vietsoul21

Archive for Tháng Mười, 2013|Monthly archive page

Trần Trung Đạo – Khi Bài Hát Trở Về

In Âm Nhạc (Music), Lịch Sử, Liên Kết, Tạp văn on 2013/10/31 at 16:30

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân (Tôn Thất Lập), Tổ quốc ơi ta đã nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người.

Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn

Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang

Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm

Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loảng xoảng.

Lời nhạc của Việt Nam quê hương ngạo nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loảng xoảng”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi” đã làm cho Việt Nam quê hương ngạo nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau.

Việt Nam quê hương ngạo nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào. Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng đạo, Du ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ.

Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.

Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam quê hương ngạo nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tỵ nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam quê hương ngạo nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh. Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.

Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông Bộ trưởng Bộ Chiêu hồi nào đặt hàng hay một ông Tổng ủy trưởng Dân vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam quê hương ngạo nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước. Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngả, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngả của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.

Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam quê hương ngạo nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người

Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi

Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi

Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.

Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc. Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt. Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam quê hương ngạo nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình.

Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo dục và Thanh niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm. Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của “mùa hè đỏ lửa” chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam quê hương ngạo nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại

Xương da thịt này cha ông miệt mài

Từng ngày qua

Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.

Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang

Trên bàn chông hát cười đùa vang vang

Còn Việt Nam

Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.

Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác? Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.

Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng. Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.

Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước? (The Spratly Islands Dispute: Who’s on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.

Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.

Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Dậy mà đi, Nối vòng tay lớn của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng

Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm

Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi

Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.

Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những “bất hạnh”, “nỗi đau”, “tính tự ti mặc cảm”, vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người

Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam

Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian

Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên.

Việt Nam quê hương ngạo nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng.

Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

Trần Trung Đạo

Nguồn: FB Trần Trung Đạo

Phạm Lưu Vũ – Kinh sách của nước Vệ

In Lịch Sử, Liên Kết, Triết Học, Văn Hóa on 2013/10/30 at 22:55

Khổng Tử và các đệ tử.

Nghe nói đến viếng nhà có tang thì cơm không được ăn no, rượu không được uống cạn. Về đến nhà rồi thì hết ngày không ca hát, không cười cợt, quần áo phải thay ra, ba ngày không được gần thê thiếp… Người đang có tang thì cả năm không đi dự giỗ chạp, khai trương, cưới hỏi… của bất cứ nhà ai… Chắc không chỉ vì “Lễ“ quy định phải như vậy. Lại nghe nói sinh khí thuộc về dương, tử khí thuộc về âm.

Người thông minh, sáng suốt thuộc về dương, kẻ u mê, lú lẫn thuộc về âm. Người lương thiện, tử tế thuộc về dương, kẻ bất lương, đểu cáng thuộc về âm. Quân tử thuộc về dương, tiểu nhân thuộc về âm. Cả đến thiện, ác; chân, ngụy cũng phân biệt như vậy, thiện thuộc về dương, ác thuộc về âm, v.v… Thánh nhân đặt ra phép cúng tế quỷ thần, quy định “Lễ“ đối xử với người chết chắc không phải vì Thánh nhân mê tín dị đoan. Chính vì sợ sẽ diễn ra cái buổi âm thịnh, dương suy trên cõi trần (gian) này vậy…

Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử một hôm giảng về Lễ (phép tắc, pháp luật…). Lễ của Ngài bao trùm cả cái nhẽ sinh tử của cuộc đời. Hết “sinh“ rồi đến “tử“.  Riêng “Lễ“ về “tử“ của Ngài thì chung quy chỉ bốn bài sau đây là gồm hết.

Thứ nhất: Có cái chết là sự tiếp tục của những đạo lý lớn trong thiên hạ (“Tử vi Thánh nhân –chết thành Thánh nhân, như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn Vương, Chu công …).

Thứ hai: Có cái chết là sự tiếp tục của một sự nghiệp trong đời (“Tử vi hiền nhân –chết thành hiền nhân, như Cơ Tử, Tỷ Can, Tử Văn, Quản Trọng…).

Thứ ba: Có cái chết đơn giản là sự trở về cõi vĩnh hằng (“Tử vi sa trầnchết thành cát bụi, lành như cát bụi, lẽ thường của vạn kiếp sinh linh). Song để đạt được những điều đó, thì tất cả những người chết đều phải được người sống đối xử sao cho đúng với “Lễ“.  Thuận theo Lễ thì cát (gặp được yên ổn). Nghịch theo Lễ thì hung (gặp phải hiểm họa), có khi hậu quả không biết thế nào mà lường được. Cái đó gọi là: “Tử phù đạo tặc“ (cái chết giúp rập cho trộm cướp).

Tài tử Hồng Kông Châu Nhuận Phát trong vai Khổng Phu Tử (movie about Confucius)

Giảng đến bài này, Ngài nói: “Bản thân cái chết không có lỗi gì. Chính những kẻ đang sống mới cố tình làm cho cái chết ấy biến thành một hiểm họa trong đời đấy thôi“.  Nói đến đó, Ngài bỗng trầm ngâm, chưa biết phải lấy thí dụ thế nào cho các học trò hiểu thì vừa lúc ấy, gia nhân báo có người muốn xin vào gặp để biếu kinh sách. Khổng Tử mừng rỡ nói:

“May quá! Kẻ mang cái thí dụ sinh động ấy đến vừa kịp lúc, vừa kịp lúc“.

Học trò nhìn nhau ngơ ngác, chưa hiểu Ngài nói thế là có ý gì thì thấy một người ôm một chồng sách khệ nệ bước vào. Người ấy mặt chuột tai lừa, đầu đội mũ cánh chuồn, trang phục cũng ra dáng kẻ sĩ, chỉ tội ánh mắt hết sức u tối. Cẩn thận đặt những cuốn sách mạ vàng lên một chiếc đôn, người ấy bước đến trước mặt Khổng Tử vái dài một cái. Chưa kịp nói gì thì Khổng Tử đã hỏi ngay:

“Tiên sinh từ nước Vệ tới đây có phải không?“.

Người ấy giật nảy mình, trợn mắt kinh ngạc, hỏi:

“Cớ sao Phu Tử lại biết tôi là người nước Vệ?“.

Khổng Tử trả lời:

“Trên người tiên sinh có mùi tử khí. Vì thế mà tôi biết“.

Người đó hoảng sợ rùng mình một cái. Vội vàng hỏi tiếp, giọng có vẻ hơi bất bình:

“Chẳng hay Phu Tử muốn rủa tôi, mong cho tôi chết sớm hay sao? Tôi đường đường đại diện cho kẻ sĩ của cả nước Vệ, còn đang sống khoẻ mạnh, minh mẫn thế này. Tại sao Phu Tử lại bảo tôi có mùi tử khí?“.

Khổng Tử vẫn thản nhiên nói:

“Tất cả người nước Vệ hiện thời đều có mùi tử khí hết. Vì thế, trong nước không ai ngửi ra đấy mà thôi. Khâu (tên tục của Khổng Tử) này nghe nói tử thi thì phải được chôn xuống đất hoặc đốt thành tro bụi. Nếu để quá một tuần (mười ngày), thì âm khí sẽ ám đến phạm vi một thành. Quá trăm ngày, âm khí sẽ càng loang rộng ra, ám đến phạm vi châu, quận… Hôm trước Khâu này xem thiên văn, trông về hướng địa giới nước Vệ, thấy âm khí đã ám đến tận trời, trùm khắp cả bờ cõi. Tất trong nước có tử thi đã để quá ba năm chưa chôn“.

Người đó nghe nói thì sợ toát mồ hôi. Bèn nghĩ lại việc nước mình. Quả vua Vệ là Linh Công chết đã lâu, nhưng đám con cháu chỉ mải lo giành nhau ngôi báu, lại thấy cứ để như thế xem ra còn có cớ mà tha hồ bịp bợm. Vì thế nhất quyết không chịu đem chôn. Thật là những kẻ vì lợi mà sẵn sàng quên cả hiếu. Có biết đâu cái món âm khí ấy nó lại ghê gớm đến thế. Bèn hỏi:

“Vậy bây giờ Phu Tử bảo phải làm thế nào?“.

Khổng Tử nói:

“Lại còn làm thế nào ư? Sở dĩ âm khí đã dâng lên trùm kín cả bờ cõi, bởi nước Vệ của tiên sinh bây giờ, tất cả những gì thuộc về âm đều đang thịnh, tất cả những gì thuộc về dương đều đang suy, danh và thực đều loạn, thật và giả đều lẫn lộn. Điều ấy chỉ có lợi cho bọn ăn cướp mà thôi. Đó chính là thời vận cực thịnh của lũ tiểu nhân và những kẻ chuyên nghề trộm cắp, bịp bợm. Nay người chết thì phải đem chôn, thế thôi. Có điều, đã nhiễm phải âm khí nặng như vậy thì người nước Vệ đời nay tất bị u mê, lại hay trí trá lắm, khó mà tiếp thu được đạo lý. Cứ tiếp diễn mãi như thế này, e rằng thế gian ngày nay không tìm đâu ra một qui tắc nào khả dĩ có thể áp dụng cho người nước Vệ được. Có lẽ phải đợi đến những đời sau may ra…“.

Kẻ sĩ người nước Vệ tất nhiên chẳng đời nào chịu công nhận những điều đó. Bèn hướng cặp mắt u tối về phía Khổng Tử mà cãi:

“Nước Vệ tôi xưa nay rất chú trọng đến việc dạy dân. Những kẻ sĩ danh giá đi lại ngoài đường, ngoài chợ đông như rắc trấu, ai ai cũng có thể làm ra văn chương, thi phú, chính sự được ca tụng hết lời, pháp luật mỗi ngày mỗi đẻ ra những cái mới. Trăm họ yên ổn làm ăn, không ai nói ngược lại cái điều mà kẻ bề trên muốn nghe. Lại có một nền giáo dục hoành tráng, vẫn thường tự đánh giá là cao nhất nhì thiên hạ. Sao Ngài lại bảo người nước Vệ tôi u mê, trí trá, không tiếp thu được đạo lý?“.

Khổng Tử trả lời người kia mà như muốn nói với cả các học trò của mình:

“Dạy học mà không hề thấy dạy cách làm người, chỉ dạy cách làm tiền. Chưa học làm người đã bổ làm quan chỉ vì chạy chọt hoặc là con ông, cháu cha. Thậm chí khối kẻ làm quan rồi mới đi học. Lại còn tha hồ mua bán danh hiệu, quan tước… Thì đó là cái nền giáo dục gì vậy? Dạy dân bằng đức hơn là bằng lệnh. Huống chi nước Vệ bây giờ chỉ ra sức chú trọng đến việc nhồi nhét cho học trò những kiến thức sặc mùi âm khí, dùng bịp bợm làm quốc sách giáo dục, lấy đen làm trắng, lấy không làm có, lấy ác làm thiện… Kẻ trên leo lẻo dối trá không biết ngượng mồm, kẻ dưới uốn mình nịnh hót không biết xấu mặt. Lại tùy tiện đẻ ra cái gọi là pháp luật để lừa mị, cưỡng ép người ta phải công nhận mình. Lại nhân danh trăm họ để thi hành bạo ngược, không cho ai có quyền được nghĩ tới chân lý, không cho phép ai được nói ra sự thật, khiến cho người người u mê, nhà nhà lú lẫn, nhìn gà hóa cuốc, nhìn kẻ cướp hóa người ngay, đánh đồng lưu manh với lương thiện… Từ đó con người sinh ra thói nhịn nhục, đớn hèn, nhất nhất chỉ biết chạy theo của cải, hư danh… Dạy dân như thế thì khác nào ngu dân có chủ ý, ngu dân bằng mọi giá, mọi thủ đoạn. Cái gọi là nền giáo dục ấy càng “hoành tráng“ bao nhiêu thì càng hỏng nặng bấy nhiêu. Làm hỏng một nhà đã phải ăn năn, sám hối. Đằng này lại làm hỏng cả một nước thì tội lỗi để đâu cho hết. Thế mà không gọi là u mê, trí trá thì gọi là cái gì?“.

Kẻ sĩ người nước Vệ kia nghe Khổng Tử thuyết liền một hồi như vậy mà vẫn không cho làm phải, nét mặt vẫn có vẻ ấm ức, không phục. Quả là sự u mê đã ngấm đến tận xương tuỷ. Phải cái tội y đang ở vào địa vị là khách, chẳng lẽ lại cãi nhau mãi với bậc Thánh nhân đã nức tiếng thiên hạ này. Song nghĩ bụng cũng phải cố vớt vát thêm vài câu để giữ thể diện quốc gia. Y bèn chỉ vào đống sách mang theo và nói:

“Phu Tử bảo người nước Vệ tôi hiện toàn những kẻ u mê, trí trá. Vậy sao lại có thể viết ra những cuốn kinh sách, những bộ giáo khoa mạ vàng như thế này được. Chính tôi được sai mang sang đây tặng Phu Tử, để Phu Tử bổ sung vào kho tàng kinh sách của Ngài cho thêm phần phong phú đấy“.

Khổng Tử nghe y nói thì vội vàng dùng một tay kéo vạt áo lên che mặt, tay kia xua lấy xua để mà bảo:
“Mang về ngay đi. Mang về ngay đi. Những thứ gọi là kinh sách với lại giáo khoa gì đó của nước ngài càng nặng mùi âm khí lắm. Nước Lỗ ta từ lâu đã vứt hết vào sọt rác rồi. Không tin ngài cứ ra ngoài bãi rác mà bới thử xem. Hãy tìm trong những mớ giấy lộn ấy, may ra vẫn còn sót một ít đấy“.

Kẻ sĩ người nước Vệ đành tiu nghỉu ôm đống kinh sách của nước mình ra về. Bài giảng của Khổng Tử về “Lễ“ đến đó cũng vừa chấm dứt.

Hôm ấy, trong số các học trò ngồi nghe Khổng Tử nói, có Tử Lộ (Trọng Do) là người cũng không hẳn tin rằng nước Vệ lại hỏng đến mức ấy, bèn quyết chí sang bên đó làm quan một phen xem sao. Tử Lộ những tưởng với đức độ, học vấn và cái dũng của mình, thì có thể cứu được dân chúng nước Vệ thoát khỏi mê muội, gian xảo chăng! Kết quả việc không thành. Tử Lộ chưa kịp thi thố điều gì thì đã bị chết bất đắc kì tử tại ngay chính nước Vệ. Thế mới biết cái thứ âm khí ấy ở nước Vệ quả là rất độc đối với người quân tử. Thương thay! Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?

(Trích Luận ngữ tân thư xủa Phạm Lưu Vũ)

Nguồn: blog Phạm Lưu Vũ

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến – Giáo Giở

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Tạp văn on 2013/10/26 at 09:54
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.
Tôi chào đời tại Sài Gòn, và vô cùng hãnh diện về nơi sinh trưởng của mình. Chính Từ thành phố này Người đã ra đi.
Nói thế nghe (chừng) hơi nịnh. Không dám nịnh đâu. Thường dân cỡ tôi làm sao mà bợ cao dữ vậy. Hơn nữa, trong “zụ” này, ở môi trường XHCN thì đâu có bao giờ thiếu những thiên tài. Không tin, và nếu rảnh xin (ghé qua wikipedia) đọc chơi vài câu cho biết:
Khi tôi còn là hạt bụi
Người đã lên tàu đi xa
Hay:
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
Chuyện xưa (như thế) đã đành nhưng hai phần ba thế kỷ sau vẫn còn có người “ngơ ngẩn” về chuyến xuất dương (tìm đường cứu nước) của Bác:
Đó là cuộc ra đi một mình, giữa bốn biển năm châu, giữa đại dương sóng cả… Sau sáu năm trên khắp các lục địa anh mới về Paris… Ở Paris, kể từ 1919, khi trình Hội Quốc Liên (tức Liên Hiệp Quốc bây giờ) bản Yêu sách tám điểm của nhân dân Việt Nam, dưới tên ký Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn đã bắt đầu một sự nghiệp viết nhằm lên án chủ nghĩa thực dân, cảnh tỉnh thế giới phương Tây, thức tỉnh thế giới thuộc địa. Một sự nghiệp viết gắn bó và phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc kể từ Bản yêu sách tám điểm – 1919, qua Tuyên ngôn độc lập – 1945, đến Di chúc – 1969 có độ dài 50 năm.
GS Phong Lê viết những dòng chữ (hơi lủng củng) ghi trên, tại Huế, vào hôm 26 tháng 5 năm 2011. Hai năm sau, vào hôm 26 tháng 9 năm 2013, từ Luân Đôn, BBC loan tin:
Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại… Trao đổi với BBC hôm 23/9/2013 từ Hà Nội, ông Hiển (phó giáo sư sử học Vũ Quang Hiển – ghi chú của tnt) cho rằng nhiều tư liệu có thể đang được lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ hải ngoại, hoặc cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc.
Giời ạ, đâu có “cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc…” làm chi cho thêm phiền. Giới học giả Việt Nam (Trần Quốc VượngNguyễn Thế AnhVũ Ngự Chiêu…) đã trưng dẫn “nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại…” – từ lâu – nhưng nó không “khớp” với sử (riêng) của Đảng và tự truyện của Bác nên đều bị phớt lờ hết ráo.
Cái kim (nhỏ xíu) trong bọc còn giấu không được hoài thì nói chi đến tiểu sử của một con người (vỹ đại) cỡ bác Hồ. Và nói đâu xa xôi, ngay trên một trang web rất bình thường (Sức khoẻ và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế) ở trong nước cũng đã có người “khẳng định” – một cách rất tế nhị, từ năm 2007 – rằng Bác không có dính dáng gì (nhiều) đến bản “Yêu sách của nhân dân Việt Nam”:
… Phan Văn Trường là người soạn thảo Yêu sách và trên thực tế văn bản này mang đậm dấu ấn của ông với nhãn quan của một nhà luật học. Thực vậy, Điểm 2 nêu rõ: ‘Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam’; hay Điểm 7 ‘Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật’. Như vậy có đủ cơ sở để khẳng định rằng tiến sĩ luật học Phan Văn Trường là kiến trúc sư của Yêu sách của nhân dân Việt Nam, một sự kiện tạo nên bước ngoặt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.
Tế nhị là một đức tính mà rất ít người sở đắc. Tác giả những dòng chữ sau đây – rõ ràng – không có được cái đức tính (dễ thương) này:
Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này… chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh
Tất Thành chỉ là người được nhóm An Nam Yêu Nước chỉ định đem bản Thỉnh nguyện thư của người An Nam đến Hội nghị Hoà bình Versaillles. (Thụy Khuê. Nhân văn Giai phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia 2012).
Những vụ trộm cắp (lặt vặt) cỡ này, nói nào ngay, không hiếm trong cuộc đời hoạt động của bác Hồ hay bác Tôn nên đâu có chi quan trọng lắm để mà phải làm rầm rĩ. Ông Hà Sĩ Phu nghĩ một cách khoáng đạt hơn rằng: “… điều quan trọng đối với xã hội không phải ở chỗ quan điểm ấy là của ai, mà ở chỗ quan điểm tiến bộ ấy được thực hiện như thế nào.”
Ý niệm rất nới này cũng được GS Vũ Quang Hiển nhiệt liệt tán đồng – theo như bản tin (thượng dẫn) của BBC:
Nguồn gốc ở đâu, chuyện đời tư, chuyện cá nhân không quan trọng, mà cái quan trọng là ở sự nghiệp, mỗi con người đều có những nét riêng, thậm chí nét khuất trong đời tư, nhưng điểm quan trọng nhất là sự nghiệp mà họ theo đuổi.

Thôi thì cứ bỏ qua vài “nét khuất trong đời tư” của Bác, cứ giả dụ chính ổng (chớ còn ai nữa) là tác giả bản Thỉnh nguyện thư của người An Nam đi. Vậy thử nhìn xem: Bác, và các đồng chí lãnh đạo (từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân đến nay) đã thực hiện 8 điểm yêu sách này ra sao?

  • Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
  • Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
  • Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
  • Tự do lập hội và hội họp;
  • Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
  • Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
  • Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
  • Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
Tuần tự xét hết tám điểm kể trên chắc phải tới Tết, hay không chừng (dám) tới chết luôn. Xin chỉ xem qua một điểm – điểm thứ nhất thôi – cho nó lẹ rồi đi ngủ: Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
Không dám ân xá đâu. Từ ngữ này (e) không có trong tự điển của nước VNDCCH hay CHXHCNVN, nơi mà trại lính trại tù người đi không ngớt (người về thưa thớt năm ba) và mọi công dân đều có thể là một người tù ngoại trú, hay dự khuyết.
Coi: chỉ trong một tuần lễ, tuần thứ ba của tháng 10 năm 2013 thôi, công luận đã ghi nhận những sự kiện (dồn dập) như sau – xin ghi lại theo thứ tự thời gian:
Ngày 13 tháng 10 blogger Phạm Thanh Nghiên gửi đi một bức thư ngăn ngắn:
Kính gửi quý vị lá đơn của bà Nguyễn Thị Nga gửi trại giam số 6, Nghệ An, đề nghị cho chồng bà là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được đi chữa bệnh. Nhưng thay vì giải quyết yêu cầu chính đáng của bà thì chính quyền đã bí mật chuyển nhà văn NXN đến trại An Điềm, Đà Nẵng. Đây là một hành động rất không minh bạch và có thể coi như một tội ác. Không chỉ đối với nhà văn mà đối với gia đình, việc thăm nuôi sẽ rất khó khăn, tốn kém về tài chính cũng như về sức khỏe. Theo mong muốn của bà Nga, là phổ biến lá đơn (đã gửi ngay cho trại 6 khi viết) rộng rãi trên mạng. Bà cũng bày tỏ mong muốn được công luận, các tổ chức nhân quyền quan tâm đến trường hợp của chồng bà, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhất là kể từ khi khi ông bất chấp nguy hiểm, báo tin chuyện ông Điếu Cày tuyệt thực ra ngoài, ông luôn bị trù dập. Xin thay mặt bà Nguyễn Thị Nga, gửi lời cảm ơn tới quý vị.
Ngày 17 tháng 10, RFA loan tin: Mục sư Nguyễn Công Chính thường xuyên bị đánh đập trong tù. Mục sư Tin lành Lutheran Nguyễn Công Chính, người bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc có những hoạt động chia rẽ sự đoàn kết dân tội, nói xấu chính quyền, thường xuyên bị đánh đập trong tù vì không chịu nhận tội.
Cùng ngày, theo FB của An Đỗ Nguyễn:
Sáng nay, 17/10/2013, tại bệnh viện 30/4 Bộ Công an đã xảy ra một cuộc trấn áp của lực lượng an ninh, công an, dân phòng đối với gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định. Phía lực lượng an ninh viện lý do là cô con gái của thầy Định chụp hình, quay phim để bắt vợ con thầy về đồn công an làm việc. Tuy nhiên, vợ con thầy đã chứng minh cho lực lượng an ninh thấy rằng điện thoại của họ chỉ có chức năng nghe gọi, nhắn tin, không có khả năng quay phim, chụp hình. Sau đó, phía an ninh yêu cầu gia đình thầy xuất trình giấy CMND và một mực cưỡng ép về gia đình về đồn làm việc.
Ngày 18 tháng 10, blogger Nguyễn Bắc Truyển viết trên facebook: Tù nhân chính trị tuyệt thực.
Tin từ gia đình cho biết, hai tù nhân chính trị, Đoàn Huy Chương và Sơn Nguyễn Thanh Điền đã tuyệt thực 3 ngày nay để phản đối chính sách giam giữ khắc nghiệt của trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai).
Sơn Nguyễn Thanh Điền, bị bắt năm 2000, án 17 năm. Đoàn Huy Chương bị bắt năm 2010, án 7 năm. Cả hai tù nhân chính trị đang bị giam tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc.
Trại giam Xuân Lộc, nơi giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị. Vừa qua trại giam Xuân Lộc đã chuyển 05 tù nhân chính trị đi trại giam Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) vì cho rằng 05 tù nhân chính trị có liên quan đến vụ nổi loạn tại phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc vào sáng ngày 30/6/2013. 05 tù nhân chính trị là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Anh Trí và Nguyễn Ngọc Cường. Mặc dù, lãnh đạo Tổng cục Trại giam và trại giam Xuân Lộc khẳng định trên báo chí rằng các tù nhân chính trị không có liên quan vụ nổi loạn của tù thường phạm. Tuy nhiên, tối ngày 30/6/2013, 05 tù nhân bị chuyển trại, sau đó họ bị biệt giam, cùm chân tại trại giam Xuyên Mộc.
Đầu tháng 10/2013, hai nữ tù nhân chính trị đang trong mang trọng bệnh là Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển đi bằng xe tù trên quãng đường dài gần 2.000 km đến trại giam Thanh Xuân (Hà Nội), tay chân bị còng, bà Dung đang tuyệt thực. Chuyến đi dài đã làm hai nữ tù nhân kiệt sức và ngất xỉu nhiều lần.
Việc giam giữ khắc nghiệt, giam xa gia đình… là biện pháp vô nhân đạo mà trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền, công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị đã cấm áp dụng. Việt Nam đã tham gia hai công ước này và chuẩn bị ký công ước chống tra tấn tù nhân vào cuối năm 2013.
Nhiêu đó thôi đủ thấy sự nghiệp của Bác (nói riêng) và của cả Đảng (nói chung) không chỉ là một con số không, mà là một con số trừ âm không nhỏ:
Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!
Nguyễn Chí Thiện

Người Buôn Gió – Đại vệ Chí Dị

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn on 2013/10/25 at 08:57

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.

Mùa thu năm ấy khai quốc công thần đại lão tướng quân họ Vũ lìa đời. Nhà Sản tổ chức quốc tang, nhưng ngắt mất phần bắn thần công tiễn biệt.

Dân chúng đổ xô nhau đi đưa tang đại tướng quân. Hàng nghìn người nhỏ lệ.

Bấy giờ có cái cây gần nhà đại tướng, bỗng nhiên lá vàng úa. Ở hồ Lục Thủy giữa kinh thành, có con rùa già sống mấy trăm năm cũng ngoi đầu lên mặt nước.

Ai cũng cho đấy là điềm trời thương xót tướng quân.

Lại nói bấy giờ cũng trong lúc quốc tang đại tướng, kho đạn quân nhu ở trấn Tây Bắc phát nổ long trởi, lở đất, chết mấy chục mạng người.Ngay đó bão lớn gây lũ lụt khắp miền Trung quê hương đại tướng, cảnh tang thương chết chóc chồng lên nhau. Đau đớn không biết bao nhiêu mà kể.

Tiếng khóc mất người thân vang từ miền núi đến miền biển. Khiến đất trời trở lạnh đột ngột.

Tháng Nhâm Tuất, năm Quý Tỵ, năm Vệ Kinh Vương thứ ba.

Thầy thuốc họ Nguyễn mở phòng mạch lậu đồ sộ giữa kinh thành. Một hôm lỡ làm chết bệnh nhân, nửa đêm mang xác ra sông vất đi.

Quan coi việc chữa tàu biển thủ mấy trăm ngàn lượng vàng mua nhà cho vợ lẽ.

Người dân tộc thiểu số kéo về kinh thành kêu oan, dầm mưa dãi nắng ở vườn hoa kinh thành.

Nước Vệ lâm vào cảnh bi thảm. Đạo đức bá tính băng hoại, dân chúng lầm than, quan lại nhũng nhiễu, thóc cao gạo kém, thất nghiệp, đổ nợ lan tràn.

Trước cảnh đó, Vệ Kính Vương mới cho người sang phủ chúa, mời Bạo tể tướng cùng thiết triều bàn chuyện quốc gia đại sự.

Gặp Bạo, Vương nói.

– Nay tình trạng đất nước ta có nhiều điều không hay, tể tướng có cách gì chăng.?

Bạo đáp.

– Vua, chúa không đồng lòng. Việc lớn khó mà giải quyết được.

Vương biết tể tướng hàm ý trách chuyện Vương phủ mấy năm nay có ý không bằng lòng với phủ Chúa. Tỏ vẻ khoan hòa, nhã nhặn, Vương nói.

– Con đường đi lên xã nghĩa của nhà Sản, tất phải có những mâu thuẫn nội tại. Đó là chuyện không lớn, khi xưa tiên vương nói khi gặp chuyện bất hòa phải lấy chữ đoàn kết làm đầu, giữ đoàn kết như giữ con ngươi trong mắt mình. Nay đất nước khó khăn, tể tướng là người anh minh lỗi lạc, lại đương là rường trụ quốc gia. Chớ nên vì chuyện nhỏ mà làm hỏng đại sự.

Bạo thấy Vương có ý hòa hoãn, cũng tạm gác qua hiềm khích. Kéo ghế ngồi ngang hàng nói.

– Vậy thì nay mỗi người lo phận của mình cho tốt. Bên Vương lo chuyện trấn an dân tình, vỗ về để lòng người không oán thán. Khiến cho lòng dân còn tin vào triều đình, tránh chuyện bất tín mà sinh ra trễ nải làm ăn, thất thu ngân sách triều đình.  Tránh dùng tuyên truyền thiếu nhất quán vạch vòi những chuyện chính sách kinh tế, chẳng những không giải quyết việc gì, gây xáo trộn niềm tin thêm.

Vương gật đầu.

– Chuyện ấy Vương phủ sẽ cho làm ngay, còn lại chuyện lo cho đất nước qua cơn khó khăn kinh tế này , trăm sự nhờ tay phủ Chúa.

Bạo nói thêm.

– Đàm Cận làm quan bao năm, một lòng tận tụy, trên bảo sao làm vậy. Triều đình không có ý kiến. Nhưng Phạm Gia làm thượng thư bộ lễ, thân sinh trước kia coi bộ này có nhiều điều khiến Tề mất lòng, đưa lên phó tể tướng sợ người Tề không ưng. Cái này để triều đình cân nhắc.

Bạo đứng dậy cáo từ.

Vương ngồi án thư, lôi bản dự thảo hiến pháp ra xem lại, sửa vội mấy chữ, chỉnh dấu chấm phẩy. Rồi soạn công văn gửi bộ Học. Chỉ dụ bộ Học phải ca ngợi rằng bản dự thảo này là thể hiện cho ý chí hào hùng của nhân dân ra dưới thời kỳ mới, đồng thời phải nhấn mạnh con đường đi lên thiên đường xã nghĩa vẫn còn dài toàn dân , toàn quân phải phấn đấu chịu đựng gian khổ nhiều hơn nữa.

Lại nói về Bạo tể tướng, khi về phủ lập tức soạn công văn chỉ đạo tăng giá, tăng phí và tăng khai tháng khoáng sản.

Mưu sĩ có người thắc mắc chuyện tăng phí, giá e sẽ khiến dân tình thêm khó khăn mà oán hận.

Bạo nói.

– Như thế bọn phủ Vương mới chuyên tâm vào việc đối phó dư luận. Không nhòm ngó việc nhà Chúa được. Hơn nữa chúng ta theo dõi phản ứng dân chúng đến đâu, sẽ điều chỉnh. Cái này để đánh lạc hướng tất các dư luận, để chúng ta tập trung cấp tốc gia tăng khai thác sản lượng tài nguyên, lo tìm cách mượn tiền bên ngoài. Đó mới là cách lớn để giải quyết vấn đề.

Lời bàn.

Nhà Sản phước lớn, lúc nào cũng có nhân tài trị nước. Đừng tưởng việc nói cho dân nghe là việc dễ, cũng đừng tưởng việc tăng giá, thuế và đào tài nguyên muốn là được. Nói sao cho dân tin, làm sao cho dân không biết. Đó mới là nghệ thuật cai trị độc đáo của nhà Sản.

Bởi thế nhà Sản mới tồn tại đến nay gần 70 năm.

Nguồn: FB Người Buôn Gió

Alan Phan – ĐI TÌM NGUỒN CỘI

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Tạp văn, Văn Hóa on 2013/10/24 at 07:27

Đêm qua, tôi vẫn còn mơ màng giữa tỉnh và thức vì chưa quen với múi giờ mới của xứ Mỹ vừa quay lại. Bỗng giật mình vì comment của một bạn đọc,” Người mà không biết nguồn cội của mình thì không phải là con người.” Tôi khá quen với những tuyên bố quá khích của đủ loại nhân vật, đen đỏ tím vàng; nhưng vẫn sốc với những suy nghĩ…ngoài hành tinh của “một bộ phận không nhỏ”. Trước đó, anh bạn doanh nhân Nguyễn Văn Đực còn cả quyết là ngay cả ông già Alan vẫn muốn “rụng về cội” huống gì các bạn khác.

Tôi không biết sự nhắc nhở liên tục các khúc ruột ngàn dặm về “nguồn cội” này có liên quan gì đến số lượng kiều hối gần 12 tỷ USD năm nay? Nhưng nếu có một cụm từ bị lợi dụng thường xuyên trong lịch sử, đó là “tổ quốc, đất nước, dân tộc, quê hương…và nhẹ nhàng hơn, “nguồn cội”.

Tôi còn nhớ những ngày đầu tị nạn của 1975, nghèo khổ chạy khắp nơi tìm một chiếc xe cũ cho gia đình. Qua lời giới thiệu của TV, rồi bạn bè, chúng tôi chạy lên tận Rose Bowl ở Pasadena, dự buổi đấu giá xe dành cho dân nghèo. Tay chủ xị áo quần hình Cờ Hoa bảnh bao, văn chương hoa mỹ, bắt mọi người phải làm lễ chào cờ, rồi ca bài America the Beautiful, do cô con gái xinh đẹp dẫn dạo (không biết có là con gái thực không?).  Sau đó là những màn thủ thuật bịp bợm với giá cả còn cao hơn cả giá các xe ở Beverly Hills. Ngay cả dân nghèo tứ xứ cũng bị vài anh chị Mỹ trắng giàu có tìm cách móc túi. Từ đó, hễ làm ăn buôn bán mà dính vào …”tổ quốc” thì tôi chỉ ôm quần mà chạy.

Ngay cả triết thuyết “tam vô” (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo) của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản cũng không ngăn Mao Trạch Đông mô tả cuộc cách mạng của mình là mang bản chất cốt lõi của dân tộc Trung Quốc. Vào thời Trung Cổ, dân du mục của Âu Châu (gypsies) bị các giáo sĩ Thiên Chúa thiêu sống vì họ không có “nguồn cội” (thuộc dòng giõi của quỷ). Gần đây hơn, cả triệu dân Do Thái cũng bị Đức Quốc Xã cho vào lò nướng vì nguồn cội …hơi khác người.

Khi dính đến quyền lợi hay quyền lực, cách dễ nhất để tranh đoạt chiến thắng là chụp một chiếc mũ to tướng lên đầu đối thủ, danh từ sử dụng càng to càng khó hiểu, càng hiệu lực. Dân thì chỉ khôn hơn lợn có vài bậc, nên rất nhất trí với các quan. Điều quan trọng là phải luôn coi phe nhóm mình là biểu tượng duy nhất của “tổ quốc, đất nước, dân tộc…gì đó, không ai có quyền bàn ra tán vào, ngay cả khi vài thủ hạ cao cấp có…hộ chiếu và tổ tiên …người Hán.

Nhưng khi ngồi chém gió với một số các “bộ phận không nhỏ” này, chính tôi cũng không yên ổn lắm với câu chuyện về nguồn cội của mình hay mọi người.

Nếu suy nguồn cội của tất cả loài người từ nguyên thuỷ, chúng ta đều bắt đầu bằng vài nguyên tử atom lạc lõng đâu ngoài vũ trụ. Cách đây trăm ngàn năm, thì nhân loại chỉ là một nhúm nhỏ cư dân tụ tập ngoài thềm lục địa Phi Châu, có chung tù trưởng, thầy pháp, công an và dân đen. Cách đây 10 ngàn năm, khi các bộ lạc đông đúc hơn và phải rời Phi Châu đi về Âu Á kiếm ăn, thì phần lớn gia đình di cư bên nhau để sống còn. Một giả thuyết là có khi ông tổ nội của Tưởng Giới Thạch có thể là tình nhân của ông tổ nội Đặng Tiểu Bình? (một học giả vừa xác định là hôn nhân đồng tính phát sinh từ 12 ngàn năm trước).

Cách đây 5 ngàn năm thì nguồn cội của dân tộc Việt là các khu dân cư dọc theo bờ sông Dương Tử; rồi trôi dạt về châu thổ sông Hồng. Dĩ nhiên, tôi không là một sử gia, nên rất mù mờ về lai lịch, nguồn cội của mọi người; nhưng tôi tin là nếu nhìn tất cả dưới lăng kính lâu dài của lịch sử; thì tất cả dân Việt, dân Tàu, dân Hàn, dân Ấn, dân Pháp…đều đã từng ăn mằm với nhau rất thắm thiết.

Rồi bây giờ, vì những biến động của lịch sử hình thành từ các xung đột quyền lợi, chúng ta phải phân loại nguồn cội và đối nhau như kẻ thù? Ngay cả khi ta cùng một tổ tiên, nhưng nếu có vài lãnh tụ nhanh tay cướp “bằng khoán” của đất nước, dân tộc…thì phần dân số còn lại phải nghe theo lệnh ban phát từ…nghị quyết của một thiểu số???

Chúng ta được “lệnh” là phải yêu tổ quốc qua bệ thờ của các lãnh tụ đã “hy sinh” cho hạnh phúc người dân. Cũng OK đi, dù cái chữ hạnh phúc này rất khó nuốt. Tuy nhiên, theo nhà thơ tư tưởng đỉnh cao Tố Hữu thì “thương cha thương một, thương ông (Stalin) thương mười”. Do đó, mỗi năm, cu Tèo nhà tôi có phải lên Google tìm bản đồ mộ của ngài Stalin để qua Nga khóc cho cái nguồn cội “vịt què” của mình? Hay là vì bác Chế Lan Viên có dặn là “bác Hồ ta đó chính là bác Mao” thì thị Hĩm nên xin visa chạy lên Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh để khóc thương cho một người cha chung của dân tộc?

Suy ngẫm thêm về các dân tộc khác, tôi thấy cũng có nhiều quan điểm và hành xử tương phản nhau. Dân Do Thái lang thang khắp thế giới cả ngàn năm, chịu nhiều bạc đãi, mà không quan tâm lắm về nguồn cội của mình. Cho đến Thế Chiến 2 khi bị Đức Quốc Xã giết hại trong sự kiện gọi là Holocaust. Sau chiến tranh, họ về Palestine dựng nên quốc gia Israel và dân Do Thái khắp thế giới dồn tiền bạc và sức mạnh chính trị với lời thề là “never again” (không bao giờ sẽ có một holocaust thứ hai).

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những người Mỹ gốc Do Thái, chúng ta có thể thấy rõ là họ không ưa dân Israeli lắm. Sau bức màn PR, họ nghĩ cư dân của Israel là những anh chị không có văn hóa, ngạo mạn, tham lam và ích kỷ. Nhưng họ vẫn lobby mạnh cho mọi viện trợ quân sự, kinh tế cho Israel vì đây là “nguồn cội” (vả lại tiền của Âu Mỹ là tiền thuế chung của dân, một nguồn OPM lý tưởng).

Trong khi đó, nếu hỏi một gười gốc Ireland hay Poland ở Mỹ, tôi chắc chắn là họ sẽ hãnh diện tuyên bố họ là dân Mỹ, dù không dấu giếm gì gốc Irish hay Polish của họ. Nguồn cội không bao giờ là một đề tài.

Còn nếu “nguồn cội” là giải giang sơn gấm vóc, tiền rừng bạc biển mà tiền nhân đã dầy công vun đắp thì không gì quý hơn là dựng tượng các công thần đã hết sức phá rừng mấy chục năm nay, trồng cao su, xây thủy điện, bán gỗ nguyên sinh…đem cho con cháu chúng ta vài trận lụt kinh hoàng mỗi năm…để học kinh nghiệm. Còn các em trẻ đang vui đùa dưới dòng sông Thị Vải, thân thể đã được công ty bột ngọt Vedan tiêm không biết bao nhiêu là liều vắc xin ung thư miễn phí? Yêu nguồn cội đến thế thì thôi.

Trên hết, trí tuệ của vài ba thế hệ Việt đã được khai phá tận tình với nền giáo dục ưu việt mà chỉ Cu Ba hay Triều Tiên mới bắt kịp. Đây là điểm sáng ngàn đời của chúng ta, xây dựng vững bền một bức tường dân trí kiên định không đời nào địch có thể xuyên thấu.

Còn nếu theo suy ngẫm của tôi, quê hương nguồn cội…là những ký ức tuyệt vời của những ngày mới lớn, khi tâm hồn còn tinh khôi áo mới, thì cái đẹp chân thiện trong tâm linh đó làm sao mà mất được để cần ai phải bảo vệ hay tôi phải đóng thuế? Cái trí tuệ mà tôi đã tự do vun đắp qua đủ mọi sách vở và trải nghiệm có cần ai phải làm “giáo trình” theo lề trái, lề phải? Những món ăn nuôi lớn khôn tôi là những món nợ chịu ơn từ chục ngàn người khắp thế giới, đâu phải chỉ vài lon bo bo viện trợ từ mẫu quốc?

Nói thế, nhưng tại sao trong những đêm chờ sáng cho quê hương, lòng ông già xa xứ vẫn bùi ngùi khi nhìn thấy bức hình bà mẹ Việt còng lưng quảy gánh dưới mưa? Vẫn đau buốt khi nghĩ về những đạo quân bán vé số khắp nước sau vài thế kỷ của “hạnh phúc”? Vẫn thuơng xót cho những đám trẻ không thể có tương lai trong một nền giáo dục què quặt? Nguồn cội còn đồng nghĩa với một tiếng thở dài?

Alan Phan

Nguồn: Góc Nhìn Alan Phan

Nguyễn Lân Thắng – “Phe” Nước mắt

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2013/10/20 at 10:20

Chị Nguyễn Thị Hiền, vợ của Luật sư Lê Quốc Quân, ảnh chụp hôm 30/12/2012. Photo by Nguyễn Lân Thắng

Hành động theo con tim mách bảo

Tôi sinh ra trong một gia đình công chức ở Hà Nội vào đúng năm 1975 – Cái năm được ông Võ Văn Kiệt “đánh dấu” bằng câu nói: “Chúng ta có triệu người vui, mà cũng có triệu người buồn”. Vết thương trong lòng người Việt cứ day dứt như thế trong suốt cả gần 40 năm cuộc đời tôi từ tấm bé đến tận bây giờ. Ngày nhỏ, tôi đã chứng kiến đủ cả những màn pháo hoa mừng thắng trận mỗi năm, cũng như cảnh những người họ hàng lặn lội từ miền Nam ra Bắc, đến ở nhờ gia đình tôi để đi thăm chồng cải tạo. Bé quá, chả biết được rồi sau này những cảnh đã thấy đó chính là nỗi đau của dân tộc…

Hồi đó, cả nhà tôi chỉ có một cái loa truyền thanh bọc vải hoa bé tý tẹo treo trên tường, cứ đến bốn giờ chiều là lại ré lên: “Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về… ” – Thế là biết đã đến giờ vo gạo thổi cơm. Thế hệ tôi lớn lên hoàn toàn “Đỏ”. Chúng tôi chỉ biết đến ném bom rải thảm Khâm Thiên, em bé Napal, chất độc da cam… mà chẳng hề hay có những đồng bào đã bỏ mạng tức tưởi trên biển. Tình cảm, nhận thức đến từ những điều mình thấy, mình nghe nó tự nhiên thế thôi, chẳng ai thắc mắc gì. Mà có điều gì khó lý giải quá thì sẵn có đế quốc Mỹ xâm lược đấy… cứ đổ lên đầu chúng là ai cũng yên lòng mà sống tiếp. Cái tâm thế được – thua, ta – địch phải mãi những năm sau này, qua nhiều luồng tin của phương tiện truyền thông trên internet mới gột tẩy khỏi đầu tôi những điều ngớ ngẩn đó…

Người Việt dù sinh ra trong bất cứ chế độ nào, rồi cuối cùng ai cũng thấy chỉ có nhân dân là bên thua cuộc. Sở dĩ đến bây giờ người dân đã nhận thức được điều đó bởi liên tục bao năm nay, đã có biết bao nhiêu lớp người liên tục đấu tranh, liên tục cống hiến cuộc đời mình vì lý tưởng đổi mới và xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và tôn trọng những giá trị phổ quát của nhân loại. Tôi có dính dáng ít nhiều đến các hoạt động đấu tranh trong nước, bị bắt bớ sách nhiễu đôi lần, nhưng có may mắn là chưa bao giờ chịu cảnh truy nã, tù đày. Nhìn những người bạn đấu tranh quanh mình, nay đang phải giam mình sau song sắt như anh Lê Quốc Quân hay anh em Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha… tôi thấy mình còn quá hạnh phúc.

Luật sư Lê Quốc Quân (giữa) cùng những người nông dân biểu tình chống trưng thu đất đai tại Hà Nội tháng 8/2012. AFP photo

Anh em cậu Uy – Kha thì còn quá trẻ, còn nhiều cơ hội, nhưng anh Quân mới là điều đáng nói. Chuyện vụ án anh Quân thế nào, cả tháng nay các phương tiện truyền thông đều có nhắc cả. Tôi biết, nhiều người tự hỏi động lực ghê gớm nào khiến anh ấy bỏ qua mọi hiểm nguy, dám bỏ mình để đương đầu với cái ác. Mỗi con người ai cũng có gia đình, có bạn bè, có những điều quý giá không thể mất… Bỏ những điều ấy để đi vào con đường lửa, chấp nhận ngồi sau song sắt lạnh, ai cũng thương anh ấy!

Người đời có câu: “Phù thịnh, chứ không ai phù suy”. Không biết sao tôi chỉ muốn làm ngược lại, chỉ muốn bênh vực những người yếu thế. Bức ảnh này được chụp đúng 1 tuần sau ngày anh Quân bị bắt. Đó là một ngày cuối năm 2012. Hôm ấy trời lạnh lắm. Chúng tôi chỉ có khoảng chục người đến thăm nhà anh Quân, người thì vừa ra tù, người thì cũng bị bắt nhốt liên tục, bị theo dõi dài ngày vì những vụ án chính trị mà chính quyền tưởng tượng ra. Cả một gia đình chỉ còn toàn đàn bà và trẻ con tiếp đón chúng tôi. Nhìn giọt nước mắt của chị Hiền vợ anh Quân nghẹn ngào, nhưng sung sướng vì có người đến sẻ chia lúc hoạn nạn… chẳng ai cầm lòng được.

Cuộc sống vốn hết sức phức tạp. Thú thực tôi cũng không biết hết những việc anh Quân đã làm, và cũng có nhiều ý kiến chê trách anh ấy dại quá, liều quá, lộ liễu quá… Nhưng có lẽ, điều rõ nét nhất chính là cái án quá bất công cho mấy trăm triệu tiền trốn thuế, vốn là cái cớ mà chính quyền khó mà chứng minh được. Và, cũng chẳng ai biết liệu cái án anh Quân đang phải chịu bây giờ, lúc thi hành xong sẽ có một cái án khác như anh Điếu Cày hay không?…

Còn biết bao nhiêu những trường hợp như anh Quân, như Uy, Kha… đang trong nhà tù nhỏ? Còn biết bao nhiêu cảnh đời khốn khó của những người tranh đấu ở nhà tù lớn ngoài kia? Tôi cũng như bạn, chẳng thể nào đếm hết được. Tôi chỉ biết hành động những gì con tim mình mách bảo. Dù thế nào tôi cũng đứng về “phe” nước mắt!

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

Nguồn: RFA

Tuấn Khanh – Người đàn bà trước cổng trường Pétrus Ký

In Tạp văn on 2013/10/19 at 10:40

Chút ký ức cho 20-10

Trong tất cả những câu chuyện về những người phụ nữ mà tôi nhớ được, có một câu chuyện luôn ám ảnh tôi trong nhiều năm tháng. Đó là một người phụ nữ vô danh, nghèo khó như bao nhiêu người nghèo khó trên đất nước này. Tôi chọn ngày 20-10 để ghi lại chút ký ức về bà, vì nếu lỡ quên đi, chắc là tôi sẽ hối tiếc nhiều.

Bà là một người bán bánh mì, đứng khép nép ở lề đi bộ gần cửa trường Pétrus Ký cũ, nơi tôi vẫn đạp xe đi học ngang qua mỗi sáng. Thời sinh viên Đại học, tiền chưa bao giờ đủ cho 2 ổ bánh mì một ngày, xe bán bánh mì của bà là nơi ưa thích của tôi và nhiều sinh viên khác vì bà vẫn luôn có một thái độ ưu ái thầm lặng với bọn mài đũng quần trên giảng đường.

Thêm một chút nước thịt, một vài miếng dưa leo; Thậm chí liếc thấy ai đó gầy gò, bà vẫn cho thêm được 1,2 miếng thịt mong mỏng. Một thông điệp quý giá và thầm lặng, nhưng mãnh liệt hơn cả những hứa hẹn về học bổng hay tài trợ tương lai từ Bộ Giáo Dục, khiến giới sinh viên rỉ tai nhau và hay ghé vào mua bánh mì trong một niềm tin trong sáng.

Nơi đó quen thuộc đến mức nhiều khi buổi chiều, đi ngang, tôi vẫn nhìn xem có bà bán nơi đó không. Nhiều năm như vậy, bức tranh ngày thường đó, tôi đã mang theo suốt cuộc đời.

Rồi một ngày, khi đạp xe đến mua bánh mì, bà chỉ còn bán bằng chiếc thúng đặt trên yên sau của một chiếc xe đạp thồ. “Xe bán bánh đâu rồi bà?”, tôi hỏi.

“À, mấy ông dẹp lề đường bắt rồi”, bà nói, tay vẫn gói bánh. Đứa con gái phụ bà kể rằng mấy ông ở Phường đến tịch thu, và nói nếu xin đóng tiền phạt, thì có thể lãnh xe về. “Dì sao mà đủ tiền đóng con”, bà nói.

Xe thì không còn, nhưng ổ bánh mì của tôi vẫn y nguyên cái tình cảm của một người nghèo vẫn dành cho giới sinh viên. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi đạp xe đi, ăn không hết ổ bánh mì và nghĩ rất nhiều về sự bình an đã mất trong trái tim mình.

Không chỉ là một lần. Chỉ mấy tuần sau, tôi lại thấy bà chỉ còn bán bánh mì trong một cái thúng cặp nách. “Xe cũng bị lấy rồi, mấy ổng nói má em cứng đầu quá, phạt cho tởn”, đứa con gái của bà nói. Trời cho thế gian này có thứ bậc quan và dân. Quan vẫn làm chuyện của quan, dân vẫn làm chuyện dân. Và tôi cũng cầm ổ bánh mì đầy đặn như mọi khi, chạy đi, ước mong trẻ con đến phát khóc rằng phải chi mình trúng số để cho tiền bà đóng phạt.

Bánh mì của người nghèo nuôi tôi lớn. Bài học ở trường dạy tôi biết. Cuộc đời cho tôi chứng kiến để tôi hiểu, nhưng tôi vẫn suy nghĩ trẻ con.

Tôi vẫn trẻ con đến mức thời gian ngắn sau đó, tôi chạy vòng tới vòng lui để tìm người đàn bà bán bánh mì quen thuộc, thậm chỉ trễ cả giờ học đầu. Bà không còn ở đó nữa cho đến tận hôm nay. Có lẽ bà đã mưu sinh ở một nơi nào đó khác, như người ta vẫn đùa rằng năng lượng đời không tự nhiên mất đi, mà chỉ bị xô đuổi từ nơi này sang nơi khác mà thôi.

Nhiều năm sau, tôi vẫn còn bị ám ảnh về thứ ký ức nhỏ nhặt này. Cho đến một hôm, thời hiện tại, tôi chứng kiến chiếc xe Jeep dân phòng dừng ở một nơi quen thuộc. Những người đàn ông cũng có vợ, có con gái, có mẹ… đang tần tảo, nhưng hùng hổ xô, giật, đạp những thứ buôn bán nhỏ nhặt của nhiều người phụ nữ. trên tay họ là gậy, là dùi cui. Trên miệng họ là khẩu lệnh và nụ cười gằn. Tiếng la hét, tức giận, và có cả tiếng khóc thét của những người đàn bà giữa phố. Nhưng điều đó chẳng là gì trước những bộ đồng phục lạnh lùng sừng sững, tựa như vô tri.

Cũng là những người bán hàng rong, nhưng rất nhiều người, ở rất nhiều nơi sẽ được để yên khi đã nộp tiền. Thậm chí những bộ đồng phục đó chỉ quần thảo với danh sách những ai chưa đóng tiền chỗ, mà những người bán hàng cười mỉa : “ứng trước tiền phạt”.

Tôi nhớ đến người đàn bà bán bánh mì mà tôi không biết tên. Tôi hình dung những gì bà đã mất nhưng vẫn giữ lại hơi ấm khi trao từng chiếc bánh mì cho bọn sinh viên khố rách áo ôm chúng tôi.

Tôi tin vào mọi lý thuyết của sự phát triển, nhưng tôi cũng tin rằng người ta sẽ buộc phải ‘cứng đầu’ để có thể sinh tồn. Nhất là khi sống trong một quốc gia đang quá khốn khó để sinh tồn.

Ngày 20-10 hàng năm, tôi thường nhìn thấy những người đàn bà to đẹp, trang phục đắt tiền trên truyền hình. Thậm chí họ được gắn huân chương mà tôi không rõ vì lý do gì. Những giờ phút đó, tôi vẫn hay nhớ đến người đàn bà bán bánh mì mà tôi biết, cũng như hàng triệu người phụ nữ vô danh khác đang trở thành kẻ phạm luật trong một cái khung công lý quá chật chội với thực tế của một con người trên đất nước này. Tôi tôn trọng luật pháp vì tin vào tương lai, nhưng tôi vẫn luôn nhìn trừng vào nó để có thể nhận ra, ghi nhớ rằng điều gì phải cần phải thay đổi một khi đất nước này thật sự có những người biết lắng nghe và, thật sự yêu thương dân tộc này.

Thật đơn giản, vì tôi đã mang ơn những ổ bánh mì nghèo hèn vô danh, nên tôi không bao giờ có thể quên những điều đó.

Tôi là người Việt.

Nguồn: FB Tuấn Khanh