vietsoul21

Archive for Tháng Tám, 2011|Monthly archive page

Phó thường dân (11): Luật Lệ(nh) …

In Chính trị (Politics), Tạp văn, Việt Nam on 2011/08/30 at 21:00

“Trong các nước dân chủ, tự do thì luật pháp là để cho dân, vì dân, tạo điều kiện cho công dân thực thi quyền bất khả xâm phạm (ngôn luận, tín ngưỡng, tụ tập, lập hội, báo chí, v.v…) của mình. Còn ở các nước độc tài thì luật lệ(nh) là cho những tên độc tài và các tên cai trị của chế độ để khống chế, áp bức, và tước đoạt quyền người dân.”

[tiếp theo kỳ trước: (1) Anh tám hồ hởi (2) Nôị-thực-dân (3) Sợ (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông (5) Con dân – con cá – cò mồi (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng (7) (Vô) Hậu  (8) Gió mưa là chuyện của trời …  (9) Vô liêm sỉ – man rợ (10) Phế-anh-hùng (12) Nhà em có nuôi một con két … (13) Cái nhà là nhà của ta … (14) Mèo – thỏ (15) phố vẫy (16) Mít tờ Đàm và Bác Hồ (17) Nín thở qua cầu]

Trong chuyến ngao du thủ phủ Tiểu Sài Gòn (Little Saigon, California) của người Việt Nam tỵ nạn tháng tám vừa rồi, phó thường dân tui có đi dự một buổi họp có phần điều trần công cộng của Ủy ban giám sát Quận Cam (Board of Supervisors – Orange County)[1]. Đây là buổi họp vào thứ Ba hàng tuần mở rộng cho cư dân trong quận tham dự để có thể đóng góp ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho các ủy viên giám sát về các đề mục trong chương trình nghị sự. Sau khi ngồi hơn 3 tiếng đồng hồ trong buổi họp khá dài, phó thường dân tui nhận xét thấy tinh thần dân chủ được thực thi rất là cụ thể và rõ ràng.

Theo điều lệ sinh hoạt buổi họp mở rộng của Ủy ban giám sát thì mọi cư dân có thể gởi kiến nghị về một vấn đề (trong phạm vị trách nhiệm của quận và Ủy ban) trước đó hai tuần để được duyệt cho vào chương trình nghị sự. Khi các mục trong chương trình nghị sự được đưa ra bàn luận thì cư dân có kiến nghị cũng như nhà chức trách của quận liên quan đến vấn đề được quyền trình bày và diễn giải vấn đề trong thời gian quy định (3 phút), tiếp đến là ủy viên đặt câu hỏi (nếu có) đến cư dân và người đại diện chức trách, và sau cùng (nếu cần) là các ủy viên lên tiếng thuận, chống, hoặc tránh (abstain) quyết định.

Tất cả kết quả bỏ phiếu cho mọi quyết định của các ủy viên đều được đăng tải (posted), lưu trữ (archived), và trở thành hồ sơ công khai (public records). Chính quyền có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ công khai này và phải cung cấp cho bất cứ công dân nào khi họ yêu cầu.

Tham dự buổi họp thì chỉ cần đi tới phòng họp và tự động vào. Không ai xét hỏi căn cước, chứng minh thư gì cả.

Người tham dự buổi họp có thể ghi danh đóng góp ý kiến cho các mục trong chương trình nghị sự có phần điều trần công cộng (public hearings)[2]. Ghi danh phát biểu ý kiến trong điều trần công cộng thì chỉ cần điền tên và số đề mục của chương trình nghị sự, ngay cả địa chỉ cư ngụ thì cũng tùy ý không bắt buộc phải cung cấp.

Mỗi người ghi danh được phát biểu ý kiến trong vòng ba phút (giới hạn để đảm bảo mọi người được tham gia). Nếu số người ghi danh quá nhiều cho phần điều trần công cộng thì để đảm bảo thời gian chủ tịch ủy ban giám sát phải trì hoãn lại các đề mục thứ yếu cho buổi họp sau. Khi đến lượt thì người phát biểu xưng tên và có thể chỉ nói ngắn gọn ủng hộ hoặc chống đối hay đưa ra những lý lẽ, tình tiết cho ý kiến của mình.

Dân chủ ở đây sao thiệt là dễ hiểu, đơn giản và không nhiêu khê, rắc rối, trục trặc, láo lếu theo kiểu dân chủ cuội dưới nhãn hiệu “dân chủ tập trung”, “dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” mà chế độ độc tài ra rả quảng cáo. Dân chủ củ khoai thì có!

Còn hổm rày phó thường dân tui cứ phải đọc, nghe về cái gọi là “tuân thủ” luật pháp, luật lệ, “đồng thuận” của các tờ báo đảng và đài truyền hình thiệt là bắc mệt. Cho là họ “nói như vẹm” mập mờ đánh lận con đen, đánh tráo chữ nghĩa và ý tưởng thì thiệt hổng có trật chỗ nào.

Thử nghe em Phương Nga hót “nhà nước pháp quyền”, “tuân thủ theo quy định của pháp luật” và “để bảo đảm trật tự và an toàn xã hội”[3] rồi thì tay Nguyễn Việt viết “tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật”, “Nghị định Chính phủ là một văn bản quy định pháp luật các công dân bắt buộc phải tuân thủ.”[4]

Quả đúng là người dân ở bất cứ nước nào cũng đều phải tuân theo pháp luật. Thế nhưng (chết người ở cái nhưng này) ở chế độ CSVN thì có cả rừng luật mà bạo quyền sử dụng như luật rừng. Rừng luật ở chỗ là không ít luật thì vi hiến mà vô số luật lại chồng chéo, đầu gà đít vịt. Còn sử dụng luật thì lại theo kiểu luật rừng, chỉ thị miệng với toà án bỏ túi (kangaroo court).

Cô Phan Thanh Nghiên tuân thủ theo “luật pháp” đăng ký biểu tình không được phép nên toạ kháng trong trật tự ở nhà thì cũng bị xử tù. Anh Cù Huy Hà Vũ theo “pháp luật” gởi đơn kiện Thủ Tướng thì cũng bị treo án “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Luật cái mả … chúng nó chứ luật pháp gì! Mà ngay cả hiến pháp thì cũng đã bất hợp pháp[5] thế nên tất cả mọi luật lệ đều là sổ tuẹt.

Ở xứ sở Hoa-kỳ phó thường dân tui ở thì đa số các thị trấn, thành phố, địa phương không có điều lệ, sắc lịnh (ordinance) phải ghi danh/đăng ký(register) để biểu tình. Chỉ ở những thành phố lớn hoặc địa điểm quan trọng đặc biệt thì có điều lệ, sắc lịnh về biểu tình (cho số đông) để bảo đảm an ninh và trật tự. Ngay cả tại các nơi có điều lệ về biểu tình thì cá nhân hoặc các nhóm biểu tình nhỏ cũng chẳng cần ghi danh/đăng ký.

Mục đích chính về việc ghi danh biểu tình là để cơ quan chức trách chuẩn bị nhân sự để bảo đảm an toàn và trật tự cho người biểu tình và công chúng chứ không phải làm ra nghị định bắt đăng ký để cấm đoán. Không có vấn đề xin phép, kiểu cách xin-cho ở đây. Chính quyền không có quyền cấm biểu tình với lý do lăng nhăng như có khả năng “mất trật tự”, “gây rối”, “vì hoà bình” v.v… Nếu chính quyền gây khó dễ, dùng lý do không chính đáng để ngăn cản công dân thực hiện quyền công dân thì họ sẽ đưa ra báo bêu xấu cho mất mặt hoặc kiện ra toà.

Trong các nước dân chủ, tự do thì luật pháp là để cho dân, vì dân, tạo điều kiện cho công dân thực thi quyền bất khả xâm phạm (ngôn luận, tín ngưỡng, tụ tập, lập hội, báo chí, v.v…) của mình. Còn ở các nước độc tài thì luật lệ(nh) là cho những tên độc tài và các tên cai trị của chế độ để khống chế, áp bức, và tước đoạt quyền người dân.

Ở Seattle nơi phó thường dân tôi ở có câu lạc bộ xe đạp hàng năm tổ chức cuộc biểu tình, diễn hành bằng xe đạp để người lái xe hơi nhận thức và chú ý việc chia sẻ lòng đường với người đi xe đạp hầu ngăn chận các tai nạn. Cả mấy trăm người đi xe đạp hẹn nhau diễn hành trên đường vào giờ cao điểm, làm tắc đường. Dù cuộc diễn hành này cản trở lưu thông chung, nhưng vì hành vi đi xe đạp trên đường phố không phạm luật nên chính quyền không thể ngăn cản và cấm đoán.

Và cũng có những cuộc biểu tình từ hai nhóm đối nghịch nhau – thí dụ như  tổ chức phân biệt chủng tộc Ku Klux Klan (KKK)[6] và nhóm đấu tranh dân quyền (civil rights) – biết chắc là có khả năng rất cao gây xung đột, ẩu đả thế nhưng chính quyền cũng không thể lấy cớ đó để cấm đoán. Nhiệm vụ của họ là huy động lực lượng cảnh sát để bảo vệ cả hai nhóm. Khi nào có người biểu tình trong nhóm này hoặc nhóm nọ có hành vi bạo động thì cảnh sát mới có quyền bắt giữ riêng người đó mà thôi chứ không được quyền giải tán đám đông biểu tình.

Ngay cả khi quốc khách đồng minh thân thiết của chính phủ như Nữ hoàng nước Anh, Thủ tướng Úc thăm viếng thì người dân có biểu tình bêu rếu cũng không bị cấm cản. Quyền tự do ngôn luận của người dân quy định trong Hiến pháp Hoa-kỳ được đặt lên trên quyền lợi của các bộ, ngành trong chính quyền. Văn phòng Tổng thống, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ không ai dại dột hoặc ngu xuẩn ra nghị định vi hiến, vi phạm quyền công dân.

  • Trong xã hội ở chế độ dân chủ thì luật lệ bảo vệ hiến pháp và quyền lợi của người dân.
  • Trong xã hội với chế độ độc tài thì luật lệ bảo vệ tập đoàn cai trị và quyền lợi của quan quyền.

Phó thường dân tôi đành phải hô hoán rằng thì là: Những con vẹt (vẹm) đừng nêu luật pháp, luật lệ làm chi cho má nó khi. Sổ tuẹt mớ luật lệnh! Luật láo!

© 2011 Vietsoul:21

[Loạt bài Phó Thường Dân: (1) Anh tám hồ hởi – (2) Nôị-thực-dân – (3) Sợ – (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông – (5) Con dân – con cá – cò mồi – (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng – (7) (Vô) Hậu – (8) Gió mưa là chuyện của trời – (9) Vô liêm sỉ – man rợ – (10) Phế-anh-hùng – (11) Luật Lệ(nh) … – (12) Nhà em có nuôi một con két – (13) Cái nhà là nhà của ta – (14) Mèo – thỏ  – (15) phố vẫy … (16) Mít tờ Đàm và Bác Hồ (17) Nín thở qua cầu]


[2] (Buổi điều trần công khai có lẽ là phương tiện phổ biến nhất cho sự tham gia của công chúng ở Hoa Kỳ, được sử dụng bởi tất cả các cấp chính quyền cho nhiều mục đích) “The public hearing is perhaps the most widespread venue for public participation in the United States, used by all levels of government for a variety of purposes.”, Karpowitz, Christopher. “Context Matters: A Theory of Local Public Talk and Deliberative Reform” Paper presented at the annual meeting of the American Political Science Association, Marriott Wardman Park, Omni Shoreham, Washington Hilton, Washington, DC, Sep 01, 2005. 2009-05-25

The main purpose of a public hearing is to allow citizens the chance to voice opinions and concerns over a decision facing a legislature, agency, or organization. (Mục đích chính của một buổi điều trần công khai là để cho phép công dân có cơ hội phát biểu ý kiến ​​và những quan tâm về một quyết định đang được cân nhắc bởi một cơ quan lập pháp, bộ ngành hành pháp, hoặc tổ chức.)

[6] Ku Klux Klan, wikipedia

Người Buôn Gió – Hà Nội trong mắt ai

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/08/28 at 13:23

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình được diện kiến đạo diễn kiệt tác điện ảnh ” Hà Nội Trong Mắt Ai”. Những thước phim của đạo diễn Trần Văn Thủy mê hoặc tôi khi còn là cậu bé học lớp 10. Hình ảnh Hà Nội của tôi rõ ràng, trung thực trong bộ phim, không có sự dối trá, hào nhoáng. Không có những lời phát biểu cảm tưởng rỗng tuếch theo kiểu hô khẩu hiệu.

Bộ phim là một cái nhìn thẳng thắn, trung thực và nhân văn nhất về Hà Nội.

Một ngày nắng nóng của Hà Nội, tình cờ biết số điện đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy. Tôi lấy can đảm để gọi.

– Dạ chú Thủy ạ, cháu đến chơi nhà chú được không ạ.
– Anh là ai ?
– Dạ chắc chú không biết cháu đâu, cháu chỉ là người hâm mộ phim của chú, cháu có hay viết trên mạng với cái tên…
– À à hay quá, đến luôn đi, nhà chú chỗ …..

Đạo diễn Trần Văn Thủy đón tôi từ ngoài ngõ, thật là một đặc ân, ông ôm lấy tôi quàng vai như đứa cháu thân thiết đưa vào nhà, phu nhân của đạo diễn thì được ông báo có khách, bà đang đi chợ, mua bia.

Tiếc là tôi không biết uống bia, vả lại lúc đó tôi cũng có việc gấp phải đi, chỉ chuyện trò với ông được vài phút.Ông đưa tôi ra tận đầu ngõ, lại cái ôm xiết.

Hôm nay đọc bài trên báo Hà Nội Mới của PGS.TS Vũ Duy Thông, thật ra với cái học hàm, học hiệu oách như vậy, nhưng Thông chẳng để lại ấn tượng nào về tác phẩm của mình cho người đọc, cho dù Thông từng là Vụ trưởng Vụ xuất bản báo chí. Báo Hà Nội Mới thì chúng ta biết rồi, trong vấn đề Trung Quốc báo Hà Nội Mới còn từng ca ngợi viên tướng Trung Quốc từng giết hại bao nhiêu đồng bào, nếu ai từng đến thăm pháo đài Đồng Đăng mới thấy cái tâm của tướng Hứa Thế Hữu đối với nhân dân Việt Nam. Bài báo này ra ngày 19-9-2008 trên tờ Hà Nội Mới.

Hà Nội trong mắt người viết báo Hà Nội Mới, trong tư tưởng của báo Hà Nội Mới là như vậy. Họ có thể khen một tên tướng giặc từng sát hại đồng bào ta,thì việc họ cũng có thể quy kết, đánh giá những người thương cảm đồng bào mình như tội phạm là một điều chẳng có gì lạ lùng.

chiến công của tướng tài Hứa Thế Hữu mà báo Hà Nội Mới ca ngợi,còn ngút ngàn trên các tình biên giới phía Bắc Việt Nam

chiến công của tướng tài Hứa Thế Hữu mà báo Hà Nội Mới ca ngợi,còn ngút ngàn trên các tình biên giới phía Bắc Việt Nam

Với học thuyết một con lợn đẻ ra hai con lợn, hai con đẻ bốn con, bốn con để tám con làm căn cứ cơ sở logic để PGS suy luận. Hà Nội trong mắt Vũ Duy Thông đầy những âm mưu lâu dài, chống Đảng, chống nhân dân từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong mấy tháng vừa qua.

Chả cần phải đọc Vũ Duy Thông biết gì bên dưới nhiều cho mệt óc, chỉ cần biết tờ báo Hà Nội Mới đã từng ca ngợi Hứa Thế Hữu là đủ biết những ý kiến, bài viết trên báo Hà Nội Mới về những người yêu nước, căm phẫn hành động của bọn bá quyền Trung Quốc sẽ là như thế nào.

Trong khi các đoàn thể, cán bộ chiến sĩ công an địa bàn nhẹ nhàng thuyết phục, kiên trì bằng tình cảm để người dân không tham gia biểu tình. Trong những lời thuyết phục của cấp cơ sở này không hề nói hay ám chỉ người biểu tình nào là thế lực thù địch hay âm mưu lâu dài , thì báo Hà Nội Mới và các phóng viên nội chính chỉ ngồi trong phòng lạnh và sáng tác ra những điều hoang tưởng áp đặt cho những người biểu tình.

Phải chăng chính báo Hà Nội Mới đang khiêu khích, kích động phản ứng của những người yêu nước.

Một tờ báo từng ca ngợi kẻ giết hại đồng bào mình, thì khó mà lường được lòng dạ của họ.

Gặp gỡ đạo diễn nhân dân Trần Văn Thủy, đọc bài của Vũ Duy Thông. Mới thấy Hà Nội thế nào trong mắt mỗi con người là còn theo cái tâm và động cơ của họ.

Nguồn: blog Người Buôn Gió
Cùng tác giả:

Người Buôn Gió – Tái cơ cấu thần chưởng

Người Buôn Gió – Đêm dài biên ải

Người Buôn Gió: 18-3 trại Thanh Hà

Người Buôn Gió – Người Nông Dân Nổi Dậy

Người Buôn Gió – Hóa ra đều ăn cắp hết

Người Buôn Gió – Đi tù và đi cải tạo

Người Buôn Gió – Con trâu của ai?

Người Buôn Gió – Hà Nội trong mắt ai

Loạt bài Đại Vệ Chí Dị:

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị – Mọi sự quái đản đều là do… thế lực thù địch

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị: Cứ đổ cho thế lực thù địch xúi dục là OK!

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đạo Quân Thất Trận

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/08/25 at 13:11

Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập. – Hồ Chí Minh (3 tháng 9 năm 1945)

Khi Hồ Chủ Tịch tuyên bố như trên, vào ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (chắc chắn) không ai có thể hình dung ra được là “nền giáo dục của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào? Gần hai phần ba thế kỷ sau, mãi đến ngày 7 tháng 5 năm 2011, cái giá này mới được ghi rõ – trên báo Sài Gòn Tiếp Thị:

Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội, cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm. Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức ‘giá’ vào trường điểm là bao nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD.

Phóng viên Vĩnh Hà và Ngọc Hà, của Tuổi Trẻ Online, ví von:

“Vào Lớp Một Như Thi Hoa Hậu. Một bà mẹ sau khi biết con mình trượt trong đợt thi tuyển vào lớp 1 ở Trường tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội đã than: Thế là con đã gia nhập đội quân thất trận…!

Lê Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết:

Do quỹ phòng có hạn, năm học này nhà trường tuyển sinh 50 cháu vào lớp 2 nhà trẻ và 150 cháu lớp mẫu giáo. Tổng số học sinh nhận mới và cũ năm học 2011-2012 là 814 cháu, dù đã vượt chỉ tiêu nhưng nhà trường cũng chỉ đáp ứng được 47% nhu cầu của trẻ được đến trường.

Cứ xem như thế thì trong cuộc chạy đua vào lớp một, năm nay, sẽ có rất nhiều các cô (hay cậu) bé tí hon thua cuộc. Các em thua không phải vì lý lịch xấu hơn, hoặc vì kém cỏi hơn chúng bạn mà chỉ vì bố mẹ mình… ít tiền hơn! Họ không có đủ khả năng tài chính để có thể (“lo lót”) cho con được tham dự vào “nền giáo dục của một quốc gia hoàn toàn độc lập.”

Chuyện tuyển sinh, với giá vài ngàn Mỹ Kim (chắc) chỉ là “cơn bão trong tách nước trà Hà Nội.” Tại nhiều nơi khác, cái giá để bước vào ngưỡng cửa học đường (thường) rẻ hơn nhiều hoặc chả phải tốn đồng xu cắc bạc nào ráo trọi.

Tuy thế, nạn lạm thu lệ phí (hay còn gọi là tự nguyện hoặc móc túi) vào đầu năm học cũng đủ khiến cho nhiều vị phụ huynh (túi rỗng) đành phải để cho con “gia nhập đạo quân thất trận.” Ký giả Nguyên Minh của báo Lao Động coi đây là những “khoản thu loạn và vô lý”:

Một phụ huynh có con vào lớp 1 Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (TP.Nam Định) bức xúc phản ánh: ‘Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, chúng tôi được phát một tờ giấy in sẵn mẫu yêu cầu gia đình phải cam đoan không được thắc mắc đối với các khoản thu của nhà trường, trong đó có một khoản thu rất vô lý là: Đóng góp xây dựng thành phố với mức tiền 270.000đ. Tôi không hiểu vì sao một học sinh lớp 1 lại phải đóng tiền để xây dựng thành phố?’ Không chỉ có Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu, Trường Tiểu học Lê Hồng Sơn (Nam Định) cũng có mục này trong các khoản thu đầu năm.

“Hoành tráng” hơn, phụ huynh khối lớp 1 Trường Tiểu học thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phải đóng góp tới 23 khoản thu đầu năm, trong đó có cả quỹ quản trường; quỹ chăm sóc cây; giấy kiểm tra; tu sửa cơ sở vật chất (trong và ngoài khu vực); bảo hiểm điện; quạt; vật kỷ niệm; khăn bông; hao mòn đồ dùng, khăn trải bàn + lọ hoa…

Nguồn: Báo Mới

Nói tổng quát, và nghiêm trang, theo lời giáo sư Hoàng Tụy: “Học sinh bỏ học nhiều, cơ hội được đi học đối với con em các gia đình nghèo còn khó…

Nếu muốn biết nó khó cỡ nào thì hãy nhìn cách đến trường của trẻ con ở xã Ayun, huyện Chư Sê, Gia Lai, theo tường thuật của phóng viên Thiên Thư – báo Dân Trí:

Hàng chục năm nay như một quy luật, để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp… Đã 35 năm nay, kể từ sau khi đất nước giải phóng, Ayun chưa có một học sinh nào tốt nghiệp được cấp 3. Ông Dương Mạnh Mẫn, chủ tịch xã Ayun cho biết: Người dân ở đây đã luôn ao ước có một cây cầu nhưng không biết làm thế nào. Vì kinh phí để xây một cây cầu là quá lớn đối với xã nghèo như Ayun.

Qua sông đến trường. Nguồn: Dân Trí.

Nghèo, lẽ ra, không nên đi học. Đời sống có những nhu cầu ưu tiên sắp sẵn: ăn – học. Ăn lo chưa xong còn bầy đặt học hỏi làm chi cho nó thêm phiền. Tại một phiên chợ sớm, họp lúc nửa khuya và tan lúc trời vừa hừng sáng – tại thị trấn A Lưới, Thừa Thiên, Huế – phóng viên Như Ý và Văn Long đã ghi lại được nhiều hình ảnh mưu sinh (nhọc nhằn) của những bé thơ miền núi:

Hai cô bé bán rau. Nguồn: thitruongvietnam.com

Em Hồ Thị Nhơn, 5 tuổi (thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo) thức dậy từ 2h đêm với mớ rau má mang đi. Em Hồ Thị Hiền, học sinh THCS Hồng Quảng đang ngồi bên chậu hến. Hồ Thị Hiền tâm sự: ‘Buổi chiều, khi cô giáo cho lớp nghỉ là em lên cái suối xa để mò con hến, rồi chờ đến sáng sớm mai để đem xuống chợ.’ Mỗi lon hến tươi của Hiền có giá 1.000 đồng. Em vẫn đi mò thường xuyên, và sau mỗi buổi chợ em có được 10 đến 15 ngàn để giúp mẹ cải thiện bữa ăn gia đình và mua thêm sách vở.

Dù không phải là thầy bói, tôi cũng biết là trên bàn tay của các em Hồ Thị Nhơn và Hồ Thị Hiền không có đường học vấn; hoặc, lỡ có, chắc cũng ngắn thôi. Không đứa bé nào có thể tiếp tục thức dậy mãi lúc hai giờ sáng để em hến đem rau ra chợ bán, xong vội vã đến trường, rồi tan trường lại lật đật đi hái rau mò hến …. cho buổi chợ hôm sau. Sức người, kể cả người miền núi chúng tôi, có hạn thôi chớ bộ. Sớm muộn gì các em cũng phải “gia nhập đạo quân thất trận” thôi.

Hình ảnh của “đạo quân thất trận” ở miền xuôi, xem chừng, cũng không sáng sủa hơn được bao nhiêu:

Những thân hình gầy còm đen đúa, quần áo lấm lem, tay cầm móc sắt lủng lẳng sau lưng chiếc bao tải ùn ùn kéo vào bãi Nam Sơn nhặt rác. Dù dưới cái nắng hè chói chang, nhưng chúng vẫn không nản tới đây thu gom những thứ mà người ta bỏ đi…Với giá 3.000 đồng/kg nhựa, 4.300 đồng/kg sắt, 1.000 đồng/kg bìa carton và túi nilon. Cả buổi nhặt rác, lũ trẻ cũng có thể kiếm cho mình được hai tới ba chục nghìn đồng. Nhưng để đổi lại, ngày ngày, chúng phải sống chung với rác thải và hàng nghìn thứ dịch bệnh trên những đống rác như thế. Hơn nữa, việc học hành bị bỏ bê. Hầu hết không có đứa trẻ nào học cao hơn lớp 9. Những đứa trẻ nơi bãi rác này, nhìn đứa nào cũng mặt mày đen đúa, cáu bẩn và hôi hám vì cả ngày dầm mình cùng rác thải. Đứa nào cũng gầy còm vì hàng ngày chúng phải hít thở cùng cả một bầu không khí ô nhiễm nặng nề mà không hề có bảo hộ gì ngay cả chiếc khẩu trang.

Mưu sinh trên rác: Nguồn: CAND.COM

Cuối thế kỷ trước, có người đã viết những câu thơ về Đạo Quân Thất Trận như sau:

Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận
Cán dậm chúi xuống mặt đường – Những nòng súng gỗ hết đạn
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám
Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương
Họ chẳng cần tung hô, cũng chẳng đợi đón chào
Như mây trước cơn giông trôi nặng nề, oi bức
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu?
Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người.

Nguyễn Quang Thiều (1993)

Bây giờ, đất đai ở Việt Nam đã trở nên của hiếm. Bùn lầy, cá, ốc mất dần. Những “tấm áo rách lấp lánh vẩy cá, sặc mùi bùn, mùi tanh của ốc” là hình ảnh (lãng mạn) chỉ còn lại trong… thơ!

Chỉ riêng tại khu vực thuộc tỉnh Hà Tây cũ – theo Tiền Phong Online, số ra ngày 7 tháng 7 năm 2011 – trong 3 năm qua đã có tới 47% số mảnh đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng của nông dân đã bị thu hồi, phần lớn là do mở rộng địa giới Hà Nội.

Nông thôn đang thu nhỏ lại. Nông dân phải lần về đô thị, và đã hình thành một đạo quân thất trận (mới) của thế kỷ 21. Họ không chỉ bán mồ hôi mà còn phải bán luôn cả hình hài nữa – theo tường thuật của ký giả Nguyễn Bay:

Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng…

Gần một năm nay, các ‘chiếu’ giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân… Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’… Tiền công 10.000 – 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công… làm thợ.

Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM, vào ngày 9 tháng 7 năm 2011:

Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được”.

Từ nhiều năm trước Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có nhận định như sau:

Việt Nam đã bỏ cuộc trong cuộc chạy đua tri thức và kỹ thuật, hoạt động kinh tế chỉ còn tập trung trong các ngành đòi hỏi những kỹ năng thấp (đồ gỗ, may mặc, giầy dép, thực phẩm …). Những sản phẩm này đang bị cạnh tranh rất gay gắt từ những quốc gia chậm tiến sẵn sàng chấp nhận đồng lương rẻ mạt.

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hồ Chủ Tịch đã long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.

Sáu mươi sáu năm đã trôi qua, ba thế hệ đã bị hy sinh: hy sinh chống Pháp để giành độc lập, hy sinh chống Mỹ để thống nhất đất nước, hy sinh làm những nông dân không có đất, và những công nhân không có tay nghề để đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước. Với đường lối giáo dục hiện nay, rõ ràng, Đảng và Nhà Nước đang tính hy sinh (luôn) thế hệ kế tiếp – thế hệ thứ tư!

Tình trạng đất nước, tuy thế, chưa lấy gì đáng lo cho lắm – theo như ý kiến của TS Vũ Minh Khương:

Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.

Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày…

Dân tộc này, như thế, không những vẫn có thể tồn tại mà còn đủ điều kiện để “sống xênh xang 23-30 năm nữa” lận.

“Không có gì quí hơn độc lập tự do.”
Tôi biết thằng nói ra câu đó.
Tôi biết nó, cả nước này biết nó.
Việc nó làm, tội ác nó ra sao?

(N.C.T)

Tưởng Năng Tiến

Nguồn: Dân Luận

Tưởng Năng Tiến – Những Cọng Rêu Dưới Đáy Ao

In Lịch Sử, Tạp văn, Việt Nam on 2011/08/19 at 18:34

Lúc nhỏ, có lần, tôi nghe học giả Nguyễn Hiến Lê khuyên là nên tập thói quen viết nhật ký. Nghe thì cũng thấy hay hay nhưng thử làm mới biết là không dễ. Tôi loay hoay mãi cũng không thấy có điều gì cần phải ghi lại cho bản thân (hay cho… hậu thế!) về cuộc sống vô cùng nhạt nhẽo, hay lạt lẽo, của mình.

qpt1191657213.jpg

Chỉ đôi khi, khi chịu hết nổi sự tẻ nhạt thường nhật, tôi mới (lén) làm một hai câu thơ – cho nó đỡ buồn:

Xưa mộng kình ngư tung bể sóng.
Bây giờ mương rạch kiếp lòng tong!

Trời, nói gì nghe… thấy thương quá vậy – cha nội?

Thì cũng nói (đại) vậy cho nó đỡ kỳ, chút đỉnh, chớ hồi giờ – nói nào ngay, ngay cả lúc mộng mơ hết cỡ – tôi cũng chưa bao giờ dám nghĩ gì đến những hình ảnh (thấy ghê) cỡ như “kình ngư” hay “bể sóng.”
Còn chuyện “mương rạch kiếp lòng tong” – có lẽ – là thân phận chung của phần lớn thiên hạ, chớ đâu phải là bi kịch của riêng ai, đúng không? Tôi nói vậy tưởng đã buồn (thảm thiết) ông Võ Văn Trực lại còn nghĩ ra một cách ví von (nghe) thảm sầu hơn nữa.

Nhà văn của chúng ta ví von phận người như những “Cọng Rêu Dưới Đáy Ao.” Kiếp rong rêu vốn đã lặng lờ; đã vậy, lại còn nằm chìm lỉm tuốt luốt dưới đáy ao nữa thì (ôi thôi) kể như an bình tới phát ớn luôn. Ai cũng tưởng vậy nhưng không phải vậy. Sự bình an nơi cái ao Việt Nam (chắc) chỉ có thể tìm được nơi những trang sách giáo khoa:

Cơm nước xong, trời vừa tối. Ngọn đèn treo, thắp giữa nhà. Cha ngồi đọc nhật báo. Anh đang ngồi cúi xuống xem sách hay làm bài. Mẹ và chị, kim chỉ vá may. Ở bên cạnh, hai đứa em nhỏ đang nghe bà kể câu chuyện cổ tích, thỉnh thoảng lại khúc khích cười với nhau rất vui vẻ.

[Tối Ở Nhà. Quốc Văn Giáo Khoa Toàn Thư (Trần Trọng Kim, et al) Việt Nam Tiểu Học Tùng Thư Xuất Bản, ấn bản đầu tiên năm 1935]

Trước đó không lâu, vào năm 1930, mười ba công dân ưu tú của nước Việt đã bị thực dân Pháp hành hình chỉ vì họ không cam chịu sống trong vòng nô lệ. Hình ảnh một buổi tối gia đình quây quần vui vẻ, được mô tả năm năm sau đó, dưới chế độ thuộc địa (e) hơi gượng gạo.
Nhiều người dân Việt không “vui vẻ” gì lắm trong cảnh sống an bình giả tạo như thế. Trong số này có ông Võ Quang Hiền. Theo lời nhà văn Võ Văn Trực, bào đệ của ông, ngay từ lúc thiếu thời ông Hiền đã hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam.

Sổ tay của ông “… trang nào cũng dán vài tấm ảnh. Những tấm ảnh thiêng liêng: Các Mác, Ăng- ghen, Lê-nin, Mao Trạch Đông, Sta-lin, Ăng-ve Hốt-gia, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Gốt-van, Ti-tô, Vô-rô-si-lốp, Đi-mi-tơ-rốp, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt…” (Võ Văn Trực. Cọng Rêu Dưới Đáy Ao. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Công ty Văn Hoá & Truyền Thông Võ Thị, 2007. Bản điện tử do talawas chủ nhật thực hiện).

Lòng nhiệt tình của Võ Quang Hiền với cuộc cách mạng vô sản chỉ (chợt) nguội, sau khi ông tham dự vào Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất ngay tại làng quê của mình. Từ đây, sổ tay của ông bắt đầu xuất hiện những dòng chữ đậm nét băn khoăn: “Ông Thìn làm giáo học mà cũng địa chủ, bà Mến biết cái cóc gì mà cũng thường vụ Quốc dân Đảng, địa chủ cả nút thế này thì lấy ai làm nông dân… Chúng nó kích bà con nông dân tố nhau lộn nhào lộn nhút…

Sự gian xảo và tàn ác của “chúng nó” khiến ông dần dần thay đổi thái độ: “Con đường tham gia công tác xã hội của anh xuống từng nấc thang: sĩ quan quân đội, cải cách ruộng đất, cán bộ thông tin xóm, Đảng viên trơn… và cuối cùng là phó thường dân! Tưởng là ‘dứt bỏ đường công danh’, vui thú điền viên tham gia việc làng việc xóm cho vui, đến bây giờ anh mới nhận thức ra rằng việc làng việc xóm cũng là việc xã hội, mà làm ‘việc xã hội’ là thế nào cũng bị va chạm, xô xát. Anh hoàn toàn giành thì giờ lo việc gia đình nhưng vẫn bị Đảng uỷ để ý, cho là ‘phần tử bất mãn’, là ‘cố ý chống đối’… Thì ra cái ‘cọng rêu dưới đáy ao’ mà anh tưởng là ‘yên thân’ như các nhà nho ngày trước, có ngờ đâu cái cọng rêu ấy trong thời buổi này cũng phải đối mặt với mọi biến động của xã hội…

Những “va chạm xô xát” của cọng rêu Võ văn Hiền, dưới đáy ao, tuy không mạnh bạo gì cho lắm nhưng cũng đủ khiến cho nó trở nên xơ xác:

Không có một cuộc họp chính thức nào của các ông lãnh đạo xã và thôn cấm chỉ anh Hiền dạy tiếng Pháp hoặc cấm mở lớp dạy học. Nhưng người ta xì xào bàn tán rất nhiều về lớp học của anh. Sao thằng Pháp cai trị ta tám mươi năm, bây giờ lại dạy tiếng của nó? Sao ông Hiền đi đánh Pháp chín năm, bây giờ thắng nó rồi, lại đem tiếng của nó ra mà dạy? Ông Hiền dạy tiếng Pháp làm gì nhỉ, đào tạo bồi cho Tây à? Đào tạo thông ngôn cho Tây à?

Cả sáu học trò lần lượt bỏ học. Gian nhà trở lại hai tấm phản với hai chiếc ghế dài, ảnh ông Khổng Tử với câu ‘Tiên học lễ hậu học văn’, và một… thầy đồ tân thời mặt buồn rười rượi.

Qúi vị lãnh đạo cách mạng nơi làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) đã lần lượt đẩy ông Võ Quang Hiền từ nỗi buồn này, sang nỗi buồn khác. Chung cuộc, ông chết dần mòn trong bệnh tật và nghèo đói:

Tôi đặt lên ngôi mộ tấm ảnh của anh – không phải tấm ảnh gày gò của ông lão sáu mươi, mà là tấm ảnh người thanh niên cường tráng những năm tháng hào hùng ở Việt Bắc: mặc áo trấn thủ, đội mũ lưới đính quân hiệu. Hàng trăm cặp mắt chăm chăm nhìn vào tấm ảnh, chợt thức dậy trong tiềm thức của họ những kỷ niệm về anh và về làng xóm thuở Cách mạng sơ khai.

Nhà văn Võ Văn Trực quả là khéo nói, hay khéo lách, chớ cách mạng Việt Nam thưở nào – “sơ khai” hay “thoái trào” – cũng đều tạo ra vô số những cọng rêu (bầm dập te tua) dưới đáy ao đục ngầu của nó. Ông Vi Đức Hồi – nguyên trưởng ban tuyên giáo, giám đốc trường đảng, thường vụ huyện ủy huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn – là nhân vật điển hình cho loại rong rêu (muộn màng) này.

Vi Đức Hồi thuộc thế hệ người sinh trưởng trong lòng cách mạng. Theo lời ông, ngay khi vừa mở mắt chào đời, bé Hồi đã được ru (ngủ) bằng những câu của thời đại mới:

Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Bác Hồ hơn mẹ, hơn cha…

Chả trách, chương mở đầu cuốn hồi ký (Đối Mặt) của ông ghi đầy những dòng chữ hồ hởi (và phấn khởi) như sau:

Nhớ lại hồi khi tôi mới lớn lên và bắt đầu tìm hiểu về đảng, tôi nhận thấy đúng là ‘đảng là ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn vì sao’, tôi yêu đảng, tôi mến mộ đảng đến tột độ và chỉ mong ước mình sớm được đứng trong hàng ngũ của đảng để được cống hiến sức mình cho đất nước, cho dân tộc đó là nghĩa cử cao đẹp của mỗi công dân yêu nước bình thường. Khi tôi đọc cương lĩnh đầu tiên của đảng năm 1930, tôi thật sung sướng vì đảng chỉ ra rằng: Khi cách mạng giải phóng dân tộc thành công, đảng đưa cả nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Xã hội mà đảng hướng tới là một xã hội đỉnh cao của sự văn minh nhân loại, ở đó sẽ không còn chế độ người bóc lột người, mọi người sống với nhau bình đẳng bác ái, nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của đảng tiên phong của giai cấp công nhân, đảng bao gồm những người tiên tiến nhất, tiên phong nhất, là những người công bộc của dân, vì nhân dân mà phục, đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc…

Càng qua những chương sau, Vi Đức Hồi càng hay lập đi lập lại những câu “đảng nói không biết ngượng, đảng nói một đàng làm một nẻo, đảng nói như hát hay…” Ông dần dần xa lánh đảng, rồi trở nên “đối mặt” với nó, và bị khai trừ.

Sau đó – cũng như trường hợp của ông Võ Quang Hiền, hồi đầu thế kỷ – Vi Đức Hồi cũng quyết định biến mình thành một “cọng rêu dưới đáy ao,” nơi làng quê khốn khó của mình:

Quê tôi, một trong những Xã nghèo nhất Nước ta, là một trong 9 Xã cuả Tỉnh Lạng sơn và là một trong hai Xã duy nhất của Huyện Hữu lũng chưa có bóng dáng điện lưới quốc gia; là Xã vùng sâu,vùng xa, Xã đặc biệt khó khăn…

Tuy vậy, người dân quê tôi sống trọn nghĩa, trọn tình. Ở đâu đó tình người có những lúc đầy vơi, nhưng người dân quê tôi thì cho dù thời cuộc có những biến đổi đến đâu, nhưng lòng người thì vẫn một mực thuỷ chung, son sắt.

Thế nên tôi cố tìm cách để tỏ lòng biết ơn, thể hiện tấm lòng của mình đối với những người láng giềng xung quanh tôi, tạo thêm sự gắn bó, sự mật thiết tình làng, nghĩa xóm. Tôi mạnh dạn trao đổi với mấy người bạn của tôi, đề nghị họ giúp và thế là tôi có được ít tiền của bạn bè cho vay, cộng với chút ít của tôi giành dụm. Tôi mua được một chục cặp lợn con, giúp cho 10 hộ nghèo nhất ở làng tôi để họ chăn nuôi, khi nào lợn xuất chuồng bán thì hoàn trả gốc cho tôi, để tôi chuyển cho hộ khác. Nhiều người phấn khởi, nhận lợn và cảm ơn.

Tin này Xã báo cáo Huyện… Thường trực Huyện uỷ triệu tập cuộc họp cán bộ chủ chốt ở xã Tân lập (quê tôi) để nghe cơ sở báo cáo tình hình. Huyện uỷ quán triệt: đây là một trong những âm mưu rất nguy hiểm của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta, hơn lúc nào hết, chúng ta phải nêu cao cảnh giác cách mạng, chặn đứng mọi hành động nhằm lôi kéo quần chúng nhân dân, gây mất ổn định an ninh chính trị. Ngay lập tức phải họp toàn dân quán triệt về những thủ đoạn, ‘âm mưu diễn biến hoà bình’ của bọn chúng, kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của Vi đức Hồi.

Ông bị cô lập ngay tại quê nhà, rồi bị bắt giam. Cuối cùng, ông cũng trở thành một cọng rêu nhưng không nằm dưới đáy ao mà nằm trong lòng nhà tù cách mạng.

Cọng rêu mới được phát hiện là một thanh niên – có tên là Nguyễn Chí Đức – vừa được công luận biết đến, sau khi anh bị công an Hà Nội đạp vào mặt giữa lòng “thủ đô của lương tâm nhân loại.” Sự kiện này đã được nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận như sau:

Trong việc này còn có một điều rất đáng chú ý: Qua tất cả vụ việc, qua những ứng xử của Nguyễn Chí Đức từ khi tên anh được nhắc đến, ta có thể thấy rõ đó là một con người hết sức bình thường, rất an phận, không hề không muốn làm bất cứ điều gì để khác dù chỉ một chút những người chung quanh, một công dân lầm lũi và tội nghiệp, ngay cả khi bị hại nặng nề cũng sẵn sàng cho qua, quên đi, ‘không muốn đi quá sự việc’ như anh nhiều lần nói khi có người quan tâm đến anh và vụ của anh. Một người tuyệt đối trung thành và tin tưởng ở đảng, trong bất cứ tình huống nào, ngay cả lúc bị hại khi mình đấu tranh vì đảng, vì nước…, vâng một người như vậy đấy…, một người vô cùng nhỏ bé và vô danh, luôn muốn thu mình lại đến mức nhỏ bé nhất để sống yên thân…, con người tội nghiệp ấy bây giờ sau tuyên bố bình thản của ông Nguyên Đức Nhanh, đã phải đau đớn nói rằng anh đã bị đẩy đến đường cùng… khi những người ở tận đáy xã hội, nhỏ bé nhất trong xã hội, suốt đời chỉ mong được yên phận như Nguyễn Chí Đức và bố mẹ anh đã thấy bị đẩy đến đường cùng, đã thấy xã hội này là không còn sống được đối với họ nữa, thì là chuyện khác hẳn rồi đấy. Là báo động đỏ!Vụ Nguyễn Chí Đức không hề nhỏ đâu, đặc biệt sau tuyên bố phủi tay của ông Nguyễn Đức Nhanh. Có gì như là dấu hiệu của sự tận cùng.

Đã ba thế hệ người Việt bị liên tiếp xô đẩy đến “tận cùng” như thế. Và vẫn theo lời nhà văn Nguyên Ngọc thì “xã hội này không còn sống được nữa.” Nó đã đến mức “báo động đỏ” rồi.

Tôi chỉ là một thường dân, một cọng rêu phiêu bạt. Sống bên ngoài nỗi đau mà cả dân tộc đang phải chịu đựng nên tôi không đủ tư cách thể phát biểu những lời lẽ khí khái (và hừng hực lửa) như nhà văn Nguyên Ngọc. Những sự kiện vừa nêu – về ba cọng rêu dưới đáy ao của dất nước – chỉ khiến tôi thốt nhớ đến lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Trọng Tân, trong buổi toạ đàm về tác phẩm Ba Người Khác (của Tô Hoài) vào hôm 22 tháng 12 năm 2006, tại Hà Nội:

Đội cải cách ruộng đất về làng như một cơn gió độc, cuốn lộn tùng phèo mấy chục nóc nhà giống như mấy chục cái đụn rạ của thôn tôi lên.

Chủ nghĩa cộng sản cũng đến Việt Nam theo cùng một cách. Nó cũng như một cơn gió độc, cuốn lộn tùng phèo cuộc đời của (mấy thế hệ) người dân ở đất nước tôi lên.

Nguồn: blog Tưởng Năng Tiến

Người Buôn Gió: Đại Vệ Chí Dị – Mọi sự quái đản đều là do… thế lực thù địch

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/08/18 at 08:53

Nước Vệ triều nhà Sản, mùa thu năm Tân Mão đời Vệ Kính Vương thứ nhất.

Ở phía núi Bình có trẻ em đầu thai.

Dưới miền biển, thầy thuốc bị người nhà bệnh nhân sát hại.

Giữa kinh thành, đường trũng thành ao, bốn trẻ nhỏ sa xuống ao đó mà chết.

Giá thực phẩm tăng không ngừng.

Nhà Sản tuyên truyền rằng xã hội đang ổn định dưới sự cai trị của triều đình, dân tình không việc gì phải âu lo, cứ vui chơi, hưởng lạc cuộc đời.

Bấy giờ ở giữa chợ, có người vào quán rượu nói.

– Thiên hạ thái bình, bốn cõi êm ấm, thế nhưng nhiều chuyện quái lạ vẫn xảy ra trong thiên hạ là sao?

Người khác hỏi:

– Chuyện quái lạ là sao?

Người kia bảo:

– Nhiều không kể xiết, đi xe đụng nhau, rút dao đâm chết. Tiệc tùng say sưa va chạm cũng rút dao đâm chết, rơi tàn thuốc cũng kéo bè phái đến xô xát đâm nhau chết, chữa bệnh không dứt cũng rút dao đâm bác sĩ chết, sai nha bắt người về phủ hỏi cung rồi cũng đánh chết, vợ chồng, tình nhân hục hặc cũng giết nhau chết… nước Vệ ngày nay nhiều cái chết đến thật không ngờ. Thế không phải là chuyện quái lạ hay sao?

Có một cụ già đi qua, dừng lại nói:

– Thế còn chưa hết điều quái lạ đâu, ngày nay kẻ sĩ danh gia bao đời, bỗng chốc thành quân phản nghịch. Đang hưởng bổng lộc, ân sủng của triều đình, danh giá khắp thiên hạ. Chỉ sớm mai thôi đã thành thế lực thù địch như Cù tiên sinh, Ngô tiên sinh và các cao nhân trong hội Bô Xít.

Những người nghe thấy đều thở dài than:

– Thật là quái lạ, mạng người chấm dứt nhanh như chớp giật vì chuyện không đâu, chỉ tích tắc là người trung trinh với nước đã thành phản nghịch. Giá cả mở mắt mỗi ngày lại thấy lên, chuyện yêu ma, hồn vong khắp thiên hạ đâu cũng thấy. Lễ bái càng nhiều bao nhiêu thì chuyện vô tâm, bất lương càng nhiều bấy nhiêu. Có khi nào nước Vệ xảy ra cảnh cháy nhà bên trong có hàng chục người, mà bên ngoài thanh niên trai tráng chỉ khoanh tay đứng xem.

Ai nấy cũng ngậm ngùi, bỗng nhiên một viên thư lại từ phủ tống trấn kinh thành phi ngựa hộc tốc vào giữa chợ, dán một bản thông cáo rồi đi mất.

Mọi người lại xem, thì ra đó là bản thông cáo cấm bà con nhân dân tụ tập bàn chuyện yêu nước. Văn bản nói rằng giờ có nhiều thế lực thù địch đang lợi dụng chuyện yêu nước để gây bất ổn trong xã hội, vì thế những kẻ nào tụ tập bàn chuyện yêu nước, thể hiện nhiệt huyết yêu nước sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Tất cả xúm lại đọc xong, chưa hiểu chuyện gì, cụ già vuốt râu nói.

– Các vị à, tất cả chuyện kỳ quái mà chúng ta vừa nói, có lẽ cái thông báo này là quái đản nhất.

Mọi người quây quanh cụ hỏi nguồn cơn, cụ già bảo:

– Cái thông báo này là để cấm những người yêu nước phản đối quân Tề xâm lược, lâu nay quân Tề xâm lược ngoài khơi. Nhà Sản vì muốn thiên hạ nghĩ mình cai trị tài giỏi nên dấu nhẹm chuyện ấy, những gì tốt đẹp thì họ kể để dân chúng cảm phục, ơn đức họ. Còn là những việc lạm phát, giết người, tham tàn, bạo ngược, mất bờ cõi biên cương thì họ dấu nhẹm. Hai tháng nay có nhóm người yêu nước, họ không chấp nhận chuyện ấy bèn tụ lại cứ bảy ngày một lần gióng trống, khua chiêng cảnh báo cho người trong nước hiểm họa mất nước do quân xâm lược phương Bắc. Triều đình sợ dân tình biết chuyện đó, mà có lòng phẫn uất, mới ra cái thông báo này, vu rằng có thế lực nào đó xúi dục, hòng lợi dụng để đàn áp cho chuyện mất lãnh hải không lan rộng gây trong nhân dân.

Mọi người nghe xong, ai cũng lắc đầu, có kẻ hiểu biết mới nói:

– Xưa nay thiên hạ thơ rằng:

Mất mùa là tại thiên tai
Được mùa là bởi thiên tài Sản ta.

Nhân đây xin có thơ rằng:

Thế gian quái đản dị thường
Là do thế lực ngoài đường gây ra
Còn phường nhà Sản chúng ta
Một lòng trừ quỷ, bắt ma, đuổi tà

Kẻ ấy đọc thơ xong, mọi người nức nở hùa theo:

A ha a ha ô hô ai tai

Nguồn: blog Người Buôn Gió

Phó thường dân (10): Phế anh hùng

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/08/18 at 07:00


[tiếp theo kỳ trước: (1) Anh tám hồ hởi (2) Nôị-thực-dân (3) Sợ (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông (5) Con dân – con cá – cò mồi (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng (7) (Vô) Hậu  (8) Gió mưa là chuyện của trời …  (9) Vô liêm sỉ – man rợ  (11) Luật Lệ(nh) … (12) Nhà em có nuôi một con két … (13) Cái nhà là nhà của ta …  (14) Mèo – thỏ (15) phố vẫy (16) Mít tờ Đàm và Bác Hồ (17) Nín thở qua cầu]

Thưở nhỏ phó thường dân tui mê đọc truyện, hầm bà lằng từ truyện tranh đến truyện chữ, luyện truyện chưởng xong tìm tòi truyện trinh thám, hết mơ truyện cổ tích thì chuyển sang truyện giả tưởng, xơi hết truyện tàu thì xực truyện tây, cái gì cũng mê tít thò lò. Chuyên là thích những truyện có anh hùng để mơ làm anh hùng.

Cờ lau tập trận

Lúc đó phó thường dân nghĩ là cả đám con nít đứa nào cũng muốn làm anh hùng. Oai, ngon lành dzô cùng chứ giỡn chơi sao. Trừ gian diệt bạo mà ai hổng ưa! Trí dũng vẹn toàn mà sao hổng thích! Siêu nhân siêu phàm có ai hổng muốn!

Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng, Thạch Sanh. Một trăm lẻ tám anh hùng hảo hớn Lương Sơn Bạc hổng biết chọn ai rồi lại còn Tề Thiên Đại Thánh với Z28 có mà tẩu hoả nhập ma. Đắc ý nhứt là Tôn Ngộ Không rứt lông thổi một cái thì hiện ra bao nhiêu Tôn hành giả khác, không phân biệt ai thật ai giả. Hổng biết nghĩ như dzậy có thiệt là như dzậy không. Nhưng mà quay đi ngoảnh lại thì chẳng thấy anh hùng ở đâu hết, chỉ thấy rặc mấy thằng ma-cà-bông và các tay “anh chị” trong xóm chợ hoặc ngoài ngõ hẻm.

Nghĩ qua nghĩ lại thì anh hùng đã chết mất đất từ thưở nào đó xa xưa. Có mơ cũng hổng rờ tới được. Rất may là phó thường dân tui hổng được/bị ở dưới một nước “xã hội chủ nghĩa” vào cái thời mà “ra ngõ gặp anh hùng, về nhà gặp dũng sĩ” chứ không thì chắc đã thành … liệt sĩ. Thiệt đó, cỡ anh hùng “Lê Văn Tám” thì thôi bỏ qua đi tám. Còn anh hùng cỡ Bác Hồ “tìm đường cứu nước” có mà vẫy tay chào mi vì bộ đội cụ Hồ tới thì em chạy toé khói tìm đường cứu thân. Từ đó hết mơ gặp anh hùng, hết mơ làm anh hùng bởi vì (đi đêm) có ngày gặp ác mộng “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ”.

Hổng biết ai sao chứ phó thường dân nay nghe tới chữ “anh hùng” là muốn xỉu. Nhất là các anh hùng được tuyên dương. Anh hùng trong cổ tích, anh hùng trong huyền thoại, anh hùng trong lịch sử xa xưa đã thành những biểu tượng nghe còn lọt lỗ tai chứ các anh hùng thời đại thì hơi bị oải. Thời bây giờ là thời phế-anh-hùng, người anh em cột chèo của các tay anh hùng đương đại. Văn hào Voltair thời khai sáng mà còn phải than rằng: “Tôi hổng ưa đám anh hùng (thời đại), họ làm chuyện ồn ào quá cỡ … Hào quang họ càng tỏa sáng chừng nào thì họ càng khả ố chừng đấy.” (I do not like heroes; they made too much noise in the world … The more radiant their glory, the more odious they are.)

Bởi lẽ nàng thiếu nữ nằm ngủ trong lâu đài chờ hoàng tử trong mộng cỡi ngựa đến rước về trao vương miện công chúa thì sao mà đặng được thời nay. Chờ dài cổ thì nàng Bạch Tuyết có mà còm cõi thành Bạch Cước Bà Bà. Vậy thì chờ ai và ai là người anh hùng bây giờ?

Người anh hùng là người không bao giờ mơ làm anh thư/anh hùng. Họ chỉ hành xử như một con người để tranh đấu vượt lên những nhiễu nhương thời cuộc mang tiếng nói của số đông trong thời thế đó. Và họ sẽ tự trở thành biểu tượng của lương tri thời đại. Họ không là người chỉ mỗi có hy vọng. Nhưng họ có một niềm tin hy vọng, với can đảm và hành động. Vì Hy vọng mà không có người chị Dũng cảm làm chỗ tựa thì chỉ là hy vọng bơ vơ. Còn Hy vọng mà không có người anh Hành động thì chỉ là hy vọng vu vơ.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Phan Thanh Nghiên, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Cù Huy Hà Vũ. Nguồn: vanganh.info

Phan Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh-Đoàn Huy Chương-Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ và các anh chị khác đang trong lao tù nào cần gì tiếng anh thư, anh hùng. Họ sống chung với chúng ta, không xa rời nhưng cùng chung nhịp đập với người khốn cùng, cô thế, người bị áp bức, mất tiếng nói. Họ không phải là loại “trí thức” tha hóa dửng dưng với thời cuộc vì họ sống thực – không trong những huyền thoại anh hùng – bằng xương bằng thịt trong bi hài kịch ở chế độ độc tài, tham tàn thời kỳ “đồ đểu”[1].

Khi sống thật và hoà đồng với nhịp đập của mọi người thì những hành động dũng cảm anh hùng bộc lộ. Ta đã thấy Phan Thanh Nghiên tọa kháng trương biển Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam; Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ấn tượng với mũ an toàn, áo, bảng HS-TS-VN; Cù Huy Hà Vũ với yêu cầu xoá bỏ điều 4 Hiến pháp; Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng tranh đấu cho công nhân. Ta lại thấy cảnh giải cứu binh nhì Nguyễn Tiến Nam, em Nguyễn Văn Phương đọc tuyên cáo chống bá quyền Trung Quốc, em Nguyễn Kim Tiến gác thù nhà vì nợ nước, cô Minh Hằng “quản ca” suốt các buổi biểu tình, TS Nguyễn Xuân Diện kiên trì giữ ngọn lửa, cháu Oanh hăng hái cùng anh chị, cô chú, ông bà bước chân không mỏi.

Anh hùng theo ý nghĩa và dạng cổ điển thì làm chuyện đại sự, đội đá vá trời. Họ có trí, dũng vô biên và tài năng vượt trội. Họ làm được chuyện gần như vô vọng và hy sinh cả tính mạng. Ta có thể nào mong chờ một anh hùng cứu tinh.

Chỉ còn lại một lựa chọn. Sống tử tế, chân thật, đùm bọc lẫn nhau bất chấp cái nhiễu nhương, độc đoán, ác tà của cơ chế và hệ thống. Đó là chúng ta mỗi người hành xử bình thường, làm những điều bình thường nhất.

Trong xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản (bất bình thường) thì những điều rất đỗi bình thường trở thành một cái gì quá bất bình thường. Biểu tình, lập công đoàn độc lập, tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại là những quyền căn bản rất bình thường thì được xem là “bất bình thường” và bị cấm đoán, trù dập, đàn áp.

  • Một quốc gia với điều 4 hiến pháp vô liêm sỉ thì người tự trọng yêu cầu xóa bỏ bị gọi là bất bình thường
  • Một nguyên thủ có quyết định vi hiến thì người chính trực khiếu kiện bị gọi là bất bình thường
  • Một thể chế độc đảng, độc tôn, độc quyền đòi được sùng bái như bình vôi-bái vật-bà đồng[2] thì người tranh đấu cho dân chủ, đa nguyên, đa đảng bị gọi là phản động bất bình thường
  • Một hệ thống quyền lực mua danh, bán tước chia ghế vô liêm sỉ thì người ngay phơi bày bị gọi là bất bình thường
  • Những quan chức ma cô, mua dâm trẻ vị thành niên thì người thẳng thắn tố cáo bị gọi là bất bình thường

Những con người muốn được sống bình thường trong xã hội bất bình thường thì hay bị cô lập, quản thúc, áp chế, giam cầm thành phế-anh-hùng.

Thương cho những phế-anh-hùng, muốn sống làm người nào có được chăng!

Nếu chúng ta đã giải cứu được binh nhì Nguyễn Tiến Nam, đã cực lực lên án và phản đối với “cú đạp lịch sử” trên mặt Nguyễn Chí Đức thì lòng nào chúng ta không lên tiếng đồng tình với Đỗ Thị Minh Hạnh bị hành hạ đánh đập bầm tím thân người, với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị “mất tay”(?), với các tù nhân lương tâm[3] trong lao tù khổ ải. Hãy đọc một đoạn trong Bình Ngô Đại Cáo[4] để thử so sánh thời xưa và thời nay:

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !
Lẽ nào trời đất dung tha?
Ai bảo thần dân chịu được?

Yêu nước và thương giống nòi là tình cảm cao cả. Nhưng yêu dân và thương đồng bào thì lại thực tiễn, chân chất, và gần gũi hơn.

Chúng ta cần thương yêu bảo bọc bạn bè, đồng bào trước hết. Hãy giăng tấm biểu ngữ đòi hỏi công lý cho những phế-anh-hùng đang trong lao tù khổ ải. Họ yêu dân và thương đồng bào và chúng ta nỡ lòng nào không đáp lại tấm lòng ấy một bằng nghĩa cử nhỏ chân tình.

© 2011 Vietsoul:21

[Loạt bài Phó Thường Dân: (1) Anh tám hồ hởi – (2) Nôị-thực-dân – (3) Sợ – (4) Kỳ đà – cắc ké – kỳ nhông – (5) Con dân – con cá – cò mồi – (6) Bình vôi – bái vật – bà đồng – (7) (Vô) Hậu – (8) Gió mưa là chuyện của trời – (9) Vô liêm sỉ – man rợ – (10) Phế-anh-hùng – (11) Luật Lệ(nh) – (12) Nhà em có nuôi một con két – (13) Cái nhà là nhà của ta – (14) Mèo – thỏ  – (15) phố vẫy …]


Chú thích:

[1] “… the imprisoned political activist as one with the people living an antiheroic life under oppressive regimes, rather than as yet another category of “intellectual” alienated from those people’s everyday lives.” (… các nhà hoạt động chính trị bị tù đày là người cùng với mọi người sống cuộc đời phế-anh-hùng dưới chế độ áp bức, khác hơn với loại người “trí thức” tha hóa dửng dưng với đời sống thường ngày của mọi người.)

Randa Abou-bakr,  The Political Prisoner as Antihero: The Prison Poetry of Wole Soyinka and ‘Ahmad Fu’ad Nigm, Comparative Literature Studies, Volume 46, Number 2, 2009, pp. 261-286 (Article)

[3] Con tin lương tâm, Vietsoul21.net

Phạm Xuân Nguyên – NGƯỜI MỌC ĐUÔI

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/08/16 at 05:00

Chủ nhật 7/8/2011, mình ở quê Hà Tĩnh. Mình về quê giỗ mẹ, nhưng cũng là để thay đổi một chút không khí bức bối ở Hà Nội. Mặc dù quê mình giờ cũng đã lên phố, trở thành phường của thành phố Hà Tĩnh mới tuổi lên bốn. Mặc dù quê mình miền Trung nhiệt độ mùa hè luôn cao hơn ở ngoài Bắc. Nhưng về quê vẫn là về quê, ngay cả khi quê đã khác.

Giỗ mẹ hôm thứ bảy. Sáng chủ nhật, mình ngồi cà phê với anh em, bạn bè ở quê. Bật iPhone vào trang basam, nguyenxuandien xem cập nhật tin biểu tình ở quanh Hồ Gươm. Cuộc biểu tình thứ 9, nhưng là cuộc biểu tình thứ nhất sau lời tuyên bố “Biểu tình phản đối Trung Quốc mang tính chất yêu nước” và lời hứa “Công an thành phố và cấp trên không ai có chủ trương đàn áp, trấn áp và bắt giữ người trong các cuộc biểu tình” của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II (Bộ Công an), Giám đốc sở công an Hà Nội. Nhìn những tấm ảnh chụp băng cờ, khẩu hiệu và gương mặt những người quen thuộc trong đoàn biểu tình, mình lại thấy rạo rực, sôi nổi, lại muốn được có mặt trong đoàn.

Mình chìa máy cho mọi người xem, có người lần đầu tiên mới biết ở Hà Nội có biểu tình thế này. Nhân tiện, mình kể cho anh em nghe những lần đi biểu tình trước. Và không giấu cả chuyện mình “có đuôi”. Thì vừa lúc đó có một tin nhắn đến trên điện thoại. Có khách đấy! Thế là sáng nay chủ nhật, như thường lệ, “đuôi” mình lại mọc.

Nhà mình là một căn hộ ở tầng 5 của một chung cư năm tầng, gọi là khu tập thể của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (phòng 503, nhà H1, ngõ 37, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội). Các anh lính đến ngồi ở quán nước cạnh chân cầu thang và canh chừng mình đi xuống để đi theo. Cứ chủ nhật là có lính canh, không cần biết mình có nhà hay không.

Sáng chủ nhật 7/8/2011 mình ở Hà Tĩnh, vẫn biết có 6 lính canh túc trực ở Hà Nội tại nơi mình sống, và trong khi trông chừng đối tượng (không biết là đang vắng nhà) thì các anh lính bày trò chơi bài tam cúc cho hết thì giờ nhàn rỗi. Tới trưa thì các anh về, vì đoàn biểu tình chỉ đi buổi sáng. Nếu mình ở nhà khi đó, mình sẽ nói với các lính đó rằng: “Ơ, thế ra các chú không đọc lời tướng Nhanh tuyên bố đã đăng đầy trên các báo à, vậy là các chú không tuân lệnh thủ trưởng cao nhất của công an thành phố à? Anh đi biểu tình là yêu nước theo lời tướng Nhanh nói, sao các chú vẫn còn canh chừng, theo dõi, mà lại tốn đến nửa tiểu đội thế này?

Trên xe từ Hà Tĩnh ra Hà Nội trưa chủ nhật 7/8/2011, vào mạng mình đọc thấy tin anh bạn phượng hồng ở Sài Gòn cũng trong hoàn cảnh “Messi bị bốn hậu vệ kèm”. Gọi máy thì chàng đang ngồi cụng ly với Quê Choa. Kể với Lập chuyện “anh Nguyên không đi cho em về nhé” cả bọn cười vang bên kia điện thoại.

Lần đầu tiên mình phát sinh hiện tượng “mọc đuôi” là chủ nhật 10/7/2011. Nhưng lần đó thì mới quá nên mình không biết. Thế mới chán. Sáng dậy, mình xuống nhà đi ăn cùng đội 382, một anh bạn đợi sẵn chở đi. (Mở ngoặc nói lại về cái “đội 382” mà đã có lần mình viết rồi để tránh những suy diễn, gán ghép dễ gây nguy tai: mình, một anh bạn nữa, và giáo sư Phạm Duy Hiển thường cuối tuần gặp nhau ăn sáng, cà phê, cả ba đều đi xe máy Honda 82 giống nhau, nên gọi nhau là “đội 382” cho vui. Chấm hết). Sáng đó giáo sư Hiển bận, anh bạn chở mình ra địa điểm quen thuộc là cà phê Trung Nguyên “Hội quán sáng tạo” (36B Điện Biên Phủ). Hai thằng đi vào thấy anh Ba Sàm đang ngồi một mình liền tụ vào luôn và ba tên tán gẫu đến tận trưa. Khi về nhà, mình mới được hàng xóm cho biết là “có đuôi”. Thực ra khi đang ngồi quán, mình có nhận được một tin nhắn hỏi thăm sức khỏe, dạo này ốm yếu thế nào mà mọc đuôi dài ra thế. Vì chưa có kinh nghiệm “đuôi” nên đọc tin đó mình cũng không suy luận gì. Bây giờ thì, à ra thế, cứ chủ nhật là mình cảm thấy ngứa ngáy.

Chủ nhật 17/7/2011, mình không tính đi biểu tình vì có việc bận. Cả đêm thứ bảy ngồi suy nghĩ viết một bài gì nhân kỷ niệm 45 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước nổi tiếng mà những tư tưởng của ông vẫn còn ý nghĩa thời sự đến hôm nay cho đất nước, nhân dân. Sáng dậy đi xuống nhà ăn sáng. Tới chân cầu thang nhìn qua hàng nước thấy ngay một người ngồi biết ngay là ai. Ăn sáng xong, về lại hàng nước, bảo ngay với chú lính: “Chú về đi, sáng nay anh có việc bận nên không đi biểu tình đâu”.

Anh bạn béo người, mặt không khó đăm đăm, liền trả lời nhẹ nhõm: “Ôi, thế thì may cho em quá. Anh không biết chứ cả tuần qua em vất vả lắm”.

– Thôi, chú cứ về, anh đã bảo không đi là không đi. Mà anh biết các chú canh đây, anh đi ngủ chỗ khác thì các chú làm sao biết được.

– Vâng, anh không về nhà thì bọn em cũng chịu.

Chuyện trò đôi ba câu như vậy, uống xong chén nước, mình lên nhà tầng năm. Trưa xuống mới hay các chú mới rút đi mươi lăm phút trước.

Chủ nhật 24/7/2011, mình đi biểu tình. Xuống cầu thang, ra lấy xe máy, thì anh “đuôi” hôm trước mặc quần soóc, áo phông vàng, rà xe máy lại hỏi: “Hôm nay anh đi à?” “Ừ, hôm nay anh đi biểu tình”.

Vậy là mình trước, “đuôi” sau. Mình ghé mua xăng, “đuôi” chờ. Mình vào ăn sáng cùng anh bạn 382, “đuôi” chờ. Mình và anh bạn đến nhà giáo sư Phạm Duy Hiển, “đuôi” chờ. Thấy vậy, trong lúc đợi anh Hiển mở cổng, mình gọi bảo: “Thôi, chú lại đây đi cùng bọn anh, chứ cứ chạy theo thế thì mệt và tội quá”. Đùa chút vậy cho đỡ căng thẳng cả hai bên.

Đội 382 bỏ xe máy lại, gọi taxi ra quảng trường Lý Thái Tổ. Vào nhà hàng 2 Lê Thạch, gọi cốc cà phê, ngó ra tượng cụ Lý đã thấy “đuôi” áo vàng ở đó. Anh em hỏi nhau: sao chỉ huy công an bắt lính tráng khổ thế nhỉ, đã biết người ta đi biểu tình rồi thì cứ ra nơi đó là thấy, canh chừng theo dõi nữa làm gì cho tốn người, tốn sức?

Bữa đó, tiến sĩ Nguyễn Quang A căng hơn mình vì bị ngăn chặn, xét hỏi giấy tờ ở nhà và dọc đường, nhưng rồi anh cũng thoát ra được nhập đoàn cùng mọi người. Trưa về lại nhà anh Hiển, vợ anh bảo có hai người sáng nay cứ qua lại trước nhà, lúc lúc lại dòm vào. Mình nghĩ khéo không mình lại làm tội vị giáo sư đáng kính vì để “đuôi” bám đến nhà anh. Nhưng mặc, nghỉ ngơi chốc lát, mình gọi một người bạn đánh xe ô tô đến và mình cầm lái chở cả đội 382 lên Vĩnh Yên ăn cá Đầm Vạc ngon lành. Tuy nhiên khi quay lại lấy xe máy về nhà, mình bảo anh bạn đi cùng đến tận chân cầu thang đề phòng có chuyện gì đó bất trắc dọc đường. Biết đâu đấy!

Chủ nhật 31/7/2011 đoàn biểu tình nghỉ tuần hành trên phố, chiều đó gặp nhau tại cà phê Trung Nguyên “Hội quán sáng tạo”. Mình ở nhà cả ngày, chỉ xuống đi lúc 4h chiều nên không biết sáng đó có “đuôi” mọc không. Có lẽ là vẫn có, suy luận theo các chủ nhật trước và chủ nhật 7/8 vừa rồi. Nhưng giữa hai chủ nhật này có một lần “đuôi” mọc khiến mình bất ngờ. Đó là sáng 2/8/2011, ngày xử phúc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ. Mình không ký kiến nghị về CHHV, cũng không ký đơn xin tham dự phiên xử phúc thẩm, nên mình không có ý định ra xem quang cảnh phiên tòa.

Kế hoạch hôm đó của mình là buổi sáng ở nhà làm việc, buổi chiều đi họp thường trực BCH Hội liên hiệp VHNT Hà Nội. Sáng dậy, viết xong bài “Con tập đi cho ngay” về CHHV gửi cho Quechoa đăng luôn, trong khi chờ xem tường thuật phiên xử trên mạng thì có anh bạn từ tỉnh xa về coi phiên tòa nhưng không được vào, nên gọi điện rủ đi uống cà phê. Hẹn bạn gặp nhau ở cà phê Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, gần trụ sở hai Tòa (Hà Nội và Tối cao) cho bạn dễ tìm.

Mình xuống nhà, lấy xe ung dung, thoải mái, thì bất ngờ thấy mặt anh lính đã quen. Vì đã quen cứ chủ nhật mới mọc “đuôi” nên mình ngớ ra một chút, nói thực là thế. Nhưng ngay đó mình vẫy tay bảo:

– Chú về đi, anh đi ăn sáng với bạn, không ra chỗ xử án đâu. Chú biết anh rồi đấy, nói đi là đi, nói không đi là không đi. Chú cứ yên tâm mà về.

– Vâng, vâng, em biết, các anh khác cũng nói thế cả.

– Mà này, chú tên là gì nhỉ?

– Em tên là Thắng, đã có lần em định nói chuyện với anh, cái hôm anh mua hoa sen về ấy, nhưng anh chưa cho.

– À à…

Và rồi trong lúc mình đang loay hoay nổ máy cái xe Honda 82 cũ sắp thành cổ thì Thắng đứng cạnh bên rút ngay máy điện thoại gọi: “Alô, thưa anh, anh Nguyên nói là anh ấy không ra chỗ xử án, vậy anh cho em về nhé, cho em thôi trực nhé…” Mình nghe thế thấy buồn cười, phóng xe đi. Ấy vậy, trưa về hàng xóm nói là người đi nhưng “đuôi” vẫn còn quanh quẩn.

Mình đi biểu tình ngay từ lần đầu tiên, ngày 5/6/2011, tại Sài Gòn, khi đang có chuyến công tác trong đó. Ra Hà Nội, mình có mặt trong các cuộc biểu tình ngày 12/6 và ngày 3/7. Cho đến khi ấy mình không bị ai hỏi han, theo dõi gì trong cuộc sống thường ngày. (Còn chuyện bị quay phim, chụp ảnh khi đi biểu tình là cố nhiên).

Ngày 7/7/2011, tại đại hội XI của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, mình đọc bản tham luận “Văn học nghệ thuật của lòng yêu nước” trước toàn thể đại biểu và trước ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ chính trị, bí thư thành ủy Hà Nội, cùng nhiều ông bà chức quyền của đảng và chính quyền thành phố. Và từ ngày 10/7/2011 mình bắt đầu có “đuôi” bám. Trước đó một ngày, ông Viện trưởng cơ quan mình (Viện Văn Học) đã gọi điện cho mình truyền đạt ý kiến của lãnh đạo Viện trên (Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam) sau khi được cơ quan an ninh sang làm việc về trường hợp của mình. Sự nhắc nhở hai cấp này còn được lặp lại vào ngày 4/8/2011. Nhắc rằng anh Nguyên phải cẩn thận, đừng để có chuyện gì đáng tiếc xảy ra rồi lại nói là không báo trước.

Bây giờ, mỗi lần đi xuống cầu thang và đi đường, mình bực mình vì lẽ ra phải nhìn thẳng luôn luôn, thì mình lại phải chốc chốc nhìn xung quanh và nhìn phía sau. Bị thành “người mọc đuôi” quả là một sự gớm ghiếc. Chưa biết lúc nào thì mình được “cắt đuôi” hay tự  “cắt đuôi” được cho mình.

Hà Nội, 8-8-2011