vietsoul21

Archive for Tháng Mười Hai, 2011|Monthly archive page

Tự Tình Mẹ

In Cộng Đồng, Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/12/30 at 10:14

Đêm mẹ nghe tiếng ca bi hùng thay tiếng kinh cầu “Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây”[1] của những đứa con trong tù đày và lưu lạc mà lòng mẹ chĩu đau.

Mẹ luôn thức, dõi mắt nhìn đàn con khôn (dại) lớn lên, những đứa con ân tình, những đứa con nghĩa nặng, những đứa con vong ơn, những đứa con bội phản.

Mẹ biết, có những đứa lầm đường quên mẹ chỉ “còn đảng còn mình”. Mẹ biết, có những đứa u mê thờ bình vôi – bái vật – bà đồng[2] “lên đồng tập thể”, rồi xẻo thịt cắt xương dâng cho kẻ lạ. Mẹ biết, có những đứa thế chấp mẹ cho vài trăm triệu đô la. Mẹ biết, có những đứa lo lắng quan tâm từng cơn ho thổ huyết đầu nguồn, từng vết thương lở loét cột sống lưng của mẹ. Mẹ biết, có những đứa phải chịu nhục hình vì mẹ.

Những bài hát các con dành cho mẹ – Ca Dao mẹ, Mẹ Việt Nam ơi, người mẹ Gio Linh, người mẹ Ô Lý, người mẹ Lý Sơn[3] – mẹ nhận lấy nhưng chẳng mong cầu.

Nhưng mẹ xin …

Các con đừng xây dựng tượng đài hão huyền cho mẹ.

Các con đừng đem tên mẹ ra chót lưỡi đầu môi lọc lừa thiên hạ.

Các con đừng bắt mẹ làm anh hùng, đừng bắt mẹ hy sinh mãi mãi.

Các con đừng thở than trách móc với mẹ. Gia tài của mẹ[4] để lại cho con không là “một nước Việt buồn”. Mẹ đâu để lại “một rừng xương khô” hay “một núi đầy mồ”. Mẹ nào sinh ra “một bọn lai căng”, “một lũ bội tình”. Những đứa con của mẹ đầy nhiệt huyết lý tưởng một thời. Những đứa con học thói Mác-Lê, nọc nòi Cộng Sản. Những đứa con vong bản “đem gươm đao về xóm làng”[5] giết chết anh em gieo hận thù đố kỵ.

Mẹ không oán trách các con vì mẹ là mẹ của tất cả các con.

Và mẹ muốn …

Mẹ muốn gì? Tất cả các người mẹ muốn gì?

Muốn các con thương yêu bảo bọc lẫn nhau, những đứa con trái bí trái bầu.

Muốn trẻ thơ không phải chết già. Muốn người già chẳng phải chết non. Muốn không ai chết đời oan ức.

Muốn đứa cày có ruộng, đứa đi biển có ngư trường, đứa làm công có việc, đứa trẻ thơ được học, đứa bệnh hoạn được chăm, đứa cô quạnh được hỏi, đứa đói lạnh được no[6].

Muốn các con nên người. Muốn các con học làm người. Muốn các con được làm người.

Muốn các con sống đời chân thật.

Mẹ có gì để lại cho các con. Không phải là rừng vàng biển bạc hay phù sa bên lở bên bồi. Gia tài của mẹ là các con. Những trí tuệ tài năng con rồng cháu lạc.

Mẹ yêu lắm những đứa con của mẹ. Mẹ nhớ tên từng đứa một, đứa quê đứa tỉnh, đứa gái đứa trai, đứa trẻ đứa già, đứa nghèo đứa giàu, đứa cô thế đứa cường quyền.

Đừng lo gì cho mẹ. Mẹ luôn vẫn còn đây cùng tuế nguyệt, dù bão táp phong ba.

Lo cho người mẹ thở hơi nông cạn chờ con (Paulus Lê)[7] mỏi mòn chờ đợi (Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Tiến Trung). Lo cho người mẹ trông con Tí Hón (Người Buôn Gió). Lo cho người mẹ chưa từng (Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương). Lo cho người mẹ của các con vắng cha (Anh BaSG, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Minh Hoàng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vi Đức Hồi, Nguyễn Công Chính). Lo cho người mẹ, vợ và con (Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Trịnh Kim Tiến) mãi đi tìm công lý[8]. Lo cho người mẹ, con đi tìm mẹ (Bùi Thị Minh Hằng)[9]. Lo cho những người mẹ có con bỗng nhiên bắt mất[10]. Lo cho những người mẹ mất đất không nhà. Lo cho người mẹ con dâu xứ người (Hàn, Đài) [11]. Lo cho những người mẹ Osin xa nhà. Lo cho người mẹ con đói củ mài. Mẹ đếm kể sao cho hết những đứa con thân yêu của mẹ.

Mẹ nhắc, các con thương yêu bảo bọc lẫn nhau. Các con luôn nhớ đến anh chị em của mình bị bức hại chia lìa. Bao con tin lương tâm[12] vẫn còn chảy đập để động viên tinh thần và chia sẻ đồng tình với các đứa con tù nhân lương tâm của mẹ.

Các con ơi mẹ luôn vẫn còn đây. Các con chỉ có một cuộc đời mỏng manh hữu hạn. Mẹ mong con sống một đời vui tươi, một đời tự chủ, một đời an lạc.

Các con sống đứng thẳng làm người, không cúi lưng nô lệ.

Các con sống chân thật, nói lời ngay thẳng, không uốn lưỡi mua danh, không lọc lừa cầu lợi.

Các con sống xứng đáng làm người.

Mẹ Việt Nam con vẫn còn đây!

© 2011 Vietsoul:21


[1]Mẹ Việt Nam ơi”, Thái Thanh – Nguyễn Ánh  9

[4] “Gia tài của mẹ”, Trịnh Công Sơn

[5]Cơn mê chiều”, Thái Thanh – Nguyễn Minh Khôi

[6] Chuyện chuột & người, Đàn Chim Việt

[12] Con tin lương tâm, Vietsoul21.net

Người Buôn Gió – Hóa ra đều ăn cắp hết

In Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/12/29 at 09:05

 
Dạo này mình có mấy ông bạn hay nói chuyện với nhau. Các ông bạn đều hơn mình chục tuổi, có ông sắp làm ông ngoại . Có ông là kỹ sư, ông làm văn hóa, ông làm giám đốc…toàn đạo mạo, nghiêm chỉnh.

Đêm nọ hết trò, mình lấy cơm nguội, nói là cơm nguội nhưng mà nguội của gạo Tám thơm. Mình nấu cháo, cháo nhừ sắp ăn được thì cho pate vào quấy lên tan đều, gia vị vừa đủ. Múc ra bát, rắc hạt tiêu, ớt bột, hành phi  mấy anh em cùng xì xụp chén. Ai cũng khen ngon, chuyện đêm đông lạnh giá có bát cháo nóng, thơm phức và hớp rượu mật ong. Làm gì chả ngon.

Cháo ấm bụng, rượu ấm lòng. Xong quay ra pha trà ngồi tán phét. Nhân chuyện bữa cháo lại thành miếng ăn từ hồi bao cấp. Hóa ra ông nào hồi ấy cũng đi ăn cắp cả. Ông ở quê thì đi đào trộm khoai của hợp tác xã, thậm chí khoai giống cũng đào trộm. Lại còn khen là khoai ngon, bùi, thơm.

Ông thì ở Hà Nội, bé toàn đi ra cửa hàng mậu dịch rau xanh để ăn cắp củ cải , su hào về muối ăn dần. Ông thì chuyên nghiệp hơn làm miếng sắt tây cắt vát nhọn rồi cuốn lại thành cái công cụ ăn trộm gạo. Đợi rình ở cửa hàng bán gạo người ta sơ sểnh là thúc cái ống nhọn đấy vào bao tải gạo, gạo chảy ra hứng vào túi vải đe bên hông, xong rút ra , phủ áo xuống là vô tư lượn về. Rồi ông đi làm công nhân nhà máy cao su thì ăn cắp mủ, ông làm thợ sơn thì cho sơn vào cà mèn cơm xách về, ông làm cơ khi cuốn dây thép quanh bụng để về nhà gia công làm đinh.

Mình ngẩn người, tưởng có mình hồi bé mới đi ăn cắp đủ thứ rau, củ, quả ở chợ hàng Bè, Đông Xuân hóa ra các ông đạo mạo như thế này hồi trước cũng đi ” chợ búa” như mình cả.

Chuyện xong, dường như cũng thấy rượu vào lời ra, giờ toàn bậc cha chú cả. Các ông ý cũng ngại ngần, sau cùng cả hội tự dưng thốt.

– Đm hồi đó không ăn cắp vặt thì chết đói.

Giờ nhìn cảnh bên Bắc Hàn, đói cũng y như Việt Nam năm nào. Không biết dân Bắc Hàn có biết xoay sở ăn cắp như tụi mình không. Nhìn thấy tuyết rơi rét mướt thế, không ăn cắp thực phẩm thì sức đâu chống cái lạnh và để khóc lãnh tụ cơ chứ.

Nguồn: blog Người Buôn Gió
Cùng tác giả:

Người Buôn Gió – Tái cơ cấu thần chưởng

Người Buôn Gió – Đêm dài biên ải

Người Buôn Gió: 18-3 trại Thanh Hà

Người Buôn Gió – Người Nông Dân Nổi Dậy

Người Buôn Gió – Hóa ra đều ăn cắp hết

Người Buôn Gió – Đi tù và đi cải tạo

Người Buôn Gió – Con trâu của ai?

Người Buôn Gió – Hà Nội trong mắt ai

Loạt bài Đại Vệ Chí Dị:

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị – Mọi sự quái đản đều là do… thế lực thù địch

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị: Cứ đổ cho thế lực thù địch xúi dục là OK!

Diên An – BỨC XÚC CẢM

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Việt Nam on 2011/12/28 at 08:55
 

Là một ca sĩ tự do,  từ ngày tôi chập chững bước vào nghề (với nghệ danh Thu An, giờ là Diên An) cho đến nay đã gần 10 năm, vẫn mãi thế.. một con đường mà tôi đã lựa chọn và cũng là ước mơ duy nhất từ khi còn bé. Quay nhìn lại quãng đường khá dài mà ngượng ngùng, giật mình khi tôi đã trải qua và vẫn bước đi trên con đường chông chênh, đầy cạm bẫy nhưng chưa bao giờ tôi có ý nghĩ bỏ cuộc.  Bằng chính “đôi chân” của mình, tôi đã bước đi thật chậm nhưng chắc chắn là sẽ chắc hơn, tự rèn luyện là nhiều cho giọng hát của bản thân, xây dựng từng xúc cảm riêng cho từng tác phẩm.

Điều mà tôi sợ hãi nhất là: mất hết cảm xúc dù chỉ trong một ngày!

Có lẽ do tôi sống và làm việc nhiều bằng cảm xúc, nên khi bao diễn cảnh trái quá, trải ra trước mặt tôi: người giàu quá, kẻ nghèo xác xơ, người đầy uy quyền, kẻ bị đày vì yếu thế,…Và cay đắng hơn khi nạn bạo lực học đường đang hoành hành, nó đã thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để ngăn lại những cảnh tượng thật dã man… Nhưng tôi phải làm gì đây!? Rồi một ngày lang thang internet bắt gặp bài báo viết về ngư dân Việt Nam đã và đang bị tấn công giết hại bởi tàu Trung Quốc, nghĩ đến cảnh tượng con dân đất Việt bị tra tấn, giết chóc thật man rợ dưới tay lũ ác ôn.. tôi đã lần đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Và cũng từ đây, cuộc đời tôi bất ngờ biến đổi!

Bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày 17/07/2011, khi tôi vẫn ngớ người chẳng hiểu vì sao?!? Rồi tôi cũng đã hiểu ra trong ngày gần nhất, rằng hãy kìm nén cảm xúc của mình vì đã được các đồng chí công an giải dạy “chuyện này không cần đến tôi hay bất kỳ người dân nào phải lên tiếng”. Tôi quá nhỏ bé, tôi biết! Tôi lại càng lặng lẽ và thấy trống trải hơn trước, cảm thấy như đã đánh mất một thứ gì quan trọng vô cùng trong cuộc sống ngắn ngủi này, nhưng vẫn phải sống và cười nhạt.

Và cũng từ đây, tôi có thêm những người bạn, fans  ít nhiều hiểu được tôi. Và cũng từ đây, cho đến bây giờ và có lẽ sau này tôi ngày càng được các anh chiến sĩ công an đánh thức giấc ngủ ngoan, trò chuyện huyên thuyên về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Và ngày hôm nay, tôi đã được gán cho là kẻ có tội trong tư tưởng “chống đối”. Các hình ảnh vui chơi của tôi trên mạng cùng các fan, các bạn đã từng có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, và chỉ thế là tôi đã có cái tư tưởng “chống đối”.

Họ: Sao lại chơi với những con người có tư tưởng lệch lạc, mà không phải là những người bạn khác.

Tôi: Em là ca sĩ, ngoài việc ca hát.. em cần giao tiếp, vui chơi. Hơn nữa, em cần được sự yêu mến của càng nhiều số đông các fan càng tốt.

Em không cần biết và không quan tâm họ đã làm gì, với các anh cũng thế, cả những người lao động cho đến những người trí thức.

Họ: Nói thẳng với em, khi em đi cùng những con người có tư tưởng “chống đối”, thì chính em cũng phải có cùng tư tưởng mới đi cùng nhau được.

Tôi: Anh này! Tư tưởng của em nằm ở trong đầu em, anh đọc được những gì em đang suy nghĩ? Sao anh lại vô cớ gán cho em cái tội “chống đối”??

Anh có biết đêm qua em đã thức trắng vì bị cơn sốt hành không? Đêm trước thì đến 7h sáng em mới ngủ được và 9h sáng anh khu vực đến nhà em đập cửa ầm ầm.. để gửi tờ giấy mời làm việc với lý do “Làm rõ hoạt động của bản thân” mà em không thể hiểu được cái nội dung ấy là như thế nào!? Và em đã tròn xoe mắt khi em thật sự không thể hiểu được đây là cái gì??? Đây! Anh cầm tay của em đi (…) Anh có hiểu cảm xúc của em không? (mém khóc)

Họ: Ờ.. thì là người mà..

Tôi: Đúng! Là người thì phải có cảm xúc, tức giận cũng là một cảm xúc (giận các anh vô cùng).

Họ: Nhưng em tụ tập với đám người này đi biểu tình.

Tôi:  Ok, em sẽ hiểu mập mờ về cái lý do của giấy mời là.. em sẽ phải thuật lại là em đã đi đâu và làm những gì trong những ngày gần đây. Và đến đây em đã quá hợp tác với các anh rồi, thậm chí đã đi xa hơn cái nội dung của tờ giấy mời, cả cảm xúc của em mà em cũng bộc bạch luôn.

Còn cuộc biểu tình em đã tham gia và bị bắt vào ngày 17/07 thì em đã làm việc với các anh 3 ngày liền rồi và đã xong, em cũng đã đi biểu tình sau đó đâu!?? Em mất quá nhiều thời gian để hợp tác với các anh về cái lý do mà em không hiểu hết được trong giấy mời, trong  khi công việc của em còn rất nhiều và sức khỏe nữa.

Họ: Anh biết là em hợp tác tốt, anh cũng không muốn làm mất thời gian và ảnh hưởng sức khỏe của em. Thôi! Buổi làm việc đến đây được rồi, hôm nào em khỏe.. lên làm việc tiếp.

Tôi: Em đã trình bày quá đầy đủ nội dung trong buổi làm việc hôm nay. Nếu mời em lần sau nữa, em mong các anh sẽ có cái lý do chính đáng em sẽ sẵn sàng đến làm việc. Không ai muốn bị làm phiền kiểu này đâu anh à!

Họ: Tôi sẽ mời em lên làm việc lần nữa hoặc nhiều lần nữa với lý do gì cũng được.

Tôi: ^^

PS: Tôi vẫn ấn tượng nhất là các anh đã mời tôi đi ăn sáng sang trọng tại lầu 3 nhà hàng Nhơn Hòa với bánh canh tôm cua và soda chanh đường. Ấn tượng hơn là anh ấy thật ga lăng với tôi và rất sành điệu! (✿◠‿◠)

Nguồn: FB Diên An

Yueh Nan – 2029

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/12/23 at 23:05

BBT: Trước biến động Biển Đông do việc Trung Quốc đem dàn khoan dầu HD 981 và triển khai lực lượng hải quân, hải giám, kiểm ngư hàng trăm chiếc dùng súng vòi rồng tấn công và dùng tàu lớn đâm thủng tàu VN cũng như liên tục đánh đập và phá hoại tàu đánh cá của ngư dân, đồng thời nhà cầm quyền csvn đã đàn áp, đánh đập, và bắt bớ những thường dân biểu lộ lòng yêu nước chống Trung Cộng, chúng tôi xin cài lại bài viết này trên trang đầu. Đây là tâm tình về vận mệnh đất nước Việt Nam xin được chia sẻ với đồng hương, đồng bào trong và ngoài nước.

Sáng mai thức dậy mơ thấy hòa bình[1]. Vẫn còn nhớ mang máng câu này không biết ở đâu.

Sáng mai thức dậy đứa cháu nói gì không hiểu. Khi hỏi nó chỉ tròn xue mắt, lắc đầu nguầy nguậy.

Sáng mai thức dậy lếch thếch ra đầu ngõ. Rừng cờ đỏ sao vàng, nửa quen nửa lạ[2].

Sáng mai thức dậy làm người xa lạ. Lưỡi cứng tiếng đầu đời, tiếng mẹ ru một thời.

Sáng mai thức dậy kết thúc đại hội Đảng vùng tự trị. Wen Zhong Zhi được bổ nhiệm Toàn quyền Yueh Nan.

Sáng mai thức dậy vực người với hồi tưởng năm xưa. Việt Nam, 2011.

Thế là đã thấm thoát gần 20 năm kể từ mùa hè năm ấy. Mười mấy cuộc biểu tình yêu nước bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa tại Hà Nội, Sài Gòn. Các bạn mình cũng không ít người đã tham gia các cuộc biểu tình đó. Các em, chú, bác, ông, bà, ai ai cũng có mặt.

Phải rồi, chẳng quên nào anh Hải Điếu cày và cô Thanh Nghiên bị giam cầm cả vài năm trước. Cậu Nguyễn Tiến Trung, anh Trần Huỳnh Huy Thức, ông Đặng Kim Anh lúc ấy đang thụ án dài. Anh Ba SG, Tạ Phong Tần bị bắt biệt tăm. Em Minh-Hạnh thì chôn vùi tuổi xuân vì tranh đấu cho những người lao động khốn cùng. Anh Cù Huy Hà Vũ con nuôi cụ Xuân Diệu cũng vừa bị vào tù. Paulus Lê Văn Sơn với mẹ già hấp hối chết dần trong mong mỏi. Rồi cô Minh Hằng thì bị tống vào tập trung cải tạo như thưở vừa chấm dứt chiến tranh. Cánh thanh niên bao nhiêu người biệt tăm tích. Cậu Hiếu, Người Buôn Gió, lúc ấy cũng đương đầu trước kiểu rập khuông vừa cảnh cáo vừa truy lùng nên chọn kháng cự bằng cách trốn chạy không biết đi đâu về đâu. Còn khối vạn người nữa, chẳng cách gì nhớ hết!

Lúc ấy mình làm gì nhỉ? Ồ, mình đã khôn ngoan tránh xa. Chỉ cần làm tốt trong chuyên môn. Chức danh và việc làm không cho phép mình vấy vào các “thế lực thù địch”. Chẳng gì mình cũng là thành phần trí thức chứ lỵ. Thức thời, thời phải thế.

Chẳng phải mình luôn tỏ ra là có tư duy độc lập trong vị thế trung lập đâu. Mình chỉ muốn chứng minh rằng-thì-là không hề bị ảnh hưởng bởi các thế lực lề phải-lề trái, chính thống-đối lập, truyền thống-đương đại, vân vân và v.v. Vì từng tuyên bố hoàn toàn khẳng định không thiên vị bên nào cơ mà.

Có kẻ phê phán rằng đó là trò sáu ngón (a sleight-of-hand) phủi bỏ trách nhiệm, dối lòng. Mặc kệ nó!

Có kẻ cho rằng mình chuyên xử dụng thủ thuật ngụy biện đánh tráo phạm trù, hoả mù bối cảnh cốt để lý giải cho quan điểm sai lệch. Hắn—một trong những kẻ suy diễn phê phán ấy—đặt câu hỏi phải chăng chỗ đứng trung lập thực sự là không thiên vị? Chưa hết. Nó lại quy kết rằng thực ra trung lập là tránh né xung đột giữa hai lực lượng đối lập nhau, và tiện bề nép bóng phe quyền thế để có lợi bản thân. Hắn lại còn chất vấn có thật sự tư duy độc lập thì không cần nền tảng? Rốt cuộc hắn bảo: núp bóng tư duy độc lập không dựa trên nền tảng quan điểm là tráo trở hầu phát ngôn theo hai mặt của một vấn đề. Mặc kệ nó!

Hắn kêu gào “giờ phẫn nộ![3]”. Mình trầm ngâm “chưa phải lúc!”

Chả phải là lỗi thằng khách quan, thằng lịch sử, thằng thiên tai, thằng thế lực thù địch, thằng đánh máy chứ có phải là lỗi của ai đâu nào mà kêu gào, mà phẫn nộ.

Mình là trí thức đứng trên thời cuộc. Không dính dáng với chính trị.

Mình chẳng phải lên tiếng. Vả lại được gì hay chỉ là rách việc (mất việc)?

Hà Nội bây giờ ra sao nhỉ? Nghe rằng cụ rùa đã vào lăng và Hồ Gươm lấp đất tạo mặt bằng cho phát triển đô thị. Biết làm gì, đến như mình đây cũng không được ở Hà Nội, thủ đô một thời.

À mình chợt nhớ ra rồi. Năm 2011, cũng là ba con giáp từ ngày binh lửa tàn vào năm 1975. Năm 2011 ấy đúng ra phải gọi là năm châm lửa.

Cuộc diễn biến hòa bình trong Bộ chính trị và Trung ương Đảng đã hoàn tất qua sắp xếp nhân sự. Phong hàm, phong tướng[4], phong học vị cho những mác lê, cái lưỡi và đầu gỗ. Tung hô vạn tuế mười sáu chữ vàng, bốn tốt để vùi con đỏ[5] vào vòng đói rách, mất đất canh nông, mất biển ngư trường.

Tiến trình diễn biến hòa bình trong lòng người dân Việt Nam bắt đầu sang trang. Hoàng Sa – Trường Sa trở thành ngôn từ nhạy cảm để không một cá nhân nào có quyền bày tỏ tình cảm yêu tổ quốc. Các tổ hợp thương mại, bất động sản, công trình đổi ruột sang tên qua các khoảng vốn đầu tư “lạ”. Rừng, mỏ khoán nhượng trăm năm. Cờ TQ sáu sao thường xuyên xuất hiện trên báo chí, đài truyền hình, và nghi thức ngoại giao quan hệ TQ. Phong trào phát huy “tư tưởng Hồ Chí Minh”, “giáo dục nhân dân”[6] về “láng giềng hữu nghị” về “ổn định hòa bình”.

Cờ TQ 6 sao (Nguồn: Reuters)

Khắp nơi đâu đó thầm thì âm vang tiếng uất nghẹn của những người yêu nước trong chốn lao tù[7]. Cứ thế dân đen nhẫn nhục, sĩ phu xu phụ, quan quân cầu vinh hưởng lợi[8]. Cao trào vô cảm xã hội và miễn nhiễm lương tâm lên đỉnh điểm cuối năm 2015, kết thúc một tiến trình diễn biến hòa bình hoàn toàn thắng lợi.

Yueh Nan – 2029.

Sáng nay thức dậy ai còn ai mất? Cậu Hán-Nôm vẫn còn lao cải. Người Buôn Gió thì cuốn theo gió bụi. Nguyễn Tiến Trung thụ án rồi trục xuất lưu vong. Huỳnh Thục Vy chung thân quản chế tại gia. Riêng anh André Menras giờ ra sao nhỉ sau khi hồi hương về cố quận Phú-lang-sa vì quốc tịch Việt đã xóa sổ?Còn ai hay mỗi mình ta, kẻ vật vờ sau những lọc lừa…mình lọc lừa mình lọc lừa hắn lọc lừa đời…đời lọc lừa mình lọc lừa chúng hắn lọc lừa lẫn nhau…

Sáng nay thức dậy nghĩ mình mới qua đời– hay mất tự bao giờ.

Sáng nay thức dậy qua một giấc ngủ dài. Giấc ngủ bao mươi năm chưa thức.

Sáng nay thức dậy trên đất nước ổn định hòa bình.

Sáng nay thức dậy mình là người Yueh Nan.


[1] “Đêm qua, tôi mơ thấy hòa bình”, Nhật ký Đặng Thùy Trâm

[3] Giờ phẫn nộ!, Vietsoul21.net

[5] “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, Bình Ngô Đại Cáo

Tưởng Năng Tiến – Nhìn Bẩy Tưởng Ba

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Thế giới, Việt Nam on 2011/12/23 at 19:36

Đến Bắc Hàn, du khách đều bàng hoàng vì cảnh tượng “nhìn bẩy tưởng ba.” Con nít ở xứ sở này, tuy đã 7 tuổi nhưng phần lớn trông cứ nhỏ tí như những đứa bé vừa mới … vừa lên ba!

Nhân loại, nói chung, ở đâu cũng vậy. Khi gặp phải nạn đói thì trẻ thơ bao giờ cũng là những nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, đói tới cỡ “nhìn bẩy tưởng ba” thì trong lịch sử loài người (có lẽ) là một kinh nghiệm hoàn toàn mới, chỉ mới có ở Bắc Hàn, vào thời đại… văn minh đến độ tột cùng của chúng ta!

Đến Bắc Hàn, du khách đều bàng hoàng vì cảnh tượng “nhìn bẩy tưởng ba.” Con nít ở xứ sở này, tuy đã 7 tuổi nhưng phần lớn trông cứ nhỏ tí như những đứa bé vừa mới … vừa lên ba!

Nhân loại, nói chung, ở đâu cũng vậy. Khi gặp phải nạn đói thì trẻ thơ bao giờ cũng là những nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, đói tới cỡ “nhìn bẩy tưởng ba” thì trong lịch sử loài người (có lẽ) là một kinh nghiệm hoàn toàn mới, chỉ mới có ở Bắc Hàn, vào thời đại… văn minh đến độ tột cùng của chúng ta!

Trẻ con Bắc Hàn. Nguồn ảnh: VOA

Đây là hậu quả của sự đói góp, trải dài qua đôi ba thế hệ liên tiếp, mới tạo ra hậu quả thảm thương (nhìn bẩy tưởng ba)như thế. Bất cứ ai, còn có chút từ tâm – chắc chắn – đều phải cảm thấy bất an (và hổ thẹn) vì một phần nhân loại phải chịu đói khát đến như vậy mà mình hoàn toàn dửng dưng, hay đành bất lực!

Tuy ở mức độ ít trầm trọng hơn nhưng nạn suy dinh dưỡng trầm trọng cũng đang xẩy ra tại Việt Nam mà nạn nhân đầu tiên, hiển nhiên,  cũng là những đứa bé thơ – ở rải rác nhiều nơi –  trên xứ sở này. Sau một chuyến đi thăm những trẻ em ở vùng cao, bà Phạm Thái Hà(Tổng Giám đốc Hệ thống lập trình viên Quốc tế Bachkhoa-Aptech) đã nói với phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam rằng: “Nhìn cảnh một học sinh chẳng khác nào những đứa trẻ lớp 1 ở vùng quê nhưng hỏi ra mới biết em đã 11 – 12 tuổi mà lòng tôi quặn thắt.”

Nước mình nghèo nhưng có đến mức này không?

Người đặt câu hỏi thượng dẫn là tiến sĩ Trần Đăng Tuấn. Ông cũng là người tìm ra câu trả lời – không bằng thống kê, hay công trình nghiên cứu gì ráo trọi – qua một chuyến đi, vào hôm 23  tháng 9 vừa năm 2011vừa qua:

“Sáng nay, lần đầu tiên lên Suối Giàng (Yên Bái), xe lên đến trung tâm xã Suối Giàng, thế nào lại đỗ ngay trước cửa trường học. Mấy trăm đứa trẻ con đang tập thể dục. Ngay cạnh đó là mấy dãy nhà nội trú. Không hiểu sao, cứ nhìn thấy trẻ con miền núi là mình mê…

“ Cậu chủ  quán trước cửa trường, có vợ là giáo viên, cho biết: Trường tiểu học có 80 đứa nội trú. Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp 2kg gạo/tuần, 5.000 đồng tiền thức ăn/tuần.”

Tuổi thơ trong lòng cách mạng. Ảnh: blog Trần Đăng Tuấn

“ Bọn mình không tin, cứ  lục vấn mãi: Sao lại 5.000đ thì chúng nó ăn uống kiểu gì?. Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế. Vừa lúc có một bác H.Mông xách xô nước đi ngang, cậu chủ quán bảo: Đấy, ông này nấu cơm cho chúng nó đó.” 

“Thế là bọn mình đi theo luôn. Trèo tắt qua mấy dãy nhà trên đồi, đi thẳng vào cổng Ủy ban Xã Suối Giàng, rồi vòng ra sau nhà Ủy ban, thì có cái lều tường che gỗ ván, giữa có cái bếp đang đỏ lửa, ngoài cửa có cái chậu tắm lớn đầy những cái bát to bẩn chưa rửa. Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.” 

– 80 đứa chỉ ăn cái nồi cơm này đủ à?

 Bác H Mông: Nồi to lắm đấy, 13 – 14 cân gạo mới đầy đấy. 

– Thế ăn cơm với cái gì?

Bác H Mông: Với canh rau…  

Bây giờ mới nhìn ra chỗ tối tối, có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng một nửa. Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu, chứ không có trong bếp. 

 – Sao ít rau thế ? 

Bác H Mông: Ừ, không đủ đâu, phải mua thêm nữa đấy. 

– Thế có thịt cá ăn bao giờ không ?

 Bác H Mông: Không có đâu, bao giờ bố mẹ đóng thêm tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt. 

Một nồi cơm (hy vọng là đủ) và một nồi canh rau cải (gồm xô nước vừa được xách lên, mấy bó rau, chắc ít muối, mắm, dầu mỡ cho vào nữa- nhưng quả thật bọn mình không thấy chúng được cất chỗ nào, chắc không có trong bếp vì sợ chó mèo hay ăn trộm chăng?) – Đó là bữa ăn trưa cho 80 mầm non của đất nước vào ngày 22 tháng 9 năm 2011, tức là khi đất nước đã bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, là sau một năm tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, là năm đầu của nhiệm kỳ Đại Hội 11…

“ Bọn mình nói: Trưa nay bác mua thịt cho chúng nó ăn được không? Bạn mình đưa ít tiền. Mình đưa thêm nữa. Sống thì chắc được thôi, nhưng mình nghĩ học khó vào lắm. Hồi đi học, lúc nào mình cũng muốn ăn, dù bố mẹ nuôi nấng đầy đủ hơn bọn trẻ con hàng xóm nhiều. Khi đi bắt đầu đi học đại học ở Thanh xuân, cả ngày thấy đói. Ăn tập thể, xong bữa, rửa bát cầm về, dọc đường từ nhà ăn đến phòng ở đã thấy thèm ăn nữa. Ngồi trên lớp ,lúc nào cũng nghĩ đến ăn…

Cái đói của thế hệ Trần Đăng Tuấn ai cũng có thể chỉ ra được nguyên nhân là vì đất nước đang ở vào thời chiến. Còn cái đói của người Việt hôm nay thì nguyên do, ngó bộ, hơi khó hiểu hơn. Mà nạn nhân cũng không nhất thiết chỉ là những trẻ thơ ở miền núi, theo như phản hồi của ông Nguyễn Khiêm Ý, bên dưới bài viết thượng dẫn:

“Tỉnh Quảng Nam cũng còn nghèo, nghèo lắm bạn ơi. Tuy không đến nỗi 5k một tuần nhưng những vùng miền núi vẫn có lắm lắm học sinh phải chịu cảnh ‘bụng đói đến lớp’. Nói chi xa, ngay cả trong các giáo viên ở TP Đà Nẵng vẫn có cảnh 3 người một quả trứng gà cơ.”

Trong lúc tiến sĩ Trần Đăng Tuấn ghé thăm Suối Giàng, ca sĩ Thái Thùy Linh cũng thực hiện một chuyến đi (khó quên) khác đến Nậm Mười:

“… chuyến đi đó đã thay đổi đáng kể cuộc sống của tôi.Những con số tôi biết được sau chuyến đi ngắn ngủi đã ám ảnh tôi từng giờ sau khi về Hà Nội. Tôi không phải là người dễ bày tỏ sự mềm yếu cho người khác biết. Nhưng sự thật là ngay đêm đầu tiên về nhà và nằm ôm con gái, tôi đã khóc. Nghẹn lòng khi nghĩ tới thằng cu Mấy hai tuổi rưỡi ở Nậm Mười, còn chưa bằng tuổi con gái tôi, ngày qua ngày ăn cơm độn sắn và một mình đi bộ 03 km đến trường. ..Tôi đã quay trở lại Nậm Mười sau chưa đầy hai tuần. Không phải với tư cách một người nổi tiếng.”

“Cùng với bốn người em, người bạn là dân nhiếp ảnh, chúng tôi đã có 03 ngày làm việc quần quật theo đúng nghĩa, lấy số liệu, chụp ảnh, ghi hình một cách chân thực nhất thực trạng cuộc sống, sự ĂN và HỌC của các em học sinh bán trú ở Nậm Mười, từ mầm non, tiểu học đến THCS, làm tư liệu chuẩn bị cho một chiến dịch vận động lâu dài mà tôi sẽ trình bày trong ít ngày tới đây.”

“Nhưng, ngay lúc này, có một sự thật, có một việc cần có phương án giải quyết ngay: 100% học sinh dân tộc tại xã Nậm Mười đang thiếu áo rét…

Các bạn mến,

Chỉ chưa đầy hai tuần nữa thôi, Nậm Mười sẽ rét. Và 561 học sinh nơi đây đang cần những áo ấm, những quần dài, những tất, những khăn, những mũ, những thứ đồ cũ trong tủ mà mỗi mùa đông các bạn chưa kịp ‘giải tán’, hoặc không mặc nữa nhưng vì thấy còn lành lặn nên chưa nỡ vứt đi.”

3 hay 7 ? Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng

Người Việt đói rách cùng quẫn đến thế mà theo nhà văn Ngô Minh thì “chúng ta đang xẻ thịt tổ quốc của mình để sống”:

 “ 20 năm qua có rất nhiều ‘phong trào’ bán tài nguyên để ‘làm ngân sách’ xảy ra rầm rộ. Như khai thác gỗ rừng để xuất khẩu ồ ạt. Quốc doanh khai thác xuất khẩu, ‘hợp tác xã’ khác thác xuất khẩu, tư nhân núp bóng nhà nước khai thác, xuất khẩu…Gỗ cứ kìn kìn từ rừng miền Trung, rừng Tây Nguyên đổ về  các cảng biển. Các đầu nậu gỗ, những người cấp phép khai thác gỗ, cấp quota xuất khẩu gỗ giàu lên  từng ngày một. Đến khi ‘ngộ ra’, ban hành lệnh cấm, thì rừng đã bị ‘bán ăn’ gần hết. Thế là lại phải ‘làm dự án’ trồng 5 triệu hec-ta rừng gần chục năm nay vẫn không thành .”

Nguồn ảnh: ngominhblog

Nguồn ảnh: ngominhblog

“ Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là  50 năm năm , chúng muốn biến  mảnh đất rừng đó thành căn cứ quân sự, lô cốt, hầm ngầm.v.v… là quyền của họ…”

“Người bán gỗ, bán than, thì  có kẻ lại bán núi, bán  đất ruộng làm giàu. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn. Trong những chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bác hay Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng, đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục công trường  khái thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn cả ngọn núi cho nước ngoài làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ ! Hình sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ , bây giờ đang  bị xẻ thịt nham nhở.  Liệu con cháu  tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra nước non Việt tươi đẹp xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị  gậm nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ ? Tài nguyên của mình, nước ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong lúc hình hài non sông bị xâm hại. ‘Bán núi’ để ăn như thế có đau núi quá không? “ 

Trẻ em Bắc Triều Tiên. Ảnh chụp tháng 3/2011: RFI

Trẻ em Bắc Triều Tiên. Ảnh chụp tháng 3/2011: RFI

Sông núiđau đớn quá không ? Câu hỏi đớn đau này, một kẻ tha phương cầu thực (như tôi) không dám lạm bàn nhưng cứ theo những tường thuật nêu trên thì e rằng viễn ảnh nhìn bẩy tưởng ba (rồi ra) cũng sẽ xẩy ra ở Việt Nam –  trong tương lai gần, bất kể là vùng cao hay vùng thấp – nếu  Đảng (cướp) hiện nay vẫn tiếp tục “độc quyền lãnh đạo” ở đất nước này.

Chúng ta chỉ có thể tiếp tay làm chậm lại hiện tượng này bằng cách đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết cứu đói (và cứu rét)của nhà báo Dương Minh Phong, tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, hay ca sĩ Thái Thùy Linh… để mua thêm (chút) thời gian – ở một vài nơi – thôi!

Tưởng Năng Tiến- RFA

Núp bóng (ma) nhau

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/12/19 at 17:40

Khởi đầu là… Bác. Ngày ấy, Bác núp bóng ông nhà báo Trn Dân Tiên vừa “đi đường va k chuyn” để hoàn tất tác phẩm vĩ đại “Nhng mu chuyn v đi hot đng ca H Ch tch”. Nhà báo Trần Dân Tiên rt sung sướng viết: “Nhiu nhà văn, nhà báo Vit nam và ngoi quc mun viết tiu s ca v ch tch nước Vit nam Dân ch Cng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rt gin đơn: ch tch H chí Minh không mun nhc li thân thế ca mình. Ngày 2-9-45, ln đu tiên tôi trông thy H ch tch. Đó là mt ngày lch s. Ngày hôm y, đng trước rt đông qun chúng hoan hô nhit lit, H ch tch trang nghiêm đc bn Tuyên ngôn đc lp ca nước Vit nam Dân ch Cng hòa. Ngày th hai tôi viết thơ xin phép được gp H ch tch. Ngay chiu hôm y, tôi rt sung sướng tiếp được thư tr li ca H ch tch viết như thế này…”.

Điều độc đáo và cũng cực kỳ vĩ đại là Bác không cần núp bóng ai khác. Bác là chủ tịch nước, là “cha già dân tộc”, Bác tự xưng Bác (phải viết hoa) với toàn dân già trẻ lớn bé, dưới Bác biết bao nhiêu nhà thơ, nhà văn vĩ đại với thiên tài đánh bóng lãnh tụ – cứ chụp một câu của đồng chí thi sĩ Tố Hữu bốc đồng chí Statin tận bên Nga là thấy ngay thiên tài trước mắt:

Thuở Anh chưa ra đời 

Trái đất còn nức nở

Nhân loại chửa thành người 

Đêm ngàn năm man rợ. 

Stalin mà đọc được đảm bảo phải sướng. Nhưng không! Bác Hồ không cần núp bóng đại văn hào, đại thi sĩ, đại nhà báo, đại bồi bút nào tất. Bác núp bóng của chính Bác và tự gửi thư trả lời chính mình, tự viết lên những dòng chữ “chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình”. Từ ấy (trong tôi bừng nắng hạ) Bác cho ra lọt lòng tác phẩm có một không hai ký tên Trần Dân Tiên.

Từ cái thuở ban đầu lưu luyến núp bóng nhau đó, các đồng chí đảng ta mỗi ngày một hoàn chỉnh nghệ thuật núp, cho đến ngày hôm nay đã trở nên thần kỳ. Câu chuyện núp bóng chính mình của Bác Hồ ngày xưa tưởng đã thuộc hàng cao cấp, bây giờ con cháu Bác cho lọt xuống tầm sơ đẳng.

*

Trong suốt một thời gian, bắt đầu lúc đồng chí Tố Hữu chửa thành người cho đến khi từ khi Anh đứng dậy, trái đất bắt đầu cười, và loài người, từ đấy, ca bài ca Tháng Mười… cả đảng ta núp bóng thế giới Vô sản Đại đồng và Chủ nghĩa Cộng sản lẫn tư tưởng Mác xít Lê nin nít. Ngày 25.12.1991 thành trì XHCN Liên Xô sụp đổ, hưởng thọ 74 tuổi, kéo theo toàn bộ các nước Đông Âu xuống hố. Đảng ta hụt hẫng không còn nơi để núp. Kết quả của công cuộc kiếm tìm bụi rậm mới đã ra đời: tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu Bác thần kỳ với anh hùng núp Trần Dân Tiên thì các đồng chí hậu duệ của Bác đã kỳ thần gấp bội trong việc này. Một hệ tư tưởng được sáng tác và ra đời trong khi “tác giả”, từ lâu, đã là một xác ướp trong lăng. Không đồng ý với tư tưởng chỉ đạo của đảng ta đồng nghĩa với chống lại tư tưởng vĩ đại của Cha già Dân tộc, của Bác Vô vàn Kính yêu. Thế mới trên cả tuyệt vời.

Chính sách Núp thứ hai được thể hiện qua chiến dịch trường kỳ gọi là “sống chiến đấu học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Mọi sự tha hóa, đồi trụy, vô văn hóa được che đậy trong cái vỏ bọc đạo đức Bác Hồ này. Đạo đức của cán bộ, hay phình to hơn là phẩm chất đạo đức của toàn đảng, đã không được (và không nên) đo lường bởi hành vi của từng đảng viên nhưng thay vào đó là khẩu hiệu “sống, chiến đấu, học tập…”. Những chiến dịch áo rách vì mặc quá lâu được lập đi lập lại, được hà hơi tiếp sức bởi bộ máy truyền thông và các pano tả tơi khắp phố phường. Tất cả chỉ nhằm để quẹt lên, quẹt xuống, quẹt tới, quẹt lui bởi cây cọ đỏ gần hết sơn, mong tạo nên ấn tượng về hình ảnh đạo đức của khối đảng viên đang ngày đêm phấn đấu cắm đầu lết thếch đến bở hơi theo gương đạo đức của lãnh tụ Hồ Chí Minh/ Trần Dân Tiên.

Cả hai chính sách “Núp” này tạo ra một vấn nạn cho… Bác Hồ của các đồng chí CS. Chính đảng CS vì nhu cầu núp bóng Bác nên đã không để Bác chết. Cố chủ tịch Hồ Chí Minh của đảng CS vẫn đang là một phần của bộ máy cai trị hiện nay. Tất cả mọi điều, từ quan điểm chính trị cho đến hành vi cư xử đảng viên, đều nhân danh và núp bóng của Bác. Mọi nhà đều có sự hiện diện của Bác. Mọi diễn văn đều có Bác dự phần. Dân Oan biểu tình chống cường hào ác bá đảng viên CS đeo hình của Bác trước ngực. Cán bộ về hưu, lão thành cách mạng phê bình đảng cũng rủ rê Bác đi cùng để làm hộ pháp phòng thân. Bác đang yên ngũ gần đó cũng bị mang ra bờ Hồ – ảnh Hồ Chí Minh giơ cao đả đảo Hồ Cầm Đào. Bác Hồ không ở nằm yên giấc nghìn thu trong lăng. Bác hiện diện ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng lên từng hơi thở, nhịp sống, vận mạng, tương lai của mọi người dân bởi chính sách núp của các đồng chí con cháu Bác. Bác Hồ chưa chết. Bác không được chết.

Chính vì thế mà nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khen ngợi hay phê phán về ông vẫn cứ tiếp diễn cho mục tiêu phê phán, phê bình, góp ý hay ngay cả xây dựng hệ thống chính trị đương thời. Ngày nào đảng CSVN còn núp bóng ông Hồ Chí Minh để cai trị, ngày đó người ta vẫn còn tiếp tục viết về ông Hồ Chí Minh như là một thực thể của hiện tại, một phần không thể tách rời ra khỏi thể chế và bộ máy cai trị ngày hôm nay. Mọi nhân vật của quá khứ đóng vai trò quan trọng đối với đất nước đều được lịch sử phán xét. Theo dòng thời gian dân tộc sẽ tiến gần đến những kết luận khách quan và trung thực về ông. Tuy nhiên, đảng CSVN đã không cho phép ông Hồ trở thành một nhân vật lịch sử quá khứ. Ông phải tiếp tục “sống” và buộc phải đóng vai một tấm bình phong cho đảng núp.

*

Chính sách núp bóng khác, vĩ đại không kém còn có một tên gọi là “ăn mày dĩ vãng”. Đảng cộng sản ngày hôm nay đã biện minh cho vai trò độc quyền lãnh đạo của họ bằng những thành quả của quá khứ. Những người lãnh đạo ngày hôm nay không phải là những anh hùng Điện Biên ngày xưa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ chỉ là một anh y tá quèn, một cán bộ cấp thấp, một bộ đội cấp trung trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, một anh công an chuyên trị dọn bãi vượt biên thâu vàng đổi xác chết cho cá mập ngoài biển đông, sau ngày toàn cõi đất nước từ Ải Đã mất đến mũi Cà Mau được giải phóng khỏi sự giàu có của tư bản giãy chết. Bỏ qua việc tranh cãi về công lao giải phóng đất nước thật sự thuộc về ai, đảng CSVN ngày hôm nay không phải là đảng CSVN ngày xưa.

Ngược dòng lịch sử, không ai có thể chấp nhận vai trò chính thống của Việt gian Lê Chiêu Thống chỉ vì ông ta là hậu duệ của đức Lê Thái Tổ, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh dành lại độc lập cho dân tộc. Ngay trong thời đại phong kiến, cha truyền con nối nhưng Lê Chiêu Thống đã không thể ăn bám hào quang quá khứ dòng họ nhà Lê và không thoát khỏi nhãn hiệu lịch sử gán cho là “cõng rắn cắn gà nhà”. Hào quang và công lao của vua ông Thái Tổ không bảo chứng được cho tư thế cầm quyền của đứa cháu bán nước đời sau. Những Lê Chiêu Thống ngày hôm nay cũng không khác. Tất cả mọi nỗ lực tuyên truyền về đảng lãnh đạo quang vinh, cách mạng thần thánh đều chẳng khác gì Lê Chiêu Thống đi ăn mày quá khứ thời Lam Sơn oanh liệt của tổ tiên.

Tương tự như việc núp bóng vào ông Hồ Chí Minh, hành động núp bóng và ăn mày dĩ vãng của đảng CS đã biến quá khứ thành một phần không thể tách rời với guồng máy cai trị hiện tại. Do đó không thể tránh được nhu cầu tiếp tục tìm hiểu sự thật của giai đoạn quá khứ ấy. Bởi vì không có gì đảm bảo rằng cái quá khứ khởi đi từ 1945 với nhiều bi hận, oan khiên của Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm và… Trần Dân Tiên sẽ mang nét hào hùng của thời đại người anh hùng áo vải đất Lam Sơn.

*

Những chính sách Núp này đã hình thành văn hóa Núp, truyền thống Núp, hành xử Núp. Núp từ cơ cấu tổ chức đến thái độ cầm quyền đến hành vi trong cư xử. Đảng núp bóng của “tư tưởng”, “đạo đức” bác Hồ lẫn hào quang quá khứ để dựng nên vai trò chính thống. Đảng tạo ra bóng ma nhân dân để đem cơ cấu cai trị vào mà núp: Quốc Hội, Nhà Nước, Mặt Trận Tổ Quốc, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân. Đảng cưởi đầu, cưởi cổ Nhân dân, vừa núp bóng Nhân dân trong mọi ngôn từ, văn kiện (trừ Ngân Hàng) để thu tóm quyền lực, cai trị gần 90 triệu người như bạo chúa, phá hoại tài nguyên môi trường quốc gia, dâng đất dâng biển, tham nhũng, tham ô, hủ hóa, tiêu diệt dân phong dân khí và coi mạng sống, tự do của con người như cỏ rác…

Núp bóng (ma) nhau là chính sách xuyên suốt thế kỷ của đảng. Cho đến một ngày, sẽ chỉ còn những ống cống để núp.

Hà Sĩ Phu – Những “đứa con” lăng loàn

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2011/12/19 at 17:19

Nguồn: Dân Làm Báo

Bài “Mối quan hệ giữa Nhân quyền và sự ổn định chính trị” của tác giả Hạ Đình Nguyên đã gợi ra một vấn đề có tính hệ thống, vẫn tồn tại bấy lâu nay trong xã hội ta.

Tác giả nêu 2 khẩu hiệu nhân ngày Quốc tế Nhân quyền được treo ở đường phố Sài gòn: “Nhân quyền phải đảm bảo ổn định chính trị và trật tự xã hội”“Nhân quyền là giá trị chung của các dân tộc”.

Sau những phân tích chặt chẽ và sáng tỏ, tác giả kết luận: Nói như câu khẩu hiệu số 1 là “nói ngược”, đáng lý phải hô: “Ổn định chính trị phải đảm bảo (thực thi) Nhân Quyền”! mới đúng. Bởi vì, vẫn lời tác giả, “Không thể thay đổi Nhân Quyền để ổn định Chính trị, mà thay đổi Chính trị để phù hợp Nhân Quyền”, bởi vì “Nhân quyền là giá trị CHUNG của các dân tộc”, như câu thứ hai đã nêu” (Hạ Đình Nguyên). Chính khẩu hiệu thứ 2 như một chân lý chung đã vạch rõ cái sai lầm của khẩu hiệu thứ 1 (như một “chân lý” riêng ở Việt Nam).

Tôi thích cái ý này của tác giả Hạ Đình Nguyên: TRIẾT LÝ tự dưng cũng phải xuống đường (như một sự biểu tình) để phản biện lại cái VÔ LÝ đang sờ sờ ngự trên đường…phố! Triết học ở đây là phạm trù quan hệ giữa cái CHUNG và cái RIÊNG, giữa cái đơn lẻ đặc thù và cái phổ biến.

Cái RIÊNG (như chính sách nhất thời của một thể chế, của một quốc gia) dù có “đậm đà” muôn vàn màu sắc riêng thì cũng vẫn phải nằm trong cái chung, nghĩa là không thể phủ định những đặc tính căn bản của cái CHUNG, nếu phủ định hay “vô hiệu hóa” cái CHUNG thì nó không còn lý do gì để nằm trong cái CHUNG ấy nữa.

Các Chính phủ (tức là cái riêng) chỉ là Chính phủ khi nó được lập ra để đảm bảo cho sự thực thi những Nhân quyền tự nhiên và phổ quát (tức cái chung) mà nhân loại tiến bộ đã đồng thanh quyết nghị, trong đó có Việt Nam. Nếu chính sách của một chính phủ dẫn đến sự vô hiệu hóa những nguyên tắc phổ quát của Nhân quyền (mà HĐN đã nhắc lại trong bài của ông) thì tự chính phủ đã làm mất tính chính thống của mình trước nhân loại. Khi một cái RIÊNG nào đó xuất hiện mà đối kháng với cái CHUNG thì phải dùng cái CHUNG làm chuẩn để điều chỉnh, để “xét lại”, để “gọt” cái RIÊNG chứ không thể làm điều ngược lại.

Thế mà đã bao lâu nay, xã hội ta đã quen làm những điều ngược lại với chân lý đương nhiên ấy: Luật CON thì vô hiệu hóa luật MẸ (Hiến pháp), MẸ Hiến pháp đã long trọng ban bố mọi quyền tự do như tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do cư trú, …nhưng những đứa CON (tức các điều luật) thậm chí những đứa CHÁU (các nghị định, chỉ thị, nghị quyết) chỉ cần vin vào cái đuôi “các quyền ấy phải được thực hiện trong khuôn khổ quy định của Luật pháp” là thỏa sức đặt ra những quy định làm cho những lời của MẸ Hiến pháp chẳng còn một gam trọng lượng nào. Các CON được đẻ ra đáng lẽ để biến lời MẸ thành hiện thực thì lại gây khó, lại biến MẸ thành bù nhìn, thành vật trang sức, thành lá chắn…, con cháu như vậy thật là lăng loàn!

Quan hệ giữa Dân tộc và “chủ nghĩa Xã hội”, giữa Đảng với Tổ quốc và Nhân dân cũng vậy. Chủ nghĩa là để phục vụ Nhân dân, không thể ngang hàng với Nhân dân. Độc lập Dân tộcChủ nghĩa Xã hội cũng không phải là cặp đôi ngang hàng, Độc lập Dân tộc là yếu tố vững bền tiền định, bất khả nhượng, trong những điều kiện lịch sử cụ thể nếu thấy việc thực hiện “Chủ nghĩa” có phương hại đến Độc lập dân tộc thì Dân có quyền điều chỉnh và xét lại. Trên thực tế, vì yếu tố “Dân tộc, Tổ quốc, Nhân dân” bị “lép vế” nên những người yêu nước, biểu tình chống Trung quốc xâm lược mới dễ dàng bị lực lượng “chỉ biết còn Đảng còn mình” coi là phản nghịch. Vế thuộc về “CON” đã lấn át vế thuộc về “MẸ”.

Đảng là con sinh ra từ Mẹ Tổ quốc phải nằm trong và đứng dưới Tổ quốc và Nhân dân. Nếu “Con” đứng ngang mặt Mẹ như hai lá cờ đã là khó coi, huống chi lấy tiêu chuẩn của “Con” để áp dụng sự phân loại, xét duyệt, sàng lọc, đào thải đối với “cha mẹ” như quan điểm trong bài của một đại tá tiến sĩ trên báo QĐND mới đây, thì gia đình như vậy thật không hổ danh là một gia đình…vô phúc!

Dùng CON vô hiệu hóa MẸ, lấy RIÊNG qua mặt CHUNG, lấy NGỌN phủ định GỐC thì chữ “mất gốc hoàn toàn” của ông Dương Trung Quốc xem ra quả không ngoa.

20-12-2011

Nguồn: Dân Luận