vietsoul21

Archive for Tháng Hai, 2011|Monthly archive page

Phó thường dân (7): (Vô) Hậu

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Thế giới, Việt Nam on 2011/02/22 at 00:38

Vietsoul:21

Việt Nam là một trong những quốc gia hậu-thuộc-địa và đã có một số phận không may mắn lãnh nhận “nghĩa vụ quốc tế” làm “tiền đồn chủ nghĩa cộng sản” và con bài domino “ngăn chặn làn sóng đỏ”. Hậu quả là huynh đệ tương tàn, thằng sứt trán, đứa bể đầu. Rồi thì “giải phóng” thống nhất một nhà nhưng độc lập chủ quyền thì chẳng thấy và nào biết dân chủ, tự do. Cái chủ nghĩa (giáo) mác (lưỡi) lê đã chặt đứt đầu mầm móng dân chủ và đâm thủng lòng ước vọng tự do của toàn dân.

[tiếp theo kỳ trước: (1) Anh tám hồ hởi – (2) Nôị-thực-dân – (3) Sợ – (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông – (5) Con dân – con cá – cò mồi – (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng]

Vượt thoát

Vượt thoát (nguồn: dân làm báo)

Tết nguyên đán vừa qua, ngoài những rộn ràng ba ngày Tết thì phó thường dân tôi cũng hứng khởi theo dõi các diễn biến ở Tunisia, Ai-cập, Yemen, Algeria, Libya, Iran, và Bahrain hơn ba tuần qua. Cuối cùng thì sức mạnh của người dân đã thắng thế vượt lên trên cái chai lì của chế độ độc tài trên 30 năm cầm quyền của Mubarak. Toàn dân Ai-cập đã thực hiện giấc mơ lật đổ được một chế độ độc tài. Họ hy vọng tràn đầy với ý thức công dân và thực thi quyền đó trong một số cơ chế xã hội dân sự hiện hữu mong đất nước mình tiến đến một thể chế tự do dân chủ thực sự. Phong trào dân quyền giải (nội) thực (dân) khởi phát tại Tunisia đã bùng nổ và đang lan dần đến các quốc gia láng giềng xa gần.

Hậu-thuộc-địa (post-colonialism)

Các quốc gia nói trên hầu hết cùng chia sẻ chung một đặc thù lịch sử: hậu-thuộc-địa. Phong trào giải thực thập niên 50, 60 của thế kỷ 20 đã giúp cho người dân các nước này thoát khỏi xiềng xích nô lệ thực dân Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây-ban-nha, và Hoa-kỳ. Dẫu thế, địa chính trị (geopolitics) đã đưa đẩy đa số các quốc gia này hoặc về phe Cộng sản hoặc vào phía Tư bản. Chỉ một số ít quốc gia khéo léo, lèo lái giữ vững được vị thế của mình không để bị lôi cuốn vào vòng đối lập này.

Sau khi giành được độc lập từ thực dân, các quốc gia hậu-thuộc-địa đã cùng nhau hội họp với tiên đề xây dựng đất nước để hậu thuẫn lẫn nhau. Hội nghị Á-Phi năm 1955 (Bandung Conference in Indonesia) khởi xướng phong trào các quốc gia không liên kết (Non-Aligned Movement, NAM). Phong trào này thành hình năm 1961 nhằm giúp các nước mới có độc lập kháng cự lại ảnh hưởng của hai khối quyền lực chính trị Tư bản và Cộng sản. Tuy nhiên, ý thức hệ chính trị và điều kiện xã hội của các quốc gia nằm trong phong trào không liên kết quá đa dạng và khác biệt nên không tạo được đoàn kết. Phong trào này rốt cuộc không đạt được kết quả như vạch ra trong chính sách và đề cương.[1]

Việt Nam là một trong những quốc gia hậu-thuộc-địa và đã có một số phận không may mắn lãnh nhận “nghĩa vụ quốc tế” làm “tiền đồn chủ nghĩa cộng sản” và con bài domino “ngăn chặn làn sóng đỏ”.  Hậu quả là huynh đệ tương tàn, thằng sứt trán, đứa bể đầu. Rồi thì “giải phóng” thống nhất một nhà nhưng độc lập chủ quyền thì chẳng thấy và nào biết dân chủ, tự do. Cái chủ nghĩa (giáo) mác (lưỡi) lê đã chặt đứt đầu mầm móng dân chủ và đâm thủng lòng ước vọng tự do của toàn dân.

Mầm dân chủ trong thời hậu-thuộc-địa bị chặt móng ngay lập tức khi giới trí thức lên tiếng đòi tự do ngôn luận, độc lập báo chí qua phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm. Họ bị ngược đãi, phỉ báng, trù dập, cô lập cho đến chết. Phan Khôi khi mất chỉ có một người cô và người cháu đưa tang, mộ bị mất không kiếm được. Triết gia Trần đức Thảo thì chết một mình trong căn nhà xập xệ và hài cốt để ở dưới gầm cầu thang. Nguyễn Hữu Đang lúc gần chết thì sợ không có chỗ chôn. Nhà thơ Hữu Loan phải về quê Thanh Hóa thồ đá để không phải chung đụng với phường bất nhân. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường thì đành làm “kẻ bị mất phép thông công”[2]. Một thế hệ tinh hoa dân tộc bị vùi vào tro bùn quên lãng.

Lòng ước vọng tự do của toàn dân thì bị (đâm) thủng ruột trong cái đói và bần hàn. Đói với tem phiếu trong xã hội chủ nghĩa–với “xếp hàng cả ngày” rồi “xuống hố cả nước”. Cùng cực vì đã làm “tiền đồn XHCN” nên khi Cu-ba ngủ thì Việt Nam thức (trắng mắt). Đói với hợp tác xã “gõ kẻng” đi làm trên những hoang tưởng không tự vẽ vời của “cánh đồng năm tấn” để bị thu thóc như “Cái đêm hôm ấy… đêm gì!”.[3] Đói, đói, và đói.  Đói như thế thì làm gì có ước vọng tự do mà chỉ mơ cơm trắng[4].

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một nhà nước “chuyên chính vô sản” búa liềm đã siết chặt gọng cùm trên cổ người dân từ khi thành lập nằm 1946 cho đến khi cả nước sắp bị chết đói cuối thập niên 80 thì “đổi mới”. Chuyển tiếp đến là cuộc tiếm quyền của tập đoàn tội phạm Bộ chính trị Đảng CSVN—một thể chế độc tài, độc tôn, tự bầu bán, tự tung, tự tác, thao túng, tham nhũng và áp đặt quyền lực của bè đảng trong mọi lãnh vực. Người dân không có một tiếng nói, không có mảy may quyền công dân nào cả. Mọi người dân trở thành tù nhân dự bị, sẳn sàng bị bỏ tù bất cứ khi nào thực hiện quyền công dân của họ.

Tập đoàn quyền lực này thay ngôi đổi vị với thực dân ngoại xâm để trở thành nội-thực-dân. Chúng vẫn tham tàn không kém mà còn áp bức dã man hơn vì chúng đã học chuyên được phương sách, thủ đoạn cả Đông lẫn Tây để áp dụng cai trị dân. Chúng dùng cùm, dùng còng, dùng hơi cay, dùng chó nghiệp vụ, dùng báo chí (chó nghiệp vụ thời thượng), dùng loa phát thanh, truyền hình, dùng cả bao cao su (thời trước thì trùm bao bố cho mò tôm), dùng thủ anh và thủ nhang (bình vôi – bái vật – bà đồng) hội văn vẻ tuyên (huấn) sớ tế sống. Chúng điều kiện hoá và nô lệ hóa nhân dân với cái “sợ” qua thủ tục hành (là) chính “đầu tiên” (tiền đâu?). Vì hằng hà sa số “chuyện thường ngày ở huyện”[5] như thế nên xã hội đã biến thái trở thành vô cảm khi ngày một ngày hai phải ra vào sống với “lũ” (người ngợm) và “sống trong sợ hãi”.  Một xã hội không biết mình tụt hậu trong khi các quốc gia khác đã chọn đường đoạn tuyệt với chế độ cộng sản.

Hậu-cộng sản (post-communism)

Đã hơn 30 năm từ khi cuộc cách mạng nhung của phong trào đoàn kết công đoàn Ba-lan đứng lên phất ngọn cờ tiên phong giải phóng đất nước. Chế độ cộng sản tại Đông Âu và cả thành trì Liên Bang Sô Viết sau đó cũng đã nối nhau sụp đổ, tan rã. Các quốc gia này bước vào thời kỳ hậu-cộng-sản xây dựng đất nước theo mô hình dân chủ tự do. Con đường này tuy không phải thẳng băng, và có gập ghềnh nhưng vẫn định hướng về một chân trời mới.

Không ít các nước hậu-thuộc-địa Á-Phi thử nghiệm với chủ nghĩa xã hội nhưng họ không ngu dại ôm lấy cái chuyên chính vô sản kiểu Mao, Lenin, Stalin, Pol Pot, Kim, và Hồ. Rồi dần dần họ cũng vất bỏ nó không thương tiếc. Chỉ còn sót lại vài tên cai thầu nô lệ mới trung thành với chủ (thuyết) để nô dịch hoá đồng bào chúng.

Như có đề cập ở trên, hội nghị Á-Phi Bandung đã đơm hoa cho Phong trào không liên kết của các nước hậu-thuộc-địa vào năm 1955. Nhưng mãi đến hơn năm mươi năm sau, khi thiên niên kỷ mới lật những trang đầu thì thế giới mới chứng kiến một phong trào giải nội-thực-dân của nhân dân Phi châu vùng dậy chống áp bức lật đổ những nhà độc tài và thể chế toàn trị.

Cũng thế mới đây, phong trào cách mạng hoa lài từ Tunisia sang Egypt lan đến Lybia và Bahrain là phong trào liên kết của những người cùng khổ. Họ liên kết với nhau trong một không gian mạng, không biên giới, không đảng phái, không ý thức hệ, và không phân biệt giai cấp.

Mục tiêu của các cuộc cách mạng nhân dân này là đòi hỏi quyền công dân, được sống trong một xã hội tự do dân chủ. Họ đã vượt qua rào cản tâm lý sợ hãi mà các chính quyền nô dịch này áp đặt trong đầu họ trên mấy chục năm. Ông Hosam Khalaf, một kỹ sư 50 tuổi nói dân Ai-cập đã nhận được thông điệp từ Tunisia là “Đừng tự thiêu mà hãy thiêu đốt nỗi lo sợ trong lòng bạn. Đó là những gì đã xảy ra ở đây. Đây là một xã hội từng sống trong sợ hãi, và nỗi sợ hãi đã bị thiêu đốt ra tro tàn.[6]

Một thiếu nữ khác nói “Đây là cuộc cách mạng cho ông của tôi. Họ đã nhẫn nhục bao nhiêu năm dưới chế độ độc tài này.” Anh Ghonim phát biểu “… Chúng tôi không phải là người phản quốc, chúng tôi yêu đất nước Ai-cập này. …Đây không phải là lúc chia chác nữa.  Tôi nghĩ là các nhà chính khách biết tôi nói điều gì…”. Anh còn nói thêm, “Ngay sau khi tôi ra khỏi tù, tôi đã viết một mẩu tin rằng chúng tôi sẽ thắng, bởi vì chúng tôi không hiểu chính trị, bởi vì chúng tôi không hiểu những trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì những giọt nước mắt của chúng tôi xuất phát từ trái tim. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì chúng tôi có một giấc mơ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì chúng tôi tin rằng nếu có ai đó ngăn chặn giấc mơ của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ nó”.[7]

Ngọn lửa cách mạng nhân dân (kiểu 2.0) đang lan truyền đến các quốc gia láng giềng xa gần từ Phi đến Á. Những “con dân” Tunisia và Ai-cập đang giành lấy lại quyền công dân của họ để được sống trong xã hội dân chủ, tự do.

Từ cuộc cách mạng đó, họ đã dạy cho tất cả chúng ta 4 bài học sau: (1) Ý chí của nhân dân. Trước hết và trên cùng đó là: nhà nước và chính phủ hiện hữu từ nhân dân mà ra chứ không phải ngược lại (như ngụy biện loại đảng trên cả tổ quốc và đảng là tổ quốc); (2) Chìa khóa để chiến thắng luôn luôn nằm trong tay của người dân – không phải lệ thuộc vào một ngoại bang (Hoa-kỳ hay bất cứ thế lực nào); (3) Tự do không phải dễ định nghĩa (và thường hay bị bóp méo như “tự do đi theo lề phải”) nhưng bạn biết ngay khi bạn có tự do hay không; (4) Tiếng nói vang dội nhất là tiếng của luân lý. Mọi phương tiện không thể biện minh cho cứu cánh – thực ra phương tiện giúp xác định cái cứu cánh và kết cuộc. Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu người Ai Cập, thay vì tuân thủ kỷ luật biểu tình phản kháng trong ôn hòa, lại dùng bạo lực khủng bố chống trả các quân lính và kẻ ủng hộ nhà độc tài để đạt được một kết thúc chính trị?[8]

Việt Nam trong thời “kinh tế thị trường” “định hướng xã hội chủ nghĩa” có khác gì chăng?

Mầm mống dân chủ vừa mới nhú lên và lòng khát vọng tự do mong được giọt hồi sinh thì đã bị yểu mệnh khai tử với đôi còng số 8 trong cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88, Bộ luật Hình sự) và “âm mưu lật đổ chế độ” (điều 79, BLHS). Một số trí thức tranh đấu cho dân chủ tự do lần lượt bị bắt giữ giam cầm trong tù đày không biết ngày về (hết hạn tù này bị treo hạn khác).

Trong nhà tù lớn, những đói khát về vật chất qua bao năm “tem phiếu” thời bao cấp, hợp tác xã, ngăn sông cấm chợ nay bùng nổ chuyển sang thèm muốn những chú dế, con xế (siêu dế, xế hộp, siêu xế, xế khủng) để lắc để quậy. Song song đó là một nền giáo dục xơ cứng trong giáo điều “hồng” chuyên chính vô sản, vô gia đình để phục vụ đảng. Những lý tưởng phục vụ nhân sinh, dân sinh đã gần như bị tuyệt giống, lạc giọng trong xã hội vật chất xô bồ của thời kỳ “đồ đểu”. Cũng cùng lúc, bè nhóm tập đoàn cầm quyền đảng CSVN như con ma đói không ngừng lam nham, lũng lạm ngân quỹ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy diệt môi trường, vơ vét cho riêng chúng.

Có hy vọng gì cho tương lai đất nước Việt Nam?

Phó thường dân tôi có quen một người anh xứ Quảng luôn khắc khoải về tương lai vận mệnh của đất nước. Anh rất bi quan về đất nước hiện nay nhưng ngược lại rất lạc quan tin tưởng vào thế hệ trẻ. Anh có một niềm tin tuyệt đối vào thế hệ trẻ vì anh cho rằng không ai khác hơn là thế hệ này nắm chìa khoá tương lai vận mệnh đất nước, được thịnh hay suy.

Dân tộc Việt Nam khó thoát ra được khổ nạn chế độ độc tài nếu thế hệ trẻ không dấn thân. Những người đã từng tạo ra lịch sử trước đây thì đa số cũng đã ra thiên cổ hoặc đang đứng bên vỉa hè lịch sử. Thế hệ kế tiếp (Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, AnhbaSG Phan Thanh Hải, LS Lê Trần Luật, LS Lê Thị Công Nhân, TS Cù Huy Hà Vũ, KS Đỗ Nam Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội, Vũ Văn Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Trí Tuệ, Vũ Quang Thuận, người buôn gió Bùi Thanh Hiếu, mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, … kể sao cho hết) đã/đang lót đường, làm bản lề, và đòn bẫy cho thế hệ tiếp nữa nhảy vượt qua rào cản trì trệ, trơ lì, phản động của độc tài cộng sản.

Giới trẻ Việt Nam chắc chắn sẽ sánh vai ngang hàng với thế hệ trẻ Tunisia và Ai-cập đầy năng động, đoàn kết và phát kiến những chương trình và phương thức hành động bất bạo động tuyệt vời kêu gọi được quần chúng tham gia “vượt qua nỗi sợ” lật đổ chế độ độc tài áp bức.

Vì mệ Việt Nam đã quá chán ngán, cạn lời tán thán cộng sản là “cái quân vô hậu!”. Mẹ Việt Nam đang mong chờ tuổi trẻ khởi động toàn dân cùng đứng dậy đem cái hậu của tự do, dân chủ, phú cường về cho đất nước Việt Nam hậu-thuộc-địa, hậu-cộng sản.

© 2011 Vietsoul:21

[Loạt bài Phó Thường Dân: (1) Anh tám hồ hởi (2) Nôị-thực-dân (3) Sợ (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông (5) Con dân – con cá – cò mồi (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng (7) (Vô) Hậu (8) Gió mưa là chuyện của trời … (9) Vô liêm sỉ – man rợ – (10) Phế-anh-hùng (11) Luật Lệ(nh) … (12) Nhà em có nuôi một con két … (13) Cái nhà là nhà của ta … (14) Mèo – thỏ (15) phố vẫy (16) Mít tờ Đàm và Bác Hồ (17) Nín thở qua cầu]


CHÚ THÍCH:

[1] Non-aligned Movement, wikipedia

[2] Kẻ bị mất phép thông công, Nguyễn Mạnh Tường

[3] Cơm trắng, Phạm Lưu Vũ

[4]Cái đêm hôm ấy… đêm gì?”, Phùng Gia Lộc

[6] Speaker’s corner on the Nile, Thomas L. Friedman. Bản tiếng Việt “Dòng sông Nile

Khối 8406: Tuyên bố và Kêu gọi nhân các cuộc cách mạng dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Việt Nam on 2011/02/21 at 16:47

 

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước!

Cuộc cách mạng nhân quyền dân chủ của thế kỷ 21, khởi đầu từ vụ tự thiêu của ngọn đuốc sống Mohamed Bouazizi ngày 17-12-2010, đã kết thúc với thành công thứ nhất tại Tunisia ngày 14-01-2011, với thành công thứ hai tại Ai Cập ngày 11-02-2011, và đang tiếp diễn mạnh mẽ tại nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông như Bahrain, Iran, Jordan, Lybia, Yemen….

I- Trước những biến động long trời lở đất này, Khối 8406 hân hoan chúc mừng nhân dân Tunisia và Ai Cập cũng như nhiệt liệt ủng hộ nhân dân các nước Bahrain, Iran, Jordan, Lybia, Yemen… Đồng thời chúng tôi cũng nhận định như sau:

1- Các cuộc cách mạng đã và đang lật đổ nhiều chế độ tại Bắc Phi và Trung Đông thực sự đáp ứng khát vọng công bằng xã hội và tự do dân chủ của người dân vốn đã từ lâu gánh chịu “triều đại” của các lãnh đạo bảo thủ già nua, nhũng nhiễu độc tài và tham quyền cố vị.

2- Các cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền ấy là chỉ dấu rõ ràng cho thấy: Quyền lực của nhân dân, sức mạnh của giới trẻ, hiệu quả của phương pháp đấu tranh bất bạo động cùng một đường lối cách mạng đúng đắn, tích cực và triệt để… đã là những nhân tố chính dẫn tới thành công, quật ngã được bất cứ chế độ chuyên chế độc tài nào, dù nó có ngoan cố và tàn bạo đến đâu chăng nữa.

3- Các cuộc cách mạng ấy vừa thành công là nhờ tinh thần trách nhiệm cao với đất nước và ý thức bảo vệ nhân dân cao của quân đội, quyết không biến mình thành công cụ cho chế độ hay lãnh đạo độc tài, trái lại đã tích cực hỗ trợ khát vọng chính đáng của toàn dân và quyết tâm giữ gìn trật tự ổn định đích thực cho xã hội.

4- Các cuộc cách mạng ấy vừa thắng lợi cũng là nhờ sự ủng hộ của các quốc gia chuộng tự do, sự hỗ trợ của công luận yêu dân chủ, sự nhanh nhạy của các cơ quan truyền thông quốc tế, nhất là nhờ sự hữu hiệu của các kỹ thuật thông tin hiện đại, vốn đã được giới trẻ sử dụng cách thông minh, can đảm và nhiệt tình.

5- Tiếp nối tinh thần cuộc Cách mạng dân chủ tại Tây Âu năm 1789, cuộc Cách mạng nhân quyền tại Đông Âu năm 1989, các cuộc cách mạng trong thế giới Hồi giáo tại Bắc Phi và Trung Đông hiện giờ đã khẳng định lần nữa rằng: một trong những đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay là sự sụp đổ của tất cả các chế độ chuyên chế độc tài dưới mọi hình thức trên phạm vi toàn thế giới. Thay vào đó là những chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng và pháp trị. Đây là những giá trị phổ quát và đích thực, không phân biệt truyền thống văn hóa, tôn giáo, địa lý, chủng tộc, mà loài người tiến bộ đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức, kể cả xương máu mới có được.

II- Nhân cơ hội này, trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam còn dưới ách độc tài toàn trị Cộng sản, với vô vàn bất công xã hội, thảm trạng dân sinh, tệ nạn tham nhũng, cường quyền đàn áp gấp nhiều lần các quốc gia Trung Đông lẫn Bắc Phi nói trên, và nhất là nguy cơ mất văn hóa, mất đất nước vào tay giặc Tàu, Khối 8406 chúng tôi kêu gọi:

1- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong nước hãy rũ bỏ thái độ dửng dưng, vượt qua tâm lý sợ hãi, dũng cảm đứng lên làm cuộc Cách mạng thực sự của Dân tộc, nhằm quật ngã chế độ độc tài cộng sản đã gây ra vô vàn tội ác và lừa mỵ nhân dân suốt bao năm trường! Đồng bào hãy mạnh dạn bày tỏ thái độ của mình bằng nhiều cách, nhất là bằng các cuộc biểu tình khắp cả nước trong ôn hòa, trật tự nhưng quyết liệt và triệt để.

2- Toàn thể Giới trẻ Việt Nam hãy rũ bỏ ý thức an phận, mặc cảm tự ti để đứng lên làm lịch sử, theo tấm gương chói lọi của bao anh hùng trẻ tuổi của Dân tộc từ Hai Bà Trưng đến Trần Quốc Toản, Nguyễn Thái Học… Các Bạn hãy vận dụng chí khí can đảm, trí tuệ thông minh, sự thành thạo các kỹ thuật truyền thông hiện đại để phá vỡ bức tường bưng bít và nhiễu loạn của chế độ độc tài, phổ biến tin tức tài liệu, truyền đơn biểu ngữ hầu lôi kéo toàn dân nhập cuộc tranh đấu.

3- Tầng lớp trí thức tôn giáo và dân sự hãy xứng với tinh thần kẻ sĩ, ý thức “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, đứng lên lãnh đạo các tập thể quần chúng trong phạm vi và quyền hạn của mình (như tại các quốc gia Đông Âu những năm 1989-1991), để các cuộc biểu tình được xảy ra trong ôn hòa, trật tự, kỷ luật chặt chẽ, nhằm đạt được thắng lợi đích thực cuối cùng.

4- Lực lượng công an và quân đội hãy trở về với nghĩa vụ giúp đỡ và bảo vệ nhân dân, vốn đã sinh ra và nuôi nấng mình. Hãy ý thức rằng “an ninh xã hội và ổn định đất nước không phát xuất từ sự đàn áp của dùi cui và họng súng theo lệnh lãnh đạo độc tài, nhưng từ sự đồng thuận và góp sức của mọi công dân trong tự do”, để đứng về phía nhân dân khi nhân dân biểu tình bày tỏ những khát vọng chính đáng về nhân quyền của họ.

5- Các đảng viên Cộng sản nói chung, Bộ Chính trị lẫn Ban Chấp hành trung ương Cộng sản nói riêng hãy sớm trả lại cho nhân dân những gì thuộc về nhân dân: những tài sản tinh thần (các nhân quyền và dân quyền) cũng như các tài sản vật chất (tài nguyên quốc gia, đất đai tư hữu…) nếu Quý vị còn muốn sự tha thứ của toàn dân, còn muốn hiện diện giữa lòng dân tộc, còn muốn lưu tiếng thơm trong lịch sử.

6- Đồng bào Việt Nam hải ngoại, các Chính phủ dân chủ toàn cầu, các Tổ chức nhân quyền thế giới, các Cơ quan truyền thông quốc tế, công luận yêu tự do khắp năm châu, xin nhiệt tình hỗ trợ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Dân tộc Việt Nam chống chế độ độc tài Cộng sản cho đến ngày toàn thắng, để Đất nước và Nhân dân chúng tôi thực sự góp phần vào hòa bình và thịnh vượng, văn minh và tiến bộ chung của toàn thể nhân loại.

Làm tại Việt Nam ngày 21 tháng 02 năm 2011

Ban Đại diện lâm thời Khối 8406:

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải – 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, Việt Nam.

2. Giáo sư Nguyễn Chính Kết, đang vận động dân chủ tại hải ngoại.

3. Linh mục Phan Văn Lợi – 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, Việt Nam.

4. Linh mục Nguyễn Văn Lý, đang bị quản thúc tại 69 Phan Đình Phùng Tp Huế. (Nhà Chung Tổng giáo phận Huế).

Trong sự hiệp thông với cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng sản.

Kính gởi đến toàn thể Đồng bào Việt Nam và Thân hữu quốc tế. Xin vui lòng phổ biến rộng rãi và dịch ra ngoại ngữ để rộng đường dư luận. Chúng tôi chân thành cảm ơn.

Khối 8406

Nguồn danlambao

(Phản) Phản Biện và Sự Thật

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Tạp văn on 2011/02/18 at 01:52

BBT: Chúng tôi cài lại bài này vào trang nhất góp phần vào các ý kiến về “trí thức”, phản biện, và “đối lập trung thành” liên quan đến các bài báo, phỏng vấn nhà văn Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, GS Chu Hảo, Ngô Bảo Châu, Nguyễn Minh Thuyết …

VietSoul:21

“Kiến thức và sự thật chỉ là một chiều, tùy theo bối cảnh, chủ quan, nhuốm đuộm quyền lực, và liên quan đến người trong cuộc. Sự từ chối các giá trị, những thành kiến, và chính trị là không thực tế và chả ai muốn.”

(Hesse-Biber, 2012, p. 9)

Truth_Václav Havel_E&V

Hổm rày đọc báo mạng thấy nhiều “phản biện” và “phản-phản biện” đến một vài bài viết. Sôi nổi hơn hết là những (phản) phản biện với hai bài viết tựa đề “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” và “Không th b cong s tht đ t ru ng mình và bn đc[i]. Chúng tôi đã góp ý chung cho hai bài viết này tại trang đăng bài. Thế nhưng vì muốn được “nhân dân”[ii] ủng hộ nên xin góp thêm một vài ý nữa.

Những điều mà chúng tôi đóng góp thêm sau đây thuộc về bn cht và tác dng ca s lm dng phn bin cũng như mối liên hệ đến hoang tưởng sở hữu sự thật. Ngoài ra bài này biểu lộ sự hoài nghi của chúng tôi về tính toàn bích của “phản biện” (tìm cái tối ưu và thuyết phục, minh bạch, và duy lý) được đưa ra trong bài viết “Phản biện[iii] gần đây. Chúng tôi muốn giải mã những lý luận, không nhắm vào “người đưa tin” (shooting the messenger). Mong rằng cũng nhận được sự phản biện về bài viết này nằm trong tinh thần lắng nghe và xây dựng.

Theo chúng tôi thì phản biện mà không tham gia chính trị là lối diễn luận “hơi bị quen” của nhiều thành phần thuộc vào các khối bất vụ lợi, xã hội dân sự, và trí thức trong và ngoài nước. Đây là một hiện tượng chung của hằng hà sa số trong đó đầy đủ các biện luận bào chữa và gián tiếp giúp thể chế đang vận hành tiếp tục củng cố và đứng vững.

Thành phần tự cho mình đứng trong vị trí này thường có đánh giá thiên lệch trong tự mãn và dễ dẫn đến sai lầm, nhất là những lúc khư khư quả quyết rằng “chính trị” chuyên mang nghĩa tiêu cực và thủ đoạn. Đó là sự nhập nhằng đánh đồng giữa tư cách chính trị, vị thế chính trị, quan điểm chính trị, và hành xử chính trị đối với chấp chính (các đảng phái chính trị tranh giành quyền chấp chính).

Những ai tự xưng mình chỉ “phản biện mà không tham gia chính trị” thường là lẩn quẩn lòng vòng với ngụy biện mặc dù có lẽ biết bất cứ bước nào mình chọn đi, hay chỗ nào mình chọn tới, cũng hàm chứa ý nghĩa chính trị. Dù kiểu chính trị tối thiểu chỉ dừng lại nơi chốn có lợi và vô hại cho cá nhân mình mà thôi.

Quan điểm “không tham gia chính trị” thật ra là một thói quen “khoanh vùng” (mặc áo giáp, đặt hàng rào chống B40) của những người dân sống ở các chế độ độc tài áp bức, hay ứng xử cố hữu của các sắc dân thiểu số trong những xã hội mang danh “dân chủ tự do kiểu Tây” (Western Liberal Democracy). Đó âu cũng là một vị trí bảo thủ nhằm mua được sự an toàn tránh bị “điểm mặt”. Thế nhưng việc họ có thể trốn/tránh được bạo quyền đàn áp hay không thì là một chuyện khác. Hay là rốt cuộc họ cũng bị đì ì xèo bởi các “đầy tớ” quan thầy.

Hơn 30 năm sống hải ngoại chúng tôi chưa thấy có công dân xứ sở tự do (Hoa-kỳ đây chẳng hạn) nào phải mào đầu tự “khoanh vùng” khi ứng xử hay đối thoại về chính sách và chính quyền. Đôi lúc họ tránh né tranh luận chính trị vì bất đồng chính kiến chứ không cần phải bảo kê cho mình bằng cách tuyên xưng vị thế “phi chính trị”. Riêng người Việt hải ngoại thì cũng không ít kẻ nhóm vẫn còn la chai bải “không tham gia chính trị” vì ám ảnh nặng nề của tâm thức nô lệ hậu-thực-dân.

Chúng tôi tin rằng đa số những người Ai-cập xuống đường trong hơn ba tuần không phải là những người có ý nghĩ “tham gia chính trị” hoặc đi làm “cách mạng”. Họ chỉ ứng xử một cách tự nhiên như “con giun xéo mãi cũng quằn” với tư cách công dân để đòi hỏi quyền làm người của họ mà thôi. Sau khi vượt qua nỗi sợ họ từ chối “khoanh vùng” cho mình là thuộc giai cấp công nhân, nông dân, hay trí thức gì gì ráo. Họ xuống đường với tư cách là công dân và những hành động của họ tự mang một quan điểm chính trị.

Không phải phong trào đấu tranh trên thế giới nào cũng có sự hiện diện của thành phần trí thức chuyên năng nổ trong công tác phản biện. Đa phần họ chỉ là những người thích tập trung tư duy để quan sát, so sánh, và phân tích (dù có ngụy biện hay không) sau khi các cuộc đấu tranh xuống đường đang xảy ra (dù thắng hay bại) hay đã chuyển sang chợ chiều để đi vào hoàng hôn tắt ngấm.  Nếu có tham gia vào công việc đấu tranh thì họ chỉ thực hiện vào giai đoạn cuối khi mọi chuyện sắp đến hồi kết cuộc—máu đã đổ và mồ hôi nước mắt đã cạn. Vì không có quyền lực nào tự bằng lòng cho sang nhượng mà chỉ phải tranh lấy mà thôi.

Cổ xúy, tham gia, và thực hiện phong trào đấu tranh dân chủ trong cảnh tỉnh bất bạo động là một việc nan giải đòi hỏi đám đông thắng được sự sợ hãi.  Và cuộc nổi dậy phát khởi nào mà không bị dập tắt thì không thể thiếu làn sóng kích thích phát xuất từ một nhân tố hay sự kiện chấn động lòng người. Tuy nhiên, đấu tranh xuống đường không phải là không thể xảy ra, nhất là khi có “nhân hoà” trong tinh thần tự phát đồng điệu, hoà hợp với “thiên thời” và “địa lợi”.

Khi đấu tranh nổi dậy xuất hiện thì nó đến bất ngờ như vũ bão.  Không một nhà bình luận, phân tích chính trị nào đoán trước nỗi. Tiếc thay đa số họ (nhất là các nhà quan sát Tây Phương) lại châm bẩm vào tính chất máy móc của cuộc cách mạng để chất vấn “Tại sao nó lại xảy ra vào lúc này?” và “Chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp?” nên thường lạc điệu, lỗi nhịp với thời điểm và ý nghĩa lịch sử quan trọng của cuộc cách mạng nổi dậy đó.[iv]

Tranh đấu cho công bằng xã hội của hết thảy chứ không chỉ riêng mình là việc nhiêu khê—lợi ít hại nhiều cho bản thân. Ông bà ta chẳng từng có câu “ăn cơm nhà vác ngà voi” đấy sao! Công việc tích cực góp sỏi, lót đường, xông xáo không ngại gian nan trong khi đòi hỏi tự do nhân phẩm và quyền làm người thì lúc khởi đầu khó có sự hiện diện của những ai thụ động và câu nệ xốc vác. Nói trong hùng biện thì dễ nhưng tay lấm chân bùn thì khó.

Tác giả Việt Hoàng cũng đã khẳng định như thế trong một bài viết về sự thờ ơ né tránh tham gia phong trào đấu tranh đòi dân chủ của các đại gia, trọc phú, và doanh nhân Việt Nam. Tác giả đã nói tiếp,

Tôi cho rằng không phải dân trí người Việt Nam kém mà ý thc ca tng lp trí thc Vit Nam kém. Nếu không kém thì trí thc Vit Nam đã làm được việc “khai dân trí, chấn dân khí” cho mọi người Việt Nam. Trước tình hình đất nước như hiện nay thì trí thc phi xem vic dn thân chính tr như là mệnh lệnh của lòng yêu nước và trí thức phải nhận lãnh trách nhim dn dt người dân và lãnh đạo đất nước.”[v]

Hiện tượng thờ ơ né tránh tham gia phong trào đấu tranh đòi dân chủ này liên hệ đến một điều quan trọng hơn nữa: “Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.” Không ai có thể quả quyết là mình nắm chắc hay biết được “sự thật”. Mọi quan điểm của cá nhân hay đoàn thể  đều xây dựng diễn giải từ quá trình học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm sống riêng nhưng tất đều ảnh hưởng xã hội. Bất cứ quan điểm nào mà cá nhân hay đoàn thể đưa ra cũng không thoát khỏi giới hạn trong tầm nhìn được kết lũy từ quá trình diễn giải tương đối đó.

Václav Havel cũng đã từng trao đổi suy nghĩ của ông về sự thật với một phóng viên Tiệp lưu vong Karel Hvížd̕ala và đã được ghi lại trong quyển sách mang tựa đề “Quấy rầy hòa bình” (“Disturbing the Peace: A Conversation with Karel Huizdala“). Ông nói sự thật “không chỉ là chuyện của bạn nghĩ nó nghĩa là gì, nó còn được nói ra sao trong bối cảnh nào, nói với ai, tại sao, và được nói như thế nào.” (1990, trang 67). Rất nhiều bình luận (loạn) gia (pundits) đều cho mình sở hữu “sự thật” nhưng thật sự mọi người/đám đông thầm lặng chỉ mong muốn họ có và tỏ lộ được chút lòng chân thật. Những chuyện “lộng giả thành chân” vẫn nhan nhãn ấy thôi.

Phản biện hạn chế vì liên hệ đến địa lý tính, nhãn quan xã hội và hệ tư tưởng ăn sâu trong văn hóa.  Sản sinh của phản biện thì tùy theo lăng kính phụ thuộc cường độ chủ quan của lịch sử chính thống—loại lịch sử thường xóa sổ và cướp mất tiếng nói của những ai bị cho ra rìa, không có, hoặc mất vị trí trong xã hội. Đây là loại lịch sử đã gạn lọc và chỉ ghi chép các dữ kiện thuận lợi cho thành phần đương kim sau khi cướp quyền lực từ đấu tranh quần chúng.

Trong bối cảnh như thế thì đa phần các vị học giả trí thức chọn làm người “ngoài cuộc” mà vẫn “ăn theo”. Ăn theo đây không hẳn là trực tiếp hưởng được bổng lộc của cơ chế chính thống mà là lợi gián tiếp vì “bình chân như vại” ở đặc quyền (privileges) thuộc về chuyên gia. Chuyên gia thì bao giờ cũng được sử dụng và ưu đãi bởi người cầm quyền (phe tả, phe hữu) vì ta nằm trong phe nghiêng ngã.

Hơn thế nữa, chuyên gia xử dụng kiến thức và đặc quyền để dẫn đặt cái ảo tưởng huyễn hoặc là mình có “sự thật” định hướng suy nghĩ của đám đông quần chúng, và bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng nói hộ giùm cho (phó) thường dân. Dĩ nhiên, chuyện mặt bên kia của đồng tiền cũng rất quan trọng:  ai được chọn cho phát biểu phản biện. Sự lựa chọn thiên vị đó không nằm ngoài sức mạnh của đồng tiền và quyền lực của một hệ thống nhập nhằng giữa nhà nước, cơ quan truyền thông, các cơ quan cung cấp ngân quỹ (còn gọi là “Sáng viện” hay “sáng hội” tức foundation), và giới chủ nhân ông.[vi]

Ông Thomas L. Friedman/một nhà bình luận cho tờ báo NY Times—người từng bị lên án nhiều lần khi ủng hộ chiến tranh Iraq và thiên vị Israel trong khi có nhiều lời lẽ miệt thị các dân tộc Ả rập cũng như từng bị chỉ trích bởi những người hàn lâm cánh tả và phe chống tự do thương mại toàn cầu hóa tại Hoa Kỳ—thì vừa rồi cũng đã khéo gác phản xạ lý trí chuyên gia của mình sang một bên để tường thuật lại cuộc cách mạng nhân dân Ai-cập như sau:

Khi do lòng vòng [ti quãng trường] ai cũng nghe thy toàn là những hy vọng bị đè nén, những khát vng và thất vọng suốt 50 năm qua của người dân Ai Cập. Tôi biết các nhà chuyên gia “thc tế” đang cho rng tt c không chóng thì chy s b dp b. Có th chúng sẽ bị dẹp tan. Nhưng trong những khoảnh khắc tỏa sáng ngắn ngủi này thì xin hãy quên đi các v chuyên gia và ch cn lng nghe thôi. Bạn chưa từng nghe được như thế này trước đây đâu. Đó là âm thanh của người dân tng đã quá lâu bị cướp đi và rt cuc đã tìm li được, đằng hắng thử âm ging và hân hoan ct lên tiếng nói mình.”[vii]

Đó là chưa nói đến hai lăng kính khác. Theo thuyết nữ quyền (feminism) (gọi chính xác hơn là nam nữ bình quyền) thì phản biện nặng tính chất “đực rựa” do đó không tạo được hợp quần đoàn kết. Cứ tham gia chơi trò đá gà, đá cá (lăn dưa), hay đấm (đá) bốc Muay Thái thì biết. Ngoài ra, phản biện xuất phát từ “kỹ nghệ triết lý” từ thời Socrates rất xa xưa của nền văn minh Tây phương nên luôn luôn trọng lý thiếu tình, và đã gạt bỏ hẳn cảm tính cho vị tha bao dung.

Giới hàn lâm phương Tây từng bị nghẹn họng vì lậm duy lý và loay hoay chưa cách nào thoát nỗi cái cạm bẫy đầy trắc trở của diễn luận “sự chọn lựa hợp lý” (rational choice discourse), nhất là sau khi Descartes đã kiên định sự hiện hữu của ông ta là nhờ “biết dùng cái đầu” (từ ngữ trong bài viết “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam”; còn nguyên văn của Descartes là “I think therefore I am”). Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận cái lý luận/phản biện nhưng cần vạch ra tình/lý của mọi sự việc.

Diễn luận không giúp ích gì được cho cuộc đấu tranh giải phóng giúp bản thân ta và người khác khỏi nạn “nội thực dân[viii] trong các xã hội ngổn ngang những bất công và đau khổ.  Sự chọn lựa (mê sảng) duy lý này làm thui chột tâm hồn và nhân cách khi ta buộc chạm trán với tương quan giữa người và người (I- and-thou).[ix] Một sự chọn lựa duy lý trong vô thức nhưng tạo tràn đầy phản xạ thèm thuồng ghen tị của đám đông làm ta quên tình tha nhân và gạt bỏ lòng bồ tát, do đó dẫn đến việc coi thường chuyện con người cần vượt qua bản ngã và cái tôi.

Thứ ba, phản biện không tạo được đối thoại. Cứu cánh cho phản biện là phải tiếp tục sản xuất kiến thức theo đơn đặt hàng (ví dụ mong số lượng người nghe và đọc tăng cao) và trọng vị cá nhân hóa. Rất nhiều khi phản biện chuyên chở thành kiến chỉ trích, hay mang khinh ghét, và tạo phê phán nhục mạ (do vô thức hay có chủ ý) trong lúc đề cập đến và đánh giá các lập trường của các nhân vật hay lực lượng đối kháng nhau.

Thói (chứng) phản biện mang nặng tính giả thuyết (và nhiều khi thiếu bối cảnh quan) nhưng đội lốt hành xử khéo léo trong chủ quan kiêu hãnh rằng lập luận của mình thì là phải đúng.  Phản biện do đó tiềm ẩn gốc rễ bạo động vì nó dập tắt tương quan đối thoại.  Dĩ nhiên không có tương quan đối thoại thì không thể nào cổ động hô hào cho “hòa hợp hòa giải” hầu chuyển hóa tình cảnh mâu thuẫn bế tắc.

Chúng tôi ghi nhận nhiều viễn quan về đoàn kết và xây dựng trong các bài viết nhưng không may do tính duy lý trong phản biện đã gây phản tác dụng và đưa đến kết cuộc là chỉ sinh ra hàng loạt dây chuyền (phản) phản biện.

Phản biện tự nó không chỉ dừng ở trò chơi cá cuộc của hùng biện diễn luận và những cuộc bút chiến.

Nó còn là biển mê hoặc làm chúng ta chìm đắm nhanh chóng vào sóng đời tranh nhau vài mảnh bánh vụn vơi rãi dưới đất. Từ đó quên bén đi ai đang tỉnh bơ thuổng cả chiếc bánh trên bàn vào túi của họ. Không cần là chuyên gia thì ai cũng biết chuyện gì sẽ tiếp diễn xảy ra khi kẻ “cướp ngày” tiếp tục ung dung nắm giữ quyền lực một cách dễ dàng vì đã thuổng trọn chiếc bánh rồi mà.

© 2011 Vietsoul:21


[ii] Nhân dân, Nguyễn Hưng Quốc, VOA, 14/2/2011

[iii] Phản biện, Nguyễn Hưng Quốc, VOA, 11/12/2010

[v] Doanh nhân và dân chủ, Việt Hoàng, Thông Luận (số 255), 02/2011

[vi] Chứng quên tập thể, VietSoul21, 13/08/2010

[vii] Speakers’ Corner on the Nile, Thomas L. Friedman, NY Times, 7/2/2011

[ix] I-and-Thou, Martin Buber


Chiến tranh thông tin

In Thế giới on 2011/02/17 at 21:17

BBT:

Ông Marwan Bishara/người dẫn chương trình “Empire” của đài truyền hình Al Jazeera vừa có một cuộc thảo luận về hiện tượng chiến tranh thông tin và vấn đề ấy liên hệ thế nào đến những chương trình hành động của các thế lực toàn cầu (global powers) với các học giả và ký giả hàng đầu tại phân khoa làm báo/Đại học Columbia, Nữu Ước.

Sức mạnh của các mạng nối internet chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh cho một cuộc cách mạng. Bối cảnh chính trị và yếu tố con người rất quan trọng trong quá trình đấu tranh nổi dậy đòi dân chủ. Các tác động quyền lực (power dynamics) và sự khác biệt giữa các tập đoàn truyền thông (corporate media), truyền thông chính thống (mainstream/traditional media), truyền thông chính quyền (state media) và truyền thông quần chúng (grassroots media) cũng được đem ra bàn bạc.

Amy Goodman, giám đốc đài Democracy Now có nhiều nhận xét đáng suy gẫm nhất trong cuộc thảo luận này. Bà đã đề cập đến ảnh hưởng truyền thông chính thống cũng như thuật hùng biện của Tổng Thống Obama về cổ xúy dân chủ qua phương tiện internet thật sự đi ngược lại với chính sách về quyền dân đến gần internet ở Hoa Kỳ. Bà nhấn mạnh ảnh hưởng của truyền thông chính quyền không phải chỉ ở các nước độc tài. Khán thính giả cười và tán thành câu chất vấn rất ý nhị của bà, “Hoa Kỳ không có loại truyền thông mà chính quyền làm chủ. Nhưng câu hỏi đáng đặt ra là, ‘Thật sẽ có gì khác biệt không nếu Hoa Kỳ có loại truyền thông đó?’”

Nguồn: Al Jazeera – Social networks, social revolution (“Mạng liên kết internet, Cách mạng xã hội”)

Phó thường dân (6): Bình vôi – Bái vật – Bà đồng

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/02/03 at 14:39

Vietsoul:21

[tiếp theo kỳ trước: (1) Anh tám hồ hởi – (2) Nôị-thực-dân – (3) Sợ – (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông – (5) Con dân – con cá – cò mồi]

Thời gian trôi qua hơn 35 năm tôi mới dám nghĩ lại đến phận đời phó thường dân của mình. Chuyện cũ, chuyện mới, chuyện ngắn, chuyện dài, chuyện bên ni, bên nớ.

Bình vôi

Bình vôi

Đầu năm mới phó thường dân tôi rảnh rỗi chẳng có việc gì làm nên bắt chước các nhà văn nho xưa tập tành khai bút đầu xuân. Tết nhất nên trong đầu phó thường dân tôi chỉ đặc kín bánh chưng, bánh tét, dưa món, củ kiệu, thịt đông, dưa hành, chè kho, và những món mứt. Thảo nào ngồi mạy mọ mãi chẳng ra chữ nào!

Không rặn ra một chữ nên phó thường dân tôi bỏ giấy bút sang một bên, ngồi gác chân rồi bò càng đọc sách mong chờ sẽ tìm ra nguồn cảm hứng. Ngờ đâu khi đi tìm những bài viết, truyện kể về mùa xuân thì gặp được một tài liệu khá thú vị.

Cũng vào muà xuân năm ấy, cách đây tròn 55 năm, một số nhà văn và trí thức Bắc Hà quần tụ với nhau và cho ra đời hai đặc san có tên là Nhân Văn – Giai Phẩm. Chắc hẳn ai đã sống lớn lên vào thời đó hay tìm tòi nghiên cứu thì vẫn nhớ hoặc nghe bàn về chuyện sóng gió sau khi hai đặc san ấy chào đời. Cuộc bể dâu đã giáng xuống nhiều người – không chỉ những người thai nghén, trực tiếp tham gia xuất bản mà cả những ai gián tiếp và không ít người chẳng liên quan gì đến hai tác phẩm này. Năm ấy, năm Bính Thân, là năm con khỉ nên sau đó rất nhiều chuyện khỉ xảy ra.

Giai Phẩm Mùa Xuân được ấn hành nhân dịp Tết nguyên đán năm Bính Thân 1956. Những số tiếp theo sau đó là Giai Phẩm Mùa Thu 1-2-3, và Giai Phẩm Mùa Đông. Bên cạnh tác phẩm (bài thơ) “Nhất định thắng” nổi bật “có vấn đề” nhất của Trần Dần là bài thơ Bình Vôi ngắn gọn súc tích của nhà thơ Lê Đạt.

Bài thơ “Nhất định thắng” được truyền miệng, rỉ tai vào tận cả các vùng hẻo lánh miền Trung. Thập niên trước 75 thì phó thường dân “Bắc di cư” chúng tôi đang học trung học phổ  thông cũng đã được nghe được những câu thơ ấn tượng: “Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà.Chỉ thấy mưa sa, trên màu cờ đỏ.”

Chỉ đến mãi sau này khi thời đại “mạng” rộng mở, nhất là khi diễn đàn talawas đăng loạt bài khảo cứu chuyên đề Nhân Văn – Giai Phẩm, thì phó thường dân chúng tôi mới biết đến bài thơ Bình Vôi:

“Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại.”

Nhà thơ Lê Đạt đã dùng hình tượng bình vôi như một ẩn dụ. Ông ám chỉ và phê phán tệ nạn sùng bái cá nhân lãnh tụ. Tệ nạn này tương tự với với hiện tượng văn hóa thờ ông bình vôi ở miền Bắc và miền Trung.

Theo tục này, những bình vôi hoặc lâu cũ, hoặc mẻ vỡ không còn dùng được nữa thì được đem ra đặt ở gốc cây cổ thụ, cây đa để thờ. Riêng phó thường dân tôi cũng chưa từng thấy hoặc nghe ai trực tiếp bình về tục thờ ông bình vôi này dù định cư ở miền Trung. Bây giờ không biết tập tục này còn hay mất nữa?

Chủ nghĩa cộng sản cũng giống như cái bình vôi thôi. Sau một thời gian dài hơn bẩy thập niên đem ứng dụng ở thành trì cách mạng Liên Bang Sô Viết và hơn 40 năm áp đặt ở Đông Âu, thì người ta đã thất vọng khi nghiệm được rằng nó không khác gì hơn là một chủ nghĩa không tưởng, vô nhân.

Vậy là những người dân sống trong các nước cộng sản Liên Sô và Đông Âu cuối cùng cũng không sống nổi với chủ nghĩa cộng sản. Họ quyết định làm cuộc cách mạng phá vỡ độc tài chuyên chính để xây dựng đất nước tự do, dân chủ. Họ đã tự vạch ra và lên án những tội ác của CS cho mọi người trên thế giới để tránh khỏi hậu họa về sau.

Thế nhưng ở nước Việt Nam ta thì lại khác. Cái bình vôi “thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội” tiến lên “thiên đường cộng sản” đã bị đa số mọi người vất bỏ vào thùng rác của lịch sử thì lại được đảng CSVN trịnh trọng đem ra gốc cây đa của đảng và lập bàn thờ tổ quốc để vái thờ. Đây là một hành động cực kỳ phản động: hoàn toàn đi ngược với cao trào tiến bộ của nhân loại, làm kỳ đà cản mũi cản trở tiến trình phát triển xã hội của đất nước VN, và tự tách biệt mình ra khỏi cộng đồng thế giới. Đó là tội lỗi mà không tiền nhân và hậu thế nào có thể tha thứ được.

Phó thường dân tôi cảm thấy ngại ngùng khi sử dụng từ “nô lệ”, “ăn mày” để gán cho tập đoàn tội phạm Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng CSVN. Bởi lẽ sự có mặt người nô lệ và ăn mày thì chủ yếu là do ngoại cảnh của áp bức và bất công xã hội bắt buộc họ phải kẹt nằm ở vị thế đó. Còn tập đoàn này thì hồ hởi tự nguyện làm nô lệ và ăn mày. Nô lệ cho chủ thuyết ngoại lai và ăn mày với dĩ vãng “bách chiến bách thắng” (ăn cắp) từ những mồ hôi nước mắt hy sinh xương máu của toàn dân và dân tộc.

Chủ nghĩa Cộng sản là bình vôi quá cũ, mẻ vỡ lại được tôn thờ để mụ mị thiên hạ. Đảng CSVN là kẻ lừa đảo đánh tráo “dân tộc” với “xã hội chủ nghĩa”. Không gì hùng hồn hơn để lột trần sự lừa đảo trắng trợn đó bằng lời tuyên cáo của Luật sư Cù Huy Hà Vũ qua các phương tiện thông tin đại chúng khẳng định “ … người Việt Nam chỉ có một Tổ Quốc là Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội không phải là Tổ Quốc của người Việt Nam.”[1]

Bái vật

Bình vôi là một bái vật được thờ cúng bởi tập tục người Việt Nam xưa. Cây đa với tàn lá xum xuê, với rễ to lớn che mát ban ngày và âm u ban đêm nên tạo ấn tượng huyền bí, uy nghi. Vì lẽ đó dễ làm con người, nhất là những ai yếu bóng vía, trở nên sợ và phải cúng thờ để được thần thánh bảo vệ cũng như tránh bị quở phạt. Ngoài bình vôi còn vô số các hình tượng và vật dụng khác được thờ cúng sử dụng làm bái vật. Tựu chung thì người ta cảm nhận cái “thiêng” trong bái vật đó.

Đảng CSVN đã cổ súy chủ thuyết vô thần, đả phá các tập tục truyền thống, đập phá đền, chùa, nhà thờ và hủy hoại các di tích lịch sử nào chúng đánh giá là không phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản của họ. Thay vào đó họ sử dụng hình tượng búa liềm và đặt để các ông Mác, Nin, Hồ làm bái vật rồi bắt buộc toàn dân phải (tôn) thờ.

Cả mấy thế hệ đã bị tẩy não, nhồi sọ, ép buộc trong sợ hãi để tôn thờ những bái vật đó. Ở đâu cũng có những bái vật đó được trưng bày trịnh trọng. Rất nhiều nơi trong và ngoài nước hình tượng Hồ phải ngang hàng với bàn thờ Phật và Tổ Tiên. Từ nhà trẻ, nhà trường, công sở, đầu đường, xó chợ nào cũng có những bái vật này. Thêm vào đó các loa phường, các làn sóng (kênh) truyền hình hàng ngày ra rả ngợi ca xướng tụng tôn vinh các bái vật đó.

Sang đến thời kinh tế thị trường mở cửa hiện nay thì Đảng CSVN vẫn tiếp tục thòng cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” sử dụng bái vật lở loét biến dạng này làm bùa hộ mạng. Dù không còn có một người dân nào tin hoặc hiểu nổi cái “quá độ chủ nghĩa xã hội” này là cái quái gì nhưng Đảng CSVN cứ bất chấp và ép buộc.

Ở Việt Nam, không một trường nào sản xuất nhiều “tiến sĩ” bằng trường Chính trị đảng Nguyễn Ái Quốc. Những ai học tốt nghiệp thầy mo cho bái vật này thì được phong vị “Tiến sĩ Chính trị học”, kiểu chương trình “Bồi dưỡng Lý luận Mác – Lê Nin” hoặc “Xây dựng Đảng” theo hệ “tại chức”.

Nói thế nhưng thật ra cái bình vôi “Chủ Nghĩa Xã Hội” là một bái vật giả. Bái vật thực sự được tôn thờ hiện nay là đồng Đô-la. Tư bản đỏ của (tập đoàn) Đảng (mafia) CSVN bề ngoài thì tôn thờ cái bình vôi CNXH nhưng bên trong thì bọn chúng lại suy tôn và vơ vét bái vật mới tích trữ cho bản thân, gia đình và đồng bọn. Ai còn lạ gì vô số chuyện “con ông cháu cha”, “con cháu các cụ” sử dụng bái vật này để ăn chơi trác táng, phung phí như thế nào.

Đem một bái vật để thờ trong phạm vi cá nhân thì không gì đáng ngại lắm. Khi bái vật đó được dùng để mê hoặc hay rủ rê thuyết phục người khác tham gia thì đã có vấn đề. Đáng ngại nhất là khi nào toàn bộ tập thể dân chúng bị ép buộc và tẩy não để tôn thờ một bái vật. Đấy trở thành một quốc nạn.

Bà đồng

Ngày xưa mẹ tôi có dắt phó thường dân tôi đi xem một buổi lên đồng. Khi đến đền thì tôi thấy rất đông người, chật như nêm với khối đứa trẻ con. Tôi nghe chiêng trống, thấy áo mũ, mâm quả mọi người chộn rộn, chờ bà lên đồng. Đám trẻ con chúng tôi thì nào biết chuyện linh thiêng, thần thánh. Chỉ thấp thỏm chờ đợi cho xong để được phát lộc có oản, có bánh ăn mà chẳng phải làm gì. Đó là ngày xưa. Bây giờ thì sao nhỉ?

Phong trào “đồng bóng” ở thời cửu vạn, ô sin ngày nay xem ra đang trở thành “mốt” có vẻ rất thịnh hành. Những người muốn đạt được quyền lợi và danh vọng luôn mong được “thần thánh” siêu hình tạo thuận lợi cho mình.

Theo một phóng sự thì “Lao vào thế gii đó, ngoài nhng người làm ăn buôn bán, còn có c nhng người được gi là trí thc, thm chí, có c nhng người đang nm quyn chc b n, ngành kia…” và trong danh sách của một cậu đồng thì “Danh hiu đng đu thuc v mt quan chc ca ngành hàng không tên Đ. Mi ln m ph ch tính khách thôi thì mi người cũng đã được chiếu lc không dưới bc triu/người. Ngoài ra còn tin bi dưỡng cho thy đng và đoàn hát văn.”[2]

Muốn giữ được quyền chức họ cần có thêm sức lực “cõi âm” phù trợ thêm. Đảng CSVN cầm quyền cũng muốn như thế. Miệng họ tuy lúc nào cũng bô bô “duy vật biện chứng” nhưng lại rất “mê tín” vào bái vật, bà đồng. Một lần phó thường dân tôi tình cờ gặp được Thầy Ba ở miền Trung đã khoe khoang với mảnh bằng khen lộng kiếng và thiệp chúc Tết của chủ tịch nước Trần Đức Lương vì giúp ông này phát tài bằng múa võ lên đồng và xử dụng bùa chú ngãi thiêng.

Trong buổi hầu đồng mở phủ lần thứ XI tại Hà Nội vừa qua, “cô” cu Bộ chính trị (BCT) đã lên cơn, đổi suất hết nhập vong Mác, vong Nin, đến vong Hồ. “” lẩm nhẩm khấn bằng tiếng “mọi” và phán những là “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Còn mọi người tham dự thì xuýt xoa van lạy hầu mong được hưởng (bổng) lộc.

Đối với những tư nhân muốn có được một buổi hầu đồng trang trọng thì thân chủ phải bỏ ra bao nhiêu tiền mua mã, sắm lễ, trang bị quần áo, thuê phường hát văn. Nhưng trong các buổi hầu đồng hoành tráng của Đảng CSVN thì khổ chủ chính là nhân dân Việt Nam. Nếu trong lúc nhảy múa thì đồng cô đồng cậu phát lộc cho khách dự thì tương tự có bao nhiêu (bổng) “lộc” cu đồng BCT đã đem ra chia chác cho những đại biểu tham dự. Nhân dân ta cứ è cổ, còng lưng nộp “thóc” (tiền) cho cu.

Trong mỗi buổi hầu đồng mở phủ thì đoàn hát chầu văn cũng rất quan trọng. Muốn có một buổi nhảy đồng lôi cuốn mê hoặc thì không thể thiếu được đoàn hát văn với đầy đủ nhạc cụ: đàn, sáo, trống, nhị. Theo phóng sự “Tham gia trong buổi hầu đồng này, toàn là những nghệ sỹ chơi nhạc cụ dân tộc xuất sắc của các đoàn nghệ thuật truyền thống có tiếng của Trung ương, và người chỉ huy hát văn cũng là một nghệ nhân mà cách đây mấy năm đã đoạt giải cao trong cuộc thi hát văn toàn quốc. Nghệ nhân này vừa làm người hát vừa là pháp sư tuyên sớ.”[3] Bên cạnh đó thì cũng có thủ nhang, đồng đền, thủ anh, lính chị xun xoe phụ hầu.

Chắc mọi người chưa quên màn xuất sắc trước buổi hầu đồng XI vừa qua. Thủ anh Đinh Thế Huynh—Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam—tuyên sớ ““Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng.”

Chưa dứt, mới đây cái phèng la (Đông La) đồng thau của Hội Nhà Văn một mặt thì bôi nhọ Cù Huy Hà Vũ[4], mặt khác gài khung (framing)[5] để hướng dẫn dư luận trước khi nhà nước truy tố CHHV. Cái phèng la này đon đả tiếp thị lý(hý) luận với trích dẫn lời Tây (đa) để tuyên sớ nhất nhật phủ nhận bầu cử dân chủ trực tiếp và nhu cầu đa đảng:

Tiến trình dân chủ và tự do trong một nước tùy thuộc rất nhiều yếu tố xã hội, không thể nhập cảng từ ngoài vào. Yếu tố chính là trình độ dân trí. Trong cuốn “Bàn Về Tự Do” (On Liberty, 1859), John Stuart Mill có viết: “Giáo dục phổ quát phải đi trước quyền công dân, đặc biệt là quyền bỏ phiếu phổ quát” [Universal teaching must precede universal enfranchise ement (sic recte enfranchisement)], và “Tự do chỉ có thể trở thành hiện thực trong một cộng đồng văn minh [sic]”…

Thiệt tình, anh thủ nhang này vớ được một câu tưởng là đắt giá “ăn tiền” để bảo kê cho luận điểm của mình nhưng anh chỉ biết một mà không biết hơn. Ai đời một câu nói từ đời tám hoánh nào, về một xã hội gần hai thế kỷ trước mà đem nói chuyện thời nay. Sao không trích dẫn luôn câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (Vua xử tôi chết, tôi không chết là không trung thành) cho nó đủ bộ Đông-Tây kim cổ hài hoà?

Không cần nghe chi kỹ cũng nhận ra tiếng phèng la này là lý luận con trời. Loại lý luận của thực dân, của nhóm phân biệt chủng tộc (người da đen không được đi bầu vì không đủ trí thông minh), của những người phân biệt giới tính (phụ nữ không được đi bầu vì họ chỉ quanh quẩn nội trợ phục vụ cho các ông) để đưa cá nhân mình lên trong cùng lúc loại bỏ quyền phổ quát của những người khác.

Có phải ông Đông La cho rằng nhân dân VN là đám ngu dân, chưa thể thực hiện quyền công dân của mình. Giời ơi là giời! ngu ơi là ngu, đến bao giờ đây hở giời? Hóa ra hơn 65 năm dưới chế độ XHCN thì hệ thống giáo dục “siêu việt” chỉ tạo dựng được những ngu dân hay sao? Nếu vậy thì càng phải lật đổ cái đảng CSVN đã và đang ngu dân hoá và nô lệ hóa đồng bào.

Bọn thực dân Pháp đã từng xem người thuộc địa An Nam là đám ngu dân cần khai hoá để cai trị dân bản xứ. Ông cũng muốn (làm “cai thầu văn hoá nô dịch “) theo đám nội-thực-dân, Đảng CSVN, để tiếp tục cai trị? Hay ông tự nhận mình là ngu dân không đủ “trí tuệ” để được vào trong đám thiểu số “đỉnh cao trí tuệ” tự bầu bán với nhau, ăn chia bổng lộc.

Những bình vôi bể vỡ thì phải vất đi. Các bái vật mê muội cần đem quẳng bỏ. Người dân Việt Nam quyết không nộp “thóc” hầu đồng (Đảng) CS.

Nhân dân Tunisia, Egypt, Jordan đang vượt qua sợ hãi tự vùng lên đòi lại quyền công dân chấm dứt tôn thờ các bình vôi bái vật của chế độ độc tài.

Đã đến lúc xá hầu, chấm dứt chế độ độc tài Cộng Sản trên đất nước Việt Nam.

© 2010 Vietsoul:21

[Loạt bài Phó Thường Dân: (1) Anh tám hồ hởi (2) Nôị-thực-dân (3) Sợ (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông (5) Con dân – con cá – cò mồi (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng (7) (Vô) Hậu (8) Gió mưa là chuyện của trời … (9) Vô liêm sỉ – man rợ (10) Phế-anh-hùng (11) Luật Lệ(nh) … (12) Nhà em có nuôi một con két … (13) Cái nhà là nhà của ta … (14) Mèo – thỏ (15) Phố Vẫy (16) Mít tờ Đàm và Bác Hồ (17) Nín thở qua cầu]


Chú thích:

[1] Quan điểm của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi tới báo chí trong và ngoài nước, Dân luận

[2] Lạc vào thế giới hầu đồng, Việt báo

[3] cùng nguồn 2

[4] Một sự thật khác về Cù Huy Hà Vũ, Đông La

[5] Framing, a term used in media studies, sociology and psychology, refers to the social construction of a social phenomenon by mass media sources or specific political or social movements or organizations. It is an inevitable process of selective influence over the individual’s perception of the meanings attributed to words or phrases. A frame defines the packaging of an element of rhetoric in such a way as to encourage certain interpretations and to discourage others.

Bình vôi-Bái vật-Bà đồng (Nguồn:danlambao)

Các bài liên hệ:

Chứng quên tập thể

Collective Amnesia and Rhetoric of Mobilized Participation

Tôi là người Việt Nam

Chúng tôi (Tự trào – Trí Thức – Tâm Tài)

Những cái nhập nhằng không tên

The Unspoken Ambiguities

Thời cửu vạn, ôsin The Age of Day Laborer and Housemaid

Lết tới “thiên đường

Chúng tôi (Tự trào – Trí Thức – Tâm Tài)

Bịt miệng nạn nhân

Tháng Tư Câm

Phản bội hay trung thành với lý tưởng?