ bùi với các quốc gia Đông Nam Á bằng những lời đường mật trong chuyến viếng thăm của y năm 1978. Cơn bỉ cực đã qua, thời thái lai đang tới, lãnh đạo Trung Cộng ngày nay là một đám kiêu căng đang giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc Đại Hán và chủ nghĩa này sẽ là chảo dầu của chiến tranh thế giới lần thứ ba phát xuất tại Á Châu.

Hơn ai hết, lãnh đạo Trung Cộng biết 3 trong số 20 cơn lụt lớn nhất nhân loại đều xảy ra tại Trung Hoa với khoảng 3 triệu người chết trong cơn lụt 1931, hai triệu người chết trong cơn lụt 1887 và khoảng bảy trăm ngàn người chết trong cơn lụt 1938, nhưng bản chất ti tiện, kiêu căng của giới lãnh đạo CS đã giết chết đặc tính “nhân chi sơ tính bổn thiện” của con người, che khuất tình “đồng cảnh tương thân”, bôi một lớp tro đen lên trên mấy ngàn năm văn hóa Trung Hoa và hủy hoại thể diện một của một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Trung Cộng là một trong những nước có nguồn dự trữ vàng lớn nhất thế giới, là nước chủ nợ lớn nhất thế giới và GDP có khả năng sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020 với ước lượng khoảng 24 ngàn tỉ đô la. Trung Cộng có rất nhiều cái nhất nhưng những điều đó không làm nên giá trị của một quốc gia, không làm cho nhân loại kính trọng Trung Cộng hơn Bangladesh, bởi vì giá trị của một quốc gia không phải được xác định bằng của cải mà bằng các tiêu chuẩn đạo đức, dân chủ, văn minh và văn hóa.

Khi bàn về những phẩm chất để làm một quốc gia trở nên vĩ đại và được kính trọng, nhà văn Thomas Fann, trong một tiểu luận xuất sắc đã nêu ra 10 yếu tô gồm tự do, công lý, danh dự, đạo đức, lòng thương cảm, thành thật, giá trị cuộc sống, sáng tạo, vượt trội, bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Thomas Fann nhấn mạnh đến việc nghĩ đến các thế hệ tương lại khi nhắc câu chuyện Disney Land. Ông Walt Disney chết năm năm trước ngày Disney World ở Florida, Mỹ, khai mạc. Trong lễ khai mạc, có người than phải chi ông còn sống để thấy những khu chơi dành cho cho thiếu nhi huy hoàng tráng lệ như ngày nay. Thật ra, với tầm nhìn xa và tư duy khai phóng, ông Walt Disney đã thấy những nụ cười rạng rở, những ánh mắt vui tươi của trẻ em từ lâu trước ngày khai mạc Disney Land.

Trung Cộng không đạt bất cứ một phẩm chất nào trong mười phẩm chất nêu trên. Nhưng nếu phải xếp hạng, có lẽ nên được xếp Trung Cộng cùng thời đại với các nhóm dân bộ lạc bán khai ăn thịt người còn sống tản mát trong các khu rừng ở Congo, vùng West Indies và khu vực Amazon hoang dã.

Tại sao?

Cách đây không lâu Trung Cộng là một trong số ít quốc gia mà cha mẹ đã làm thịt con đẻ của mình để sống qua ngày. Cách đây không lâu đã có hơn ba chục triệu người dân Trung Cộng phải chết đói, ăn thịt nhau một cách công khai trong thời kỳ Bước tiến nhảy vọt và Công xã nhân dân, tức giai đoạn người dân phải đem nồi niêu xoong chảo ra các “nhà luyện kim sau vườn” để “đúc thép” theo chủ trương của Mao Trạch Đông. Và không chỉ trong 40 năm trước, mà ngay cả ngày nay cũng thế, trong lúc đại đa số nhân loại đã qua khỏi thời kỳ dã man cả ngàn năm nhưng tại Trung Cộng việc ăn thịt người là một thức ăn sang trọng. Tờ Next Magazine phát hành tại Hong Kong cho rằng tại Trung Cộng, thai nhi là thức ăn phổ biến.

Tháng Năm, 2012, trên tờ Washington Times, nhà văn và nhà nghiên cứu Youngbee Dale cho biết sở quan thuế Nam Hàn đã tịch thu 17 ngàn viên thuốc chế bằng thai nhi sản xuất tại Trung Cộng. Chính sách một con đã buộc các cặp vợ chồng chọn phá thai dù ở giai đoạn nào khi biết đứa bé sắp chào đời là con gái. Đài truyền hình Nam Hàn chiếu một phóng sự kinh hoàng, trong đó, các bác sĩ người Hoa thực hiện các ca phá thai và ăn bào thai ngay tại chỗ. Một bác sĩ người Hoa khác để dành bào thai trong tủ lạnh như để dành tôm cá. Việc ăn thịt người xảy ra nhiều nơi ở các bộ lạc bán khai Phi Châu, Nam Mỹ nhưng ăn thịt người được nhà nước cho phép chỉ xảy ra tại quê hương của Tập Cận Bình.

Trung Cộng như một cường quốc kinh tế và theo thông lệ chính trị quốc tế, phải hành xử đúng tư cách của một cường quốc dù đối với bạn hay thù. Nhưng không, lãnh đạo Trung Cộng không có trái tim và lòng nhân đạo và cũng không quan tâm đến sĩ diện của quốc gia. Đối với chúng tiền bạc là vũ khí, là cây gậy. Philippines là quốc gia tranh chấp với Trung Cộng về chủ quyền biển Đông nên những đứa bé Philippines đang hấp hối ở Tacloban phải chết thay cho chính phủ của các em.

Lãnh đạo Trung Cộng là những kẻ nói như Bá Dương nhận xét về nước của ông ta “Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.”

Tại sao người Nhật không ghét Mỹ dù Mỹ đã ném hai trái bom nguyên tử giết 240 ngàn người Nhật tại hai đảo Hiroshima và Nagasaki? Bởi vì đó là lịch sử. Con người cũng như quốc gia, không ai có thể quay ngược lại bánh xe thời gian và chỉ có thể vượt qua nỗi đau quá khứ bằng cách xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Trung Cộng thì khác. Mối nhục một trăm năm được ghi đậm ngay trong phần mở đầu của hiến pháp và lòng thù hận nước ngoài đã được đảng CS khai thác tận tình.

Từ cơn bão lụt Katrina đến nay, mỗi khi cần phải tìm một ví dụ để nhắc đến tình người, để biểu dương tinh thần “đồng cảnh tương thân”, Bangladesh lại được ca ngợi trong hầu hết bài viết, diễn văn, từ tổng thống Mỹ cho đến một học sinh trung học và xem đó như “tấm gương Bangladesh”. Từ cơn bão Haiyan về sau, Trung Cộng cũng sẽ được nhắc nhở nhưng hoàn toàn phản nghĩa với Bangladesh. Trung Cộng sẽ đồng nghĩa với bản chất ti tiện, dã man, kiêu căng, thù vặt và thù dai. Bản chất đó là “sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn” của dòng máu bành trướng Đại Hán và đặc tính Cộng Sản độc tài. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng là quốc gia có tổng sản lượng nội địa năm 2012 hơn bảy ngàn tỉ đô la nhưng trong mắt của phần lớn nhân loại hôm nay, trị giá của cường quốc này chỉ đáng 100 ngàn.

Trần Trung Đạo

Nguồn: FB Trần Trung Đạo

Nỗi Sợ Tự Do

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Thế giới on 2013/06/04 at 21:26

Lời dẫn:

Trước khi mời quý bạn đọc bản dịch bài bình luận của The Telegraph (về hồi ức của vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra 24 năm về trước vẫn tiếp tục bị cấm đoán), chúng tôi mời quý bạn lắng nghe bản tin của Đài Phát Thanh Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 6 năm 1989. Cuốn băng thâu và bản thông báo này đã đi vào lịch sử vì chứa đựng nhiều nỗi ám ảnh.

Đây là bản tin được phát ra khi các xe tăng tiếp tục tiến vào khu vực Thiên An Môn để thi hành nhiệm vụ thảm sát hàng ngàn người dân (thuộc thành phần sinh viên, trí thức, công nhân, v.v…) đang biểu tình tọa kháng, tuyệt thực và chiếm đóng quảng trường này.

https://i0.wp.com/upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/e/ed/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_ph%E1%BA%A5t_c%E1%BB%9D%2C_Qu%E1%BA%A3ng_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Thi%C3%AAn_An_M%C3%B4n.jpg

Một người phất cờ lớn tại Thiên An Môn, tháng 5 năm 1989. Do Robert Croma (Luân Đôn) chụp tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.

Sau đây là nguyên văn bản thông cáo phát ra bằng tiếng Anh trên đài phát thanh vào ngày đó:

Bản sao của cuộn băng thâu âm phát ra từ Đài phát thanh Bắc Kinh, ngày 03 tháng 6 1989:

Đây là Đài phát thanh Bắc Kinh. Xin ghi nhớ ngày Ba tháng Sáu năm 1989. Một sự kiện bi thảm nhất đã xảy ra tại Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc.

Hàng ngàn người, đa số là thường dân vô tội, đã bị giết bởi những người lính đầy đủ vũ trang khi họ xông vào thành phố. Trong số những người thiệt mạng còn có các đồng nghiệp của chúng tôi tại Đài phát thanh Bắc Kinh.

Các binh sĩ trên xe tăng sử dụng súng máy để chế ngự hàng ngàn người dân địa phương và sinh viên đang cố gắng ngăn chặn bước tiến của họ. Sau khi đoàn xe tăng quân sự chọc thủng được thì binh sĩ lại tiếp tục phun đạn một cách bừa bãi vào đám đông trên đường phố.

Những người chứng kiến nói rằng một số xe tăng thậm chí đã nghiền nát những bộ binh nào ngần ngừ khi đứng trước mặt những người dân kháng cự.

Chương trình Anh ngữ của đài phát thanh Bắc Kinh vô cùng thương tiếc những người đã chết trong sự kiện bi thảm này, và khẩn khoản yêu cầu quý thính giả cùng chúng tôi tham gia chống lại các vi phạm nhân quyền thô bạo và đàn áp dã man nhất đối với người dân.

Vì tình hình bất thường tại đây ở Bắc Kinh, chúng tôi không có tin nào khác để gởi đến quý thính giả. Chúng tôi chân thành mong quý vị thông cảm, và xin cảm ơn quý vị đã có mặt với chúng tôi tại thời điểm bi thảm nhất này.

Cuộc ghi âm tự nó đã là một trường hợp ngoại lệ. Một người Mỹ tên là G. Jack Urso, một kỹ thuật viên tại đài phát thanh WQBK-băng tần 1300 AM ở Albany, New York trong lúc thay đổi tần số trên đĩa vệ tinh của đài đã bắt được tín hiệu của Đài phát thanh Bắc Kinh. Ông nghe được tiếng nói của Tệ Năng (Yuan Neng) đang đọc thông báo. Bản thông báo này được soạn bởi Wu Xiaoyong, Phó Giám đốc chương trình Anh ngữ của Đài phát thanh Băc Kinh. Tên tuổi cũng như tin tức về họ chỉ được khám phá sau mười hai năm. 

Trong nghiên cứu về truyền hình như một phần cho chương trình học phó tiến sĩ của mình, Urso đã xác nhận tên của người đọc thông báo và tác giả của bản tin này với một cựu nhân viên của Đài phát thanh Bắc Kinh. Phát hiện của Urso cũng được hỗ trợ bởi một báo cáo của Tổ chức Human Rights Watch.

Tệ Năng (Yuan Nang) đã bị sa thải vì thực hiện chương trình phát sóng, số phận của ông cuối cùng ra sao thì không ai rõ. Điều này tương tự với trường hợp của một sinh viên vô danh một mình chặn đoàn xe tăng–người được dân Trung Quốc gọi là Vương Duy Lâm ((王维林 hay Wang Weilin) trong khi phương Tây mệnh danh là “Unknown Rebel” (Người biểu tình vô danh) hay “Tankman” (tạm dịch là Người xe tăng). Phó giám đốc Wu Xiaoyong, có cha là Wu Xueqian–một cựu ngoại trưởng của Trung Quốc–đã bị quản thúc tại gia từ hai cho đến ba năm, và sau đó nhờ thế lực của cha đã di cư sang sống tại Hồng Kông.

Bức ảnh nổi tiếng, chụp bởi Jeff Widener (The Associated Press)

Các chi tiết liên quan đến cuộc thảm sát Thiên An Môn, các chiêu nhà cầm quyền tiếp tục xử dụng để đàn áp chính kiến của người tham gia biểu tình bất bạo động, và chính sách bưng bít tất cả các tin tức về sự kiện chấn động thế giới này trong thời kỳ hậu Thiên An Môn cần được làm sáng tỏ để làm bài học cho các phong trào dân chủ trong và ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Như The Telegraph đã kết luận, “Một chế độ càng cố gắng đè nén các quyền chính trị và tự do khác, tính hợp pháp của chế độ càng giảm trong mắt dân họ và cả thế giới. Sức mạnh kinh tế vỏn vẹn của Trung Quốc không thể đạt được sự tin tưởng từ thế giới tự do.”


______________

Nỗi Sợ Tự Do

Theo The Telegraph (Calcutta, Ấn độ)

Tập tin:Tiananmen Square protests.jpg

Bức tượng Nữ Thần Dân Chủ hướng thẳng về tấm ảnh lớn của Mao Trạch Đông

Chỉ có một Nhà nước hoang tưởng mới cố ra lệnh buộc người dân về những gì họ cần nhớ và phải quên. Cách thức Trung Quốc ngăn chận tổ chức tưởng niệm cuộc Thảm sát Thiên An Môn ngày 4 Tháng 6 năm 1989 lần thứ 24 phản ảnh sự bất an của chế độ cộng sản. Du khách và nhà báo đã bị cấm lai vãng tại nghĩa trang ở Bắc Kinh nơi mà rất nhiều nạn nhân của thảm kịch được chôn cất. Một số hành động của Nhà nước gợi lại hình ảnh mà nhà văn Orwell xử dụng để miêu tả một chế độ toàn trị. Trong khi các nhà chức trách ngăn chặn truy cập Internet tất cả các tài liệu tham khảo về thảm kịch này, họ còn bôi đen loại trừ bất kỳ biểu tượng nào giống như một ngọn nến. Lý do rõ ràng là một ngọn nến được thắp sáng đã từ lâu đồng nghĩa với một cuộc biểu tình hay một tưởng niệm. Chuyện cứ là thế khi các chế độ tự đánh lừa mình rằng họ có thể kiểm soát suy nghĩ và hệ nhớ cho quốc gia bằng cách áp đặt các hạn chế thô bạo. Vì chắc chắn là người dân Trung Quốc – cả ở Trung Quốc và các nơi khác – có rất nhiều cách để nhớ đến ngày bi thảm ấy và ngẫm nghĩ về các ý nghĩa của ngày đó cho tương lai đất nước họ. Nhiều người trong số các nhân vật chính tham dự phong trào còn sống sót bị giam cầm trong nhiều năm dài hoặc đã buộc phải sống lưu vong sau cuộc đàn áp của quân đội vào cuộc biểu tình Thiên An Môn. Nhưng giấc mơ của họ về một Trung Hoa dân chủ đã liên tục ám ảnh các nhà lãnh đạo của Trung Quốc ròng rã 24 năm qua.

Sự kiểm duyệt lễ tưởng niệm lần này cũng nói lên được nhiều điều về thành phần lãnh đạo mới của Trung Quốc. Không ai trông chờ rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ thay đổi vị trí chính thức từng buộc cuộc biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989 là một bước chuyển động “phản cách mạng”. Nhưng vài người cầm quyền trong đảng hiện nay, bao gồm Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, đã được dung dưỡng trong nền văn hóa chính trị tự do chớm nở ấy ở Bắc Kinh trong thập niên 1980. Chắc chắn các nhà lãnh đạo này có thể sẽ không khác với những người tiền nhiệm của họ về mặt cải cách chính trị. Cũng có thể là số phận của bất kỳ nhà quán quân về cải cách nào cũng sẽ như của Triệu Tử Dương, người đảng viên kỳ cựu luôn ủng hộ cải cách, đã bị thanh lọc vì mềm mỏng biểu lộ đồng tình với những người sinh viên biểu tình năm 1989 và bị quản thúc tại gia cho đến cuối đời. Tuy nhiên, cuộc chơi của một nền kinh tế mở cửa Trung Quốc song song với một hệ thống chính trị khép kín đang trở nên khó duy trì. Một chế độ càng cố gắng đè nén các quyền chính trị và tự do khác, tính hợp pháp của chế độ càng giảm trong mắt dân họ và cả thế giới. Sức mạnh kinh tế vỏn vẹn của Trung Quốc không thể đạt được sự tin tưởng từ thế giới tự do.

(Bản dịch của VietSoul:21)

Nguyên bản tiếng Anh “FEAR OF FREEDOM” tại:
http://www.telegraphindia.com/1130605/jsp/opinion/story_16970043.jsp#.Ua7XN0CTih9

Hình chụp ngày 2/6/1989 tại quảng trường ở Thiên An Môn nơi hàng trăm ngàn người dânTrung Quốc tụ tập xung quanh một tượng sao chép của tượng Nữ thần Tự do (chính giữa). Hôm sau hằng ngàn người trong số này đã bị thảm sát dưới lệnh của nhà cầm quyền Trung Quốc. (Ảnh: CATHERINE Henriette / AFP / Getty Images)

Alvaro Marino – Không, tôi không cần sự khoan hồng

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Thế giới on 2013/05/22 at 16:22

Theo blog Nguyễn Văn Nguyên

Alvaro Marino (1959-1981?) là một sinh viên văn khoa ở đại học La Habana và là một nhà thơ trẻ. Từ năm 1979 đến 1980, Alvaro đã bị công an tạm giữ và thẩm vấn nhiều lần vì “thái độ chính trị”. Ngày 11 tháng 3 năm 1981, trong khi đang dán một tấm bích chương chống chế độ độc tài Fidel Castro, anh đã bị bắt bởi một nhóm người mặc thường phục. Alvaro Marino vĩnh viễn mất tích kể từ đó.

Ofelia González, người yêu của anh, còn giữ được cuốn nhật ký của anh, trong đó có một số tuỳ bút và 3 bài thơ. Cô đã lén gửi cuốn nhật ký ấy ra nước ngoài, và sau đó, bài thơ “No, yo no necesito el perdón” [“Không, tôi không cần sự khoan hồng”] đã được đăng trong tuyển tập Los poetas cubanos disidentes [Những nhà thơ bất thoả hiệp ở Cuba] do Xavier Mudarra biên tập, xuất bản tại San Martín, Peru, năm 1992.

 

Nếu ngày mai bọn chúng đến đây bắt tôi,
tôi sẽ không cần tự biện hộ,
tôi sẽ không cần ai biện hộ cho tôi,
tôi cũng không cần một gã luật sư công chức
— kẻ chỉ biết đứng trước toà và nói: “Xin hãy khoan hồng…”

Không, tôi không cần sự khoan hồng
vì tôi không có tội.
Tôi chỉ khao khát sự tự do cho đất nước này
và tôi sẵn sàng chết cho điều đó.
Hãy treo cổ tôi lên với bản án: “Đây là kẻ ngoan cố
— kẻ đã dám khao khát tự do.”

Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn
và đã được để sẵn trong hộc bàn của những quan toà.
Lũ hèn nhát sẽ lấy một bản án ra và điền tên tôi vào,
và tôi sẽ nghe bọn chúng đọc thuộc lòng
những ngôn từ mà mọi người đều đã biết.

Không, tôi không cần sự khoan hồng cho tôi,
vì tôi cũng sẽ không khoan hồng cho bất cứ kẻ nào
dám giẫm đạp lên sự tự do như giẫm đạp lên rác rưởi.

Không, tôi không cần sự khoan hồng.
Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn.

Alvaro Marino

Có nhiều điều đáng giá trong quyển “Cuộc chiến của Hà Nội”

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Thế giới, Việt Nam on 2013/04/18 at 22:36

“chiến thắng của Hà Nội không phải vì kiên trì và ngoan cường, không phải vì họ chinh phục được con tim và trí óc người dân miền Nam, không phải do những hy sinh to lớn của quân đội và nhân dân miền Bắc Việt Nam, và cũng không phải vì nội tình chính trị nước Mỹ trói tay và làm suy yếu các nỗ lực của Mỹ, nhất là dưới thời Nixon. Chiến thắng của Hà Nội chính là do sức ép không khoan nhượng và không thể cưỡng lại của khối quốc gia hậu thuộc địa, các quốc gia thế giới thứ ba, và nhiều quốc gia phản chiến cũng mong muốn dạy cho Mỹ một bài học và đã bị dẫn dắt bởi tuyên truyền và ngoại giao khôn ngoan của Hà Nội”

Richard Coffman

Phòng Thủ Tốt Nhất – Văn phòng về chiến tranh Việt Nam

Cuộc chiến của Hà Nội là một cuốn sách quan trọng dựa vào các hồ sơ lưu trữ bí mật của chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách này biên niên về cách Hà Nội lên kế hoạch và tiến hành chiến tranh ở Việt Nam sau khi Pháp thua trận và rút khỏi Đông Dương năm 1954.

Hơn thế nữa, cuốn sách làm nổi rõ các bất đồng nghiêm trọng ở cấp cao nhất tại Hà Nội về ưu tiên, chiến lược, và các nguồn lực bên cạnh những thứ khác đã làm hỏng sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 và dẫn đến vụ bắt giữ và thanh trừng. Nếu Washington và Sài Gòn có một bức tranh rõ ràng hơn về điều này lúc đó thì cuộc chiến chắc chắn sẽ được tiến hành khác đi và kết quả cũng có thể là thuận lợi hơn. Có thể công bằng để nói rằng chúng ta chẳng biết nhiều về lãnh đạo của Hà Nội lúc đó như chúng ta biết gì về lãnh đạo Bắc Triều Tiên ngày hôm nay.

Như vậy, cuốn sách này cho thấy chiến dịch ném bom của Mỹ ở Bắc Việt Nam và các cuộc hành quân đường bộ vào các chiến khu, cơ sở cộng sản ở Campuchia và Lào đã gây thiệt hại khá nặng vào nỗ lực chiến tranh của Hà Nội. Nó tiếp tục cho thấy sự thất bại hoàn toàn và chi phí khổng lồ của những cuộc tấn công lớn của Hà Nội trong năm 1968, 1969, và năm 1972 đã buộc miền Bắc phụ thuộc nhiều hơn vào Liên Xô và Trung Quốc và cuối cùng là tham gia vào các cuộc đàm phán để cho lực lượng Mỹ rút quân.

Tác giả, Nguyễn T. Liên-Hằng, là người Hoa Kỳ gốc Việt Nam và là giáo sư tại Đại học Kentucky, được tiếp cận với vô số tài liệu lưu trữ chính thức bằng tiếng Việt, nhiều cá nhân, và bản thảo chưa được công bố. Trong số nhiều người, cô phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính, lý thuyết gia cộng sản hàng đầu một thời của Bắc Việt Nam và cũng là nhà bất đồng chính kiến ​​bị thanh trừng. Cô đã truy cập cuốn hồi ký chưa được công bố của người vợ cả Bí thư đảng cộng sản Lê Duẩn, người đã hoạt động công tác ở đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm

Cô Liên-Hằng không những chỉ khai phá lối đi mới nhưng sắp xếp tổ chức tốt, lập luận rõ ràng, cũng như xử lý trình tự thời gian các văn bản của cuộc chiến tranh Việt Nam và đường hướng của Hà Nội. Độc giả sẽ biết ơn khả năng viết và tổ chức của tác giả trong rừng các tài liệu cơ bản dày đặc này, và nhất là cô ấy đã tuyên bố rõ ràng rằng các tài liệu lưu trữ cô xem xét đã bị tẩy rửa và chắc chắn là không đầy đủ.

Đối với học sinh nghiên cứu về ý thức hệ cộng sản và chiến thuật, Cuộc chiến của Hà Nội mô tả sự thăng tiến đến đỉnh cao quyền lực của nhà lãnh đạo cộng sản Lê Duẩn và người thân tín là ông Lê Đức Thọ, và sự tụt thoái quyền lực ra bên lề của Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thật vậy, hai anh hùng nổi tiếng thế giới với cuộc cách mạng cộng sản Việt Nam mà ai cũng tưởng rằng có quyền lực vô biên ở Hà Nội lại bị cho ra rìa trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Ông Giáp thì căm tức, cay cú ở Hungary còn ông Hồ thì ngồi chơi xơi nước tại Bắc Kinh.

Chúng ta được biết thêm rằng mặc dù Lê Duẩn liên tục thất bại cả về chiến lược và chiến thuật trong chiến tranh ở miền Nam, thiệt hại nặng nề nhân lực và phá nát gần như hoàn toàn nền kinh tế miền Bắc, ông vẫn nắm giữ quyền lực nhờ đàn áp dã man và không ngừng. Ngay cả trước khi Hà Nội Hilton nổi tiếng vì giam cầm phi công Mỹ,  nhà tù này chứa hàng chục đối thủ chính trị và bất đồng quan điểm ​​với Lê Duẩn, dù là thực sự hay tưởng tượng. Cuộc thanh trừng triệt hạ các sĩ quan quân đội cấp cao thân cận với Giáp và ngay cả một số người giúp kế hoạch cuộc Tổng tấn công.

Những điều trên và một số điểm khác tiếp theo trong cuốn sách này phải làm giới tình báo phương Tây, các quan sát viên ngoại giao, nhà báo, nhà sử học, các viện nghiên cứu, và phe cánh tả quốc tế nhún nhường, khiêm tốn hơn vì những người này có quá nhiều đánh giá sai lầm về Bắc Việt Nam lúc đó và những nhận định và giải thích sai lầm ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Thật rõ ràng đây không phải là lịch sử xét lại. Phụ đề của cuốn sách tiết lộ cho chúng ta thấy chút đầu mối về thiên hướng của tác giả: “Lịch sử quốc tế về chiến tranh vì hòa bình ở Việt Nam.”

Tác giả vẫn kiên định để mô tả cuộc chiến tranh Việt Nam là “không thể thắng được” đối với Hoa Kỳ. Điều này chắc chắn phải là một tin nóng tới tai các sử gia đương đại nổi tiếng như Lewis Sorley và Mark Moyar, mà gần đây các nghiên cứu của họ dù không có tư liệu gốc về các lủng củng của Hà Nội, đã khẳng định rằng kết cuộc ở Việt Nam chưa hẳn đã phải là như vậy. Thêm vào đó, cô ấy có một ác cảm mãnh liệt đối với Richard Nixon và Henry Kissinger, ngay cả khi mô tả rất tinh tường và chi tiết cách họ cùng lúc ảnh hưởng cả Moscow và Bắc Kinh ép Hà Nội – và chống lại bản năng sâu bén của ông Lê Duẩn – để có được những thỏa thuận tốt nhất hầu tách Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam.

Thật vậy, Lê Duẩn chuộng những cuộc tấn công lớn để khích động cuộc tổng nổi dậy quần chúng ở miền Nam nên ông đã gửi Lê Đức Thọ, cánh tay phải của mình, đến Paris nhằm giữ kín các cuộc đàm phán. Điều này rập khuôn mẫu của Lê Duẩn luôn chỉ định các tướng đáng tin cậy để chỉ huy những người cộng sản miền Nam cứng đầu luôn tin rằng cuộc cách mạng của họ đã bị phản bội bởi Hiệp định Genève năm 1954. Thật là mỉa mai – hay ngoan cố – để xem rằng Lê Đức Thọ đã giành giải Nobel Hòa bình vì thành tích của ông ta ở Paris.

Cuối cùng, cô cho rằng chiến thắng của Hà Nội không phải vì kiên trì và ngoan cường, không phải vì chinh phục con tim và lý trí người dân miền Nam, không phải do những hy sinh to lớn của quân đội và nhân dân miền Bắc Việt Nam, và cũng không phải vì nội tình chính trị nước Mỹ trói tay và làm suy yếu các nỗ lực của Mỹ, nhất là dưới thời Nixon. Chiến thắng của Hà Nội chính là do sức ép không khoan nhượng và không thể cưỡng lại của khối quốc gia hậu thuộc địa, các quốc gia thế giới thứ ba, và nhiều quốc gia phản chiến cũng mong muốn dạy cho Mỹ một bài học và đã bị dẫn dắt bởi tuyên truyền và ngoại giao khôn ngoan của Hà Nội. Đấy có lẽ là di sản lớn nhất của cuộc chiến của Hà Nội và là khuôn mẫu cho những ai đang dự định các chiến dịch cách mạng trong tương lai chống lại quyền lực phương Tây.

Kết luận bay bổng trên chỉ hơi làm giảm đi những gì có thể được xem như là một đóng góp quan trọng và độc đáo cho sự hiểu biết của chúng ta về những gì chúng ta phải đối mặt tại Việt Nam. Sinh viên ngành lịch sử quân sự, chiến tranh Việt Nam, và chủ nghĩa cộng sản cách mạng có nhiều thứ để trông mong từ những tài liệu lưu trữ được khai thác đầy đủ hơn trong những năm tới.

Richard Coffman từng là sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến tại Chu Lai và Đà Nẵng, thời Việt Nam Cộng Hòa năm 1965-1966. Sau đó ông phục vụ ở cơ quan CIA trong 31 năm, chuyên phân tích về các lãnh đạo Bắc Việt từ năm 1967 đến năm 1972.

Nguồn: Foreign Policy (Tạp chí Chính Sách Ngoại Giao)

Bài liên hệ: Đập tan các huyền thoại về Việt Nam