vietsoul21

Archive for the ‘Lịch Sử’ Category

Ai? Đảng nào? – Phạm Hồng Sơn

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Triết Học on 2016/01/18 at 16:43

Trong tác phẩm Chính trị học (Πολιτικά) viết cách đây hơn 2300 năm, Aristotle đã có những nhận xét thẳng thắn nhưng không mấy sáng sủa về con người:  “con người muốn cầm quyền mãi mãi”, “luyến ái thường gây chao đảo lòng người”,  “con thú dục vọng và tham vọng luôn gây hủ bại trí não và tâm hồn kẻ cầm quyền, ngay cả khi họ là những người tốt nhất”, “con người dễ hư hỏng”.[i]

Cũng trên tinh thần cảnh giác đó, năm 1788, trong Luận về chính quyền (Federalist)số 51, tác giả Publius[ii] đã nêu ra nhận định:

Nếu con người là thiên thần, chính quyền sẽ thừa. Nếu thiên thần quản trị con người, các phương tiện kiểm soát chính quyền, cả trong lẫn ngoài, đều không cần.” Vì tất cả chúng ta không phải là thiên thần, hay thánh thần, Publius viết tiếp một cách sáng suốt và công bằng thế này:

Nhưng khi phải thiết kế một chính quyền để con người quản trị con người thì nan giải lớn nhất nằm ở đây: Đầu tiên phải tạo điều kiện để chính quyền kiểm soát được người bị trị. Tiếp theo là phải buộc được chính quyền tự kiểm soát được chính nó. Và, chắc chắn, kiểm soát cơ bản đối với chính quyền là bắt nó phải lệ thuộc vào nhân dân.

Nhìn vào các chính quyền, với nhiều tên gọi và nhiều “đổi mới” khác nhau, do người cộng sản thiết kế và dựng lên ở Việt Nam từ trước tới nay, chúng ta phải công tâm thừa nhận rằng: Lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã xuất sắc tạo ra các phương tiện và điều kiện để kiểm soát chặt chẽ dân chúng – người bị họ cai trị. Song, vế bên kia, như đề xuất của Publius, hầu như không có một cơ chế nào để Đảng Cộng sản Việt Nam biết tự tiết chế, kìm hãm những hành vi đục khoét, sách nhiễu, trấn áp hoặc kiểm soát quá đà nhân dân. Còn, “kiểm soát cơ bản” – bắt chính quyền phải lệ thuộc vào nhân dân, như Publius nhấn mạnh – thì hoàn toàn không.

Đến như báo chí tư nhân hợp pháp, đã có nhiều ở thời thuộc Pháp và có rất nhiều trong thời Việt Nam Cộng Hòa, người cầm quyền cộng sản cũng không để cho tồn tại, thì nói gì tới những công cụ “kiểm soát cơ bản” khác như hội đoàn tư nhânbiểu tình,đảng đối lậptư pháp độc lập hay bầu cử tự do và công bằng, v.v.

Có lẽ trong sự quẫn bách âu lo cho vận mệnh dân tộc, nhiều người vẫn đang cố kiên trì đánh tiếng cổ xúy, vận động cho ông này, ông kia, thuộc phe (giả định) này, phe (giả tưởng) kia lên nắm chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Ngoại trừ các cổ xúy có ngòi bút đã bị xoắn theo chiều bổng lộc, đã để ngọn lửa ân oán riêng tư bốc quá cao hoặc là một hỗn hợp của cả hai, những tiếng nói đó, quả thực, không phải không gây cảm kích lòng người.

Nhưng lấy gì để đảm bảo cho những kẻ, là con người chứ không phải thiên thần, đoạt được quyền trong một chính thể hoàn toàn vắng “kiểm soát cơ bản”, gạt được các dục vọng của bản thân và vượt lên được những hiểm nguy của cá nhân để phụng sự nhân dân, đất nước?

Lấy gì để chắc chắn những kẻ thâm như Tàu đã tỏ rõ quyết tâm xâm lược, quen trấn áp, tàn sát chính đồng bào của chúng sẽ không rắp tâm hăm dọa, mua chuộc, trừ khử mọi mầm độc lập, tiến bộ (nếu có) trong một chính thể đã thề nguyền “răng môi”, “16 vàng, 4 tốt”?

Ai, đảng cầm quyền nào có thể dựa vào lòng dân khi chính quyền của họ chuyên chĩa mũi súng “chống khủng bố” vào nhân dân; và luôn gọi đổng nhân dân tiến bộ là “thù địch”?

Ai? Đảng nào?

 

[i] Aristotle, Politics, Books III-V, The Great Books Foundation, Chicago, 1955, trang 13, 33, 37, 100. Quí vị có thể đọc bản dịch Anh ngữ tại đây  Hoặc mua bản dịch tiếng Việt tại đây.

[ii] Publius là bút danh chung của ba chính trị gia người Mỹ, Alexander Hamilton (1755-1804), James Madison (1751-1836) và John Jay (1745-1829). Tác giả của bài luận số 51 này đến nay vẫn chưa xác định được chính xác là ai giữa hai người, Madison và Hamilton. Các trích dẫn ở đây thuộc bản dịch (chưa xuất bản) của Phạm Hồng Sơn. Quí vị có thể xem nguyên bản Anh ngữ tại đây.

VietSoul:21’s Letter to the Seattle Times Editor

In Cộng Đồng, Lịch Sử, LittleSaigon - Seattle on 2015/11/19 at 19:31

Letter to The Seattle Times Editors in response to the essay Veterans Day notebook: PeaceTrees Vietnam and Dan Evans on ‘transforming sorrow into service’

Written by Neighborhood Artivists for Democracy & Social Justice – Northwest Region  (Facebook: Đinh-Lê-Lý-Trần Hồn-Việt)

We wrote the following letter to address the issues of Historical Context, Reconciliation and Power in response to the thoughts in the above essay posted on Seattle Times on the Veterans Day, 11/11/2015.

This is an uplifting reconciliation story that shows American individuals’ effort to alleviate old wounds and prevent further damages by one of the long residues of the Vietnam War, the unexploded ordnances. As such it heals the psychological rift and puts closure to a troublesome period in the lives of Vietnam veterans and their loved ones.

However, the comparison on the difference between forgiveness and reconciliation of the Americans and Vietnamese American community with their old foes is an inapt contrast. This association missed not only a broader and critical context but also the power struggle perspectives.

It’s problematic in such parallel comparison drawn from a supposed inference that Vietnamese community, especially the first generation, could not overcome their sufferings and hatred; and hence, renounce forgiving to be able to move toward a reconciliation process. This deduction implies that the mainstream Americans are capable of forgiveness and reconciliation while the Vietnamese American community didn’t get it (grasp the concept).

The fact that Americans and Vietnamese American community are under completely different background context and power relations was not considered in this article.

The war ended on April 30, 1975. Americans were no longer in direct conflict with their foes, and hence, their lives (with the exception of the Vietnam veterans’) were not affected by the post-war aftermath. Americans could choose to engage in reconciliation and forgiveness with their enemies because they are in a privileged position regarding compensation and remediation. Americans do have the choice to walk away if their efforts failed the planned expectations or not getting the reciprocated gestures.

On the other hand, Vietnamese of the old (Southern) Republic of Vietnam—who remained in Vietnam after the North communist takeover of the South—were considered as traitors and scums of the land. They were punished severely physically and psychologically by their old foes, the Vietnamese communists. Hundreds of thousands were imprisoned and died while in prison. Their land, houses, properties were confiscated. Their families were pushed out to rot with hunger in the “new economic zone”. Their children were denied of education and jobs. The South Vietnam culture was systematically erased by that totalitarian regime. These Vietnamese didn’t have a choice to walk away and live in peace even until today. In short, the Vietnamese people have not had a choice in reconciliation and forgiveness.

In such dictatorship state, the Communist party has retained its monopoly of power and imposed its voice through an all-encompassing propaganda machine, and hence, its citizens have none. Their basic rights have been forsaken.

The saying “… the word reconciliation comes from the word ‘reconcilen’ which means to make good again, or to repair” sounds truthful for some but not for the wretched with no power.

The Vietnamese Communist regime with lip service spouted to “make good again” but continued degrading the Southerners with name calling and enforcing discrimination and elimination toward them. So the only option left for the ones who longed for freedom and basic human rights was to flee, on foot or by sea, by millions. Many Vietnamese ex-refugees and ex-political prisoners in the Vietnamese American community at the present would have forgiven all the bad things done to them in the past if there is a true reconciliation from the one who abuse their power.

Vietnamese are forgiving people. We know forgiveness and reconciliation. But we do not forget lessons of history and social memory of anti-oppression. That is who we are then and now.

Historically speaking, we reconciled and forgave our archenemy many times over regardless of our sufferings over a thousand years under Chinese colonization. It’s written in the Bình Ngô đại cáo (literally means Great Proclamation upon the Pacification of the Wu) as “Utilize great righteousness to triumph over barbarity. Bring forth utmost human compassion to overcome violent aggression.” In 1788, Nguyễn Huệ (also known as Emperor Quang Trung)—who defeated the forces of the Qianlong Emperor of the Chinese Qing dynasty—did not keep any prisoners, but provide provisions and allow them to return home with honor. In other words, we had encouraged a peaceful relationship with the defeated.

The Vietnamese communist disregarded such reconciliation practice. Instead of using great righteousness toward its fellow citizens the Vietnamese Communist regime feted out the extreme measures and punishment with impunity. Instead of affecting utmost human compassion to its citizens the Vietnamese Communist regime imposed inhuman treatment with disregard to basic human rights. Consequently, the mass exodus of Vietnamese boat people from 1976 through 1989 with half a million perished at sea not only became a catastrophe  in our mind and heart but also shook the world’s conscience.

The Vietnamese Communist regime—the persecutor, the one who has absolute power—must but has not taken steps in the reconciliation and forgiveness.

Forgiveness and reconciliation is not only for what have happened but what is now and forward. The majority of Vietnamese Americans, not only the first generation, probably have forgiven for what had happened to them. However, we won’t reconcile with the dictatorship for what is now and forward. How could the Vietnamese American reconcile when the oppression and injustice have been continuing under the absolute power control of such police state?

Vietnamese community will forgive if the Vietnamese Communist regime ceases its practice of persecution and oppression on their own citizens.

Vietnamese community will reconcile when the Vietnamese Communist regime relinquish complete control of power allowing its citizens the freedom to choose how to live in a democracy.

There would not be then any reconciliation as long as the Vietnamese Communist regime maintains a totalitarian state.

In sum, the statement “In our Vietnamese community, forgiveness and reconciliation with old foes is a difficult concept for many to grasp” is unfair and seems prejudice due to lack of power perspective and historical context.

© 2015 Vietsoul:21

Bốn mươi năm: Chưa hết tháng Tư

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Tạp văn on 2015/04/26 at 21:34

Cái rìu thì quên nhưng thân cây luôn nhớ[1]

Ngạn ngữ Phi Châu

 

… những ý nghĩ vụn về bài viết “Bốn mươi năm: Vẫn một tháng Tư” [2]

image

Cách đây hai năm tụi tui có đọc bài “Tháng Tư, và bạn và tôi” của bà Nguyễn Thị Hậu viết cho “chúng tôi”, những người thuộc thế hệ “vùng biên” này. Chúng tôi đã viết bài “Tháng tư, nhớ và quên[3] để đáp lời.

Năm nay, 40 năm hậu chiến, lại một cột mốc thời gian để đánh dấu. Cột mốc càng ngày càng dài hơn thì lòng người càng ngày càng quằn quại hơn nữa. Và bốn mươi năm sau chưa hết tháng Tư cho người bên ni và người bên nớ.

Tác giả bài “Bốn mươi năm: Vẫn một tháng Tư” đã cá nhân hóa sự việc để giảm tầm quan trọng và đưa ra một so sánh khiên cưỡng trật đường rầy.

Nghe thì lọt tai nhưng hoàn toàn sai. Hãy đọc xem:

“Còn người bị phụ tình, dù biết chẳng thể trông đợi điều gì khi người kia đã dứt áo ra đi, vẫn không chịu chấp nhận rằng, mình đã “thua” trong một cuộc tình. Vì vậy cứ trách móc, cứ hận thù, cứ giữ mãi trong lòng những đau đớn và rồi nuôi dạy con cái bằng chính những căm hận đớn đau.[4]

Ngày “Thống Nhất” thì lẽ nào lại so sánh khiên cưỡng như một cuộc tình tan vỡ?

Ngày kết hợp hai miền Nam Bắc có thể so sánh như là một cuộc hôn nhân. Nhưng theo cung cách và phương tiện sử dụng để kết hợp hai miền thì có lẽ phải so sánh như là một cuộc cưỡng dâm rồi ép hôn.

Chẳng phải “Bên thắng cuộc” đã từng huyên hoang tuyên bố “Nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai[5] như thế sao?

Sau một cuộc cưỡng dâm thì thủ phạm có thể quên, nhưng nạn nhân thì bao giờ cũng nhớ. Nó đã ghi vào người trên từng thớ thịt và tế bào. Rồi mỗi khi có một hành vi hoặc ngoại cảnh nào đó tác động thì ký ức lại tràn ngập, chèn ngạt cuộc sống.

Ai thì sao chúng tôi không biết. Chứ riêng chúng tôi thì không có lòng thù hận cá nhân người lính bộ đội hoặc cá nhân những người miền Bắc vào miền Nam công tác. Chỉ đến khi những tên công an phường, công an khu vực, cán bộ phường xách nhiễu, áp đặt chính sách độc tài, áp bức, thù hằn, o ép, nhồi sọ thì họ tạo ra lòng oán hận. Những người này là bộ mặt đại diện cho đảng csvn. Và lòng thù hận đảng csvn được thể hiện trực tiếp qua những khuôn mặt này.

Chúng tôi không phải là nhà chuyên gia tâm lý để có một lời tư vấn cho nạn nhân rằng hãy quên đi, quên đi cái quá khứ chết tiệt ấy. Chắc chắn lời khuyên “quên đi” là câu nói mà nạn nhân không hề mong đợi để nghe.

“Một ông bác sĩ tâm thần người Do Thái nói với bà đồng nghiệp người Việt là ‘chiến tranh đã qua 35 năm rồi mà sao tụi bay vẫn còn nói tới nói lui hoài.’ Chị bạn tôi trả lời ‘chừng nào người Do Thái các ông không còn nhắc nhở đến Holocaust thì chúng tôi sẽ ngừng nói về cuộc chiến Việt Nam’ (when the Jews no longer talk about the Holocaust then we’ll stop talking about the Vietnam War). Một người Mễ đồng nghiệp khác cũng nói tương tự với chị và chị đã trả lời ‘khi nào ông nói với một thân chủ nạn nhân lạm dụng tình dục là hãy câm miệng và lo sống thì lúc đó chúng tôi sẽ không nói đến cộng sản đã đối xử với đồng bào chúng tôi như thế nào’ (until you tell your patient, a victim of sexual abuse, shut up, move on, then we will not talk about what they have done to our people.)”[6]

Khi nào thủ phạm vẫn thoái thác, lắc léo, và chối phăng thì nạn nhân vẫn ghi nhớ và đòi hỏi công lý nêu danh tội phạm. Người Armenia bị tàn sát bởi Đế chế Ottoman nước Thổ Nhĩ Kỳ một trăm năm sau vẫn nhớ và đòi hỏi đích danh.[7] Người Armenia không nề hà gánh nặng cả 100 năm để nêu tên tội phạm.

Nạn nhân không thể quên khi thủ phạm cưỡng dâm vẫn nhởn nhơ khoe khoang thành tích và cùng lúc lại chối phăng tội phạm.

Nạn nhân không thể quên khi thủ phạm vẫn sỉ nhục họ bằng cả lời nói và hành động.

Họ nói “Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc” , “Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy.[8]

Còn nữa, chưa hết.

Chúng ta là người chủ đất nước, chúng ta đi lên thì không có lý gì bỏ rơi họ trong mặc cảm, tự ti. Họ đã ra đi trong suốt 40 năm qua và luôn mặc cảm, có những hận thù đối với đất nước.”, “Chúng ta đã tha thứ cho kẻ thù của chúng ta là đế quốc Mỹ, thực dân Pháp. Vậy tại sao họ dễ dàng tha thứ cho Mỹ, Pháp mà không nhìn nhận người anh em cùng một bào thai, cùng một dòng máu Lạc Hồng?[9]

Riêng lời khuyên “Nếu luôn chỉ nhìn thấy một phía của quá khứ thì đâu còn đủ bình tĩnh để nhìn thấy hiện tại và tương lai chung của đất nước này.” thì cũng đúng phần nào.

Lẽ thường thì không ai muốn ôm chặt một quá khứ, nhất là một quá khứ đen tối, đau thương để đắm chìm và chết ngộp vì phải chạm mặt phải sống lại nỗi niềm mất mát đau khổ cả. Tuy nhiên, quá khứ luôn được nhắc nhở tưởng niệm vì người Việt tị nạn hiểu thấm thía rằng nhớ, hận hay giận, tự nó, không phải là tâm lý bất thường bịnh hoạn cho dù xã hội và các luồng lực nỗ lực tuyên truyền, đặc biệt hướng về hòa hợp hòa giải kiểu bỏ rọ, muốn họ tự nghi ngờ và thấy kém kỏi để rồi tin vào như thế.

Hơn thế nữa, gần như đa số người Việt tị nạn lúc nào cũng hướng mắt về nước nhà để “nhìn thấy hiện tại”. Càng nhìn vào hiện tại thì họ lại thấy rõ hơn “tương lai chung của đất nước này”.

Ngoài cái vỏ bọc hào nhoáng, rỗng tuếch của công viên vui chơi, tượng đài hoành tráng, công thự nguy nga xây dựng từ tiền viện trợ, mượn nợ, kiều hối, tài nguyên thì bên trong mục rửa nền giáo dục, văn hóa, môi trường. Thời kỳ đồ đểu lên ngôi[10], thời kỳ con ông cháu cha, con cháu các cụ[11], công tử đảng sắp đặt độc quyền, độc đoán, độc hại làm chủ nhân đất nước.

Càng nhìn thì họ càng thấy không có một tương lai (sáng sủa) nào cho một đất nước trước họa tiêu vong.

Nạn nhân chỉ có thể quên đi và lo sống khi đã giải tỏa được tâm lý, tìm được niềm tin, và nhìn thấy tương lai. Nhưng người Việt luôn cảm thấy thế nào?

  • Không giải tỏa được tâm lý do một mặt nhà cầm quyền csvn tung hê những từ rụng rún “khúc ruột ngàn dặm” trong kiều vận, nhưng mặt khác đảng và nhà cầm quyền csvn vẫn ra rả “ngụy quân”, “ngụy quyền” trên báo chí, trong sách giáo khoa, trong bảo tàng lịch sử “tội ác Mỹ – Ngụy”.
  • Không tìm được niềm tin do những đối xử phân biệt theo chính sách lý lịch[12], hành hung, giam giữ tùy tiện những người hoạt động xã hội dân sự về dân quyền và nhân quyền[13], tiếp tục trù dập các tổ chức tôn giáo từ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo[14] Nguyên thủy cho đến Hội Tin Lành Mennonite[15].
  • Không thấy được tương lai vì dân oan[16] mất đất mất nhà không phương tiện mưu sinh, công nhân bị o ép bóc lột[17], sinh viên học sinh thất nghiệp phải đi làm ô sin, cửu vạn nước ngoài, làm gái mại dâm[18], người dân hết đường sống vì chủ trương chính sách sai trái tùy tiện[19], đất đai tài nguyên khắp nơi đất nước bị thế chấp, cho thuê nhượng vô tội vạ[20].

Bà Nguyễn thị Hậu hỏi: “Còn việc hoà giải giữa những người cùng một nước sao lại không bắt đầu từ mỗi người chúng ta? Không lẽ chống lại người ngoài hay hoà giải với người ngoài dễ dàng hơn làm lành với đồng bào mình?

Câu hỏi này nó lại na ná với một câu phát biểu của ông Nguyễn Thanh Sơn, “Chúng ta đã tha thứ cho kẻ thù của chúng ta là đế quốc Mỹ, thực dân Pháp. Vậy tại sao họ dễ dàng tha thứ cho Mỹ, Pháp mà không nhìn nhận người anh em cùng một bào thai, cùng một dòng máu Lạc Hồng?

Phải nói đến bao nhiêu lần để nhà cầm quyền csvn hiểu rằng giữa người dân ba miền và người Việt hải ngoại không cần ai hô hào hòa giải với nhau.

Đã có hàng chục ngàn chuyến bay chở người Việt hải ngoại về Việt Nam hàng năm. Đã có hơn 12 tỷ đô la kiều hối chuyển về bà con quê nhà để giúp đỡ xây dựng cuộc sống của thân nhân. Đã có bao nhiêu tổ chức thiện nguyện vô vị lợi, tổ chức tôn giáo bỏ công bỏ của để xây trường học, thư viện, bệnh xá, cầu đường, chùa chiền, nhà thờ giúp đỡ đồng hương hoạn nạn.

Dù cho đảng csvn có bắt thân nhân của họ và đất nước Việt Nam làm con tin trong cái rọ “Tổ quốc Chủ nghĩa Xã hội” thì người Việt tị nạn hải ngoại vẫn thăm nuôi với tình tự đồng hương và họ hòa hợp với nhau trong tình cảm thiêng liêng đó.

Nhiều gia đình, dòng họ có ông bà, chú bác, con cháu bên hai chiến tuyến đã chia sẻ những mất mát trong cuộc chiến. Thằng Tí thằng Tèo, anh Tám anh Tư, bà Bốn bà Bẩy, chị Hai chị Ba nếu có xích mích thì hàng xóm họ đã tự giải hòa hoặc nhờ người thông giải. Cá nhân họ có xích mích nhau không hòa giải được thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ai ngoại trừ đương sự. Chuyện có lớn hơn thì nhờ pháp luật (cái này thì chưa chắc ở VN có sự xét xử công bằng vì luật ngầm phân biệt người “thân nhân tốt”, gia đình cách mạng, quan chức với đám phó thường dân hoặc “Ngụy”).

Nếu muốn nói tới hòa giải dân tộc thì phải nói là hòa giải giữa nhà cầm quyền và khối người dân Việt Nam qua những đại diện của các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội thông qua những cơ chế và chính sách.

Nhưng Việt Nam là một nước độc tài toàn trị do đảng cộng sản nắm giữ hết quyền lực, và mọi tổ chức hội đoàn đều nằm dưới cái ô dù Mặt Trận Tổ Quốc hoặc là một cơ cấu ngoại vi của đảng. Ngay cả các tổ chức đúng ra là phi chính phủ (Non-Government Organization) cũng do chính phủ thành lập (GONGO – Government organized Non-Government Organizations) [21].

Thế thì nói hòa giải dân tộc trong một chế độ độc tài cộng sản là nói chuyện với đầu gối.

Chỉ có những quyền lực tương xứng thì mới đủ sức đàm phán, thương lượng, để hòa giải với nhau. Chứ như đám dân quèn chúng tôi thì làm gì nói chuyện hòa giải với đảng, nhà nước csvn. Cá nhân chúng tôi có yêu sách thì cũng chỉ làm dân oan “con kiến mà kiện củ khoai” hay lại phải “xin-cho”, “ơn đảng ơn chính phủ”.

Hòa giải qua nghị quyết 36, qua chỉ thị, qua tuyên truyền làm sao bưng bít được bụng dạ một bồ dao găm.

Hòa giải bằng kiểu cả vú lấp miệng em, miệng quan gang thép, sỉ nhục đối tượng!

Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phán: “Chúng ta là người chủ đất nước, chúng ta đi lên thì không có lý gì bỏ rơi họ trong mặc cảm, tự ti. Họ đã ra đi trong suốt 40 năm qua và luôn mặc cảm, có những hận thù đối với đất nước.”[22]

Không ai hận thù với đất nước cả ông ơi! Ông đừng đánh đồng “yêu tổ quốc (đất nước) là yêu chủ nghĩa xã hội (đảng cộng sản)” để ngụy biện và mạ lị người Việt hải ngoại.

Làm gì có ai mặc cảm hả ông? Ông chớ tự hào “đỉnh cao trí tuệ” với mặc cảm ếch ao làng để nói lời khinh thường một khối người dân Việt Nam lớn mạnh thành công ở hải ngoại.

Khi nào nhà cầm quyền csvn vẫn tiếp tục chính sách hòa giải hòa hợp kiểu con lợn bỏ vào rọ thì ngay cả những con heo ngu đần cũng phải eng éc bỏ chạy xa và “Nếu cái cột đèn biết đi nó cũng chạy”.

Muốn hòa giải với toàn dân trong và ngoài nước thì dễ ợt à. Vậy mà đảng ta “đỉnh cao trí tuệ” vẫn một kèn một trống hát khúc “tiến quân ca” trên con đường tới thiên đàng “xã hội chủ nghĩa”.

Thôi thì trên diễn đàn này tui mạo muội đề nghị các bước cụ thể và tích cực để hòa giải các khuynh hướng, nguyện vọng của toàn dân.

  1. Loại bỏ điều 4 hiến pháp dành độc quyền cho đảng csvn trong chính trường.
  2. Bãi bỏ chế độ đảng cử dân bầu. Tiến hành phổ thông bầu phiếu ở các cấp chính quyền. Bảo đảm cho người dân với mọi xu hướng chính trị thành lập đảng phái tham gia chính quyền.
  3. Chấm dứt chế độ hộ khẩu với kiểm tra hộ khẩu sách nhiễu người dân vi phạm quyền hiến định của công dân.
  4. Chấm dứt chính sách lý lịch đối xử phân biệt.
  5. Chấm dứt việc dùng ngôn từ xúc xiểm đến quân dân cán chính VNCH như “Ngụy”, “Ngụy Quân”, “Ngụy Quyền”.
  6. Phê chuẩn chính sách đối đãi thương phế binh VNCH tương tự thương binh QĐNDVN.
  7. Trùng tu các nghĩa trang quân đội VNCH, nghĩa trang QĐNDVN. Yêu cầu Trung Quốc cải táng tất cả mộ phần binh lính của họ về nước và tái quy hoạch Nghĩa trang Liệt sĩ Trung Quốc tại Việt Nam thành những công trình phục vụ lợi ích công cộng cho người dân địa phương.
  8. Loại bỏ hết những bài học giáo khoa các cấp từ phổ thông đến đại học xuyên tạc phỉ báng chế độ VNCH.
  9. Loại bỏ môn học chính trị Mác-Lê, Tư Tưởng HCM.
  10. Bảo đảm quân đội và các lực lượng vũ trang độc lập không đảng phái, không chính trị, không làm kinh tế.
  11. Giải thể tổ dân phố, công an khu vực, dân phòng, các hội đoàn phường. Những thành phần chuyên xách nhiễu cư dân.
  12. Giải tán các hội đoàn chuyên môn tổ chức bởi chính quyền, các Tổ chức phi chính phủ do chính quyền thành lập (Government organized Non-government Organization). Bảo đảm cho các hiệp hội thợ thuyền, chuyên môn, tương tế, tôn giáo, sở thích được thành lập và điều hành hoàn toàn độc lập và tự do.

Tụi tui ăn học ít nên chỉ biết vậy thôi. Mời bà con cô bác đề nghị những việc làm cụ thể để có được hòa giải hòa hợp dân tộc.

image

Vì sao đã bốn mươi năm vẫn một tháng Tư?

Chắc chắn không ai muốn vác trên vai một gánh nặng suốt cả trăm năm. Nhưng tại sao người Armenia vẫn sẵn lòng gánh nặng một sự kiện lịch sử 100 năm trước đây? Vì không ai gánh cho họ. Vì họ không muốn quên dù họ có thể quên.

Một khi ký ức mất đi thì dân tộc đó chết theo. Nếu như ký ức được ngụy tạo và bóp méo? Đó là điều tồi tệ nhất. Đó là thảm sát. (Silvanadan, “When memory dies”)

Riêng tụi tui không thể quẳng gánh (nặng) đi và lo sống (cho cá nhân) vì đây là một gánh nặng của dân tộc.

Nên bây giờ bốn mươi năm chưa hết tháng Tư.

© 2015 Vietsoul:21


[1] ‘The axe forgets; the tree remembers.’ – African Proverb

[2]Bốn mươi năm: Vẫn một tháng Tư”, Viet-Studies

[3]Tháng tư này, nhớ và quên”, Vietsoul:21

[4] Bài đã dẫn (2)

[5] Phát biểu của Nguyễn Hộ, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM.

[6] Bịt miệng nạn nhân, talawas

[7] Armenian genocide survivors’ stories: ‘My dreams cannot mourn’, the Guardian

[8]Không có ngược đãi sau 30/4”, BBC

[9]Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: Tư tưởng hận thù sẽ làm đất nước yếu kém”, Pháp Luật

[10]…ngai vàng cựu TBT Nông Đức Mạnh”, Nhật Báo Văn Hóa. Thăm nhà cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, BBC

[11]Con Cháu Các Cụ Cả’, Người-Việt

[12] 40 năm hỗn danh “ngụy” và những trận đòn thù của ác quỷ!, Dân Làm Báo

[13] CA nện đá vỡ đầu anh Trịnh Anh Tuấn – admin nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, Dân Làm Báo

[14] Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tiếp bị đàn áp, RFA
[15] Tín đồ Tin Lành tại Bình Dương tiếp tục bị sách nhiễu, RFA. Công an, côn đồ, du dãng khủng bố Hội Thánh Tin Lành Mennonite Bến Cát, Youtube
[16] FB Dân Oan Việt Nam

[17] Tại sao công nhân Pou Yuen đình công?, RFA.

Sài Gòn công nhân nhà máy PouYuen đình công ngày 1/4 /2015, Youtube

[18]Mỗi năm, gần 5000 phụ nữ Việt Nam bị đưa sang Malaysia, Singapore bán dâm”, Thanh Niên. 18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm, Đất Việt

[19] Bình Thuận: Dân chặn xe trên quốc lộ 1 và đụng độ với cảnh sát cơ động, Dân Luận. Người dân chặn đường phản đối ô nhiễm, RFA. Dân đổ cá chết phản đối xáng cạp, gây tắc quốc lộ, Tuổi trẻ. Tiểu thương Nha Trang biểu tình, Dân Làm Báo

[20] Vì sao lao động TQ ngang nhiên khai thác quặng trái phép? Vietnamnet. Chỉ 36% lao động Trung Quốc ở Vũng Áng có phép.

[21] Government Organized Non-government Organization (GONGO), wikipedia

[22] Bài đã dẫn (9)

Trí trá loài nhai lại

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Tạp văn on 2015/04/11 at 11:57

Hổng biết cắc cớ làm sao mà đầu mùa nạn tháng Tư này tui lại lò mò đọc được quyển sách “tuyển” dành riêng cho giới học thuật với tựa đề “Bốn thập niên qua – Việt Nam, Hoa-kỳ và Di Sản Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai[1].

Khi tui mới đọc chương đầu “Di Sản Biết Trước – Khai quật gốc rễ Việt Nam thời hậu chiến[2] của giáo sư, tiến sĩ Ngô Vĩnh Long thì tui ngã ngửa. Mèn đéc ơi tui tưởng là tui đang đọc tài liệu thuộc ban tuyên huấn của đảng csvn. Tỉnh hồn dậy thì mới biết là tui không phải đang sống ở đầu thập niên 70 trước ngày mất nước mà là bốn thập niên đã qua.

Tui vốn dĩ sinh sau đẻ muộn. Vào ngày 30-4-75 thì tôi chỉ vừa mới 17 tuổi, chưa đủ tuổi để đi quân dịch và không tham gia vào cuộc chiến. Nghĩa là tui hổng có gì dính dáng đến chính quyền VNCH ngoại trừ được lơn tơn đi học, đi chơi khỏe re trong cuộc sống tự do cho đến ngày mất nước.

Tui thuộc vào diện loi choi, cỡ em út chàng sinh viên VNCH du học Ngô Vĩnh Long. “Giải phóng” vào tui bon chen cũng chui vào đại học được mấy năm hà. Nhưng “tự do là cái con c..”[3], chịu đời hổng thấu nên tui thối lui bỏ chạy. Mà phận đời tỵ nạn cộng sản lo lắng tứ bề thì hổng có ăn học đến nơi đến chốn. So với chàng sinh viên VNCH du học được học bổng tiến thân có bằng tiến sĩ, giáo sư với chữ tài chắc nhỉnh nhỉnh hơn một bồ thì chữ nghĩa của tui chỉ vừa đầy cái lá mít. Trầy vi tróc vẩy lắm thì tôi mới đọc xong hết bài tiểu luận hàn (hàng) lâm (lầm).

Toàn thể bài tập trung vào những năm sau cuối của nền Đệ Nhị Cộng Hòa và là một bản cáo trạng về chính quyền “Thiệu”, Sài Gòn đàn áp thành phần thứ Ba.  Kết luận của bài viết là vì lý do đó mà di sản hậu chiến đồng nghĩa với việc không có một chính quyền hòa hợp dân tộc cho Việt Nam.

Cái kết luận này coi bộ nó hươm hướm vừa đánh vừa xoa theo lời phát biểu của ông Nguyễn Thanh Sơn ca bài con cá hòa giải, hòa hợp. Lũ “đĩ điếm, trộm cướp, ngụy quân, ngụy quyền phản quốc bỏ nước ra đi” giờ đã thành “khúc ruột ngàn dặm” trong “tình tự dân tộc” dưới chiêu bài hòa giải, hòa hợp rồi mà anh Long. Sao anh Long lại lên dây cót trật nhịp dzậy.

Đọc xong tui có cảm tưởng là ông Long này hoặc có mối tư thù với ông Thiệu hoặc có mối thù truyền kiếp với chính quyền VNCH. Toàn bài ông kết tội chính quyền VNCH vi phạm ngừng bắn, đàn áp thành phần thứ Ba, và dồn đẩy Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) ở thế phản công. Ông hăng say “gài khung” định hướng người đọc về “chế độ Thiệu (Kỳ)”, “chính quyền Sài Gòn” tồi tệ, ác ôn và tung hê thành phần thứ ba, MTGPMN tiến bộ vì “hòa bình” và “độc lập”.

Ông Long kết luận như thế này: “Chế độ đã thể hiện bản thân độc tài không chỉ trong các biện pháp đàn áp của chính quyền trung ương mà còn bởi sự lạm quyền sâu rộng trong tất cả các lãnh vực xã hội. Một phần nguyên nhân gốc rễ của vấn đề bại hoại này là do trật khớp, phân cực, và đàn áp các phong trào xã hội và chính trị nêu trong chương này. Nếu việc đàn áp lực lượng Thành phần thứ Ba không xảy ra vào năm 1973-1975, di sản chính trị của chiến tranh có thể đã khác cho Việt Nam thời hậu chiến.”[4]

Tui không thích màu mè, hoa lá cành, mà cũng không cần phải tế nhị hay lịch sự để nói thẳng rằng bài viết chứa đầy những dối trá trắng trợn vô liêm sĩ. Ông GS, TS này chắc hẳn tin tưởng chắc nịch rằng chẳng có thằng thường dân VNCH nào rờ được vào quyển sách hàn lâm này, hoặc giả rằng có thì cũng không đủ ngôn ngữ, kiến thức, và tài liệu để phản bác những dối trá đầy rẫy trong bài tiểu luận.

Kinh nghiệm bản thân sống 17 năm thanh xuân dưới thời VNCH và (mới sương sương) bốn năm đời tui có đảng (đì) sau 1975 đã cho tui trải nghiệm những sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì trong chương.

Ông viện dẫn, “Lực lượng quân đội địa phương bao gồm Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, và Nhân Dân Tự Vệ. Hai nhóm đầu là lính toàn thời gian được tổ chức thành tiểu đội, trung đội dưới sự kiểm soát của Quận và Tỉnh. Nhóm thứ ba là lính bán thời gian, đúng ra nằm trong lứa tuổi 15 đến 18 hoặc lớn hơn 43 tuổi, hoạt động trong làng xã. Trong thực tế bất cứ ai có thể cầm súng đều được bắt vào Nhân Dân Tự Vệ.”[5]

Trong làng xã của tui và mấy lũ bạn từ vùng quê đến tỉnh tui chưa thấy đứa nào dưới tuổi vị thành niên bị bắt vào Nhân Dân Tự Vệ như ông nói. Ông nói cho dân Mỹ ở xứ Huê-kỳ này hổng biết gì thì nó mới tin. Chứ lũ nhỏ miền Nam tụi tui sống tự do, ăn chơi học hành cho đến ngày mất nước. Làm gì có ai buộc phải cầm súng như bọn MTGPMN bắt trẻ em vị thành niên cầm súng giết dân. Hình ảnh, tên tuổi tui trưng cho ông coi nè[6]. Ông suy bụng ta ra bụng người.

1973 – Two teenage Viet Cong soldiers at camp near Cai Lay, one carrying a captured U.S. automatic weapon (Hai lính trẻ em VC tại vùng đóng quân gần Cai Lậy, một em mang súng tự động HK tịch thu.

Hai trẻ em đặc công khủng bố cs bị bắt tại Đà Nẵng năm 1972

Ông lại còn đổi trắng thành đen buộc tội ông Thiệu (VNCH) bắt người dân tản cư ra khỏi vùng cộng sản tấn công và không cho người dân trở lại nơi cộng sản chiếm đóng (vùng “giải phóng” theo từ ngữ tả cảnh hoa lá cành của cánh tả).

Besides generating new refugees, the Thieu regime forcibly relocated refugees from one province to another. On 22 March 1973, the New York Times reported a disclosure by the RVN regime that it had begun moving 100,000 of a planned 600,000 persons from the central provinces into areas directly north of Saigon.

Má ơi, má sống dậy nói chuyện với thằng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản này cho con. Dưng không mà người ta chạy ra khỏi vùng Việt Cộng và VNCH phải tái định cư họ ở nơi an lành hở. Sau mùa hè đỏ lửa 1972, cộng quân đánh phá miền Trung làm bao nhiêu người dân tan hoang cửa nhà trong cơn loạn lạc. Chạy giặc. Giặc cộng.

Nhà tui ở dọc đường Quốc Lộ số 1 ở miền Trung nên hể cứ có chiến trận là bà con lục tục, gồng gánh chạy nạn cộng sản đi qua hà rầm. Mà luôn luôn là vì quân cộng sản hết “tổng tấn công” rồi “tổng nổi dậy” làm dân sợ phải chạy về vùng tự do, vùng có quân VNCH bảo vệ. Dù còn nhỏ nhưng Má tui cũng dẫn tui đi cứu trợ nạn nhân cộng sản rồi cưu mang cho những người bỏ ruộng, bỏ nhà dưới quê về thị xã ở cho an toàn. Tui chưa thấy có ai đi về vùng “giải phóng” tránh quân VNCH. Ngay cả bản thân tui cũng chạy nạn cộng sản hai lần, mùa hè đỏ lửa 1972 và mùa xuân quốc hận 1975.

danangchaygiac

Dân chúng thành phố Đà nẳng chạy nạn Cộng Sản khi miền Trung thất thủ đầu năm 1975.

Người dân trốn chạy CS từ Huế vào Đà Nẵng trên tàu Trường Thanh

Chạy bộ rồi cũng hết đường chạy vì cộng sản đặt mìn giật sập cầu thì đành mướn thuyền chạy dọc biển vào Nam.

Chạy nạn cộng sản miết hết đường sống ở VN thì vượt biển chạy đi nước ngoài.

Ông làm ơn kiếm được người nào chạy từ miền Nam ra Bắc (ngoại trừ kiểu “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”) tỵ nạn thì kể cho tui nghe chơi nghe ông Long.

Ông Uwe Simon-Netto, người phóng viên chiến trường người Đức lâu năm tại Việt Nam chứng kiến thực tiễn và viết:

Họ không chạy qua sông Bến Hải về miền Bắc và họ cũng không chạy vào vùng được gọi là giải phóng – ‘giải phóng’ bởi việt cộng. Cho đến giờ phút chót, những người tị nạn chạy vào vùng đất đang bị thâu hẹp dần còn lại của chính quyền Sài Gòn; 2 triệu người chạy vào Đà Nẵng. Đường quốc lộ hướng về Sài Gòn chật kín người chạy nạn làm cản trở cả cuộc tiến công của quân Bắc Việt, và đến hồi kết cuộc thì ‘thuyền nhân’ một số lớn không những bỏ chạy từ miền Nam nhưng từ các cảng miền Bắc nữa. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại có cuộc lưu đày khổng lồ như thế – thời Tàu thời Pháp đô hộ và thời Mỹ. Thế mà họ gọi là giải phóng? Lúc đó tôi ngờ ngợ nhưng bây giờ thì tin chắc rằng lý lẽ đã tử nạn trong cuộc chiến. Và ngay cả trung thực trí tuệ cũng bị sát hại.”[7].

Ông có bao giờ phải chạy giặc không và có chút trung thực trí tuệ[8] nào hay chỉ nhởn nhơ ở Hoa Kỳ đọc tin làm báo cáo láo? Vì ông vẫn chưa tiêu hóa hết cái cặn bã dối trá thời 70 nên đến giờ này đem ra nhai lại?

Rồi ông còn đổ thừa là Mỹ tăng viện trợ kinh tế để biện minh cho vi phạm ngừng bắn bởi quân chính quy miền Bắc và quân MTGPMN. Thì là mà họ bị “buộc” phải tấn công.

Chính phủ Cách mạng Lâm thời (CMLT) xem hành động của Quốc hội Hoa Kỳ (gia tăng viện trợ kinh tế cho miền Nam Việt Nam, 450 triệu USD cho ngân sách 1975, 100 triệu hơn năm 1974) như là một cam kết mới cho chính quyền VNCH. Để đáp trả, quân đội CMLT gia tăng phản công chống lại lập trường quân sự hiếu chiến của Thiệu, và đến đầu tháng Hai năm 1975, tám quận và một tỉnh (Phước Long) rơi vào tay CMLT.”[9]

Ai cũng rõ cái chiến thuật “vừa đánh, vừa đàm”[10] của cs miền Bắc. Đàm cho có, đánh cho được.

Ông còn chạy tội cho quân xâm lược CS Bắc Việt cùng quân MTGPMN “phản công” và buộc tội quân đội VNCH “tấn công”? Ai vi phạm lệnh ngừng bắn tết Mậu Thân, ai vi phạm hiệp định Paris gia tăng vận chuyển chiến cụ vào miền Nam? Ai đem tăng T54, tàu tên lửa[11], pháo 122, 130 li, B40, AK47 vào Nam?

Kinh nghiệm bản thân tôi thì tôi rõ ràng. Nhưng nói chuyện với giới hàn lâm mà không trích dẫn thì má nó khi (dễ), và bị gạt bỏ là không có bằng chứng. Thời đại in-tờ-nét bây giờ thì những thường dân i-tờ như tui cũng không khó nhọc gì tìm ra nguồn trích dẫn. Chắc là trời cao run rủi hay sao mà tui lại tìm được bài báo phân tích nguồn trích dẫn (hay nói đúng hơn là lời thú tội) từ ngay miệng kẻ sát nhân[12].

Ông hoài niệm ngây thơ cụ “mãi mãi tuổi 20” với cái thành phần thứ Ba với cái ảo tưởng rằng nó tựa như một thực thể chính trị có quyền lực và khả năng làm cái kiềng ba chân cho miền Nam Việt Nam. Hang ổ rắn cộng sản miền Bắc đã mưu mô đẻ ra cái bình phong MTGPMN và thâm nhập, giật dây thành phần thứ Ba cho giấc mộng cưỡng chiếm miền Nam rõ ràng trong các tài liệu lịch sử của đảng csvn. Thực tế đã tạt gáo nước lạnh vào mặt và tát vào má của cả miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà ông vẫn còn giả ngơ, làm lơ, phớt lờ sự thật.

Chỉ có những người thiếu trung thực trí tuệ tối thiểu mới sử sự như vậy. Họ là những kẻ trí trá tri thức[13], dùng hào quang “trí thức” để bao biện, bịp bợm cho khuyết điểm sai lầm của họ.

Không ít những thành phần cánh tả Tây phương bừng tỉnh từ cái tát vào mặt sau ngày 30 tháng 4 khi họ hiểu được bản chất của bọn cầm quyền csvn. Joan Baez, người nghệ sĩ cánh tả nhận sai khi biết mình sai và quay lại 180 độ với csvn. Baez đã ra tối hậu thư cho Đại Sứ LHQ của Việt Nam trước khi đăng thư ngỏ lên án chính quyền csvn bất nhân giam cầm, hành hạ cựu quân nhân VNCH và các nhà bất đồng chính kiến[14]. Baez cũng vận động với Tổng thống Carter đương thời cho hạm đội 6 cứu vớt thuyền nhân lênh đênh trên biển cả[15]. Còn kẻ trí trá tri thức như ông thì không nghe, không nhìn, không nói.

Ông phát biểu về thành phần thứ ba thời hậu chiến “Khi Mặt trận giải phóng đánh chiếm miền Nam, thì thành phần thứ ba này cũng bị dẹp luôn.[16]

Coi bộ cái trí trá tri thức, não trạng phẳng của ông không bao giờ đi trật đường rầy nên ông tỉnh queo, làm ngơ, phớt lờ rằng cột trụ cho cuộc chiến tranh đánh chiếm miền Nam là chính quyền Hà Nội, là quân chính quy cs miền Bắc. Sau hiệp định Paris họ đã chuẩn bị sửa sang đường mòn HCM, xây cất khu hậu cần, đường dẫn xăng dầu, tích trữ vũ khí để tấn công cưỡng chiếm miền Nam.[17] Ai dẹp thành phần thứ ba, ai cho MTGPMN về vườn?

Tui xin được gọi ông giáo sư, tiến sĩ Ngô Vĩnh Long là “ông thần” bởi vì ông đã phán những diễn giải mà ngòi bút phù thủy của ông trở thành câu quá ư chắc nịch đầy dữ kiện làm sự thật dường như không thể chối cãi. Vì chỉ có những người từ “trên trời rơi xuống”, không cần nhìn gương chiếu hậu, không mảy may ngó trước ngó lui mới coi người cõi trần này là những thằng dốt. Và đương nhiên chỉ có “ông thần” mới dám phán những kết luận trời ơi đất hỡi đó.

Nếu tôi nhớ không lầm thì ai đó có nói “lịch sử được viết bởi người chiến thắng”. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng lịch sử được viết bởi sử nô phục vụ cho quyền lực đương thời để trở thành chính sử. Và không thiếu những “sự thật” lịch sử được tô hồng bởi người bưng bô.

Theo giới hàn lâm thì bây giờ lịch sử được chia theo ba phương hướng: lịch sử truyền thống, lịch sử xét lại, và dã sử[18]. Bốn thập niên đã qua, một khoảng thời gian đủ để các thành phần cánh tả, các sử gia có thời gian để nhìn lại và nhận xét sự việc một cách khách quan và công bằng hơn cho phe thua cuộc. Keith Taylor, Edward Miller, Nguyễn thị Liên Hằng, Pierre Assalin, v.v… là một số sử gia bắt đầu quan tâm vào lịch sử xét lại để đưa cái nhìn của họ trung thực hơn về Miền Nam Việt Nam.

Cá nhân những người dân miền Nam Việt Nam vượt biên, vượt biển, nạn nhân cộng sản như chúng tôi đã buộc phải viết lên những trang dã sử[19], lịch sử thuyền nhân vì không ai (muốn) viết cho bên thua cuộc.

Riêng ông Long thì “mãi mãi tuổi hai mươi” trong chân lý “từ đó trong tôi bừng nắng hạ”[20] chẳng cần phải nghĩ lại, hay xét lại làm gì cho nó lăn tăn cái lương tâm.

Lúc tui học tiểu học thì được dạy rằng con bò thuộc về loại nhai lại với bao tử 4 phòng. Nó nhai lại bởi vì nó không có nhiều răng (hàm trên không có răng cửa và răng nanh), nhưng lại ăn nhanh nên không thể tiêu hóa cỏ vốn dĩ nhiều chất xơ. Khi được nhiều lần tiếp xúc với các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ qua những buổi tham luận tại trường đại học Washington với sự tham dự của các gs, ts Hoa-kỳ, Việt Nam, và quốc gia khác thì tôi mới khám phá ra có một loài nhai lại khác.

Đó là những con bò trong giới hàn lâm.

Tuy nhiên con bò thì nó chỉ nhai lại những gì nó ăn vào. Còn loại bò hàn lâm thì khác hẳn ở chỗ là họ nhai đi, nhai lại những gì họ thu thập sau khi được mớm bởi thầy cô trong quá trình làm luận án, cũng như nhai đi nhai lại các “tinh hoa cặn bã” trong công trình của đồng nghiệp, đồng sàng đồng mộng cùng phe (tả) và các trích dẫn nguồn không kiểm chứng.

Ông Long tuyên bố “Tôi là nhà phân tích chính trị độc lập, không bao giờ nói dối, luôn nói thẳng suy nghĩ của mình.” Quả thật là ông không nói dối vì ông chuyên trích dẫn có nguồn (đúng hay sai không cần kiểm chứng). Nhưng ông là tên trí trá tri thức bằng cách giả ngơ, làm lơ, phớt lờ sự thật. Ông không hề nhắc đến ổ rắn độc Hà Nội, làm tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế, làm nghĩa vụ quốc tế  tiền đồn phe Xã Hội Chủ Nghĩa gây bao xương máu cho nhân dân hai miền Nam Bắc.

Ai đi xâm lược, ai gây chiến ông đà biết rõ.

MTGPMN, CPCMLT, thành phần thứ ba đều là những bình phong và con rối cho cơn sát máu của nhà cầm quyền Hà Nội mà ông tung hê như là những lực lượng độc lập. Ông không chấp nhận việc “TT Hoa Kỳ Nixon tuyên bố tiếp tục công nhận chính quyền VNCH là chính quyền hợp pháp duy nhất của miền Nam Việt Nam và lời phát biểu của ông Nixon công nhận VNCH là ‘chính quyền hợp pháp duy nhất’ gieo hạt mầm cho một cuộc chiến mới[21].

Ông lên án những phát ngôn của chính quyền VNCH thời bấy giờ “Thành phần thứ ba bị giật dây bởi cộng sản”, “Chính sách 4 không: không công nhận kẻ thù, không chính phủ liên hiệp dưới bất cứ ngụy trang nào, không trung lập hóa thiên cộng ở miền Nam Việt Nam, không nhượng bộ đất đai cho cộng sản”.

Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sử thì nó quả thật hoàn toàn đúng không sai một li. Sau khi đồng minh phản bội bán đứng VNCH cho Trung Cộng thì số phận mất nước bắt đầu trang sử nô lệ nội-thực-dân cs trên toàn đất nước Việt Nam.

Ông Long với nhà báo, điệp viên Phạm Xuân Ẩn là “bạn lâu năm”. Ông Thomas Bass, cũng là bạn ông Ẩn, một lần có hỏi là khi chết ông Ẩn sẽ đi về đâu.

Ông Ẩn cười cười nói rằng ông không lên thiên đàng vì khi sống đã nói láo quá nhiều. Mà chắc ông Ẩn cũng không bị đày xuống địa ngục vì nơi đó đã chật đầy các đồng chí cộng sản rồi. Ngay cả khi chết ông Ẩn cũng yêu cầu “đừng chôn tôi gần cộng sản”.

Về chuyện ông Thomas Bass phàn nàn việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam thì ông Long lại biện hộ: “Trước hết, Thomas Bass là người nước ngoài đến phỏng vấn ông Ẩn, thì ông Ẩn đã kiểm duyệt tới 90% những gì ông đã nói với Thomas Bass rồi, thế thì những gì ông đã nói cho Thomas Bass có thể bị thêm người khác kiểm duyệt, ví dụ trong nước không thích thì cắt thêm 2% nội dung cuốn sách nữa, theo tôi, cũng chả có vấn đề gì. Vấn đề tự kiểm duyệt rất quan trọng. Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy thôi, đều có chuyện tự kiểm duyệt.[22]

Ông Ẩn đã chết rồi nên không ai biết là ông ta có tự kiểm duyệt tới 90% hay không, nhưng có lẽ con số đó hoàn toàn ăn khớp với kinh nghiệm bản thân theo lối sống của ông Long. Thế thì “luôn nói thẳng suy nghĩ của mình” chắc không phải là một lời nói thật.

Ông Phạm Xuân Ẩn dù sống đằng sau bức màn tre chế độ độc tài cs (vì đi vượt biên đôi ba lần không được) nhưng cũng dám nói thật dù chỉ qua câu truyện diễu cợt. Còn ông Ngô Vĩnh Long sống ở xứ tự do nhưng lại trí trá tri thức.

Tuổi của ông cũng chỉ còn mười mươi năm nữa. Ông Ngô Vĩnh Long có bao giờ thử tự trả lời câu hỏi của ông Thomas Bass không?

© 2015 Vietsoul:21

[1] “Four Decades On – Vietnam, the United States and the Legacies of the Second Indochina War”, 2013, Duke University Press

[2] Ngô Vĩnh Long, “Legacy Foretold – Excavating the roots of postwar Viet Nam” in “Four Decades On” (Durham: Duke University Press, 2013). Sách đã dẫn, tr. 16-43.

Ngô Vĩnh Long, Member, Board of Science, Tran Nhan Tong Academy. He is a professor of History at Maine College, Orono, Maine, US. Ngô Vĩnh Long thành viên Hội đồng Khoa học Học Viện Trần Nhân Tông. Giáo sư sử học tại Trường Đại Học Maine, thành phố Orono, tiểu bang Maine, Hoa-kỳ.

[3] Từ đũng quần vươn lên…, gocomay’s blog

[4] Sách đã dẫn, tr. 39. “Authoritarianism has manifested itself not only in repressive measures by the central government but also by widespread abuses of power at all levels of society. Some of the roots of this sorry state of affairs go back to the dislocation, the polarization, and the repression of social and political movements outlines in this chapter. Had the repression of the Third Force not occurred from 1973 to 1975, the politcal legacies of the war might have been quite different for postwar Viet Nam.”

[5] Sách đã dẫn, tr. 20-21. “These local military forces, called by American military men ‘Oriental Minutemen,’ were the Regional Forces, Popular Forces, and the Popular Self-Defense Forces (PSDF). The first two groups were full-time soldiers organized into companies and platoons under provincial and district control, respectively. The third group consisted of part-time militia, supposedly boys and men age fifteen to eighteen or older than fourty-three, operating at the sub-district or village level. In reality, anybody who could carry a gun was good enough for the PSDF.”

[6] “Cách mạng” đưa trẻ em vào chỗ chết làm bia đỡ đạn.

[7]The wrong side won”, Uwe Siemon-Netto

[8] Intellectual honesty, “Intellectual honesty is honesty in the acquisition, analysis, and transmission of ideas. A person is being intellectually honest when he or she, knowing the truth, states that truth.

There are disincentives to intellectual honesty. Academics may find themselves pressured to argue for the stances of their benefactors, including governments and private entities that fund grants (in fact, this is trained into them in education, as the same pressures are exerted by teachers and professors upon their students).”

“Trung thực tri thức là trung thực trong việc thâu thập, phân tích, và truyền đạt ý tưởng. Một người được coi là trung thực tri thức khi họ biết sự thật và nói lên sự thật.

Có nhiều bất lợi, phản khích lệ trong trung thực trí tuệ. Giới hàn lâm có thể thấy chính mình bị áp lực để tranh luận cho quan điểm của các nhà bảo trợ họ, bao gồm cả các các tổ chức chính phủ và tư nhân cung cấp ngân khoản tài trợ (trong thực tế, điều này được huấn luyện trong giáo dục với những áp lực tương tự do các giảng viên và giáo sư tạo ảnh hưởng đến học sinh của mình).”

[9] Sách đã dẫn, tr. 36-37. “The PRG evidently interpreted Congress’s action as a renewed commitment to the RVN regime. In answer, the PRG forces increased their counterattacks against Thieu’s aggressive military stance, and by early January 1975, eight districts and a province (Phuoc Long) had fallen into the PRG’s hands.”

[10] “Vừa đánh, vừa đàm”, Tạp chí Cộng sản

[11]3 tàu tên lửa VN trong chiến dịch mùa xuân 1975”, kienthuc.net

[12]40 năm chân tướng xâm lược bị lật ngửa”, Dân Làm Báo

[13] Intellectual dishonesty, “Some intellectual dishonesty can be subtle. For example, relevant facts and information may be purposefully omitted when such things contradict one’s hypothesis, or facts may be presented in a biased manner or twisted to give misleading impressions.”

Trí trá tri thức, “Một số trí trá tri thức rất tinh tế. Ví dụ, những dữ kiện và thông tin đáng kể (liên quan, phù hợp) có thể bị cố tình loại bỏ khi các dữ kiện đó mâu thuẫn, trái nghịch với giả thuyết đưa ra, hoặc sự kiện có thể được trình bày một cách thiên vị hoặc bóp méo để tạo ra ấn tượng sai lệch.”

[14] Joan Baez’s Open Letter to The Socialist Republic of Vietnam

[15] “Chỉ cần có vài ngày để tổ chức buổi hòa nhạc tại Đài tưởng niệm Lincoln vào ngày 19 tháng 7 năm 1979 và xin giấy phép cho cuộc tuần hành. Tôi viết một lá thư cho TT Carter, trao tận tay cho ông, giải thích rằng cuộc tuần hành không phải là biểu tình phản đối, nhưng đúng hơn là biểu dương hậu thuẫn của người dân Hoa Kỳ cho bất cứ nỗ lực nhân đạo của TT để giúp đỡ thuyền nhân. Tôi đề nghị gởi hạm đội 6 giải cứu thuyền nhân và mời ông tham dự buổi hòa nhạc.

Ông không đến nhưng hơn 10,000 người đến tham dự buổi hòa nhạc. Khi buổi hòa nhạc chấm dứt chúng tôi thắp nến đi tuần hành đến nhà Trắng. Chúng tôi cầu nguyện ngay trước cổng nhà Trắng và sau đó tôi trở lại khách sạn. Tôi trở về phòng khách sạn kịp lúc mở máy truyền hình thấy Jimmy Carter bước qua sân cỏ nhà Trắng và nâng người lên ngay giữa phía sau cổng sắt lớn tuyên bố là ông sẽ gởi Hạm đội 6 đến Biển Đông. Tôi gọi điện thoại hỏi ông Tư lệnh Hải Quân rằng có thật vậy không, và ông nói đúng như vậy, tổng thống sẽ gọi cho tôi vào khoảng 9 giờ sáng ngày mai. Tổng thống gọi và chúng tôi chúc mừng nhau cho mọi việc suông sẻ.”

“It took only a few days to plan the concert at the Lincoln Memorial July 19, 1979, and arrange for permits for a march. I wrote a letter to President Carter, which was delivered to him by hand, explaining that the march was not in any way a protest, but rather a show of support from the American people who would back him in any humanitarian effort he made on behalf of the boat people. I suggested sending the Sixth Fleet out on a rescue mission, and then invited him to the concert.

He didn’t come, but the concert was attended by ten thousand people. When it ended, we marched to the White House carrying lit candles. We prayed at the gates, then I went back to the hotel. I got to my room just in time to turn on the television and see Jimmy Carter come out on the White House lawn, hoist himself up on the inside of the great iron fence, and announce that he would send the Sixth Fleet into the South China Sea. I called the navy undersecretary to see if it was true, and he said it was, and that the President would call me the next morning at around nine o’clock. He did and we exchanged mutual congratulations.”, Hồi ký Joan Baez

[16] RFA

[17]Bảo đảm kỹ thuật trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”, qdnd.vn

[18] Traditional history, revisionist history, and wild history.

[19] Dã sử (một từ ngữ truyền thống Việt Nam và Trung Quốc dành cho lịch sử ngoại biên, không chính thống) là một phương thức tiếp cận lịch sử không dễ dàng trong chu kỳ xét lại-phản xét lại. Theo nguồn gốc và động cơ thì nó đối nghịch với lịch sử chính thống mà quan điểm dân dã (từ dưới lên trên), không chính thức, không được thừa nhận và đạp đổ hoặc (có lẽ quan trọng hơn nữa) không đếm xỉa đến phiên bản chính thức của sự kiện được diễn giải bởi chính quyền.

[20] “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim”, hai câu đầu bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu

[21] Sách đã dẫn, tr. 18. “Nixon … announced that the United States would ‘continue to recognize the government of the Republic of Vietnam as the sole legitimate government of South Vietnam.’ … The statement that Nixon recognized the RVN as the ‘sole legitimate government’ in South Vietnam bore the seeds of a new war.”

[22]Muốn hiểu lịch sử, cần phải hiểu những vấn đề kinh tế“, Báo Lao Động online

Sách: “Voices from the Second Republic of Vietnam” (Tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH)

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Việt Nam on 2015/03/08 at 14:39

Cộng đồng thuộc giới trí thức, nhất là sử gia hàn lâm tại Hoa Kỳ và các nước đã phát triển từ tây sang đông đang dần dần chuyển mình trong các hoạt động có lợi cho lý tưởng của cộng đồng Việt hải ngoại dù rất chậm.

Sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm gần bốn mươi năm, một số nhà nghiên cứu dần tìm cách trườn thoát khỏi vị trí thiên tả đầy định kiến với xã hội miền Nam trước 1975.

Cái định kiến thiên tả (ảnh hưởng và tạo ảnh hưởng dư luận qua phong trào chống chiến tranh, nhất là tại Hoa Kỳ) này đã không ít thì nhiều tạo tác động tiêu cực đến sự phát triển cộng đồng người Việt tỵ nạn CSVN khắp nơi trên thế giới. Những nhà nghiên cứu này hiện phần nào đang tiếp tay chúng ta xây dựng một công trình phục hồi lịch sử và văn hóa miền Nam Việt Nam.

Trong đó có một sản phẩm mới rất giá trị mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây.

Mời quý bạn và quý vị xem sách mà chủ bút là học giả Keith Taylor–tác giả nổi tiếng của quyển “The Birth of Vietnam” (Việt Nam Khai Quốc”)–vừa cho xuất bản:

Voices from the Second Republic of Vietnam” (Những tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH),

Xin được nhắc lại, học giả Keith Taylor là “hiện là giáo sư Khoa Khảo Cứu Á Châu (Asian Studies) ở đại học Cornell, New York. Ông thông thạo tiếng Việt và là cựu chiến binh đã sang đánh trận ở Việt Nam vào đầu thập niên 1970. Quyển “The Birth of Việt Nam” (Việt Nam Khai Quốc) được thành hình từ luận án tiến sĩ của ông (hoàn tất năm 1976 tại đại học Michigan), dựa trên những khảo cứu của rất nhiều tài liệu Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam, cùng những bằng chứng từ những địa thế được khai quật vào giữa thế kỷ 20. Ông ra mắt quyển A Concise History of Vietnam (Lịch Sử Việt Nam Tóm Lược (Cambridge University Press). Gần đây, ông đã xuất bản tuyển tập biên khảo/nhận định Monde du Viet Nam (với Frédéric Mantienne) để tỏ lòng thành đối với Giáo sư Nguyễn Thế Anh (Paris: Les Indes Savantes, 2008).” (http://damau.org/archives/5400) [Toàn bộ bản tiếng Việt của quyển “The Birth of Vietnam” (Việt Nam Khai Quốc) đã được đăng tải trên tạp chí Da Màu]

Đại ý của sách “Những tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH” qua lời giới thiệu của nhà xuất bản:

“Các bài tiểu luận trong cuốn sách này bắt đầu từ một hội nghị chuyên đề được tổ chức tại Đại học Cornell vào tháng Sáu năm 2012. Nhiều kinh nghiệm và quan điểm trình bày đa dạng trong quyển này được viết bởi những người, trong khi đối mặt với một cuộc chiến vô vọng, vẫn đã nỗ lực cùng chính phủ đại diện xây dựng một hệ thống hiến pháp trong khuôn khổ của nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (1967-1975).

Chế độ Việt Nam Cộng Hòa thường được cho là một thực thể tồn tại thống nhất trong suốt hai thập kỷ (1955-1975). Tuy nhiên, chính trị Việt Nam lúc đó thật ra đã xuyên qua một quỹ đạo thời chiến rất năng động chuyển mình từ độc tài (Đệ Nhất Cộng Hòa, 1955-1963) qua thời hỗn loạn (giai đoạn trung, 1963-1967) để thành một thử nghiệm tương đối ổn định có bầu cử dân chủ dưới nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Các thành kiến xưa nay về hai giai đoạn đầu tiên này tại miền Nam Việt Nam thường xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm, kể cả hai loại hàn lâm và phổ thông, và đa số thường là những khắc họa cho một bức tranh châm biếm về một chế độ độc tài tham nhũng và không ổn định. Chưa có mấy ai tìm cách đánh giá những thành tựu trong suốt tám năm đó của nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Các dữ kiện trong tập sách này phản ảnh nhiều kinh nghiệm, quan điểm, và phong cách thể hiện khác nhau. Các hồ sơ này đã cho thấy các mục tiêu và ý kiến của những người trí thức miền Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 thật đa dạng. Sự đa dạng này là lý do căn bản nhất cho việc tham chiến khi so sánh với xã hội toàn trị của miền Bắc Việt Nam.

Các thành kiến rập khuôn giữa người Hoa Kỳ lúc đó và sau này, thậm chí cho đến ngày nay, khi nhận định rằng nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ độc tài nên xứng đáng để đánh bại, dù là một sự vu khống thời cơ nhưng vẫn là một sự vu khống.

Những nỗ lực của miền nam Việt Nam để tạo ra một chính phủ dân chủ dù trong nghịch cảnh là một câu chuyện vẫn chưa cách gì vượt ra khỏi những huyền thoại tư lợi của Hoa Kỳ, những huyền thoại đã liệm chôn đồng minh bị nguyền rủa sỉ vả nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Mục đích biên soạn cho cuốn sách này không phải chỉ để vực dậy tiếng nói của người Việt Nam Cộng Hòa trước khi quá trễ, mà còn cho người Mỹ một lựa chọn cuối, sau gần nửa thế kỷ, hiểu rõ hơn đồng minh của mình—người đồng minh mà hàng ngàn thanh niên Hoa Kỳ đã vì họ mà hy sinh.”

Một vài tác tác giả tiêu biểu trong quyển sách này là cựu đại sứ Bùi Diễm, thẩm phán Phan Quang Tuệ, Đề-đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Phan Công Tâm–cựu nhân viên của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Ông Hoàng Đức Nhã–cựu Tổng-trưởng Dân-vận Chiêu hồi và bí thư cho tổng thống Nguyễn văn Thiệu, cũng đã tham gia hội nghị này và chia xẻ nội dung hội nghị (phần I & phần II) với ông Võ Thành Nhân/đài SBTN-Washington DC.

Đề tài hội thảo “Tiếng nói của Miền Nam: Nhận Xét Quan Điểm của những Vị Lãnh Đạo của Miền Nam” (Symposium Voices from the South: Testimonies from the Last Leaders of the Republic of Vietnam) vào tháng 6/2012 (cũng là đề tài trong quyển sách này) bao gồm các vấn đề như sau:

  • Mỹ Hóa Chiến Tranh Việt Nam (Americanization).
  • Giảm thiểu sự Mỹ Hóa (De-Americanization).
  • Tình báo và phản tình báo (Intelligence and Counter- intelligence).
  • Hải Chiến Hoàng Sa -Trường Sa năm 1974 (1974 Battle of the Paracel Islands against the People’s Republic of China).
  • Chiến dịch an ninh và cảnh sát tại Saigon (security and police operations in Saigon).
  • Dân chủ và sự năng động của hệ thống đa đảng  trong Lập Pháp (democracy and multi-party dynamics in the legislature).
  • Cac nỗ lực cố gắng giữ các tự do như báo chí và hội họp (attempts to guarantee civil freedoms such as freedom of the press and freedom of assembly).
  • Cải cách ruộng đất như đạo luật “người cày có ruộng” (agricultural and rural land reforms).
  • Chiến lược kinh tế (economic strategy).

Quý vị có thể xem hình ảnh của các tác giả trong quyển sách này cũng như của ban tổ chức và ông chủ bút Keith Taylor trong thời gian hội nghị tại Đại học Cornell vào tháng 6 năm 2012 tại Việt Báo. Một số hình ảnh khác và dữ kiện về cuộc hội thảo này sẽ được tìm thấy trong bản tường thuật tiếng Anh, “Voices from South Vietnam at Cornell University” (6/15/2012), của giáo sư François Guillemot, người đại diện cho Viện Khảo Cứu Á Châu tại Lyon, Pháp [Lyon Institute of East Asian Studies (IAO)], đã có mặt tham gia trong hội thảo này.

Nỗ lực giữ quyền kiểm soát về lịch sử quá khứ của Việt Nam

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Việt Nam on 2015/02/02 at 12:29

By Thomas A. Bass
February 1, 2015, at 7:29 PM

Thomas A. Bass là phóng viên nghiên cứu đang giảng dạy tiếng Anh và báo chí tại Đại học Bang New York ở Albany.

Năm năm trước, tôi đã bắt đầu một cuộc thí nghiệm – không phải riêng tôi đưa ra – để nghiên cứu kiểm duyệt ở Việt Nam. Năm 2009, tôi đã ký một hợp đồng xuất bản một cuốn sách của tôi ở Hà Nội. Cuốn sách với tựa đề “The Spy Who Loved Us” (Người điệp viên yêu mến chúng ta) kể về câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn, nhà báo nổi tiếng nhất của Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nam. (Ông kết thúc sự nghiệp của mình với chức vụ trưởng văn phòng tạp chí Time ở Sài Gòn.) Chỉ sau khi chiến tranh thì chúng ta mới biết rằng ông Ẩn là điệp viên cộng sản và phục vụ như là một vũ khí bí mật chết người của Bắc Việt Nam và đã nhận được hàng chục huy chương quân sự.

Người ta có thể nghĩ rằng cuốn sách về một “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” sẽ được xuất bản tại Việt Nam và không gặp khó khăn, nhưng không có gì được xuất bản tại Việt Nam mà không bị kiểm duyệt. Trong suốt 5 năm qua, tôi chứng kiến cuốn sách của tôi bị cắt xén bởi nhiều người. Khi bản dịch cuối cùng được công bố vào năm 2014, tôi bay sang Hà Nội để gặp gỡ những nhà kiểm duyệt – ít nhất là nửa tá người tiếp chuyện với tôi. Đây là những người tốt, những người dũng cảm, những người sẵn sàng thú nhận hiện tình. Đằng sau họ là một cỗ máy không chân diện hoạt động trên toàn cõi Việt Nam.

Những nhà kiểm duyệt của tôi, trong đó có một vài người cũng là biên tập viên và nhà xuất bản cho tác phẩm của tôi, xin lỗi vì những gì họ đã làm. Họ hy vọng mọi việc sẽ được cải thiện trong tương lai, nhưng như hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đang bỏ tù càng ngày càng nhiều các nhà báo, blogger và nhà văn khác, cơn thủy triều đang chảy ngược. Đây là lý do tại sao tôi quyết định đưa một bản dịch chính xác của cuốn sách và công bố cả hai phiên bản (kiểm duyệt và không kiểm duyệt) bên cạnh nhau cùng lúc. Hai văn bản này đã được phát hành trực tuyến vào tháng 11 năm qua, với tổ chức quốc tế Index on Censorship (Chỉ số Kiểm duyệt) thông báo nhiều dữ kiện hơn trong tuần này.

Các nhà kiểm duyệt đã cắt bỏ những gì trong cuốn sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu thích” nước Hoa Kỳ và thời gian ông học báo chí tại California. Ông chỉ được phép “thấu hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Cũng cùng bị cắt bỏ là bất cứ lời chỉ trích nào đến Trung Quốc hay đề cập đến hối lộ, tham nhũng hoặc hành động phi pháp của một phần các cán bộ cầm quyền. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam chiến thắng quân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954, cũng bị cắt ra khỏi những câu chuyện, vì ông đã không còn được ưa chuộng (trong đảng csvn) trước khi ông qua đời vào năm 2013.

Những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam đã bị cắt bỏ: Chiến dịch Tuần lễ vàng năm 1946, khi Hồ Chí Minh đã hối lộ một khoản tiền lớn cho Trung Quốc để họ rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam; chiến dịch cải cách ruộng đất thất bại trong những năm 1950; làn sóng vượt biên của “thuyền nhân” sau năm 1975; cuộc chiến tranh năm 1978 tại Campuchia; cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 chống lại Trung Quốc. Các cuộc nam tiến, hành trình viễn chinh về phía nam của tộc Việt dọc Trường Sơn, chiếm cứ lãnh thổ trước đây của người Thượng, dân tộc Chăm, Khmer và các “dân tộc thiểu số” khác cũng bị cắt bỏ. Ý nguyện của ông Ẩn được hỏa táng và tro cốt trải xuống sông Đồng Nai đã bị xóa bỏ. Thay vào đó là chi tiết khung cảnh mô tả tang lễ của nhà nước với lời ca tụng của người đứng đầu tình báo quân sự.

Ngoài ra còn có một danh sách dài các “lỗi” trong bản dịch Hà Nội, mà biên tập viên Việt Nam của tôi hoặc đã thực sự hoặc cố ý hiểu lầm, chẳng hạn như “nhà chấp bút”, “phản bội”, “hối lộ”, “gian hoạt”, “khủng bố”, “tra tấn”, “tổ chức bình phong”, “dân tộc thiểu số” và “trại cải tạo”. Người Pháp không được phép có bất cứ điều gì truyền lại cho người Việt. Mỹ cũng không có gì cả. Việt Nam chưa bao giờ tạo ra làn sóng người tị nạn mà chỉ tạo ra người định cư. Các trích dẫn về cộng sản như “vị thần thất bại” bị cắt bỏ. Lời của ông Ẩn tự nhận mình là một người có bộ não Mỹ trong thân thể Việt đã bị cắt. Thực ra, tất cả các câu khiêu hài biếm của ông đều bị cắt bỏ, chưa kể đến lời phân tích của ông về cách người cộng sản thay thế nhà nước cảnh sát của Ngô Đình Diệm với một nhà nước công an của họ. Đến cuối cuốn sách của tôi, toàn bộ trang ghi chú và các nguồn trích dẫn đã bị biến mất.

“Trong thực tế, những thay đổi hiểm độc nhất xảy ra ở cấp độ ngôn ngữ.” (Thomas Bass)

Trong thực tế, những thay đổi hiểm độc nhất xảy ra ở cấp độ ngôn ngữ. Ông Ẩn sinh ra ở ngay vùng ngoại ô Sài Gòn. Ông là một người dân ở miền Nam. Nhưng ngôn ngữ của miền Nam và các chuyên từ văn hóa khác đã bị gọt tỉa ra khỏi văn bản và thay thế bằng ngôn ngữ của người miền Bắc chiếm cứ Sài Gòn năm 1975. Kiểm duyệt liên quan đến việc kiểm soát chính trị và sự khẳng định quyền lực, nhưng trong trường hợp này nó cũng liên quan đến việc kiểm soát ký ức, lịch sử và ngôn ngữ.

Tôi không trách cứ bất kỳ khó khăn đặc biệt khi viện dẫn những sự kiện này. Các tác giả người Việt bị dồn vào câm lặng và cuộc sống lưu vong đã phải chịu đựng đau đớn hơn nhiều. Tôi chỉ muồn khơi bật về thực tế của một chế độ cố quyết bảo vệ đặc quyền của họ. Ở Việt Nam, cả quá khứ và cách bạn nói chuyện về nó đều là tài sản của nhà nước.

Nguồn: Vietnam’s concerted effort to keep control of its past

VĂN NGHỆ SĨ NÊN HỌC HỮU LOAN ĐỂ GIỮ CHÍNH KHÍ TRƯỚC BẠO QUYỀN

In Cộng Đồng, Lịch Sử, Việt Nam, Văn Chương on 2014/08/14 at 17:58

Hạnh Trần: Tặng các bạn câu chuyện về một tình yêu và bản năng tồn tại vô song trong bối cảnh lịch sử ngặt nghèo của Việt Nam. Một truyện hư cấu có giàu tưởng tượng đến đâu cũng không thể hay hơn

Chân dung nhà thơ (wikipedia)

Lời tự thuật của HỮU LOAN, tác giả “MÀU TÍM HOA SIM”

MÀU TÍM HOA SIM
(Nguyên văn của tác giả)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…


Nhưng không chết

người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…

Một chiều rừng mưa

Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…

Màu tím hoa sim, tím tình trang lệrớm

Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)

Hữu Loan

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.

Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.

Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ” Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..
Có lần tôi kể chuyện ” bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ …

Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo! Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …

Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ” soạn kịch bản”.

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.

Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn …

Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.

Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!

Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …

Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi …

Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!

Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.

Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.

Năm 1988, tôi ” tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.

© Hữu Loan