vietsoul21

Archive for Tháng Năm, 2012|Monthly archive page

Người Buôn Gió – Tái cơ cấu thần chưởng

In Chính trị (Politics), Kinh Tế, Liên Kết on 2012/05/28 at 08:50


Khi mà Vinasin đang đứng trước bờ vực đổ vỡ, dân chúng hoang mang ngay trước thềm bầu bán nhiệm kỳ mới. Nhưng những chính khách tài năng hàng đầu đã có những giải pháp thần kỳ để trị liệu được sự đổ vỡ của Vinasin cũng như lấy lại niềm tin của nhân dân.

Duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin

Thủ tướng chiều qua đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin, với mục tiêu sớm ổn định sản xuất kinh doanh, giảm lỗ, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu và tiến tới có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển.

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/11/3ba23264/

Thật may mắn là đất nước còn có những cao thủ tàng long, ngoạ hổ, nghĩ ra được dự án cơ cấu mà mục tiêu rõ ràng có hiệu quả như vậy. Tiếc là những nhân tài như thế không xuất hiện sớm, để đến nỗi khi hàng chục nghìn tỷ đi đâu rồi mới xuất hiện để vớt vát và vực dậy từ đống hoang tàn.

Thôi nhưng có còn hơn không, muộn còn hơn không.

Tái cơ cấu thần chưởng, bí kíp võ lâm tuyệt học chưa biết có vực được lại nội công, võ công của Vinashin hay không hồi sau mới rõ. Nhưng nó giúp cho các chính khách hàng đầu trụ lại được ngôi minh chủ võ lâm thêm một kỳ đại hội nữa.

Sau khi tái cơ cấu, Vinashin về dưới trướng của Vinalines dưỡng thương. Trong quá trình truyền công lực cho học trò mới. Vinalines tẩu hoả nhập ma, do chân khí đã hao tổn từ trước.

Nhờ có phép bấm độn, biết trước điều chẳng lành. Bang chủ Vinalines Dương Chí Dũng dùng phép độn thổ, kế đó lại dùng phép đằng vân phi thân mất hút giữa trùng điệp thiên la địa võng quân quan khắp xứ kéo đến bao vây. Bỏ lại Vinalines thâm hụt hàng chục nghìn tỷ thành công lực.

Quần hùng xoay sang chất vấn minh chủ võ lâm về chiêu thức tái cơ cấu năm xưa.

Minh chủ vuốt râu cười hà hà nói.

– Nếu mà không đưa Vinashin về với Vinalines, thì đâu biết được sức Vinalines đã cùng kiệt như thế. Nếu không biết được mà cứ dùng, có ngày hoạ còn lớn hơn.

Quần hùng nghe xong, ai cũng trầm trồ khen ngợi là diệu kế.

Vì thế, Chính phủ đã thảo luận thận trọng việc chuyển nguyên trạng một số đơn vị của Vinashin sang Vinalines, trên tinh thần cùng ngành nghề kinh doanh, với hai nguyên tắc: một là đảm bảo hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng đến các đơn vị giữa chuyển đi và chuyển về; hai là các doanh nghiệp được chuyển sang đều được hạch toán và xử lý riêng, không lẫn vào nhau. Ví dụ, trong khoản lỗ các năm của Vinalines (năm 2009 là trên 400 tỷ, 2010 là trên 1200 tỷ, 2011 là trên 2600 tỷ), vẫn rõ lỗ nào của Vinalines, lỗ nào của các doanh nghiệp Vinashin chuyển sang”.

“Bao trùm là đảm bảo ổn định, duy trì không để đổ vỡ sản xuất, không để người lao động mất việc”, ông Đam khẳng định.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/73931/-ong-duong-chi-dung-duoc-bo-nhiem-dung-quy-trinh-.html

Nguồn:blog Người Buôn Gió

 

Cùng tác giả:

Người Buôn Gió – Tái cơ cấu thần chưởng

Người Buôn Gió – Đêm dài biên ải

Người Buôn Gió: 18-3 trại Thanh Hà

Người Buôn Gió – Người Nông Dân Nổi Dậy

Người Buôn Gió – Hóa ra đều ăn cắp hết

Người Buôn Gió – Đi tù và đi cải tạo

Người Buôn Gió – Con trâu của ai?

Người Buôn Gió – Hà Nội trong mắt ai

Loạt bài Đại Vệ Chí Dị:

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị – Mọi sự quái đản đều là do… thế lực thù địch

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị: Cứ đổ cho thế lực thù địch xúi dục là OK!

CĐCM CLGT (*)

In Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2012/05/27 at 09:19


 “Tôi khóc những chân trời không có người bay 

Lại khóc những người bay không có chân trời”

Trần Dần

Không phải ngẫu nhiên mà bác Cao viết Chí Phèo. Cũng không phải ngẫu nhiên mà bác Tố tả chị Dậu. Càng không phải ngẫu nhiên mà bác Duy hát mười bài Tục ca. Mọi thứ đều có nguyên do của nó cả.

Có những đứa cho rằng tao vẽ biếm như chửi tục. Vẽ như bọn đầu đường xó chợ. Vẽ như quân phản động bán nước. Chúng không mảy may nghĩ rằng những bọn ấy còn khướt mới vẽ được như tao. Chúng còn đi xa đến mức cho rằng tao không có “đạo đức nghề nghiệp của thằng vẽ biếm họa”. Ha ha ha. Chả nhẽ đạo đức lại thuộc về lũ tôm tép đang hí hoáy mấy thứ nhạt toẹt trên Tuổi Trẻ Cười? Rõ một lũ linh cẩu không bao giờ thôi lo lắng cho người khác về việc làm thế nào để thành Người.

Lại có những thằng vu tao thù Cộng Sản. Hô hô hô. Tao đâu có rảnh đến mức đi thù một thứ không có thực? Tao chỉ thù những thứ đang sờ sờ trước mắt: những kẻ gieo rắc sợ hãi, những tên kẻ cướp, quân xảo trá, lũ giòi bọ sống bằng mồ hôi nước mắt, bằng máu, bằng sự u mê ngu muội của người khác. Ô, thế hóa ra quân ấy là Cộng Sản à? Có khổ thân ông Mác không cơ chứ!

Ai muốn nghe những điều nghịch nhĩ? Chính tao cũng không. Ồ có những lúc tao nghĩ tao đã làm ra được những bài thơ đẹp nhất trên đời. Nhưng đấy ko phải là lúc tao viết hay vẽ về chúng mày. Các cụ đã dạy thế nào? Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Thực tình, tao thích nhất là không mặc gì. Những gì chúng mày đang nhìn vào và thấy khó chịu, thực ra là của chúng mày cả. Bao nhiêu là văn hóa, bao nhiêu là đạo đức, tao trả hết cho chúng mày. Thích nhé!

Lại có bạn bảo sao tôi không viết vẽ cái gì đẹp, cái gì tinh tế, cái gì sâu sắc. Bạn mến, xin hãy cho tôi được, dù chỉ một lúc ngắn ngủi thôi, đủ tuyệt vọng để ngửa mặt lên trời mà chửi.

Cụ Dần làm thơ hay như thế, có bị tù ngục đày đọa không? Anh Vũ viết kịch hay như thế, có bị chết không rõ nguyên nhân không? Anh Vươn làm lụng vất vả nhẫn nhịn như thế, có bị cướp trắng giữa ban ngày không? Và còn bao nhiêu triệu con người trên cái dải đất chữ S cong oằn như con giun nữa, ai cho chúng ta lương thiện?

Tinh tế để cho ai xem? Sâu sắc để cho ai hiểu? Chắc chắn không phải lũ lợn con đang cắm đầu vào hàng game và phim sex rồi. Chắc chắn không phải lũ heo con áo quần xúng xính, mắt xanh mỏ đỏ đang dắt díu nhau vào nhà nghỉ rồi. Cũng chẳng phải đám sinh viên èo uột đang lờ đờ ngồi đợi điểm danh. Cũng chẳng phải lũ công chức an phận cuống cuồng lo giá tăng, lương giảm, chạy trường chạy lớp cho con. Cũng chẳng phải lũ trọc phú bơi trong tiền, lũ anh chị ngập trong máu. Cũng chẳng phải lũ bằng cấp nước ngoài, có học thức, có địa vị, suốt ngày lên kế hoạch xem đi du lịch ở đâu, ăn ở nhà hàng nào. Cũng chẳng phải bác nông dân đang kéo cày thay trâu, đang thồ hàng thay ngựa. Chẳng phải những ai chỉ có mỗi TV và báo chí để xem để đọc. Chẳng phải những kẻ đéo có nổi một tấm lòng để quan tâm đến bất cứ cái gì ngoài bản thân mình. Viết hay vẽ ra cái gì đẹp, để cho ai?

Tao ỉa phẹt, vào tất cả chúng mày.

Tao ỉa phẹt, vào những thằng bịt mắt, bịt tai, bịt mồm. Ồ đến con chó còn có mắt để nhìn, có tai để nghe, có mồm để sủa. Lại còn có mũi đến hít để ngửi. Rõ là chúng mày thua đứt.

Tao ỉa phẹt vào những đứa nói mà không làm, đã đành. Tao lại cũng ỉa phẹt, vào những đứa làm mà không nói. Không nói thì ai biết đấy là đâu? Những thằng ngu không nói thì ai biết là ngu đến mức nào? Những thằng giỏi không nói thì ai biết đường mà học theo? Đến ông Phật còn nói ra rả, chúng mày định thi im lặng với ai?

Tao ỉa phẹt, vào tất cả sự khéo léo. Lịch sự, nhũn nhặn, dĩ hòa vi quý. Ra vẻ hiểu đời, ra vẻ biết cách sống. Lũ bộ tịch đáng tởm! Quân đạo đức giả, một đống mặt nạ! Hãy bóc lớp mặt nạ nhoe nhoét tã tượi ra, rồi nói chuyện phải trái với nhau, nói chuyện xấu đẹp với nhau. Hay mặt nạ đã dính quá chặt rồi? Hay bóc ra thì chẳng còn gì bên trong cả, ngoài mớ nhầy nhụa lưu cữu của sợ hãi?

Tao ỉa phẹt vào Khổng Tử đã đành. Tao lại cũng ỉa phẹt, vào Lão Tử. Cái gì mà vô vi, cái gì mà nước chảy. Riêng việc nhắc đến vua thế nào, dân làm sao là đã thấy khó ngửi và không tưởng rồi. Thôi hãy cưỡi trâu đi cho khuất mắt.

Đừng bao giờ so tao với các diễn đàn, đừng đặt tao vào lề trái hay phải. Tao ỉa phẹt vào các loại bầy đàn, các loại lề lối. Tao không đi theo ai, cũng không dẫn ai đi theo mình. Nếu có người đồng ý với những gì tao nói, ấy chỉ là trùng hợp. Nếu có kẻ không đồng ý với tao, ấy là chuyện bình thường.

Tao ỉa phẹt vào những gì giả dối, những gì hời hợt. Như thế cũng có nghĩa, bất cứ lúc nào tao giả dối hoặc hời hợt, tao sẵn sàng ỉa phẹt, vào chính mình. Phải lắm, cái thân tao thì có sá gì. Bao nhiêu cứt, mà chẳng được. Tao sẵn sàng hít ngửi, sẵn sàng ngồi đó mà suy nghĩ về tất cả những lỗi lầm của bản thân mình. Rồi tao lại đứng dậy rửa sạch, và tao sẽ lại cặm cụi ỉa phẹt, vào tất cả chúng mày.

Ngày xưa nghe Chí Phèo chửi, cả làng Vũ Đại ai cũng nghĩ chắc nó chừa mình ra. Bây giờ chắc vẫn vậy. Nhưng đừng nhầm, thực ra anh Chí chẳng chừa ai bao giờ.

_______________________

(*) Nghĩa ít phổ biến: Con Đường Cách Mạng Còn Lắm Gian Truân

Nguồn: Biếm họa Việt Nam | Editorial Cartoons

Phạm Thị Hoài – Đọ sức

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Thế giới, Việt Nam on 2012/05/24 at 12:57

Phạm Thị Hoài

Viết cho Người Buôn Gió

Đó là một cuộc đọ sức giữa hai đối thủ hoàn toàn không cân xứng: bên này là một nhà nước đầy quyền lực, sức mạnh và sẵn sàng nghiền nát bất kể ai và bất kể điều gì nó không ưng ý; bên kia là một con người bình thường, một cá nhân vô danh nhỏ bé.

Cuộc đọ sức không diễn ra ở lĩnh vực thường được gọi là chính trị. Bạn, cá nhân nhỏ bé kia chưa bao giờ là một nhà chính trị, lại càng không là một kẻ âm mưu, một kẻ chống phá nhà nước. Suốt cuộc đọ sức, bạn ở vị trí phòng thủ, không muốn gì hơn là được giữ những gì mà bạn coi là tính cách của mình, cuộc đời của mình và danh dự cá nhân của mình, dù hay hay dở.

Những thứ ấy đều bị nhà nước thường xuyên xâm phạm, bằng những phương tiện thừa thô thiển và lố bịch, nhưng không bao giờ thiếu dã man. Trấn áp và đe dọa, để buộc bạn phải từ bỏ bạn bè cùng chí hướng, phải gột rửa quan điểm riêng để tiếp thu những quan điểm theo chỉ đạo, phải xưng hô không như bạn thuận miệng, phải sinh hoạt trái với sở thích, phải dành thời gian cho những hoạt động mà bạn ghê tởm, phải tham gia những phong trào mà bạn dị ứng, phải học tập những tấm gương mà bạn chán ghét, phải tuân thủ những quy định mà bạn thấy phi lí, phải tán thành những điều mà bạn cho là ngu xuẩn… Và nhất là phải đầy biết ơn và hân hoan khi được nhà nước cho phép làm tất cả những điều phải làm đó.

Nhưng bạn không chịu. Bạn chẳng tha thiết với vai nạn nhân và không sắm sửa gì cho nó. Không bẩm sinh là một người hùng, lại càng không bẩm sinh là một kẻ tuẫn nạn, bạn thuần túy là một con người bình thường, với nhiều nhược điểm, đã thế lại còn là sản phẩm của một thời bạc nhược. Nhưng đơn giản là bạn không chịu. Và thế là bạn chấp nhận đọ sức. Chẳng sung sướng gì, đúng ra là phải tặc lưỡi mà chấp nhận, nhưng với một quyết tâm thầm lặng là không đầu hàng. Bạn yếu hơn đối thủ rất nhiều, đương nhiên, nhưng bạn lại linh hoạt hơn. Trong khi cái nhà nước đồ sộ cồng kềnh kia cần kha khá thao tác để có thể vặn cổ bạn thì bạn đã thụp xuống rồi lại vọt lên nhiều lần. Bạn biết né đòn và đánh lạc hướng. Bạn biết giữ thăng bằng và thoát hiểm trong gang tấc. Và ở bước đường cùng bạn cũng biết đem những phần thân thể đã trơ đòn ra chịu trận để che chở cái lõi nhạy cảm nhất, trong tận cùng tâm hồn bạn, cái làm nên con người cá nhân của bạn và bạn quyết giữ không cho nhà nước xâm phạm.

Cuộc đọ sức của bạn với cái nhà nước đó không phải là trường hợp cá biệt. Từ hơn nửa thế kỉ nay tại Việt Nam, hàng ngàn hay hàng trăm ngàn những cuộc đọ sức như thế đã diễn ra ở nhiều phạm vi và cấp độ; mỗi cuộc là một cá nhân đơn lẻ chỉ tìm cách bảo vệ danh dự riêng và con người cá nhân của mình, chống lại sự xâm phạm của một nhà nước hằn thù và siêu quyền lực; mỗi cuộc đều tuyệt đối cô lập và đóng kín trước công luận. Một số người, có thể nhiều khí chất anh hùng hơn hay quyết tuẫn nạn hơn, đã đi xa hơn bạn: họ đã vào đến trại cải tạo và nhà tù, đã đứng trong danh sách dự bị cho những tượng đài tương lai. Những người khác thì bỏ cuộc sớm hơn. Từ lâu họ đã trở thành những đảng viên cáu kỉnh hay các cán bộ tuyên truyền trệu trạo nhai sống khẩu hiệu và phàn nàn về rối loạn tiêu hóa.

*

Phần lớn đoạn văn trên đây không phải của tôi. Tôi chỉ diễn đạt lại và đặt vào khung cảnh Việt Nam lời mở đầu cuốn tự truyện của một người Đức thời Quốc xã[1]. Khi Hitler lên cầm quyền, tác giả là một sinh viên luật mới ra trường và đang thực tập tại Kammergericht, Tòa Thượng thẩm Berlin, biểu tượng kiêu hãnh của nền luật pháp Đức trước khi cuộc cách mạng màu nâu đồng hóa mọi lãnh vực xã hội vào ý hệ và tổ chức Nazi. Những tháng chứng kiến sự tàn phá thiết chế luật pháp tối cao, đầy uy tín và truyền thống này là trải nghiệm then chốt, khiến chàng thanh niên 25 tuổi Sebastian Haffner, con nhà lành, ít quan tâm đến chính trị hơn văn chương nghệ thuật, quyết định đọ sức với cái nhà nước tử thần đó. Tòa thượng thẩm ấy nổi tiếng vì 150 năm trước đó, hội đồng thẩm phán của nó đã thà vào nhà đá chứ quyết không vì lệnh vua mà sửa một bản án mà họ tin là đúng đắn. Huyền thoại kể rằng, khi xây dựng cung điện mùa hè nổi tiếng Sans Soucis ở Potsdam, vị vua Phổ cũng đầy huyền thoại là Friedrich Đại Đế muốn phá chiếc cối xay gió ở gần lâu đài để giải phóng mặt bằng. Vua ngỏ ý muốn mua lại. Chủ cối xay gió không muốn bán. Vua dọa, ngươi không bán thì ta tịch thu. Chủ cối xay gió đáp: Vâng, nhưng xin bệ hạ đừng quên rằng còn có Tòa Thượng thẩm Berlin. Đến hôm nay chiếc cối xay gió ấy vẫn còn nguyên, ngay cạnh lâu đài vua Phổ. Vài tháng sau khi thay máu Quốc xã, cũng Tòa Thượng thẩm ấy chỉ còn là sân khấu cho những phiên tòa phô diễn của Tòa án Nhân dân (Volksgerichtshof).

Sebastian Haffner lưu vong năm 1938, khi nước Đức Quốc xã ở đỉnh cao quyền lực. Ông đã không thắng trong cuộc đọ sức. Bảy năm sau, đối thủ của ông đầu hàng.

© 2012 pro&contra


[1] Sebastian Haffner, Geschichte eines Deutschen. Die Erinnerungen 1914-1933, dtv, München 2002

 

 

Người Buôn Gió – Đất Nước Lắm Con Lừa

In Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2012/05/15 at 17:57

 

Chợt thấy nẫu lòng, mớ lá lốt thì đáng bao tiền mà người ta phải làm thế. Chẳng giận người bán, người hái rau mà chỉ thấy thương họ, thấy buồn. Mớ lá lốt mua có 3 nghìn, hơn cốc trà đá 1 nghìn, mua có mặc cả gì đâu. Họ bán 4 nghìn hay 5 nghìn cũng được. Lá lốt ở quê nhiều chỗ không trồng mọc xanh um. Có đáng giá gì đâu mà người ta phải làm vậy.

Chợt nghĩ hay là giờ làm cái gì mà người ta không lừa được nhau là thấy không ổn.

Ngày bé, cách đây gần 30 năm nhiều nhà ngõ mình làm nghề thuốc lá cuộn. Người ta lấy thuốc lá sợi vàng óng ả sợi dài véo chút để hai mép giấy, thuốc lá đen vụn như bụi bỏ đầy ở giữa. Cuốn lại rồi cắt gọn hai đầu. Nhìn điếu thuốc cả hai đầu đều vàng óng ả thích mắt.

30 năm rồi đã qua thời khó khăn, thời của kinh tế thị trường, nhiều nhà kinh doanh nỗ lực đề cao chữ tín.

Nhưng cũng lắm đại gia nói là vậy, nhưng mua đồ hàng triệu xong khi trục trặc bảo hành là biết nhau ngay. Khách hàng nản vì khiếu nại lai rai, đem đi kiện thì chả cơ quan nào để ý cho. Đành ngậm ngùi bỏ tiền ra mà thay thế linh kiện.

Có ông to nào đó, lúc chứng khoán đang giảm. Ông đăng đàn nói chắc nịch.

– Giờ là lúc mua chứng khoán, tôi có tiền tôi cũng mua.

Sau câu đó thì chứng khoán giảm tiếp tục xuống đáy và ngắc ngoải ở cái đáy đó đến tận bây giờ, và bây giờ ông ấy làm lại chức to hơn. Nhiều bà bán rau, bán nước vơ vét tiền tiết kiệm để mua chứng khoán lúc đó để mếu máo tận bây giờ.

Một ông thì kêu không tăng này nọ, không có chuyện giá lên, kiểm soát được. Và xăng cứ lên, điện cứ lên, thuế má nhiều hơn. Ông ý bỏ bộ tài chính để lên làm chức to hơn.

Rồi người ta bảo mở rộng Hà Nội về hướng Bắc, thiên hạ đổ xô mua đất xây biệt thự, giá đất vùng bắc Thăng Long cao vùn vụt. Giờ đi qua chỗ soát vé cầu Thăng Long nhìn nhưng nhà biệt thự bỏ hoang bên tay phải hàng dãy từ chục năm nay thấy chạnh lòng.

Chưa xong, còn mấy nhà khoa học. nhà tâm linh ủng hộ ý kiến về mở rộng Hà Nội về Ba Vì. Những bài viết nào thế đất địa linh, nhân kiệt, thế long chầu, hổ phục, đông tiến về kia, nam xuống phía này tiện lợi giao thông. Thiên hạ có kẻ bán nhà phố cổ, trung tâm để mua đất ruộng , đất đồi đón đầu. Lác đác có kẻ phải trốn biệt xứ, có kẻ tự vẫn.

Có tỉnh cưỡng chế đất, đánh phóng viên, người dân mới đây một cách tàn bạo, máu đỏ, đạn lửa ngút trời. Khi báo cáo lên trên ráo hoảnh “cưỡng chế thành công, không có gì đáng tiếc xảy ra”.

Đất nước từ mớ rau nhỏ vài ngìn bạc đến con tàu hàng chục nghìn tỷ đều dính đến chữ lừa.

Người ta lừa tình, lừa tiền, lừa trên, lừa dưới, lừa đủ thứ nào có thể lừa được. Dường như họ nghĩ nếu không lừa được ai họ sẽ không sống nổi.

Có lúc mình cũng đi lừa tình.

Người ta gọi bọn nghiện là con nghiện

Người ta gọi các cô gái làm tiền là con điếm

Xin hãy gọi những kẻ lừa đảo tương tự như vậy cho công bằng đúng tên “con lừa”.

Con nghiện, con điếm chỉ chiếm số ít trong tỉ lệ dân chúng.

Nhưng “con lừa” thì sao.?

Hãy nhìn xung quanh và tự hỏi bản thân mình.

Nguồn: Blog Người Buôn Gío
Cùng tác giả:

Người Buôn Gió – Tái cơ cấu thần chưởng

Người Buôn Gió – Đêm dài biên ải

Người Buôn Gió: 18-3 trại Thanh Hà

Người Buôn Gió – Người Nông Dân Nổi Dậy

Người Buôn Gió – Hóa ra đều ăn cắp hết

Người Buôn Gió – Đi tù và đi cải tạo

Người Buôn Gió – Con trâu của ai?

Người Buôn Gió – Hà Nội trong mắt ai

Loạt bài Đại Vệ Chí Dị:

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị – Mọi sự quái đản đều là do… thế lực thù địch

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị: Cứ đổ cho thế lực thù địch xúi dục là OK!

Phương Bích – Sửa Từ điển có khi dễ hơn….

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2012/05/14 at 11:07

 

Hôm qua Kim Tiến nhắn: ngày mai xử phúc thẩm…cô đến với con nhé.

Đến chứ sao không đến! Bạn biểu tình với nhau mà lị.

Sáng đến tòa phúc thẩm ở 262 Đội Cấn, mặc dù cổng mở toang hoang nhưng mình vẫn lịch sự rẽ vào phòng thường trực. Cái ô cửa kính đóng im ỉm, nhìn vào thấy ba chú cảnh sát cứ ngồi im trong đó nhìn ra. Mình gõ cồng cộc vào miếng kính, ra ý bảo họ mở ra để mình còn hỏi, chứ đóng thế này thì nói ai nghe?

Chợt nhìn thấy một gương mặt quen quen quay ra. Ồ! Hóa ra anh T, chả biết là cảnh sát quận hay thành phố nữa. Biết nhau qua đận biểu tình năm ngoái. Anh ta cũng nhận ra mình, bèn nhoài người mở cửa kính. Chào hỏi một hai câu, rồi anh ta hỏi mình đến có việc gì thế. Thì đến với Kim Tiến chứ còn làm gì nữa. Anh ta bảo có được vào đâu mà đến. Mình ngạc nhiên:

– Ô hay! Sao bảo xử công khai?

– Thì công khai, nhưng mà phải có giấy mời. Đến nhà báo có giấy mời mà còn không được vào kia kìa.

Biết là cái công khai của ngành tư pháp nước ta nó là thế mà vẫn cứ thấy lạ. Lạ quá chứ không phải lạ vừa. Rõ là mồm các ông bảo thế nào thì nó ra thế ấy. Cũng khổ cái anh phải làm phát ngôn bất đắc dĩ, biết là nó trái lè lè ra đấy nhưng cứ phải nói trơn tuột đi, rằng chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ. Nhớ hôm xử phúc thẩm tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, cũng xử công khai nhưng vẫn bị chặn các ngả. Tôi hỏi vặn lại một anh cảnh sát là chỉ biết trả lời như cái máy thế à, thì anh ta chán ngán quay đi bảo: không là cái máy thì là cái gì? Nom vẻ mặt anh ta mệt mỏi lắm nên tôi cũng chả nỡ làm anh ta khổ thêm.

Không cho vào thì đứng ngoài. Tôi và một số anh em vừa đến cứ đi vào trong sân tòa. Hóa ra khá đông anh chị em đang đứng tránh nắng ở dãy nhà xe. Cả cái thằng hộ pháp Trí Đức cũng ở đó. Tôi lườm nó, bảo lần sau mà cậu còn vào blog của tôi chửi bới công giáo là tôi cho cậu ra de đấy. Cậu mà chửi công giáo là cậu chửi tôi, vì tôi không phải là công giáo, nhưng bạn tôi là người công giáo…Nó cười hềnh hệch phân bua này nọ. Tôi nghiêm giọng bảo, cậu có thể bất đồng quan điểm với bất cứ ai, nhưng đừng có gắn tín ngưỡng của họ vào đó. Chị Hiền Giang và một số người xung quanh cũng lên tiếng tỏ ý tán đồng.

Nói chung những lúc này, đơn giản chúng tôi lại là những người bạn từng xuống đường biểu tình dạo nào. Tạm gác mọi bất đồng sang một bên, chúng tôi lại chuyện trò vui vẻ. Lúc này Trí Đức lại trở nên dễ thương và hồn hậu như trước đây. Tôi học được một phần rất nhỏ của người công giáo là biết tha thứ. Nhưng tôi nghĩ đó là tình cảm thôi, chứ còn cái sai cái đúng vẫn phải cần đến luật pháp giải quyết chứ.

Trong khi chúng tôi chuyện trò, phát hiện ra mấy tay an ninh chuyên theo dõi biểu tình đứng lởn vởn quanh đó, có lúc còn trơ trẽn đứng lẩn vào trong đám bọn tôi. Khi anh em phát hiện ra mới chuồn đi chỗ khác. Nói thật là nếu mà cái nghề an ninh nó chỉ có hóng hớt, rình mò thế này thì tôi không thể làm được thật. Sao mà ngây ngô thế kia chứ, có gì bí mật thì không lẽ chúng tôi lại bô bô nói ở đây hay sao mà phải hóng với chả hớt.

Sáng nay người ta xử cả mớ 4 vụ luôn. Mấy vụ kia ma túy tẹp nhẹp thì nhanh thôi. Đến vụ “nhà mình” thì cũng lại hoãn nốt vì vắng mặt nhân chứng, rồi người có trách nhiệm liên quan cũng vắng mặt. Nhìn hai chị em Kim Tiến mặc đồ tang, chít khăn xô đứng bên cạnh mẹ và bà nội thấy tội nghiệp quá, không biết bao giờ công lý mới đến với mấy mẹ con bà cháu họ đây.

Dọc đường về cứ ngẫm nghĩ về cái từ công khai mà báo chí xoen xoét nói không biết ngượng. Chẳng lẽ mình lại làm một cái đơn đề nghị Quốc hội sửa cái từ này trong Từ điển. Có lẽ sửa Từ điển còn dễ hơn là bắt báo chí và ngành tư pháp nước nhà thực hiện cái công khai theo đúng nghĩa của nó.

Ối giời! Nhưng nếu thế thì phải sửa nhiều từ lắm. Ví dụ thế nào là phản động này, thế nào là đàn áp này, thế nào là dân chủ này, thế nào là là… nghĩ thêm một loạt từ nhạy cảm nữa mà toát cả mồ hôi vì…mệt quá.

Nguồn: blog Phương Bích

Thùy Linh – Hiệu Ứng Cánh Bướm

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2012/05/07 at 10:02

 

Vừa rồi mình có một entry nhận được vài phản hồi khiến mình phải nghĩ ngợi. Thường thì mình trao đổi với bạn bè phản hồi tại nơi phản hồi và để các bạn phản hồi tự phản hồi với nhau cho sôm tụ. Nhưng có một phản hồi đặc biệt mình muốn trao đổi ở entry này. Thực ra là mình muốn hỏi là chính vì mình vốn chả hiểu lắm lý lụân về CNXH, nhất là thứ lý luận CNXH hiện nay với mệnh đề “kinh tế thị trường theo định hướng  XHCN”. Mình vốn học hành ấm ớ, chữ tác, chữ tộ ở trường đại học, nhất là môn triết học Mác Lê về CHXN. Đã thế thời tuổi trẻ còn cúp cua do mải chơi, yêu đương, nên không học đến nơi đến chốn môn học này như các môn khác. Cũng không phải chuyên môn, không bằng cấp là thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư về môn CNXH khoa học nên càng ấm ớ. Nếu có chút khái niệm gì về CNXH chủ yếu do đọc sách và tự giáo dục mình bằng thực tế. Nên bạn nào còm men về vấn đề này thông cảm nhá…Mình theo từng còm men của bạn mà thắc mắc…

1. “Nhưng mình thắc mắc, tại sao nước mình đi theo con đường ưu việt hơn hẳn mà lại lệ thuộc vào tụi tư bản đến vậy? Tụi nó khủng hoảng, suy thóai mình cũng khủng hoảng, suy thoái là sao? Thậm chí tụi nó hắt hơi mình cũng hắt hơi hả? Và sao mình lại nhận viện trợ, vay tiền vốn toàn của tụi tư bản? Rời tụi nó là nước mình tiêu luôn vì có vay được mấy ông anh, em cùng phe CNXH đâu?

Họ nhiều cái sai, cái bất cập, cái mâu thuẫn không thể giải quyết mà sao họ giàu, tử tế, sống đàng hoàng quá vậy?”(TL viết)

Bạn đã từng nghe về “Hiệu ứng cánh bướm” chưa? Đại khái thế này “Con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn bão lớn ở Texas”. Bây giờ cái khái niệm ấy không chỉ còn giới hạn trong lĩnh vực khoa học đơn thuần mà nó còn được nhắc đến cả trong lĩnh vực văn hóa và kinh tế. Chỉ một cái tin “Chính phủ Hy Lạp chấp nhận chính sách thắt chặt tài khóa để đổi lấy gói cứu trợ của Châu Âu” cách đó nửa vòng trái đất chỉ số DowJohn tăng liền 300 điểm. Vì thế, chẳng khó khăn gì ta có thể nhận ra: Trong thời đại mà sự liên kết là mối quan hệ giao thương qua lại chặt chẽ với nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới…”.

-Ơ, mình thắc mắc là tại sao CNHX ưu việt thế mà chưa tạo ra được hiệu ứng cánh bướm nào hoàng tráng để tụi tư bản giãy đành đạch cho chết hẳn đi nhỉ? Toàn những cơn lốc tai hại, điển hình là CMVH ở Tàu; CCRĐ ở cả Tàu lẫn VN; sự kiện Thiên An môn; Những chuyện lùm xùm ở Bắc Triều; sự sụp đổ của Liên bang Xô viết dẫn đến sự sụp đổ cả hệ thống CNXH ở Đông Âu…Chả kể nữa kẻo lại đắc tội chỉ nhớ chuyện xấu. Mỹ và các nước tư bản toàn gây hiệu ứng cánh bướm…to to là. Chi phối cả thế giới, giúp cả thế giới phát triển là sao? Đáng lẽ CNXH phải giật lấy ngọn cờ cách mạng đó chứ? Toàn chạy theo, ăn theo, nói leo. Đến khi cái gì dở, xấu xa lại đổ là bị nhập cảng từ họ?

2. “Hiện nay, Chủ nghĩa Tư bản trong giai đoạn tích lũy vật chất dồi dào, phúc lợi xã hội được nâng cao. Ở một số nước Bắc Âu và những nước có nền kinh tế phát triển, xã hội ở đó, tuy không sử dụng thuật ngữ XHCN nhưng họ đang dần dần tiệm cận đến thứ mà chúng ta phấn đấu để đạt được: đó là XH XHCN. (Vì mục tiêu chất lượng sống không nghừng được cải thiện).

-Nói chung, tất cả các nước Tư bản mang viện trợ và vốn ra nước ngoài đầu tư đều đem về quý quốc của họ thứ gì đó; có thể là lợi nhuận do đồng vốn đem lại hoặc các ưu đãi khác gián tiếp mang lại lợi nhuận cho tổ chức hoặc quốc gia của họ. Không phải quốc gia nào cũng viện trợ hoàn toàn vô tư đâu bạn nhé.

-Đến đây tôi xin hỏi lại bạn 1 câu: Tại sao với bề dày kinh nghiệm hang trăm năm vậy mà một số nước tư bản ở Châu Âu lại lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng đến vậy?

-Thế ra cứ nước tư bản nào giàu mạnh là CNXH nhận về mình, như Thuỵ Điển hả? Thế ra là họ sử dụng lý thuyết CHXH để xây dựng đất nước họ hả? Vậy sao VN không cọp pi nguyên xi mô hình của Thuỵ Điển về mà áp dụng, khỏi lí lụân lằng nhằng mất công? Bác Tổng Trọng đỡ phải đi rao giảng, vừa mất hơi sức, vừa mất uy tín, vừa bị người ta “tám” khắp nơi cho khổ thân bác ấy? CHXH không ngừng cải thiện cuộc sống của người dân ư? Đố bạn tìm ra một gia đình Việt nào hai vợ chồng chỉ là công nhân bình thường mà hằng năm họ có thể đưa cả gia đình đi nghỉ mát ở nước ngoài chỉ bằng đồng lương nhận được? Điều này thì có thể tìm thấy ở nhiều nước tư bản đấy bạn ơi…Còn ở VN để làm được điều này chỉ có ở gia đình quan chức, doanh nhân giàu có.

-Ý mình nói trong entry trước là tại sao các nước XHCN hay phải nhận viện trợ của tư bản mà không thể viện trợ cho nhau? Nếu tụi tư bản viện trợ với mục đích vụ lợi như thế thì VN (hay nước CNXH nào đó) có thể từ chối nếu ảnh hưởng đến an ninh, hình ảnh, quyền lợi quốc gia họ mà? Người viện trợ có quyền hướng đến mục đích của họ, còn người nhận có quyền từ chối viện trợ vì không chấp nhận tính vụ lợi mà? Trước đây nhận viện trợ của TQ và Liên xô để đánh Mỹ thì VN đâu có được sự hoàn toàn vô tư từ hai ông anh này? TQ đã từng tuyên bố sẽ “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng” cơ mà? Mà hệ thống XHCN giương cao khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước doàn kết lại” rồi đấy nhé? Đòi hỏi sự vô tư hoàn toàn từ một đất nước khác khi họ đưa sang hàng ngàn, hàng ngàn tỷ đôla, Euro vào một nước khác là điều không tưởng, đúng không nhỉ? Chỉ khác nhau mục đích đó phục vụ cho cái thiện hay cái xấu xa thôi…

-Đến đây mình lại muốn hỏi lại bạn một câu: bạn có thể bắt một người chỉ được khoẻ và không được ốm không? Tại sao sống đến gần 100 tuổi mà cụ lại ho hen thế được hử? Chả lẽ với kinh nghiệm sống lâu như thế, cụ không tự giữ gìn không được ốm à? Hihi…Thế nên các nước tư bản phát triển cao đến độ nào đó khủng hoảng là chuyện có thể hiểu chứ ạ (theo hình sin ấy mà)?

3. “Bác Tổng bảo: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản”. Cơ mà xã hội VN giờ cái xấu như bác kể gấp nhiều lần tụi tư bản thì ở đâu ra vậy, thưa bác? Không lẽ đổ lỗi cho cha ông do phải kế thừa? Phải tội chết đấy”. (TL viết)

Đoạn này tôi băn khoăn, không biết bác Tổng hay bạn “phải tội chết đấy”…
Bạn có biết XH ta trước những năm 90 của thế kỷ trước nó thuần khiết như thế nào không? (Chắc chắn bạn và tôi đều hiểu) và tất nhiên khi ta mở cửa thì có vô số thứ bay vào ngoài ý muốn. Có thể những thói xấu (ví như lưu manh và đĩ điếm) không đến từ những nước phương tây, nhưng không loại trừ khả năng sự nhập khẩu văn hóa sâu độc nước ngoài trà trộn và hủ hóa với thói học đòi của người Việt sinh ra tệ nạn vậy. Nói vậy nhưng xin bạn hãy khách quan mà đánh giá xem XH ta và XH Mỹ cái xấu ở đâu là cái xấu gộc và cái xấu nào mang dấu ấn của cả một xã hội bạn nhé.

-Cứ cho là cái xấu xa do “nhập khẩu” đi thì mình hỏi nhé: Nếu một cơ thể khoẻ mạnh thì bệnh nào xâm nhập được hả bạn? Chắc cơ thể VN ốm yếu quá lâu nên bệnh nào cũng mắc? Bạn nhắc mình nhớ những năm 90 “thuần khiết” ư? Mình chỉ nhớ đó là “thuần khiết” đói, “thuần khiết” bảo thủ, trì trệ, giả dối, mệt mỏi, bối rối, sợ hãi, lo lắng, hoang mang…Công chức lương chả đủ sống, trẻ con suy dinh dưỡng, nỗi sợ hãi bao trùm xã hội như luôn bị khủng bố, đe dọa…Rồi khi mở cửa thì tham nhũng, hối lộ tràn lan. Cái này chả cần tranh luận nữa bạn nhỉ? Hay tham nhũng cũng là “nhập khẩu” từ tư bản đây? Chắc bạn thừa biết nhiều doanh nhân từ các nước tư bản đã phải tháo chạy khỏi VN vì không chấp nhận làm ăn thông qua hối lộ chứ? Nếu mình nói sai thì mình xin “phải tội chết” ngay…Tính nhân văn cao cả nhất của một xã hội là chia đều cơ hội cho tất cả mọi người, kể cả những người nghèo khổ ít may mắn. Ở VN thì sao hả bạn? Lịêu một người chả có cống hiến gì cho xã hội, không có tài năng được xã hội thừa nhận mà làm đến chức bí thư tỉnh uỷ có nên không bạn? Còn vừa mới ra trường, làm việc chưa được bao lâu, năng lực như nhiều người rất bình thường khác mà đã ủy viên trung ương, thứ trưởng một bộ không? Còn cô gái vừa mới tốt nghiệp một ngành chả liên quan gì đến xây dựng lại lãnh đạo một tập đoàn xây dựng với 2000 nhân viên?…Nhiều lắm chả nhớ hết được các COCC được nâng đỡ làm lãnh đạo đâu. Còn tổng thống Obama chỉ là một trí thức da màu qua tranh cử mà trở thành tổng thống Hoa Kỳ, không hề có cha mẹ nào nâng đỡ cả. Ai ưu việt hơn ai hả bạn?

4. “Ở đọan khác, bác Tổng Trọng khẳng định: “Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước TBCN có cùng mức phát triển kinh tế”. Nước tư bản cùng mức là nước nào nhỉ? Thôi cứ tạm lấy loanh quanh nước ta cho hợp lý là Thailand, Indonesia, Singapore nhé…Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân Hàng Thế Giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thailand và 158 năm so với Singapore”. (TL viết)

Đã có câu: “Bất cứ sự so sánh nào cũng đều khập khiễng”. Ở đây tôi hoàn toàn không tin cái báo cáo của NH Thế giới nói đến số năm đi trước hay tụt lùi là một con số mang tính chính xác.

-Và ngay trong những con số của NHTG cũng đã giải thích hộ tôi: chỉ lấy 3 nước đó để so sánh với nhau thôi cũng đã là câu trả lời cho bạn.
-Bạn giải thích thế nào khi Thái Lan, Indonesia, Singapore là 3 nước có thể chế tương đồng vận hành một nền kinh tế tư bản, không phải trải qua chiến tranh như Việt Nam lại có một sự khác biệt khi Indonesia tụt hậu 44 năm so với Thai lan và 107 năm so với Singapore. Cái này có phải do tầm nhìn, óc sáng tạo, hay tinh thần dân tộc của các Quốc gia khác nhau không bạn?

-Hihi, đến đoạn này thì mình mỉm cười chút vì nếu không phản biện được thì…không tin. Đúng tinh thần của các nhà mác xít và những người vô thần. Nếu bạn không tin thì đừng quan hệ, nhất là làm ăn với NH Thế giới nữa nha bạn? Vì người xưa đã khuyên: đã dùng thì nên tin, đã không tin thì đừng dùng…NH Thế giới “tệ” thật. Con số đưa ra chả thuyết phục tí nào. Đúng như bạn nói, mọi so sánh đều khập khiễng nhưng vì các nước đều trong “hịêu ứng cánh bướm” nên không thể không đặt trong sự so sánh tương đối. Bạn chắc nhớ là chiến tranh lùi xa đất nước ta đã 37 năm. Và có lẽ không nên đổ lỗi cho chiến tranh quá nhiều nữa? Một đứa trẻ ra đời vào năm 1975 giờ sắp bước vào tuổi trung niên rồi đó bạn. Thậm chí họ có thể đã qua 2 (3) lần xây dựng gia đình, chăm lo cho những đứa trẻ bắt đầu lí lụân với cha mẹ chúng về quyền tự chủ, tính độc lập, tự do…Họ có thể sai lầm ở tuổi mới bước vào đời khi xây dựng gia đình, nhưng lần thứ 2, thứ 3 mà vẫn sai lầm thì đó là sự bất cẩn, là thiếu tri thức cần thiết của một người có thể làm chủ cuộc đời mình, bạn nhỉ?

-Còn tại sao các nước như Thái Lan, Indonesia, Singapore không phát triển đồng đều thì là đương nhiên đúng không nhỉ? Giống như trong một lớp học có đưa trẻ học giỏi, đứa học khá, đứa thì trung bình, đứa thì dốt đặc cán mai…Quan trọng là học trò trung bình và học trò dốt kia có ý thức mình dốt để phấn đấu hay tự cho là mình giỏi giang, không cần học ai, không cần so sánh với ai, tự mình đi một lối đi mà các bạn trong lớp không bao giờ bước tới, rồi tự phụ kêu lên rằng, lối đi của tôi mới là đúng đắn nhất, “giữ vững tinh thần độc lập”…dốt nhất? Chuyện này chắc nhờ bạn chỉ giáo giùm…

5. “Dân chúng sẽ nhớ câu chốt hạ của bác Tổng: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”. Bác nên nhớ dân chúng không phải là những hòn đất đặt đâu ngồi đó như những năm trước đây đâu nhá. Họ là những hòn đất biết nói năng đấy…” (TL viết)

Riêng cái này tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Hiến pháp và các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước đã trao cho nhân dân những thiết chế về dân chủ để xây dựng một nhà nước thực sự vì dân, do dân. Dù cho lúc này, lúc khác, chỗ này chỗ khác hay hầu hết mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước này tinh thần công dân tích cực bị trừng trị làm cho mọi người phải e dè giữ mình một cách khôn khéo và hiện thái độ đó đã thoái hóa thành thái độ thụ động, phó mặc.
Tuy nhiên bầu không khí của XH, đời sống tinh thần đã thay đổi theo hướng tích cực điều đó đã và đang là thứ không thể cưỡng lại được.
Để kết thúc câu chuyện trao đổi với bạn tôi xin nhắc lại một điều: Sự thật chỉ xuất hiện trong các bài viết và cuộc tranh luận mang tính xây dựng và sáng tạo.

-Đọc mấy câu đầu đã mừng thầm vì dù sao cũng đã tìm được ít nhất một tiếng nói chung với bạn. Nhưng đọc tiếp lại…thất vọng. Đọc câu “Thiết chế về dân chủ”…”xây dựng một nhà nước thực sự vì dân, do dân”…”tuy nhiên bầu không khí của XH, đời sống tinh thần đã thay đổi theo hướng tích cực”…thì mình nhớ ngay đến anh nông dân Đoàn Văn Vươn phải dùng đến tiếng súng để đánh động xã hội, giờ vẫn phải sống trong lao lí? Nhớ đến hàng ngàn nông dân Văn Giang mất đất khiếu kiện mấy năm mà chả ai nghe họ để giải quyết thấy tình đạt lí? Nhớ đến 3 người đang chờ xử án là Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải chỉ vì bày tỏ ý kiến ôn hoà (viết đến đây chợt giật mình vì những điều vừa viết từ nãy đến giờ nếu bị qui chụp thì mình cũng giống họ?). Thôi, tạm nêu ba chuyện mới tinh, còn dang dở mà nghe nhắc ai cũng nhớ ngay để thấy thiết chế dân chủ và nhà nước do dân, vì dân bạn vừa nói là thế nào?

-Có ý kiến này của bạn mà mình cực thích, đồng ý tắp lự: “Dù cho lúc này, lúc khác, chỗ này chỗ khác hay hầu hết mọi nơi, mọi chỗ trên đất nước này tinh thần công dân tích cực bị trừng trị làm cho mọi người phải e dè giữ mình một cách khôn khéo và hiện thái độ đó đã thoái hóa thành thái độ thụ động, phó mặc”. Hy vọng mình không là người (e dè, giữ mình) như thế và bị đối xử như thế (bị trừng trị)?

-Điểm nữa mình cũng đồng ý luôn: “Sự thật chỉ xuất hiện trong các bài viết và cuộc tranh luận mang tính xây dựng và sáng tạo”. Nhưng chỉ xin đừng vẽ “vòng phấn cap ca dơ” vào hai chữ “xây dựng” để có thể qui kết là “phá hoại”; “chống đối”, “tuyền truyền chống phá” người góp ý theo ý kiến chủ quan của ai đó? Chắc bạn còn nhớ nhà văn Thổ Nhĩ Kỹ Azit Nêxin dùng lối viết châm biếm để chế riễu sự chậm phát triển của đất nước ông. Ai dám bảo ông không yêu tổ quốc mình? Hay Vũ Trọng Phụng chế riễu thói rởm đời học đòi của những kẻ cơ hội thì không yêu con người? Hơn ai hết là con dân nước Việt đều mong muốn đất nước phát triển, giàu mạnh, tự do, dân chủ, hạnh phúc, công bằng, văn minh…Đơn giản vì trên dải đất chữ S ấy có ngôi nhà của gia đình họ đang sinh sống.

Chân thành cám ơn LK.

*Chữ in nghiêng là comment của bạn đọc LK. Phần viết của TL mà LK dùng để phản biện đã chú thích ngay tại từng câu.

Nguồn: blog entry Hãy cùng tôi ghé thăm trái đất này: HIỆU ỨNG CÁNH BƯỚM

Người Buôn Gió – Đêm dài biên ải

In Cộng Đồng on 2012/05/07 at 09:41

 
Câu chuyện này được viết bằng ngôn ngữ Việt, nhưng không nhất thiết độc giả  đủ cơ sở kết luận rằng nó xảy ra ở nước CHXHCN Việt Nam

4 giờ 30 chiều ngày 4 tháng 5 năm 2012 hắn đến trước ô cửa phòng xuất nhập cảnh đồn biên phòng chìa giấy thông hành. Lúc này không có khách qua, bốn cán bộ trong phòng đang nói chuyện, một người uể oải cầm giấy thông hành của hắn, chả buồn nhìn, anh ta quay sang nói chuyện tiếp. Lúc sau anh ta mới giở cuốn sổ thông hành gõ tên vào máy tính. Mặt anh ta biến sắc, nhưng anh cố gắng lấy lại vẻ tự nhiên rất nhanh. Giả vờ gọi một người đến xem hộ, anh ta đi vào trong. Người đến trông hộ nhìn máy tính rồi nhìn hắn một giây rất lạ. Rồi bảo hắn ngồi chờ.

Hắn ngồi ung dung chờ, nét mặt thản nhiên, nhìn một tốp người đến làm thủ tục che kín khuất tầm nhìn giữa hắn và cơ quan xuất nhập cảnh. Hắn thầm nghĩ, giờ chỉ tích tắc là hắn biến mất, không biết đám biên phòng ấy sẽ nghĩ gì khi không thấy hắn nữa. Chắc họ nghĩ hắn không biết gì.

Nhưng hắn đến đây, làm giấy thông hành, rồi đến cửa xuất nhập cảnh chìa giấy, không phải để thấy khó khăn là trốn về, dẫu biết tí nữa thôi mọi chuyện sẽ trở nên khó lường.

Hắn nhớ về ánh mắt, những ánh mắt chỉ bừng lên một giây rồi trở lại bình thường để che giấu ý nghĩ bên trong.

Cách đây gần 20 năm trong một trại tù, khi hắn đi qua hàng tù đang ngồi bó gối, chợt hắn lăn tăn gợn điều gì, hắn nghĩ đến một ánh mắt lạ trong hàng tù nhìn hắn rất nhanh rồi cụp xuống, ánh mắt của kẻ sắp liều lĩnh. Hắn chột dạ quay người thật nhanh lại và may mắn tránh được cú đâm bằng bàn chải nhựa mài nhọn. Đó là ánh mắt mà hắn không lường trước được.

Còn hôm nay, khi đưa giấy thông hành qua ô cửa, hắn chờ đợi ánh mắt lóe lên bất ngờ của người hải quan biên phòng. Đoàn người đi qua, đám hải quan nhìn vẫn thấy hắn ngồi nhàn nhã, không có vẻ sốt ruột, không thắc mắc, cứ như hắn có thể ngồi chờ như vậy đến bất tận.

Những người hải quan đi lại, gọi điện liên tục, một vị thiếu tá xuất hiện, họ hội ý với nhau rồi lại điện đi , điện lại. Hai người đi ra đứng quanh hắn, hút thuốc lá nhưng hắn biết đó là canh chừng. Họ có vẻ thiếu mất sự bình tĩnh khi rít thuốc lá và cách thay đổi vị trí đứng.

Hắn đến gần, xin một ngụm nước. Viên đại úy vào phòng lấy ngay ra cốc nước lạnh ân cần đưa cho hắn. Chả có ai ở chỗ này xin nước của cán bộ hải quan vốn rất quyền lực và bận rộn, đáng lẽ anh ta phải chỉ ra hàng quán đằng kia, nhưng anh ta đi lấy nước ngay. Có lẽ viên đại úy không nghĩ mình đang làm một điều bất thường. Nhưng việc chỉ mình ra quán nước khuất tầm nhìn là điều chắc chắn anh ta không muốn.

Viên thiếu tá cầm hồ sơ, bảo hắn đưa chứng minh thư và nói

– Mời anh lên gác.

Hắn đi lên theo, vào phòng anh ta bật máy lạnh, mời ngồi và hỏi.

– Anh có phạm tội gì không?

Câu hỏi y hệt ở sân bay. Hắn nói.

– Tôi không phạm tội với nhân dân, đất nước này, còn với ai đó thì tôi không thể biết, nhất là con mụ hàng xóm và lão chồng nó.

Viên thiếu tá thông báo hắn bị cấm xuất cảnh dưới mọi hình thức và nói sẽ tiến hành lập biên bản. Anh ta nhìn thái độ hắn, thấy hắn vẫn cười. Hắn nói nhẹ nhàng vâng anh cứ lập biên bản và nói rõ lý do, cho tôi xin một bản. Cứ đúng luật anh làm.

Anh ta hỏi định sang TQ làm gì, hắn nói có lẽ tôi không cần trả lời anh, vì việc đó chưa xảy ra, nhưng anh hỏi tôi xin nói. Vợ chồng lão hàng xóm chỗ nhà tôi hơn 70 tuổi rồi, suốt ngày chỉ nhòm ngó nhà người khác, tôi sang TQ mua bao cao su các loại hấp dẫn về vất vào nhà vợ chồng đó. Để họ có việc mà làm, đỡ đi nhòm ngó nhà khác.

Anh ta lắc đầu, thở dài rồi bảo.

– Thôi đó không phải việc tôi, hỏi anh thế thôi, anh có lệnh cấm xuất nhập cảnh của…

Tôi làm thủ tục thôi.

Hắn hỏi.

– Tôi có được nhìn lệnh không, có được biết cấm từ ngày nào đến ngày nào không.

Anh ta nói thác.

– Tí nữa tôi cho anh biết.

Hắn mỉm cười, sẽ chẳng bao giờ, tí nữa anh ta sẽ kiếm cớ khác. Lệnh cấm xuất cảnh với hắn sẽ là điều bí mật, không bao giờ hắn được biết ngày nào hết hạn. Ở sân bay người ta cũng không nói, chỉ nói là ngắn thôi không dài đâu, mấy bữa ý mà. Nhưng ở đây sẽ không chặt chẽ bằng sân bay, ở đó người ta quen thuộc và rành nghiệp vụ vì làm việc với quốc tế, và tầng lớp khác. Còn ở cái cửa khẩu rặt con buôn qua lại hàng ngày này, thảng có vài đối tượng hình sự trốn truy nã, hoặc vài tên TQ lưu manh, chuyện giấy tờ không kín kẽ được. Chính vì thế hắn chọn nơi đây để đưa giấy thông hành. Viên thiếu tá giơ tờ giấy cấm để nhìn, dưới ánh sáng bóng đèn ne-ong mờ xuyên qua giấy, với kỹ năng đọc sách nhiều, hắn đọc ngược và thấy được điều cần biết.

… cấm xuất cảnh đến ngày 22/07/2014….

Một nhiệm kỳ của ai đó kết thúc thì lệnh cấm cũng kết thúc, hắn buồn và vui lẫn lộn. Buồn vì lệnh cấm lâu quá, nhưng vui là đã không phí công sức để biết được. Nhiều người như hắn bị cấm mà không biết đến bao giờ. Còn hắn thì đã biết, thậm chí hắn còn biết được cả cơ quan nào đã bảo cục xuất nhập cảnh đứng ra phát lệnh cấm nữa. Khỏi phải mất tiền mua vé máy bay đi đâu khi chẳng may vợ con nổi hứng đi du lịch sang Phi, Mã, Cam …

Khi viên thiếu tá biên phòng ghi chép vào biên bản cấm xuất nhập cảnh, có 2 người đàn ông mặc thường phục lặng lẽ ngồi bên. Hắn đang nhắn tin điện thoại thì một người trẻ giơ tay gạt điện thoại nói.

– Anh không được dùng điện thoại.

Hắn quay sang thấy một cái nhìn uy hiếp dọi thẳng vào tam tinh của mình. Cái nhìn của một người qua trường lớp chính quy, thường những người ra trường chưa lâu, chưa có độ từng trải mới áp dụng bài học là cái nhìn để uy hiếp đối tượng. Những lão làng trong nghề an ninh họ thường có thái độ nhẩn nha, lợt phợt như đôi bóng Ý rồi bất ngờ đưa ra đòn hiểm. Hắn nhìn lại và nói rành rọt.

– Anh không biết em là ai, vì ở đây ai cũng mặc sắc phục, nhưng anh nói thế này, anh không bị bắt quả tang khi phạm tội, không có lệnh khởi tố, truy nã. Em động vào người anh hay tài sản của anh đều là vi phạm pháp luật. Anh dùng điện thoại đến khi nào những cán bộ biên phòng phụ trách ở đây ra lệnh cấm.

Hắn nhìn sang viên thiếu tá biên phòng, anh ta dường như không muốn phiền phức vì việc của anh ta sắp xong. Nên anh ta không nói gì, hắn tiếp tục nhắn tin dòng cuối cùng cho vợ.

Viên thiếu tá biên phòng đọc biên bản, hắn ký và hỏi xin một bản, anh ta nói sẽ đưa cho công an tỉnh sau khi bàn giao hắn sang bên đó. Thì ra những người mặc thường phục đó là an ninh tỉnh, tất nhiên thì hắn biết khi họ đi vào.

Biên phòng và an ninh làm giấy bàn giao người. Công nhận là chặt chẽ, ở đây tính mạng công dân được coi trọng, cho nên bên nào bên đó làm rất chi li về thủ tục.

Những người an ninh tỉnh đưa hắn ra sân, có hai chiếc ô tô con 4 chỗ loại đẹp đậu sẵn. Hắn được mời ngồi vào xe sau, ghế sau có hai người ngồi bên. Hắn cũng quen với kiểu ngồi này nhiều lần. Lên xe hắn chỉ nói.

– Lúc nào gần đến chỗ bán thuốc lá, các anh mua hộ tôi bao thuốc Vi Na, tôi vẫn có quyền, nhưng nếu tôi đi ra mua cũng phiền cho các anh.

Người bên trái gật đầu, nói với người bên phải.

– Tí nữa gần đoạn rẽ vào, nhớ mua cho anh ý bao thuốc.

Chiếc xe đi trước mở đường, và hai chiếc xe chui vào một căn nhà khuất sau đường ở thị xã biên ải. Căn nhà không có biển hiệu gì, không có vẻ gì là một cơ quan nào hết. Hắn xuống xe nhìn căn nhà, người chỉ huy đoán được hắn nhìn gì nên nói.

– Anh chắc không lạ gì những căn nhà kiểu này.?

Hắn gật đầu nói

– Cơ sở của an ninh.

Người chỉ huy nói.

– Anh biết thế, mình dễ làm việc hơn.

Trong căn nhà hai tầng, tầng dưới chỉ có một bộ bàn ghế và một chiếc giường cá nhân, một ti vi và nhiều báo công an nhân dân. Người ta hỏi hắn uống gì, hắn xin uống trà, lập tức trà pha xong thì thuốc lá cũng đem về.

Chỉ hỏi chuyện gia đình, xem phim, đọc báo… những người an ninh tỉnh này chu đáo và lịch sự. Có cậu trẻ hỏi anh làm gì mà phải bị cấm. Hắn nói anh không biết, nhưng mới rồi anh biết có người dùng tên anh viết bài gì trên mạng, chắc làm cơ quan an ninh phiền lòng. Cậu ta hỏi tên hắn rồi tra ở điện thoại. Lát sau lắc đầu nói.

– Thì ra là một người viết khá nổi tiếng, là anh sao anh không nhận.?

Hắn lắc đầu nói.

– Anh trình độ 10/12, năm nào sức học cũng trung bình. Tiền án, tiền sự toàn lưu manh vặt vãnh, em bảo anh ăn cắp anh biết, chứ viết lách thì anh cũng không tưởng tượng được. Chắc ai đó lấy tên anh thôi.

Một cậu trẻ nói hằn học, cách nói theo hắn nghĩ trình độ cậu ta chỉ là đi lính nghĩa vụ hết hạn được đôn lên qua lớp trung cấp nào đó. Cậu ta nói.

– Mình muốn góp ý gì, trước nhất mình phải tốt cái đã đúng không, rồi mới đi góp ý người khác.

Hắn phân tích nhẹ nhàng.

– Em nói đúng một phần, nhưng giờ anh xấu, em xấu. Anh nói em, và em nói anh. Thế mới đúng là phê bình và tự phê bình. Chứ anh đợi anh tốt, em đợi em tốt thì hóa ra chúng ta ngầm bao che cho nhau cái xấu cho nhau sao. Có khi mình xấu mình không nhận thức được, mà mình chỉ nhìn thấy ở người khác, mình phê phán họ và họ cũng phê phán mình. Như thế có phải là giúp nhau sửa chữa, tiến bộ không tốt hơn sao.?

Cậu trẻ không nói gì nữa, còn những người lớn thì họ không quan tâm lắm. Họ chỉ hỏi chuyện mình về đường phố Hà Nội, chỗ mua bán, giải trí. Đến bữa cơm mình cùng ngồi bàn ăn với họ, có bia, thịt gà, lòng xào, thit bê xào… Người chỉ huy nói:

– Thôi anh em tỉnh lẻ chỉ có thế này, giờ bất ngờ cũng không chuẩn bị được, anh ăn tạm cùng anh em, có nào dùng vậy.

Cơm xong lại ra bàn uống trà, họ mời nước ân cần rồi nói.

– Chúng tôi đợi dưới kia lên đây để bàn giao anh, họ đi từ 5 giờ chiều, chắc sắp lên đến đây rồi. Giờ anh lên gác có điều hòa, làm việc với chúng tôi một ít để có bút tích của anh nhé. Biết đâu sau này gặp lại.

Hai người an ninh dẫn hắn lên gác, một người bật điều hòa rồi ngồi xem phim. Một người hỏi cung. Người hỏi cung là cậu trẻ lúc đầu ngăn hắn hút thuốc, cậu ta đẹp trai, cười rõ tươi nói.

– Thế này anh nhé, anh chắc chả lạ gì làm việc rồi, có khi để anh tự hỏi tự trả lời còn nhanh hơn. Thôi tôi chỉ hỏi quá trình anh lên đây thế nào, đi xe nào ở dưới kia lên, lên đây mấy giờ, gặp ai, rồi đến đoạn qua cửa khẩu mấy giờ, định sang bên kia làm gì.?

Hắn trả lời, đây là việc đơn giản, vì hắn từ nhà đi đã biết sẽ phải trả lời những câu hỏi này. Cho nên hắn đi một mình, không gặp người quen nào ở xứ này, chỉ gặp xe ôm, cò làm giấy thông hành, quán cà fe. Hắn chìa số điện thoại của lái xe, cò, địa chỉ quán và nói họ có thể xác minh.

Cậu trẻ ghi đủ và cười hoài nghi.

– Không thể tin được là anh đi lên đây chỉ đơn giản thế này. Chả lẽ vì mấy bao cao su anh không mua dưới đó lại lên đây sang kia mua.?

Hắn trả lời.

– Mua dưới kia ngại người quen thấy, sang bên này lắm mẫu mã cho cả người cao tuổi dùng nữa.

Lấy lời khai chữ ký xong, anh ta nói tiếp.

– Giờ làm biên bản xác nhận là anh ở đây từ 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm được đối xử tốt, không có đánh đập, xúc phạm danh dự nhé, thì cứ thật thế nào thì anh nói thế.

Hắn đồng ý, chỉ ghi trong biên bản là tôi phàn nàn về việc bị giữ chân (không phải bắt) 5 tiếng đồng hồ rất vô lý, ngoài ra tôi được đối xử tốt về tinh thần cũng như vật chất.

An ninh tỉnh hài lòng, họ nói.

– Thật ra chúng tôi không có việc gì với anh, anh lên đây đi biên giới, không gặp thành phần, đối tượng nào có vấn đề ở địa bàn. Chúng tôi chỉ đợi dưới kia lên bàn giao anh theo đề nghị của họ.

Hắn nói

– Sao các anh phải mất công thế?

An ninh tỉnh nói

– Thì họ nhờ mình lúc này, mình lúc khác lại nhờ họ. Thôi anh thông cảm cứ ngồi đây chờ.

Hắn nhìn đồng hồ nói.

– Thế này nhé, anh không phải là tội phạm hay chưa xác định là tội phạm. Giờ này con anh chờ anh về, em nên để anh gọi điện bảo vợ anh cho con ngủ.

Cậu an ninh gật đầu, nói.

– Anh nói vừa phải thôi nhé.

Hắn gọi về, nói bị cấm xuất cảnh, giờ đang làm tường trình và tắt máy.

Anh ta đi xuống, người còn lại đang xem phim quay ra gọi hắn.

– Anh ra giường mà nằm xem phim.

Hắn nằm trên giường xem phim, người an ninh còn lại xoay cái điều hòa cây đứng về phía hắn rồi nói.

– May là có một cái này ông ạ, chúng tôi ở đây cũng thiếu thốn đủ thứ, phó phòng mà xin mua điều hòa còn chưa được duyệt đấy ông ạ, ai biết cho chúng tôi đâu….

Có nhiều tiếng xe ô tô ồn ào, người an ninh xem phim đứng cửa sổ nhìn xuống rồi quay vào nói.

– Mình ông mà dưới kia lên cả chục người đấy, chắc toàn người quen của ông thôi. Tí gặp là biết.

Hắn điểm mặt người quen ở các cơ quan từ cục, phòng các bộ phận. Cuối cùng thì hắn chọn khuôn mặt sáng sủa, khá phúc hậu của một người và đoán sẽ gặp hắn.

Tiếng cửa mở, hắn không quay ra cũng biết là anh ta. Khi nghe tiếng gọi, hắn quay lại thấy anh ta đang cáu kỉnh, cái cáu không phải của kẻ quyền uy mà cái cáu của người bị làm phiền bởi một người quen. Anh ta gắt.

– Ông biết ông đang là loại gì, mà ông mò đi lung tung, đêm hôm không cho người ta nghỉ, đang ở nhà ôm vợ con phải đi lên đây gặp ông.

Giấy tờ lại được giở ra, vẫn những câu hỏi đi làm gì, đi thế nào, gặp ai…

Trả lời hết xong, anh ta gắt.

– Ông … đi gì nói thật đi, ông có gì trong người bỏ ra, mang theo bao nhiêu tiền, đưa ví đây, còn giấy tờ gì, hộ chiếu có không đưa nốt đây.

Hắn đưa hết, kính, đồng hồ, 2 điện thoại, chứng minh thư, giấy thông hành, ví, máy ảnh.

Anh ta xem xét kỹ chiếc ví, rồi bực bội.

– Ông làm đéo gì mà chỉ có mấy cái đồng bọ này thì đi đâu, ông sang đó mua gì mà chỉ có ngần ấy tiền. Còn tiền giấu đâu không?

Hắn đứng dậy cũng bực nói.

– Tôi cả ông làm việc với nhau nhiều, chuyện có gì trong người chưa bao giờ tôi nói dối, ông không tin tôi cởi quần áo.

Hắn định lột quần áo thì người khác ngăn lại, anh ta gắt.

– Ông… manh động thế, chúng tôi hỏi thế chứ ai bắt ông cởi quần áo, ai khám người ông, không có thì thôi chứ sao lại làm thế.

Hắn ngồi xuống, an ninh lại hỏi sao chỉ có mấy trăm ngàn. Hắn bảo thì mục đích chỉ mua mấy cái bao cao su rồi đi về. Có định đi đâu hay mua gì nữa mà mang nhiều, và hắn cũng chỉ có ngần ấy tiền thôi, làm gì có nhiều mà mang theo.

Họ bảo tạm thu hết tất cả đồ, giấy tờ, chỉ để lại cho hắn tiền để đi về, không thì lại lang thang ở đây có chứng minh thư lại làm thông hành rồi lại đi. Hắn hỏi luật nào thu đồ. An ninh nói.

– Luật gì ở đây mà ông hỏi, tôi thu làm gì, giữ để ông phải đi về thôi. Ông làm cái giấy tự nguyện giao nộp đồ cho tôi giữ hộ.

Hắn lắc đầu.

– Đây là danh dự, không viết được. Ông thu giữ thì ông cứ thu, tôi không làm.

Họ thu máy ảnh, điện thoại và giấy tờ. Làm biên bản, hắn nói.

– Luật thì ông giữ đồ tôi, thì tôi phải có biên bản, đàng này biên bản ông cầm nốt thì tôi lấy chứng cứ gì kêu ông trả đồ.

An ninh gắt gỏng.

– Ông làm việc với tôi, lạ gì nhau, tôi lấy của ông làm gì, ông về thủ đô gặp tôi thì tôi trả. Ông cứ vớ vẩn luật liếc lằng nhằng.

Lúc này một người đàn ông trung niên khoảng 56, 57 tuổi đi lên. Khuôn mặt lầm lì, hắn cảm giác được vầng sát khí tỏa trên mặt con người ấy, mặc dù không phải là dễ nhận. Như trong truyện kiếm hiệp một thanh đao từng qua trận chiến nhiều, sát khí tụ lại trên thanh đao lạnh rợn người. Gương mặt, dáng đi của con người đó làm hắn cảm giác đọc thấy nhiều thân phận, nhiều cuộc đời, nhiều án tù đã đọng lại trên con người đó.

Có lẽ tới đây hắn cũng chỉ là một số phận nhỏ nhoi,một thân phận, một cuộc đời và một án tù phảng phất trên gương mặt con người ấy.

Không phải là đơn giản mà cả chục người dưới xuôi đêm hôm lên đây. Hắn biết thêm điều nữa về số phận mình, như một con chim nhìn thấy những cánh cung của các tay thiện xạ lão làng.

Biết trước vẫn là điều tốt hơn, dù đó là điều xấu.

Đám dưới xuôi kéo thẳng về, để lại những người an ninh tỉnh ngỡ ngàng. Khi những người kia đi hết, họ gọi mình uống chén nước chia tay, rồi bảo hắn đi đi.

Hắn đi ra không nhìn lại, đường tối om. Trời đã quá 12 giờ đêm, không còn nóng nực, mát mẻ dễ chịu. Không điện thoại, không giấy tờ tùy thân, hắn đi bộ một mạch dài trên con đường quốc lộ vắng vẻ thênh thang từ thị trấn vào thành phố, đi mãi mới gặp môt xe taixi chạy trên đường. Hắn đứng vẫy, người ta xi dừng lại mở hé tí cửa kính hỏi đi đâu.

Hắn bịa ra câu chuyện vừa cãi nhau với con bồ, giận quá bỏ về thành phố. Người lái xe cho lên, hắn ý tứ ngồi ghế trước, cởi áo để anh ta thấy hắn không có gì.

1 giờ đêm vào thành phố, hắn ngồi dựa lưng vào hành lang cây cầu sắt và nhắm mắt ngủ, đợi chuyến xe sáng về dưới xuôi.

Một ngày mệt nhọc, nhưng xứng đáng vì biết được những điều muốn biết. Cho dù đó là những điều xấu, như đã nói một lần, dù là điều xấu nhưng biết được vẫn tốt hơn.

Nguồn: Blog Người Buôn Gió
Cùng tác giả:

Người Buôn Gió – Tái cơ cấu thần chưởng

Người Buôn Gió – Đêm dài biên ải

Người Buôn Gió: 18-3 trại Thanh Hà

Người Buôn Gió – Người Nông Dân Nổi Dậy

Người Buôn Gió – Hóa ra đều ăn cắp hết

Người Buôn Gió – Đi tù và đi cải tạo

Người Buôn Gió – Con trâu của ai?

Người Buôn Gió – Hà Nội trong mắt ai

Loạt bài Đại Vệ Chí Dị:

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị – Mọi sự quái đản đều là do… thế lực thù địch

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị: Cứ đổ cho thế lực thù địch xúi dục là OK!