vietsoul21

Archive for Tháng Tám, 2012|Monthly archive page

Gia tăng lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam

In Kinh Tế, Liên Kết, Việt Nam on 2012/08/23 at 15:14

Quinn Ryan Mattingly for the International Herald Tribune
A stalled construction site in Ho Chi Minh City, one of many.


By
Published: August 22, 2012

Ðội xây dựng chỉ làm tới tầng đầu tiên trong công trình xây dựng Saigon Residence, một căn hộ cao cấp ở trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Chứng tích của dự án bị bỏ rơi còn sót lại là những đống gạch mốc, thanh thép gỉ và một nhóm nhỏ các nhân viên bảo vệ, và họ đã biến đổi nền xi măng trống thành một bãi đậu xe máy.

Có đầy rẫy hàng trăm khu xây dựng bị bỏ rơi ở các thành phố lớn của Việt Nam.

Quinn Ryan Mattingly for The International Herald Tribune
Vietnam’s major cities are scattered with hundreds of abandoned construction sites.

Tại các thành phố lớn của Việt Nam, thị trường bất động sản một thời bùng nổ đã sụp đổ. Hàng trăm khu xây dựng bị bỏ rơi là những dấu hiệu rõ ràng nhất của một nền kinh tế ốm yếu.Một viên chức cao cấp Đảng Cộng sản Việt Nam, nói chuyện trong phòng khách trang trí công phu của một tòa nhà thuộc địa Pháp, so sánh các vấn đề kinh tế của đất nước với sự sụp đổ của thị trường cách đây 15 năm đã san phẳng nhiều nền kinh tế vùng châu Á.

“Tôi có thể nói hiện tình bây giờ tương tự như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm 1997”, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan điều hành hàng đầu của thành phố cho biết. “Các nhà đầu tư bất động sản đã đẩy giá cao như vậy. Họ mua để đầu cơ chứ không phải để sử dụng”.

Vấn đề kinh tế của Việt Nam có vẻ ít nghiêm trọng hơn so với những vấn đề trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Nền kinh tế vẫn đang phát triển, mặc dù tương đối èo uột với tốc độ khoảng 4%, nhưng danh sách các vấn đề khó khăn của đất nước tiếp tục tăng lên.

Việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một trong những doanh nhân giàu có của Việt Nam, trong tuần này đã gây ra sụt giảm 4,8% trong chỉ số thị trường chứng khoán của nước này, một mức giảm lớn nhất trong vòng bốn năm. Các cáo buộc cho ông Kiên còn mơ hồ. Các phương tiện truyền thông nhà nước chỉ cho biết ông bị buộc tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Cách xử lý bịt bùng vụ ông Kiên làm nổi bật lên một yếu tố trầm trọng tăng nặng đối với tai họa của đất nước: Cuộc hôn nhân độc hiểm mờ ám giữa lãnh đạo của Đảng Cộng sản và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa làm vẩn đục mịt mùng triển vọng phục hồi cho đất nước của 91 triệu người.

Các nhà đầu tư hoài nghi về quản lý kinh tế của chính phủ và đặt câu hỏi về độ tin cậy của số liệu thống kê. Ngân hàng trung ương của quốc gia này cho biết khách hàng vay đã ngừng trả lại 1 trong mỗi 10 khoản vay trong hệ thống ngân hàng, nhưng Fitch Ratings cho biết tỷ lệ phần trăm của các khoản nợ xấu có thể cao hơn nhiều.

Nếu cuộc khủng hoảng năm 1997 thường được đổ lỗi cho “chủ nghĩa tư bản bè phái”, vấn đề của Việt Nam có thể được mô tả như là chủ nghĩa tư bản bè phái theo kiểu cộng sản. Công ty nhà nước được “cơ cấu” với bạn bè và các đồng minh quan chức trong hệ thống Đảng Cộng sản.

Ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam, nói “Nhà nước đang bị thao túng bởi những quan chức nhà nước để kiếm tiền”.

Ông nói ” Điều cần thiết nhất là Đảng Cộng sản phải từ bỏ chức năng quản lý các công ty này thế nhưng tôi không thấy nó được cứu xét.”

Giống như các bong bóng bất động sản ở các nơi khác trên thế giới, các nhà đầu tư ở Việt Nam đã lợi dụng tín dụng dễ dàng để xây dựng địa ốc với hy vọng trao tay tạo lợi nhuận. Điều khác biệt quan trọng nhất là một số các nhà đầu cơ bất động sản lớn nhất Việt Nam lại là doanh nghiệp nhà nước cấu kết với các chóp bu hàng đầu trong Đảng Cộng sản và được tính dụng lãi xuất thấp. Những công ty này đang phải vật lộn với mức nợ không thể thanh khoản, hoặc trong trường hợp của Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn lớn của chính phủ, trên bờ vực phá sản.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn vù vù với năng động, chen chật với khách du lịch và tai ách bởi ùn tắc giao thông – những dấu hiệu của sức sống kinh tế của thành phố. Nhưng đó là mặt nạ che đậy những triệu chứng của các tai họa kinh tế toàn quốc: Những người trẻ ngày càng khó tìm được việc làm, gần 20% các công ty nhỏ và vừa đã tháo chạy trong năm qua, và các dự án cơ sở hạ tầng, thành phố trực thuộc Trung ương đang bị trì hoãn hoặc hủy bỏ .

Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế nổi bật và một cựu quan chức hàng đầu trong một tổ chức nghiên cứu của chính phủ, cho biết ông lo ngại về thời điểm của các vấn đề của đất nước, sắp tới cũng giống như nền kinh tế toàn cầu sa lầy do nợ nần và châu Âu vật lộn với các tình thế tiến thoái lưỡng nan tồn tại của euro.

“Vấn đề ở Việt Nam là một loại hỗn hợp rất độc hại từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, tình trạng trì trệ trong nền kinh tế Mỹ cộng với một tình huống rất nghiêm trọng trong nền kinh tế trong nước”, ông Doanh nói. “Đó là một hỗn hợp rất nguy hiểm.”

Khu vực kinh tế tư nhân đang giúp giữ cho nền kinh tế chuyển động – Việt Nam là một nước xuất khẩu lớn quần áo và giày dép sang Hoa Kỳ, nhưng dòng tiền nước ngoài đã chậm lại. Cam kết của nhà đầu tư nước ngoài là $ 8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, một phần tư mức trong cùng thời kỳ ba năm trước đây.

Reuters
Nguyen Duc Kien, one of Vietnam’s wealthiest businessmen, is accused of illegal business activity.

Những hệ quả của các vấn đề khó khăn kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng sâu rộng. Các khoản thu của chính quyền thành phố bị co hẹp lại trên khắp đất nước bởi vì các phí chuyển nhượng tài sản là một phần lớn thu nhập của họ. Theo ông Thuận, một quan chức cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh thì tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh được dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2016 sẽ trì hoãn một năm sau so với kế hoạch,.Tại thành phố Trung phần Đà Nẵng, nơi đã phát triển mạnh trong thập kỷ qua, các quan chức đã buộc phải hủy bỏ dự án phát triển ở vùng ngoại ô của thành phố. Trần Văn Sơn, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, cho biết ông “rất lo lắng” rằng thành phố sẽ phải thu gọn hơn nữa bởi vì thuế doanh thu tụt giảm nhiều hơn so với dự kiến.

Những người trẻ tuổi đang tìm kiếm các việc làm tốt hơn thì càng ngày càng thấy vượt tầm tay. Nguyễn Duy Hương, 21 tuổi, con trai của một nông dân trồng lúa ở vùng ngoại ô của thủ đô Hà Nội, đã dành phần đầu của năm nay tìm kiếm công việc trong các cửa hàng sửa chữa máy tính trong vô vọng.

Anh Hương nói “Mọi nơi tôi đến họ đều nói rằng họ chỉ cần các kỹ viên giỏi có kinh nghiệm. Họ không muốn người tập sự.”

Giống như nhiều người trẻ khác tại Việt Nam, anh Hương sống ở biên giới giữa công nghệ thông tin và nền kinh tế nông nghiệp. Anh đã làm việc bán thời gian tại một cửa hàng in ảnh, bằng cách sử dụng phần mềm để làm trắng khuôn mặt và loại bỏ nhược điểm, nhưng thu nhập chính của gia đình anh đến từ công việc chân tay do trồng và thu hoạch lúa gạo. Trong con đường tìm kiếm công việc toàn thời gian, gần đây anh bắt đầu tham gia các khóa học lập trình phần mềm của Reach, được tạo ra bởi một tổ chức phi lợi nhuận Plan International của nước Anh.

Những vấn đề phải đối mặt với những người trẻ tuổi không có gì gần tầm cỡ của cuộc khủng hoảng thất nghiệp Tây Ban Nha và Hy Lạp, nhưng việc tìm kiếm để có một công việc không còn tự động như một vài năm trước đây.

“Các công ty có nhiều sự lựa chọn”, bà Nguyễn Thị Vân Trang giúp điều hành các chương trình đào tạo nói. “Họ không phải nhận thanh niên, thiếu nữ chân ướt chân ráo ngoài đường”.

Chính phủ đã chiến đấu với những khó khăn của đất nước bằng các công cụ kinh tế vĩ mô cổ điển: thắt chặt cung tiền để thắt nghẹt lạm phát hai con số và sau đó cắt giảm lãi suất trong năm nay để tiếp sinh lực cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn rất thận trọng, một phần vì số lượng khách hàng không có khả năng trả lại khoản vay của họ ngày càng tăng. Việc cung cấp tín dụng trong nền kinh tế đang thu hẹp lại và tiêu thụ đứng yên, ví dụ như giới siêu thị đã thông báo giảm doanh số bán hàng từ 20 đến 30%.

Ông Doanh, nhà kinh tế, cho biết Việt Nam cần nhiều biện pháp hơn là chỉ tiêm tiền với lãi suất thấp hơn.

Ông Doanh nói các ụ đá khổng lồ nhà nước không hiệu quả như Vinashin, đã bành trướng loạn xạ đầu tư vào các doanh nghiệp mà họ chẳng đủ hiểu biết để hoạt động, cần phải được tháo dỡ, tư nhân hóa hoặc thu nhỏ lại.

“Bây giờ là thời điểm tốt để tiêu hủy sáng tạo”, ông nói, đề cập đến các khái niệm về thành lập công ty được thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh sáng tạo hơn.

Tương tự như Hoa Kỳ, hồi sinh kinh tế Việt Nam lệ thuộc một phần vào sự phục hồi của thị trường bất động sản.

Theo ông Nguyễn Duy Lâm, Giám đốc Pacific Real, công ty xây dựng và bất động sản thì có quá nhiều thặng dư vượt quá nhu cầu diện tích văn phòng cho thuê tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngay cả trong khu phố hấp dẫn nhất thì chỉ số thuê chỉ bằng một nửa mức của ba năm trước đây.

Ông Thuận, một quan chức Đảng Cộng sản, cho biết là “với hy vọng thu hút người mua nhiều hơn nước ngoài, các quan chức ở thành phố Hồ Chí Minh đã gửi một đề nghị chính thức với chính phủ trung ương để mở ra các thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

Tuy vậy, các đại lý bất động sản như ông Lâm tường trình là thương trường vẫn đóng băng.

“Mọi người muốn bán, ngay cả khi họ hạ giá nhưng vẫn không bán được “, ông Lâm cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên sân thượng của một khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh. “Không có khách hàng.”

Ông Lâm trông mong vào triển vọng dài hạn của thành phố. Nhưng qua lời ông nói, một hình ảnh tương phản của Việt Nam lại lộ ra. Cái bóng đậm của tòa nhà chọc trời làm dở dang hiện ra lờ mờ trên cao, nhưng một khu xây dựng gần đó đã đánh bật được xu hướng: Vào một buổi tối chủ nhật, một cần cẩu vung qua lại dưới ánh sáng bóng đèn pha cho công nhân xây lên một tòa nhà khác để vẽ nét vào đường chân trời của thành phố Hồ Chí Minh.

Source: New York Times, In Vietnam, Growing Fears of an Economic Meltdown

Người Buôn Gió – Đại vệ chí dị

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn on 2012/08/19 at 23:46

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67.

Nhà Sản sa sút uy tín trong nhân dân. Vệ Kính Vương bèn làm cuộc phê bình và tự phê bình để chấn chỉnh tư cách, đạo đức quan lại trong triều. Mở đầu Vương nói thẳng vì uy tín nhà Sản giảm sút mới cần phải chỉnh đốn quan lại như vậy.

Cuộc chỉnh đốn tư cách quan lại chưa xong, uy tín nhà Sản chưa thấy tăng thì giá cả ngoài chợ đã tăng vọt. Mọi thứ chất đốt, lương thực, thực phẩm đều tăng lên vèo vèo.

Tháng bảy mưa to, ngày đầu tháng mưa một ngày khiến hơn hai mươi người bị chết. Con đường rộng lớn phía Tây kinh thành bỗng nhiên bị lở cắt ngang như vết chém. Châu Diễn lại sập hầm lò chết mấy người làm công. Dường như đất khắp nơi đều quằn quại chuyển mình dãy giụa.

Trước đó thân mẫu của một người tù vì tội làm phản bỗng nhiên tự thiêu. Lửa bốc ám khói đen cả góc trời. Không biết trời có phải vì thế mà làm mưa không?

Bấy giờ mọi thứ trong nước đã tăng giá, các nguồn lệ phí cũng đã tận thu, tài nguyên mỏ không còn, rừng xanh kiệt, biển bị quân Tề thôn tính. Đời sống nhân dân khó khăn vô cùng. Quân lính trong triều lại nhiều như cỏ trên thảo nguyên, tướng tá nhung nhúc như rươi. Khiến ngân khố phải oằn mình chi trả lương bổng.

Quan nhà Sản nói với tể tướng:

– Giờ ngân khố cạn kiệt, xin ngài bổ sung cho.

Tể tướng có nhiều bộ hạ thao lược tài xoay sở, ngài nghe xong quay ra hỏi bộ hạ rằng:

– Còn cái gì chưa tăng giá, còn cái gì chưa thu, cái gì chưa khai thác không?

Bộ hạ thưa:

– Dạ, hết rồi ạ. Giờ chỉ còn sự bất mãn của dân là nhiều thôi.

Quan tuyên huấn thấy tể tướng lườm mình. Biết có ý trách không dẹp được dư luận, bèn đứng ra tâu:

– Còn bất mãn thì đánh thuế bất mãn.

Các quan lại lao xao, bất mãn thì người ta nói, ai mà đánh thuế được người ca thán cơ chứ. Người khác tỉnh táo hơn thì nói.

– Đừng vội suy đoán, nhà Sản ta có cái gì mà không làm được cơ chứ. Để quan tuyên huấn nói hết xem sao đã.

Quan tuyên huấn e hèm hắng giọng bước ra giữa triều nói:

– Thần trộm nghĩ, giờ nên xử phạt bọn bất mãn, một công đôi việc, vừa cho chúng nó chừa thói ấy, không phải bắt giam vào ngục mang tiếng triều đình, lại tốn người canh giữ, nuôi nấng. Chi bằng cứ phạt bọn ấy là có ngân sách lại là răn đe. Đứa nào không nộp phạt thì đến nhà nó cưỡng chế, nồi niêu, bát đũa có gì thu lấy.

Triều đình nghe mới ngộ ra, ai nấy cũng hỉ hả khen quan tuyên huấn tài. Khiến quan tài chính cũng phải chắp tay bái phục vì chuyên môn khác người của quan tuyên huấn.

Họ Nguyễn người trấn Đoài bị phạt hơn 7 triệu quan tiền. Bên miền trong gia đình nhà họ Huỳnh xứ Chiêm Thành cũ phạt cả nhà còn nhiều hơn gấp bội. Triều đình vừa xử phạt vừa gấp rút soạn lệ phạt lên thành bộ luật.

Dân tình ngoài chợ xôn xao.

– Xưa vẫn có câu “đéo ai đánh thuế được thằng nói phét” xem ra bây giờ không đúng ở thời này nữa rồi.

Người khác cãi:

– Người xưa nói không thể sai, khối kẻ nói phét xui dân mua chứng khoán, mua nhà khiến bao người táng gia bại sản. Có kẻ nói không tăng giá mặt hàng này, hôm sau giá tăng luôn đấy có sao.?

Người trung dung tổng kết:

– Đó là nói phét có môn bài, hoặc như câu “miệng nhà quan có gang có thép”

Theo blog Người Buôn Gió

Cùng tác giả:

Người Buôn Gió – Đồng “chác”

Người Buôn Gió – Ngôn từ

Người Buôn Gió – Thời của âm binh

Người Buôn Gió – Tái cơ cấu thần chưởng

Người Buôn Gió – Đêm dài biên ải

Người Buôn Gió: 18-3 trại Thanh Hà

Người Buôn Gió – Người Nông Dân Nổi Dậy

Người Buôn Gió – Hóa ra đều ăn cắp hết

Người Buôn Gió – Đi tù và đi cải tạo

Người Buôn Gió – Con trâu của ai?

Người Buôn Gió – Hà Nội trong mắt ai

Loạt bài Đại Vệ Chí Dị:

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị – Mọi sự quái đản đều là do… thế lực thù địch

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị: Cứ đổ cho thế lực thù địch xúi dục là OK!

Tưởng Năng Tiến – Nhà báo & nhà nước

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn on 2012/08/19 at 17:39

Nhà nước ta quả là nhiều sáng kiến và tận tâm với bạn vàng xâm lược.
– Hà Sĩ Phu

Từ lâu, tôi vẫn ước ao (có lúc) sẽ trở thành nhà báo. Mộng ước này (bỗng) trở thành ác mộng, ngay sau khi tôi xem cảnh hai ông Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị một trận đòn tơi tả.

Họ bị công an và côn đồ đánh bầm dập, ở Văn giang. Rồi lại bị đồng nghiệp đập cho một trận te tua nữa, trên internet. Sau đó, chính họ cũng  “tự cầm gậy phang vào mặt mình”  – theo như cách nhìn của bác Trương Duy Nhất:

“Không có gì nhục hơn khi cầm tấm thẻ nhà báo hành nghề lại bị ví von mỉa mai rằng: bị đánh mà không dám ‘ẳng’ lên một tiếng. Còn khi đã ‘ẳng’ lên, khi ‘tấm lòng vị tha’ của hai nhà báo đã biết ‘ẳng’ lên để quyết định không yêu cầu khởi tố hình sự những kẻ côn đồ, thì lần này họ lại tự cầm gậy phang vào mặt mình.
 Có thể, không ai nhớ nổi một tác phẩm báo chí nào của hai anh. Nhưng cái tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long thì nhiều người nhớ. Nhớ về một sự hèn nhục mang tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long. Chưa bao giờ, thân phận nhà báo nhục đến thế. Chưa bao giờ câu ‘Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi’ lại ăng ẳng’ ê chề đến thế.”

“Ê chề” thiệt! Thôi, tui chả thiết làm nhà báo nữa đâu. Chớ không làm nhà báo thì làm nhà gì? Chớ không lẽ cứ làm làm thường dân hoài vậy sao, cha nội?

Hay là nhẩy vô làm cán bộ nhà nước đi, chịu không?

Tui cũng không chịu luôn vì e là không phải lúc. Tình cảnh nhà nước bây giờ, xem ra, cũng (thê thảm) không kém gì nhà báo. Bị nước lạ nó bắt nạt đều đều – vẫn theo như ghi nhận của  Trương Duy Nhất:

“Sau khi thành lập thành phố Tam Sa, bầu cử lập chính quyền, thành lập lực lượng đồn trú và Bộ tư lệnh vũ trang Tam Sa, Trung Quốc tiếp tục huy động một lực lượng hùng hậu trên 2 vạn (23.268) tàu cá ùn ùn tràn xuống biển Đông, mở màn chiến dịch ‘biển người trên biển’. Thậm chí không thèm giấu diếm khi công khai ý định cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 10 vạn ngư dân.”

“Dư luận quốc tế sôi sùng sục. Tổng thống Philippines tuyên bố sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lãnh hải, mua tàu chiến Mỹ và công khai đề nghị Washington hỗ trợ ‘kiềm chế tham vọng của Trung Quốc’.

Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng huy động lực lượng phòng vệ đáp trả. Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức ra tuyên bố về vấn đề biển Đông, cùng lúc Thượng viện Mỹ cũng ngay tức thời thông qua ‘nghị quyết biển Đông’ bày tỏ rõ thái độ trước những động thái mới của Trung Quốc. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap News gọi động thái này của Trung Quốc thực tế là chiến thuật ‘biển người trên biển’.

Chưa bao giờ biển Đông nóng đến thế.

Dân tình sục sôi. Nhân sĩ trí thức đệ đơn đòi nhà nước cho phép tổ chức biểu tình. Trong khi từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng đến Bộ Ngoại giao, Quốc phòng đều im lặng.”

Ủa, sao kỳ vậy cà?

Sao nhà nước hành sử (ngó bộ) giống y chang như nhà báo, vậy Trời? Cả hai, dù bị quần cho tơi tả, đều không dám “ẳng” lên một tiếng nào hết trơn hết trọi.

Mà ngó thì có vẻ (giống) vậy thôi, chớ không hẳn vậy đâu. Hai ông nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, ít ra, cũng còn giữ được chút lòng tự trọng. Họ đã không  lên tiếng “ca ngợi” những kẻ đã bạt tai và đá đít mình. Đám nhà nước, tiếc thay, không có được cái liêm sỉ (tối thiểu) như thế.

Họ khiếp nhược  đến độ mà blogger Đinh Tấn Lực, nhân dịp Olympic 2012, đã đề nghị nên trao huy chương (“môn chạy Việt Dã bằng đầu gối”) cho rất nhiều nhân vật lãnh đạo nhà nước hiện nay:

“Trong lúc nhà nước TQ dồn sức nâng cấp hành chánh và Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho phép thành lập bộ tư lệnh của đơn vị quân sự đồn trú tại thành phố Tam Sa; TQ điều động chiến hạm đổ bộ đến Trường Sa; TQ đòi khai thác đảo Ba Bình; TQ tập trận bắn đạn thật tại Trường Sa; TQ tung y sĩ dỏm và hối phiếu giả vào Việt Nam v.v… thì báo QĐND đã liên tục khai thác chủ đề ‘Làm thất bại diễn biến hòa bình’, không ngớt răn đe những người VN yêu nước báo động hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 5.

Phản ứng kế tiếp là …diễn tập chống khủng bố, bạo động.

Vẫn thấy chưa đủ hiển thị tấm lòng hiếu hạnh, Bộ Quốc phòng VN đã hoành tráng tổ chức buổi gặp mặt đại biểu các thế hệ cán bộ QĐNDVN được đào tạo tại Trung Quốc qua các thời kỳ, long trọng chào mừng đồng chí Khương Tái Đông và đoàn đại biểu TQ, nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã kính cẩn phát biểu: ‘Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam’.

Ủy viên BCT kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có những nỗ lực phấn đấu xứng đáng nhận lãnh huy chương vàng bộ môn chạy Việt Dã bằng đầu gối. Huy chương bạc hẳn phải về tay Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Còn huy chương đồng nên trao cho Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN. Dự khuyết của huy chương đồng bộ môn này chính là Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, với đôi lời tâm tình khai mạc từng làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, như sau: ‘Đây là dịp để chúng ta ôn lại những kỷ niệm sâu sắc, ghi nhớ những tình cảm quý báu, cao đẹp, sự giúp đỡ to lớn, chí nghĩa, chí tình có hiệu quả, mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đảng, Nhà nước, nhân dân và QĐNDVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.”

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Đại hội (Ảnh: Khánh Lan)

Tưởng cũng nên thêm một huy chương vàng nữa cho Phó Thủ Tướng.

Nguyễn Thiện Nhân, người đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng mọi người khi vẫn tha thiết nhắc đến “phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” – dù nước bạn láng giềng đã trở thành … nước lạ từ lâu!

Ngoài ra, nếu huy chương không thiếu, xin đề nghị một mớ huy chương đồng cho “Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quốc Hội và Chính Phủ đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại Hội Hội Hữu Nghị Việt Nam – Trung Quốc.”

Nói tóm lại là tuy đầu bị làm nhục nhưng nhà báo (rõ ràng) đã tỏ ra đỡ khiếp nhược hơn nhà nước rất nhiều.

Tại sao?

Lý do, có lẽ, vì mấy ông nhà báo đã được đề nghị sự đền bù vật chất tương xứng với sự nhục nhã mà họ phải chịu đựng, cùng với ít nhiều đe doạ (hoặc hứa hẹn) về tương lai chính trị nên họ đã lựa chọn thái độ chịu đấm ăn xôi. Đám nhà nước cũng thế nhưng ngoài xôi hẳn còn có thịt (rất nhiều thịt) nên phải chịu đấm nhiều hơn, nghĩa là phải tỏ ra hèn nhát và khiếp sợ hơn. Thái độ của họ khiến cho một người vốn ôn hoà và nho nhã như bác Nguyễn Quang Lập cũng phải (suýt) buột miệng chửi thề:”Chúng ông chỉ muốn bảo vệ chế độ thôi, Tổ quốc mất còn kệ cha nó.”

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

Người Buôn Gió – Đồng ‘”chác”

In Liên Kết, Tạp văn on 2012/08/15 at 12:34

Nhà nọ có đám giỗ bố, anh em tề tựu đông đủ. Vì ông cụ xưa là cán bộ tiền kháng chiến, cách mạng lão thành, tham gia quân đội lên đến chức tướng. Con cháu ngày sau cũng theo nghiệp ấy đi theo vào quân đội. Đứa thì làm báo quân đội chuyên mục “chống diễn biến hoà bình” chuyên lấy dân oan ra làm mục tiêu. Đứa thì làm ngân hàng quân đội, đứa làm xây dựng quân đội. Đứa làm công an, uỷ ban. Ai cũng ăn nên làm ra, nhà cửa, xe pháo xênh xang nở mày, nở mặt với thiên hạ lắm.

Con dâu, con rể cũng cùng ngành, cùng nghiệp nên gia đình ấy ngoài tình anh em thắm thiết ra còn có tình đồng chí vì phàm làm những nghề ấy đều là Đảng viên cả. Lúc đợi hương tàn, anh em nhà nọ quây quần hỏi han công việc nhau, bàn chuyện dự án kiếm miếng đất, lo lót lên chức, chạy chọt kiếm chỗ gần thành phố cho an nhàn….

Đến khi vào mâm, nâng rượu nên anh cả mặt mũi hồng hào, béo tốt nói.

– Nào các đồng chí, nâng ly % nhé.

Nào ngờ bà mẹ già, dằn cái bát xoảng cái vào mâm quát.

– Chúng mày đừng xưng đồng chí, kẻo bố chúng mày tủi thân.

Thằng ba hàm thiếu tá bên báo quân đội , giỏi lý luận bèn gắt mẹ.

– Mẹ nói sao thế, bố chúng con ở quân đội, chúng con cũng theo bố vào nghiệp lính cả, anh em nhà mình chả phải đồng chí với nhau sao.

Bà mẹ nói.

– Tao không giỏi lý lẽ như mày, tao ở với bố mày quen với suy nghĩ dân gian rồi. Mày hiểu thế nào là chữ “chác” không.?

Thằng làm uỷ ban nói.

– Đó là từ vô nghĩa.

Bà mẹ đáp.

– Đúng, nó là từ vô nghĩa, cho nên nó người ta ghép nó vào từ có nghĩa để chỉ cái từ đó thành vô nghĩa. Hay là thành cái đáng khinh, đang lên án như là “kiếm chác, đánh chác, đổi chác”. Bố chúng mày vào sinh ra tử một lòng vì nước, vì non. Không bao giờ tơ hào, vụ lợi cho bản thân mình. Giờ chúng mày làm quan chỉ lo kiếm nhà, đổi chức, thăng cấp, tìm chỗ an nhàn. Giặc Tàu chiếm cả biển Đông thì chúng mày lo tìm chỗ an nhàn, chỉ nhăm nhăm tìm trong dân ai là phản động rồi gào toáng lên kiếm công phát hiện. Như thế là đánh địch hay là đánh “chác”. Tất cả chúng mày chỉ làm vì chữ “chác” mà thôi. Cho nên đừng xưng hô đồng chí khiến bố mày xấu hổ vì làm đồng chí với chúng mày.

Đám con nghe xong, ngẩn mặt tẽn tò, nhưng không dám cãi lời mẹ.

Sau thằng út đang là bí thư đoàn trưởng nâng ly lên phá tan không khí nặng nề.

– Ừ thì nghe mẹ, nào các đồng “chác” nâng ly lên dô trăm phần trăm nào.

Nguồn: FB Người Buôn Gió

Liên-Hằng Nguyễn – Đập tan các huyền thoại về Việt Nam

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Việt Nam on 2012/08/15 at 12:19

Liên-Hằng Nguyễn – DCVOnline lược dịch

Cuộc chiến tại Afghanistan tiếp tục kéo dài không thấy chiến thắng dứt khoát trong tầm tay, và  Mỹ bắt đầu rút quân, sự so sánh với chiến tranh Việt Nam lại một lần nữa bùng lên, 50 năm sau khi cả Washington và Hà Nội đã quyết định tăng cường lực lượng Nam Việt Nam. “Chỉ cần đọc thoáng qua danh sách từ ngữ chiến tranh Việt Nam,” Tom Engelhardt viết trong tạp chí Mother Jones,  “có ‘vũng lầy’” và “ý tưởng chiếm được ‘trái tim và lý trí’” cũng như “có thể ném bom được, có thể, hay trong thời đại của chúng ta hôm nay “cho máy bay không người lái”, “‘mật khu’ vùng biên giới” và có cả “phiên bản Mỹ Lai một người”. Mặc dù những tương tự này đặc biệt hấp dẫn các nhà bình luận – những người thấy cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan vô ích hơn chiến tranh Việt Nam và tánh thành một cuộc rút quân nhanh – họ vô cùng thiếu sót.

Một trong nhiều vấn đề của việc rút tỉa những bài học từ chiến tranh Việt Nam để áp dụng vào cuộc chiến tại Afghanistan là lịch sử của Chiến tranh Việt Nam thường bị hiểu lầm hoàn toàn. Lịch sử Chiến tranh liên tục khai triển cùng với sự xuất hiện của những bằng chứng mới, đặc biệt là những chứng từ mới từ phía bên kia [Việt Nam].

Vì ít chú ý để tìm hiểu động cơ thúc đẩy của địch, động lực nội bộ, và quan hệ đối ngoại, chúng ta [Hoa Kỳ] luôn luôn có một hình ảnh không đầy đủ và không chính xác về cuộc chiến tranh đó.

Nếu chúng ta muốn học hỏi từ quá khứ thì nên vén bức màn tre, từ  lâu đã che giấu những quyết định của Bắc Việt, để xóa tan một số huyền thoại đã hằn sâu về cuộc chiến  đó.

Người ta thường tin rằng Bắc Việt đã quyết định đi đến chiến tranh vào 1959-60 để cứu quân du kích miền nam khỏi bị xoá sổ và Đảng Cộng sản được người dân Việt Nam hết mình ủng hộ cho đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Tuy nhiên, những bằng chứng gần đây cho thấy rằng quyết định đi đến chiến tranh tại miền Nam Việt Nam liên quan mật thiết đến các vấn đề ở Bắc Việt. Tạo ra chiến tranh cách mạng là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý đến các vấn đề trong nước, gồm có một chiến dịch cải cách ruộng đất tàn tệ, một phong trào trí thức bất đồng chính kiến và một kế hoạch nhà nước không thành công trong việc cải tạo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Một trong những nhận thức sai lầm lớn nhất về chiến tranh Việt Nam là Hồ Chí Minh là người lãnh đạo không tranh cãi của Bắc Việt. Trên thực tế, Hồ Chí Minh là một bù nhìn, trong khi Lê Duẩn, một người chỉ nằm trong ghi chú bên lề của lịch sử, chính là kiến trúc sư, chiến lược gia và là chỉ huy trưởng của nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt. Một người trầm tĩnh, nghiêm khắc,  Lê Duẩn tránh sự chú ý, nhưng ông có ý chí sắt, tập trung và khả năng hành chính cần thiết để thống trị Đảng Cộng sản [Việt Nam].

Bí thư thứ nhất, Lê Duẩn, bên trái của Hồ Chí Minh trong một cuộc họp tại Hà Nội năm 1966. (Nguồn ảnh: Nihon Denpa News/Associated Press)

Cùng với cánh tay phải, Lê Đức Thọ, người sau này đối đầu với Henry A. Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Paris, ông Duẩn xây dựng một đế chế quân phiệt vững mạnh mà đến nay vẫn bao trùm Hà Nội. Chính sách hiếu chiến của họ đã đưa Bắc Việt vào cuộc chiến chống lại Sài Gòn và sau đó là Washington, và cũng để bảo đảm một nền hòa bình qua đàm phán sẽ không bao giờ thay thế được một thắng lợi hoàn toàn.

Lê Duẩn cai trị với  bàn tay sắt và xem Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nổi tiếng vì đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của mình. Ông Duẩn đã cho ông Hồ, Tướng Giáp và nhóm đàn em ra rìa và gần như nắm hết những quyết định quan trọng.

Năm 1963-4, Lê Duẩn hăm dọa khiến Hồ Chí Minh phải nín thinh khi người lãnh tụ già chống lại quyết định [của Lê Duẩn] nhằm leo thang chiến tranh và đi đến toàn thắng trước khi quân đội Mỹ có thể can thiệp. Và năm 1967-8, có một cuộc thanh trừng quy mô [Vụ án Xét lại Chống Đảng] tại Hà Nội khi Hồ Chí Minh, Tướng Giáp và các đồng minh của họ phản đối kế hoạch Tổng tấn công Tết Mậu Thân của Lê Duẩn. Mặc dù cuộc chiến tại miền Nam ban đầu đã tập hợp được người miền Bắc ủng hộ Đảng CSVN, nó đã nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phản ứng bằng cách tạo ra một nhà nước thành lũy [dựa vào sức mạnh của bạo lực], dán nhãn cho tất cả mọi đối kháng lại chính sách chiến tranh của họ là phản quốc. Bằng cách gia tăng quyền hạn của lực lượng nội an và công an tư tưởng và làm quân du kích miền Nam khuất phục Hà Nội, họ đã có thể tiến hành chiến tranh toàn diện theo quyết định của họ cho đến năm 1975.

Sự kình địch giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định quá trình cuộc chiến Việt Nam. Chủ nghĩa cực đoan đang lên của Trung Quốc và sự thiếu cam kết với những cuộc cách mạng tại thế giới thứ ba của Liên Xô khiến Lê Duẩn nghiêng về phía Trung Quốc và đẩy mạnh chiến tranh quy mô ở miền Nam vào đầu những năm 1960. Khi sự tham gia của Mỹ đã tăng lên vào năm 1965, Liên Xô đổ viện trợ vào Bắc Việt. Đến năm 1968, sự cạnh tranh ảnh hưởng với Hà Nội giữa Bắc Kinh và Moscow đã trở nên căng thẳng.

Lê Duẩn đã tìm cách khẳng định quyền tự chủ Việt Nam bằng cách tung ra hai cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 và Mùa Hè đỏ lửa [Chiến dịch Xuân-Hè] năm 1972. Cả hai cuộc tấn công này đều không được Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa chấp thuận. Năm 1972, chuyến viếng thăm Trung Quốc và Liên Xô của Richard M. Nixon đã đánh dấu đỉnh cao của nỗ lực ngăn cản chiến tranh của Trung-Xô với Bắc Việt. Cả hai đồng minh Trung, Xô gây áp lực với Hà Nội đòi chấm dứt chiến tranh theo các điều khoản của Nixon để tranh dành ân sủng của Washington. Thay vì chờ sự “phản bội của nước lớn”, Lê Duẩn và các đồng chí đã phát động cuộc Tổng tấn công Xuân-Hè 1972, với mục đích lật đổ chính phủ Sài Gòn và đánh một đòn quan trọng vào tình hình bớt căng của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc.

Cuối cùng, Mỹ tự đánh bại mình trong chiến tranh Việt Nam là một huyền thoại. Trên thực tế, Việt Nam đã không là con rối hoặc người thụ động trong cuộc chiến của họ; họ đã xắp xếp hành động của Mỹ ở Việt Nam cũng như trật tự chiến tranh lạnh trên thế giới. Chính quyết định đi đến chiến thắng của Lê Duẩn trong năm 1964 đã thúc đẩy Mỹ dứt khoát can thiệp. Và các đồng minh ở Sài Gòn đã trì hoãn việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.

Họ gan lỳ theo đuổi lợi ích riêng của họ, ngay cả khi việc này gây bất lợi cho liên minh Washington-Saigon. Làm Mỹ phải rút quân chậm lại vào năm 1969 và phá vỡ các cuộc hòa đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ trong những năm 1972-3, giới lãnh đạo miền Nam đã làm việc Mỹ rút lui khỏi khu vực Đông Nam Á phức tạp hơn nhiều. Mặc dù Washington có lý do riêng của nội bộ và về mặt địa chiến lược để can thiệp và ở lại Việt Nam, giới lãnh đạo tại Hà Nội và Sài Gòn đã quyết định tính chất và tốc độ can thiệp của Mỹ.

Chiến đấu trong cuộc chiến cuối cùng luôn luôn là một mối nguy hiểm. Nó lại trở thành vấn đề lớn hơn khi những sự tương tự lịch sử dẫn lối cho các chính sách hiện nay lại dựa trên sự hiểu biết không đầy đủ và sai sót về những thất bại trong quá khứ của Mỹ. Bằng chứng lịch sử mới đã sửa lại sự hiểu biết của chúng ta về chiến tranh Việt Nam và làm cho tất cả mọi đánh đồng trực tiếp không đứng vững, ít nhất chúng ta có thể rút ra một bài học: chúng ta cần khắt khe trong phân tích về nỗ lực chiến tranh của địch.

Lãnh đạo Taliban có  những quan điểm xung đột về các cuộc đàm phán hòa bình, triển vọng hòa giải với chính phủ Afghanistan, và hướng đi của phong trào. Với Mullah Muhammad Omar chỉ như là lãnh đạo tinh thần của Taliban, cơ hội đã xuất hiện cho một phe dám làm với một chỉ huy kiên định – như là trường hợp của Lê Duẩn – để thống nhất hay thống trị các phe nhóm tại Afghanistan. Nhóm lãnh đạo mới này chắc chắn sẽ là người chủ chiến, và đặc biệt nếu Mỹ có một thỏa thuận không phổ biến với các quan chức Taliban ở Pakistan.

Và ngay cả khi thương vong gia tăng cuối cùng có thể khiến phe chủ chiến ủng hộ hòa bình, chính sách của Lầu Năm Góc xếp loại tất cả đàn ông thanh niên trong vùng lân cận với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là binh sĩ có thể làm suy yếu khuynh hướng ủng hộ hòa bình, cũng giống như cách Mỹ đã ném bom tới tấp vào các “vùng oanh kích tự do” và “khu oanh tạc có quy định” trong chiến tranh Việt Nam đã đẩy biết bao người dân bực tức gia nhập hàng ngũ Cộng sản.

Hiểu rõ vai trò của các nhân tố trong khu vực là điều rất quan trọng với Hoa Kỳ – thí dụ như các dịch vụ an ninh của Pakistan – có ảnh hưởng đến chính trị nội bộ của Taliban. Trong khi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc-Liên Xô cho phép Hà Nội duy trì quyền tự chủ cùng lúc nhận được viện trợ tối đa từ cả hai nước, các cuộc nổi dậy tại Afghanistan không được lợi thế như vậy, đặc biệt vì ảnh hưởng của nước láng giềng, Iran, rất hạn chế. Do đó, Mỹ có vị thế thuận lợi hơn ở Afghanistan so với vị trí đã có tại Việt Nam.

Cuối cùng, Hoa Kỳ dự định hoàn tất cuộc rút quân vào năm 2014, nhưng như lịch sử cho thấy, đồng minh có thể không luôn luôn thực hiện theo mong muốn của chúng ta. Có thể là chính phủ Hamid Karzai hoặc chính quyền kế nhiệm sẽ định tốc độ của việc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Vì như chúng ta đã thấy tại Việt Nam, chúng ta không thể giả định rằng chúng ta có thể một mình quyết định được hành động của mình.

© DCVOnline

Nguồn: Exploding the Myths About Vietnam. By LIEN-HANG NGUYEN, The New York Times. August 11, 2012.

Bài liên hệ: Có nhiều điều đáng giá trong quyển “Cuộc chiến của Hà Nội”

Liên-Hằng Nguyễn là Phó Giáo sư lịch sử  tại Đại học Kentucky và là tác giả cuốn Chiến tranh của Hà Nội: Một lịch sử quốc tế của cuộc chiến tranh vì hòa bình tại Việt Nam. (“Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam”)

Tưởng Năng Tiến – Một mùa thu đểu

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Tạp văn on 2012/08/10 at 08:02

 

Lời Thưa Đầu: Khi già, tôi thấy mình gần với thiên nhiên hơn và lấy làm tiếc là đã có lúc sống quá hối hả nên quên để ý sự thay đổi hàng năm của đất trời. Cả bốn mùa – Xuân, Hạ, Thu, Đông – đều coi như “nơ pa” tuốt luốt.

Đêm qua, tình cờ đọc lại mấy bài thơ (Thu Ẩm, Thu Vịnh, Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến mà bâng khuâng cảm xúc rạt rào mãi cho đến sáng. Sáng, nhủ lòng (Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ cộng tri thu) mình cũng nên có đôi lời về Mùa Thu – cho nó có vẻ văn nghệ sĩ chơi, chút xíu – dù chỉ là … Thu đểu!

Trân Trọng

——————————————-

Ngày 26 tháng 6, VNEXPRESS đi tin: “Hàng trăm công nhân Bình Dương nhập viện sau bữa cơm chiều.” Qua mấy bữa sau, 30 tháng 7, cũng VNEXPRESS lại đưa tin nữa: “Công nhân Bình Tân ngộ độc tập thể sau bữa cơm trưa.”

Ôi, tưởng gì chớ mấy chuyện lẻ tẻ này thì ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục Trưởng Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – đã báo trước cả tháng rồi mà. Trong buổi gặp mặt báo chí sáng 14-6, tại Hà Nội, giới chức có thẩm quyền này cho biết: “Tình trạng ngộ độc thực phẩm quý II tăng hơn quý I” và nguyên nhân là “do thời tiết nóng bức ảnh hưởng rất lớn đến đường tiêu hóa.”

Thủ phạm, rõ ràng, đã bị chỉ tên.Tuy nhiên (và tất nhiên) không ai hẹp hòi và cố chấp tới cỡ chỉ trích, phê bình, bắt lỗi … thiên nhiên hay thời tiết!

Nắng mưa là bệnh của Trời.

Ngộ độc là bệnh của người không may!

Đợi qua qúi III, khi mùa Thu tới, khí trời trở nên mát mẻ “sẽ không ảnh hưởng lớn tới đường tiêu hóa” nữa thì tình trạng ngộ độc thực phẩm (automatic) sẽ giảm thôi. Còn chuyện những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng (như rau đểu, gạo đểu, bún đểu, bánh phở đểu, trứng đểu, thịt đểu, dầu ăn đểu, gia vị đểu …) đều là do bọn đểu làm ra.

Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (nói riêng) và Nhà Nước (nói chung) hoàn toàn (và tuyệt đối) không dính dáng gì ráo đến những việc tiêu cực, xấu xa này. Nói tóm lại, và nói theo người đời thường là “Trời kêu ai nấy dạ.” Ăn uống (bậy bạ) nhằm lúc “thời tiết xấu” thì bị ngộ độc ráng chịu, vậy thôi.

Mà chỉ bị ngộ độc cấp tính vì thực phẩm thì kể như là chuyện nhỏ – và là chuyện xẩy ra hàng ngày – bất kể mùa màng hay thời tiết ra sao, ở xứ mình. Nơi đây, đồ ăn thức uống nhiều thứ gây ảnh hưởng độc địa hơn nhiều – có thể khiến “hại gan, suy tủy, ảnh hưởng thận – theo như tường thuật của hai ký giả Đoàn Huy và Thanh Tùng, qua loạt bài phóng sự (“Hãi Hùng Cà Phê Đểu”) đọc được trên Thanh Niên On Line bắt đầu từ ngày 17 tháng 7 năm 2012:

Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 – lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất…

 “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” – một công nhân ở đây vừa cười vừa nói…

Dân Việt có thể sống với những toà án đểu, bệnh viện đểu, bằng cấp đểu, quan chức đểu, lý lịch đểu, dự án đểu, công ty đểu, qui hoạch đểu, truyền thông đểu, quốc hội đểu, chính phủ đểu … thì (lỡ) uống lai rai thêm vài ly cà phê đểu – nghĩ cho cùng – cũng không phải chuyện “hãi hùng” gì cho lắm. Điểm duy nhất đáng chú ý trong loạt bài phóng sự của Đoàn Huy và Thanh Tùng là họ khám phá ra được cách chế biến thế thôi:

Đậu nành + hoá chất = cà phê đểu!

Công thức giản dị này dễ khiến cho người ta liên tưởng đến một sự kết hợp nhuần nhuyễn khác, cũng tại Việt Nam:

Dối trá + bạo lực = cách mạng đểu!

Riêng về mặt “dối trá,” nhân dịp cả nước đang nô nức chuẩn bị đón chào và kỷ niệm cuộc Cách Mạng Mùa Thu, xin mời mọi người xem qua (một phần) cuộc phỏng vấn của một nhà báo trẻ với một nhà cách mạng lão thành:

Nói về Tổng khởi nghĩa 1945, một điều có lẽ là thắc mắc của một số người (tôi không nói là “nhiều người”, vì không biết nhiều ít thế nào), là thực sự thì cuộc Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hay không, khi mà Nhật đã bại trận trong Thế chiến và sẽ phải rút khỏi Đông Dương, Việt Nam đã có một chính phủ (của Bảo Đại và Trần Trọng Kim), v.v.
Tôi hy vọng những điều mà bà Lê Thi – một trong những nhân chứng của thời đó – nói trong bài dưới đây, có thể trả lời phần nào câu hỏi này – từ góc nhìn của bà… bà Lê Thi sinh năm 1926, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, con gái cố Giáo sư Dương Quảng Hàm; bà cũng là một trong hai thiếu nữ kéo cờ trong lễ Độc lập 2/9/1945.(Người kia là bà Đàm Thị Loan, phu nhân Đại tướng Hoàng Văn Thái).”

– Và ngày 17 tháng 8 đã diễn ra như thế nào? Với tư cách một người tham gia cả quá trình, từ lúc chuẩn bị tới khi thực hiện, xin bà kể lại những gì bà còn nhớ về sự kiện 17 tháng 8.
– Ngày hôm đó, chúng tôi dán cờ đỏ sao vàng bằng giấy, giấu sẵn trong người, kéo tới quảng trường Nhà hát lớn để dự mít tinh từ sáng sớm. Khi người của chính quyền Trần Trọng Kim vừa chuẩn bị khai mạc, thì một người – sau này tôi biết đó là ông Trần Lâm, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Việt Nam – đã lên được gác hai tung cờ đỏ sao vàng của ta lên. Lá cờ rất lớn, phấp phới bay trong gió, đẹp và oai hùng lắm. Cùng lúc đó, Việt Minh cũng giành micro từ tay người của phía chính quyền, chuyển nó cho hai phụ nữ đại diện của Mặt trận Việt Minh lên nói chuyện
…”

(“Đoan Trang. “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Tuần Việt Nam 18 Aug. 2009).

Tuy bà Lê Thi mô tả đây là một cuộc khởi nghĩa của “những người tay không” (*) nhưng – rõ ràng – họ đã “giấu sẵn trong người”  và trong tâm nhiều điều khuất tất. Họ đã “giành micro,” “chớp thời cơ,” và “cướp chính quyền” từ một chính phủ hợp hiến mà vẫn trơ tráo nhắc lại với rất nhiều hãnh diện.

Bằng vào những thủ thuật gian trá tương tự (cùng với bạo lực) hơn nửa thế kỷ qua, những người cộng sản Việt Nam đã tạo dựng ra một Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa – với rất nhiều nét đặc thù:

“Tổ quốc đã trở thành đao phủ. Những người địa chủ và tư sản không những bị ruồng bỏ mà còn bị coi là thù địch và bị tàn sát. Rồi cũng nhân danh tổ quốc họ phát động chiến tranh thôn tính miền Nam làm hàng triệu người chết và đất nước kiệt quệ.Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc. Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghĩa quên phắt cam kết thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cổ con cái ‘ngụy quân, ngụy quyền’ ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm dọa bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường. Biết dân chúng không còn chịu đựng được nữa và muốn bỏ nước ra đi, tổ quốc đứng ra tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn chạy trốn nanh vuốt của mình. Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp. Đến khi bị dư luận thế giới lên án dữ dội vì hành động bỉ ổi này, tổ quốc dẹp luôn đợt vượt biên bán chính thức và dĩ nhiên không trả lại tiền. Tổ quốc đểu cáng và lật lọng.”

“Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió, hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong, cấm rồi lại cho phép, cho phép rồi lại cấm, muốn bắt hay tha tùy ý, người dân chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng.” (Nguyễn Gia Kiểng. Tổ Quốc Ăn Năn. Không có tên NXB. Paris 2001, 570 – 571).

Ông Nguyễn Gia Kiểng nói (nghe) có vẻ hơi quá lời nhưng thực ra vẫn chưa đủ ý. Xin nghe thêm vài nhận xét nữa của nhà vănPhạm Đình Trọng – người hiện đang sống ở trong nước – về những “thảm hoạ” mà Cách Mạng Tháng Tám đã “mang lại” cho người dân Việt:

Thảm họa chia cắt đất nước. Chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai phe, hai trận tuyến chém giết nhau cả chục năm đằng đẵng, hàng triệu người lính Việt Nam, hàng triệu dân thường Việt Nam bị chính người Việt giết chết, hàng triệu người vợ góa bụa, hàng triệu người mẹ cô đơn, hàng triệu gia đình tan nát. Đất nước thành núi xương, sông máu. Cả dân tộc điêu linh, nghèo đói vì đất nước bị chia đôi, hai miền Nam, Bắc thành hai trận tuyến bắn giết  nhau.”

 

Di cư 1954. Nguồn ảnh: langven.com

“Thảm họa Cải cách ruộng đất. Chia một dân tộc vốn yêu thương đùm bọc nhau, thương người như thể thương thân, thành những giai cấp đối kháng luôn hằm hè đấu tranh giai cấp, luôn nung nấu hận thù giai cấp, đấu tố, thanh trừng, sát phạt, hãm hại nhau dẫn đến hàng trăm ngàn cái chết oan ức, tức tưởi cho người lương thiện. Cải cách ruộng đất hủy diệt những giá trị vật chất, hủy diệt cả những giá trị văn hóa, tâm linh. Khối đoàn kết dân tộc vốn là sức mạnh, là tài sản của dân tộc Việt Nam bị phá nát. Đạo lí, văn hóa dân tộc bị hủy hoại. Niềm tin tôn giáo thánh thiện bị loại bỏ để bây giờ chỉ còn niềm tin thô tục, thấp hèn, sì sụp lễ bái cầu tài, cầu lộc, cầu thi đỗ, cầu được cơ cấu, cầu được trúng cử trong đại hội đảng kì, cầu tiêu diệt, trừ khử được đối thủ cạnh tranh trong chính trị, trong làm ăn.

“Thảm họa Nhân văn Giai phẩm. Đầy đọa cả một đội ngũ trí thức, nghệ sĩ, xóa sổ đội ngũ trí thức, nghệ sĩ đích thực, chân chính để chỉ còn những trí thức, những nghệ sĩ bị công chức hóa, nô lệ hóa, giết chết sự sáng tạo cả một nền văn học nghệ thuật.

 

Đấu Tố. Nguồn: Nhà Xuất bản Mỹ thuật, 2010.

Thảm họa tập trung cải tạo. Tù đày không án hàng trăm ngàn người Việt Nam khác biệt ý thức hệ. Đất nước thống nhất mà vẫn phân chia ta, địch trong lòng dân tộc, vẫn khoét sâu trận tuyến ý thức hệ trong lòng dân tộc, dân tộc mãi mãi li tán.

Thảm họa tha hương. Hơn ba triệu người phải xa người thân yêu ruột thịt, rời bỏ quê hương đất nước ra đi để chối bỏ sự phân biệt đối xử, trốn tránh cuộc đấu tranh giai cấp độc ác, vô lương. Nửa triệu người bỏ xác dưới đáy biển. Xa nước đã hơn ba chục năm, đến nay nhiều người vẫn chưa được một lần về thăm nước chỉ vì khác biệt ý thức hệ, bị chính quyền trong nước vẫn coi là thế lực thù địch, bị cấm cửa không cho về. Những ai đã xa nước mới thấm thía việc ngăn cấm con người trở về với quê cha đất tổ, trở về với cội nguồn dân tộc là độc ác, vô lương không còn tính người như thế nào!

Thảm họa Bắc thuộc. Chính quyền nhà nước ở Việt Nam hiện nay như không còn là chính quyền của nhân dân Việt Nam, như không còn là chính quyền của đất nước Việt Nam nữa mà là chính quyền của Đại Hán phương Bắc.

Dù phải sống với chừng đó thảm họa, hàng năm – cứ vào đầu Thu – nhà nhà vẫn phải chưng ảnh và treo cờ. Người người vẫn phải hân hoan, nhiệt liệt chào mừng và kỷ niệm Cách Mạng Mùa Thu. Chỉ cần tỏ ra không hân hoan hoặc kém nhiệt liệt (chút xíu) là lôi thôi lắm, và lôi thôi ngay, chứ không phải bỡn.

Thiệt là một mùa Thu đểu!

© Tưởng Năng Tiến

——————————————-

(*) Trong một bài viết trước (“Bọn Mafia Và Những Người Làm Cách Mạng”) trên diễn đàn talawas, chúng tôi đa ghi nhầm rằng “ký giả Đoan Trang gọi đây là Cuộc khởi nghĩa của những người tay không.” Thực ra, đây là cách nói của bà Lê Thi, và đã được Đoan Trang dùng làm tựa cho bài phỏng vấn dẫn thượng. Xin chân thành xin lỗi độc giả, và nhà báo Đoan Trang, về sự sơ xuất và cẩu thả của chúng tôi.

 

Nguồn: Đàn Chim Việt

Hanwonders – Người việt nam hèn hạ

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2012/08/01 at 12:28

Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.

Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.

Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?

Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?

Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.

Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”. Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”.

Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,..

Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?

Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới.

Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!

Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!

Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.

Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?

Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…

Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.

Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.

Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.

Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.

Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.

Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.

Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.

Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.

Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!

… còn rất nhiều tin.

Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?

Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.

Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.

Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn không kém.

Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:

– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.

– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?

– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!

Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.

Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.

Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi?

Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.

Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản.

Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!

Nghe nói cụ Tản Đà có câu:

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!

Cho nên quân ấy mới làm quan.

Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.

Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?

Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?

Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,…
Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?

Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?

Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?

Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.

Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.

Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?

Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.

Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?

Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”, “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,.. để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Đĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?

Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.

Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.

Hanwonders

http://bit.ly/R76wO2