vietsoul21

Archive for Tháng Tám, 2008|Monthly archive page

Little Saigon Fire Sale !!!

In Cộng Đồng, LittleSaigon - Seattle on 2008/08/29 at 20:04

Below are the excerpts and rebuttal comments on the draft of Attachment F—the Statement of Support for the Dearborn Coalition Project. Dearborn Street Coalition for a Livable Neighborhood (DSCLN) appears in hurry yet secretive to ensure the Seattle City Council approval for the necessary applications and petitions of the Dearborn Big Box Mall.

EXCERPT REBUTTAL COMMENT
– At least 200 units of affordable housing, including 120 units affordable at 50% of median income. – A Vietnamese senior receives about $700.00 a month, or a couple get a yearly income of $16,800, around 30% of median income, would have no chance to afford the rent.
– $2 million to support Little Saigon businesses, nonprofit organizations, and neighborhood traffic improvements. – There is no disclosure on how the fund would be divided between the three areas. The CBA doesn’t spell out details as how the merchants would be supported, direct disbursement or via a third-party entity, or based on what criteria, and who would decide the criteria and ratio, etc… Let’s say that ¼ of the fund is for traffic improvement, ¼ for the non-profit organizations, and ½ for the Little Saigon merchants. If the fund would have directly disbursed equally to 100 or so merchants in the 5-10 year time frame, how much then each merchant would get, roughly $80 a month?
– Public use of plaza space for community events. – The CBA doesn’t spell out that this would be free-of-charge use of the facility or there is a usage fee of facility. Would any Vietnamese organizations want to hold an event there or afford the fee?

Such little “benefits” for the Vietnamese community are hardly compensated for an enormous loss of cultural space, history and pride (“Though Little Saigon isn’t a very rich area, it is a little piece of land that represents our past, present, AND future”, Tracey Wong, ID youth’s open letter on July 21, 2008, against the Dearborn Mall Project).

Our neighborhood, our house is on fire but some people try to salvage the feed in the trough!

Bài cập nhật sau khi có tin tức chính thức trên báo chí mạng chính thống: “Xẻ cái bánh vẽ”

Những cuộc “đi đêm”

In Cộng Đồng, LittleSaigon - Seattle on 2008/08/29 at 20:02

Seattle, ngày 29 tháng 8 năm 2008

 

Đã hơn hai tháng sau buổi Sân Khấu Kịch Nghệ Ngoài Trời khi các cuộc thương lượng ngõ tắt giữa Liên Minh Dự Án Đường Dearborn Tranh Đấu Cho Khu Cư Dân Sinh Động (Dearborn Street Coalition for a Livable Neighborhood, viết tắt là DSCLN) và tập đoàn xây cất Ravenhurst/TRF Pacific lần đầu tiên được vạch trần ra cho cộng đồng biết. Cách hành xử của nhóm này đã lộ diện. Họ đã muốn quên đi công sức nhiều ngày tháng của đám đông thầm lặng, trong đó đa số là những người nghèo làm thuê mướn. Họ xóa bỏ ký ức công việc của những bàn tay giúp đỡ họ, ví dụ như thành phần đa số sinh viên trẻ gốc Việt, dùng thành tích của các sinh viên thuộc hội Vietnamese Student Association of Washington—nhóm đã giúp họ lấy được 4.000 chữ ký hỗ trợ cho cuộc biểu tình tháng tư năm 2007 để chống lại tập đoàn xây cất. Họ muốn phủi tay những thực lực năng nổ trọng yếu này đã góp sức lại không hề kể ơn và giúp họ ngồi vào bàn đại diện thương lượng. Lợi dụng sức mạnh đám đông vô vụ lợi này họ đã tạo được bàn đạp rồi âm thầm đi đêm.

Tuy nhiên vì các cuộc thương lượng ngõ tắt này dần dần không thật sự mang lợi ích cho mọi người và cộng đồng như thuở đầu, một số thành viên của DSCLN chính trực đã rời bỏ Liên Minh. Tổ chức phát triển cộng đồng InterIm kỳ cựu và uy tín cho người Á Châu/Thái Bình Dương trong thành phố, nhất là ở khu International District hay gọi tắt là khu ID (bao gồm Phố Tàu, Phố Nhật, và Tiểu Sài Gòn), và một thành viên chính của DSCLN là hai nhân tố quan trọng cũng chính thức ra khỏi Liên Minh từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2008.

Thế nhưng từ đó đến nay những cuộc đi đêm vẫn tiếp diễn. Lần này chỉ còn vỏn vẹn bốn thành viên, WaVA (với tên tiền thân là VAEDA), Puget Sound Sage, Jackson Place Community Council, và The Laborers Union đã họp kín hoặc bỏ nhỏ riêng rẽ với từng tổ chức trong DSCLN. Họ tìm cách chiêu dụ từng nhóm một để tạo ra nghi ngờ xé lẻ, hay gợi chất vấn giả mạo về những nhân tố đã rời khỏi liên minh hoặc những ai lên tiếng phản kháng thái độ và hành xử không công khai của họ. Mục đích tối hậu chỉ là mong đạt được sự đồng thuận từ những nhóm có tiếng mà không có miếng còn sót lại để cùng họ chấp nhận một Thoả Ước Lợi Ích Cộng Đồng (Community Benefits Agreement, viết tắt là CBA) với tập đoàn xây cất. Ngược lại, họ vẫn khăng khăng nhất định từ chối lời đề nghị của tập đoàn xây cất trong việc công khai hóa việc ký kết thỏa hiệp với nhau một khi có xảy ra. Họ chỉ muốn thông báo sơ trên báo chí khi mọi sự đã rồi.

Riêng trong cộng đồng người Việt, phòng thương mại người Mỹ gốc Việt–với tên gọi rất kêu là “Washington Vietnamese-American Chamber of Commerce” (WaVA) mặc dù chỉ có vài người cầm cờ lèo tèo–đã hợp cùng một vài cá nhân vấn kế khác tung ra một cái bánh vẽ rất nổ. Họ đưa ra số ước lượng bồi hoàn hấp dẫn cỡ “vài triệu” kèm với một “trung tâm văn hoá”, hay “nhà cộng đồng” để dụ dỗ, chài mồi nhiều tổ chức. Cùng với các nhóm liên kết ngấm ngầm khác, họ nhất định tìm mọi cách phân hoá cuộc tranh đấu chung bảo tồn văn hoá khu thương mại Tiểu Sài Gòn. Vì vậy đã có người hoặc tổ chức trở mặt làm ngơ đứng bên lề, hoặc khoanh tay phán xét rằng “phe” nào thắng thì ta theo, miễn có lợi hay tạo tiếng tăm cho ta là được. Họ đâu biết thỏa ước hạng bèo này chỉ mang một chút ít lợi nhuận không danh chánh ngôn thuận cho cá nhân hoặc tổ chức riêng.

Trên thực tế, tiền bán thí đường phố chưa hề được định đoạt bởi các nghị viên do những rào cản chính trị và pháp lý thưa kiện phức tạp. Hơn thế nữa, quỹ này chỉ có quyền được xử dụng cho lợi ích công cộng với sự đồng ý hợp thức hóa từ nhiều cộng đồng chứ không phải chỉ cộng đồng Việt đơn chiếc mà thôi. Tựu hình chung, hiện tượng suy nghĩ cục bộ, phe phái tỉnh lẻ này dĩ nhiên sẽ dẫn đến sự vong tàn của cộng đồng Việt là thiểu số di dân mới nhất trong khu phố ID. Cộng vào đó là những con sán lãi trong khúc ruột ngàn dặm này đang nhăm nhe hút hết tài nguyên, sinh khí của cộng đồng.

Vào đêm thứ tư ngày 27 tháng 8 vừa qua, nhóm này đã tranh thủ thông qua bí mật cái thỏa ước CBA bèo này, và muốn tiến hành gấp gáp việc ký kết sắp tới với tập đoàn xây cất. Với lời lẽ ngụy biện và các dữ kiện không chứng cứ, nhóm này đang tìm cách vận động chữ ký với các thành viên khác trong Liên Minh và sẽ gởi về Hội Đồng Thành Phố văn bản của họ. Điều đó không có nghĩa là mọi chuyện sẽ xong xuôi vì hiện đang có đơn kiện thành phố về Sử Dụng Đất (land use) sẽ đưa ra xét xử trong cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Một văn kiện sơ thảo quan trọng, Phụ đính F, tạm dịch là Chứng Từ Ủng Hộ Dự Án Dearborn (Attachment F, Statement of Support for the Dearborn Project) của DSCLN sắp hoàn tất gởi tới Hội Đồng Thành Phố vừa mới được tiết lộ ngoài ý muốn của họ. Chúng tôi xin phân tích sơ khởi tài liệu này để mọi người có tin tức cập nhật mà tự suy xét. Được biết hiện nay tổ chức Puget Sound Sage đang cổ động và cầm cờ thay thế WaVA. Số tiền bồi hoàn thay vì hổ trợ phát triển cộng đồng và tiểu thương thì dùng để trả tiền chi phí cho luật sư. Nhóm Sage là chủ chốt thương lượng với tập đoàn xây cất và soạn thảo tài liệu. Hoạt động của tổ chức này thiên về công ăn việc làm và lương bổng. Có nghĩa là một nửa đầu não của DSCLN, Sage và The Laborers Union, chỉ vận động cho các lợi ích liên hệ đến lao động và nghiệp đoàn. Vì vậy những lợi ích cụ thể nắm chắc của họ đã phản ánh rạch ròi trong Thoả Ước Lợi Ích Cộng Đồng CBA này.

Còn cộng đồng người Việt thì hưởng được gì trong CBA đó?

 

ĐOẠN TRÍCH PHẦN PHẢN LUẬN
– Hai triệu đồng để hỗ trợ cho tiểu thương gia ở khu Tiểu Sài Gòn, các tổ chức bất vụ lợi, và chỉnh trang lưu thông xe cộ. – Số tiền này không được trình bày chi tiết là bao nhiêu sẽ dành cho chỉnh trang, bao nhiêu dành cho tổ chức bất vụ lợi và bao nhiêu cho thương gia. Bản thỏa hiệp không hề vạch ra rõ ràng là các tiểu thương sẽ được hỗ trợ như thế nào, trực tiếp đưa tiền mặt hay chi phí qua một cơ quan trung gian, dựa vào tiêu chuẩn ra sao, ai sẽ định đoạt tiêu chuẩn và số lượng, v.v…. Hãy thử làm tính theo tỉ dụ ¼ dành cho chỉnh trang lưu thông, ¼ dành cho cơ quan thiện nguyện, và ½ dành cho tiểu thương. Nếu phân phát trực tiếp chia đổ đồng cho 100 tiểu thương, trải dài trên 5-10 năm thì các tiểu thương sẽ nhận được bao nhiêu, độ $80 một tháng?
– Quyền xử dụng không gian công cộng của khu siêu thương mại cho các hoạt động cộng đồng. – Bản thỏa hiệp không hề cho biết là việc xử dụng sẽ hoàn toàn miễn phí hay là mọi người phải trả lệ phí khi xử dụng. Hơn nữa, nhóm đoàn nào của cộng đồng Việt Nam muốn sinh hoạt nơi đó hoặc có khả năng trả lệ phí này?
– Dự trù dành 200 căn gia cư vào loại có thể “kham nổi” (affordable) [không phải là loại cho “lợi tức thấp”] trong đó có 120 căn dành cho người với thu nhập 50% chỉ số gia đình thu nhập vào hạng trung. – Người cao niên lãnh trợ cấp An Sinh Xã Hội (Social Security) khoảng $700 một tháng, gia đình 2 người lương bổng độ $16,800 một năm thì chỉ mới thuộc khoảng 30% thu nhập hạng trung, sẽ không có khả năng để trả tiền nhà ở đó.

 

Một điểm quan trọng nhất của gói lợi ích (benefits package) vận động bởi DSCLN là bảng hiệu treo lủng lẳng trị giá từ 4 tới 8 triệu bồi hoàn cho việc nhượng bỏ đường phố (street vacation). Họ loan tin rằng Thị Trưởng thành phố đã “hứa” nhưng cần phải vận động các nghị viên hội đồng thành phố phê chuẩn. Chắc họ đã cố tình quên hoặc không muốn nhớ đến bài học 33 năm về trước khi Hoa-kỳ phủi tay không trợ cấp cho Việt Nam Cộng Hoà dẫn đến việc chúng ta mất nước. Hiệp định Paris và ký kết (lắt léo) giữa hai quốc gia đã bị khinh thường không được tôn trọng thì đáng gì một vài lời hứa hảo tức thời của các nghị viên “kiếm phiếu” ở Seattle. Việc chia chác và sử dụng đều nằm trong tay của nhóm họ do Puget Sound Sage cầm cán. Hy vọng gì từ đó! Trong cái máng ăn mà tập đoàn xây cất đổ ra đó chúng ta thấy chỉ lợn cợn vài cọng rễ rau.

Than ôi, nhà cháy thì không lo nhưng có người lại đi ôm cái máng!

 

 

 

Bản tiếng Anh: Little Saigon Fire Sale!!! (English)

**************************

Các bài viết liên hệ khác:

Bài cập nhật sau khi tin chính thức loan tải trên mạng chính thống:“Xẻ cái bánh vẽ”

Thư phản hồi về cuộc họp ngày 29/6/2008: “Little Saigon: Phố nhà hay phố ma?”

Talawas: Những cái nhập nhằng không tên (Chuyện cộng đồng Việt hải ngoại rối rắm sau 30 năm)

Bài viết về sinh hoạt cộng đồng Việt địa phương: “Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA (1)”

Bài viết về sinh hoạt cộng đồng Việt địa phương: “Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA (2)”

Lời ngỏ: “Chữ Ký trên thư kiến nghị gởi cho DPD ngày 31/7/2008”

Bài viết mới cho chủ bút báo International Examiner: “Phản hồi bài của Quang Nguyễn ngày 8/8/2009”

30 phút với nghị viên thành phố Seattle

In Cộng Đồng, LittleSaigon - Seattle on 2008/08/22 at 16:51

Nguyễn Hiếu • 22.08.08

Sáng thứ Sáu, 22 tháng 8 vừa qua, 7 em thanh thiếu niên trong nhóm Sứ Giả Trẻ Quốc Tế (International Young Ambassadors) [i] cùng với anh Thế-Anh và cô Quỳnh-Trâm đến gặp hai nghị viên thành phố Seattle, Tom Rasmussen và Sandy Clark.

Buổi họp đầu với nghị viên Tom Rasmussen, ông hỏi các bạn thanh thiếu niên ở đâu, có quan tâm gì về Tiểu Sài Gòn, phố Tàu. Ông hỏi cả nhóm khu vực quan tâm ở đâu cũng như số chủ đất và số người thuê cửa hàng là bao. Nhóm đã giải thích cho ông biết vùng chủ yếu quan tâm đến người Việt/Hoa là khu vực ID kéo dài xuống Rainier/Dearborn, qua MLK phiá nam Seattle. Nhóm cũng cho biết tỉ lệ người làm chủ đất là 15% so với 85% tiểu thương thuê mướn mặt bằng.

Em Trường Nguyễn nói đến khó khăn của tiểu thương, dẫn ví dụ quán Mai Thảo mới mở không lâu nhưng vì giá mướn tăng quá cao nên họ phải đóng cửa tiệm ở khu thương mại Pacific Rim trên đường Jackson.

Anh Thế-Anh trình bày viễn cảnh các tiểu thương Việt/Hoa bị đẩy bật dời chỗ (displacement) như đã từng xảy ra đối với người Mỹ da Đen bị đẩy bật ra khu Central Area khi tiến trình chỉnh trang đô thị (gentrification) những khu nghèo sập xệ. Ông hỏi có cần công viên cho khu ID và đề nghị đi bầu ủng hộ cho Đề Xuất Vì Công Viên (Pro-park Measures).

Một câu hỏi làm mọi người hơi khựng lại vì đó có lẽ là quan tâm hàng đầu của dân cư dòng chính, nhưng ít để ý bởi người thiểu số. Tuy nhiên, nhóm đặt lại câu hỏi cho ông là ai ai cũng muốn có công viên, sân chơi trẻ em nhưng vấn đề là ở việc xử dụng và phân phối ngân qũy. Thực tế ngân quỹ của thành phố chi dùng phân phối cho những cộng đồng sang giàu như Lake Union, East Lake trong khi những khu vực nghèo như MLK, White Center, Little Saigon thì không được tu bổ, chỉnh trang. Chỉ cần nhìn vỉa hè, lề đường bể nát, khập khiểng không an toàn cho người đi bộ ở Tiểu Sài Gòn là biết rõ. Một em dẫn chứng đến việc thành phố chi phí trên $150,000 để lau chùi cửa kiếng thư viện trung tâm nhưng đã bỏ bao nhiêu cho Tiểu Sài Gòn để giúp đỡ tiểu thương hoặc chỉnh trang khu phố.

Cuộc họp với nghị viên Sandy Clark rất ngắn trong vòng 15 phút. Bà Sandy Clark và ông Dan phụ tá cùng họp đi thẳng ngay vào vấn đề quan tâm đến tái phân vùng khu vực Tiểu Sài Gòn. Bà Sandy Clark hỏi mọi người đã nghiên cứu đề án Livable South Downtown (LSD) chưa và thấy có gì thiếu sót, điều gì được và không tốt đối với cộng đồng. Bà yêu cầu mọi người trong nhóm đọc, nghiên cứu rõ về công trình LSD.

Nhóm phản ảnh lại là đề án Livable South Downtown không được phổ biến, giải thích rộng rãi trong cộng đồng. Những người tiểu thương Tiểu Sài Gòn cũng như Nam Seattle bận bịu để sinh tồn không hề biết tới cũng như không có khả năng chuyên môn để tìm hiểu đề án này ngay cả nếu có thời gian. Bà Sandy Clark cho biết là có người Việt đại diện cộng đồng tham gia trong ủy ban tham vấn cho kế hoạch..

Nhóm giải thích cho bà biết là có hai người Việt nằm trong ban tham vấn Vision 2030, nhưng Quang Nguyễn và Lam Bo (Bửu Lâm/Lâm’s Seafood) không phổ biến và tham khảo ý kiến chung rộng rãi trong cộng đồng. Bà Sandy nói thêm là cộng đồng Việt Nam chia rẽ (split) nên khó biết ý nguyện chung.

Đây là một luận điệu thường xuyên được dùng để biện minh cho thái độ bỏ ngoài tai ý kiến không thuận và chỉ làm việc với những người thân cận, quen biết đồng ý với chính sách và tiếp tay với họ mà chính một số người Việt cũng đã dùng luận điệu này

Nhóm lập tức đặt ngược câu hỏi trở lại cho bà Sandy là ngay cả cộng đồng cư dân Mỹ trắng cũng vẫn có những ý kiến trái ngược nhau thế nhưng không bị gán cho cái từ “chia rẽ” nên không thể dùng lập luận là cộng đồng Việt Nam chia rẽ để làm ngơ không màng tới. Lập luận này có hơi hướng phân biệt và kỳ thị.

Bà Sandy làm lơ chuyển sang nói vuốt là ở mọi cộng đồng đều có bất đồng ý kiến giữa người mướn (renter) và người chủ (owner). Em Vinsey bày tỏ cảm tưởng là khu Tiểu Sài Gòn, Phố Tàu là bằng chứng gốc rễ, lịch sử của người di dân thiểu số và em có được sự phấn khởi, cảm hứng qua những phấn đấu của ông bà cha mẹ gầy dựng. Họ đã bỏ hết công sức để gây dựng khu phố thương mại tuy không hoành tráng nhưng sinh động, nhộn nhịp, đa dạng nếu bây giờ bị tiêu tán thì các em sẽ mất niềm tin vì sự phấn đấu của mình cũng chẳng đạt được gì.

Điều cần biết là dự án khu siêu thương mại vùng (urban super-regional mall) này là một công trình xây cất lớn nhất tại Seattle. Việc nhượng bỏ đường phố (street vacation) cho nhà thầu tư nhân sẽ là sự chuyển nhượng đường phố công cộng lớn nhất chưa từng xảy ra ở Seattle. Vì thế ảnh hưởng của nó rất lớn đến khu phố Tàu và Tiểu Sài Gòn: Mất cảnh quang đặc thù văn hóa, tắc nghẽn giao thông, tăng giá mướn mặt bằng và nhà ở, giảm an toàn cho người bộ hành, v.v…

Tuy nhiên có những nhân tố sẵn sàng thoả hiệp để đạt được một chút ít nào đó riêng đánh đổi cho cái mất chung to lớn của cộng đồng. Một cái bánh vẽ hứa hẹn bồi hoàn “to lớn” như “Nhà Văn Hoá”, “Trung Tâm Cộng Đồng”, vài “triệu đồng” trên bề mặt và một chút ít lợi nhuận thực đằng sau cho cá nhân hoặc tổ chức riêng. Chắc người ta đã cố quên hoặc không muốn nhớ bài học 33 năm về trước khi Hoa-kỳ phủi tay không trợ cấp cho Việt Nam Cộng Hoà và chúng ta đã mất nước. Hiệp định Paris và ký kết (lắt léo) giữa hai quốc gia cũng còn không được tôn trọng thì đáng gì một vài lời hứa hảo của các nghị viên “kiếm phiếu”.

Cuộc họp ngắn gọn dưới 30 phút với hai nghị viên thành phố Seattle cho thấy một hố ngăn cách biệt lớn về cái nhìn giữa nghị viên và người Việt đối với Tiểu Sài Gòn, Phố Tàu, và Phố Nhật (Little Saigon, Chinatown, and Japantown) trong khu vực International District. Chúng ta quá xa lạ với các nghị viên dù toà thị chính chỉ cách Tiểu Sài Gòn chưa đầy 1 dặm. Những nhu cầu và quan tâm của cộng đồng người Việt không hề được biết tới. Ông Tom còn tự hỏi là không biết có được tiếp (welcome) khi đi đến đó không. Riêng 30 phút ngắn đó đối với các em là một kinh nghiệm, một thái độ ứng xử quyền công dân, và một niềm tự tin vào tranh đấu cho quyền lợi bản thân và cộng đồng.

[i] Các em trong nhóm International Young Ambassadors có gốc gác là người Hoa, Việt gốc Hoa, và Việt Nam. Một số em đã sinh hoạt trong chương trình Lãnh Đạo Trẻ muà Hè hàng năm do Tuần Báo Á Châu vùng Tây Bắc tài trợ.