vietsoul21

Sách: “Voices from the Second Republic of Vietnam” (Tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH)

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Việt Nam on 2015/03/08 at 14:39

Cộng đồng thuộc giới trí thức, nhất là sử gia hàn lâm tại Hoa Kỳ và các nước đã phát triển từ tây sang đông đang dần dần chuyển mình trong các hoạt động có lợi cho lý tưởng của cộng đồng Việt hải ngoại dù rất chậm.

Sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm gần bốn mươi năm, một số nhà nghiên cứu dần tìm cách trườn thoát khỏi vị trí thiên tả đầy định kiến với xã hội miền Nam trước 1975.

Cái định kiến thiên tả (ảnh hưởng và tạo ảnh hưởng dư luận qua phong trào chống chiến tranh, nhất là tại Hoa Kỳ) này đã không ít thì nhiều tạo tác động tiêu cực đến sự phát triển cộng đồng người Việt tỵ nạn CSVN khắp nơi trên thế giới. Những nhà nghiên cứu này hiện phần nào đang tiếp tay chúng ta xây dựng một công trình phục hồi lịch sử và văn hóa miền Nam Việt Nam.

Trong đó có một sản phẩm mới rất giá trị mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây.

Mời quý bạn và quý vị xem sách mà chủ bút là học giả Keith Taylor–tác giả nổi tiếng của quyển “The Birth of Vietnam” (Việt Nam Khai Quốc”)–vừa cho xuất bản:

Voices from the Second Republic of Vietnam” (Những tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH),

Xin được nhắc lại, học giả Keith Taylor là “hiện là giáo sư Khoa Khảo Cứu Á Châu (Asian Studies) ở đại học Cornell, New York. Ông thông thạo tiếng Việt và là cựu chiến binh đã sang đánh trận ở Việt Nam vào đầu thập niên 1970. Quyển “The Birth of Việt Nam” (Việt Nam Khai Quốc) được thành hình từ luận án tiến sĩ của ông (hoàn tất năm 1976 tại đại học Michigan), dựa trên những khảo cứu của rất nhiều tài liệu Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam, cùng những bằng chứng từ những địa thế được khai quật vào giữa thế kỷ 20. Ông ra mắt quyển A Concise History of Vietnam (Lịch Sử Việt Nam Tóm Lược (Cambridge University Press). Gần đây, ông đã xuất bản tuyển tập biên khảo/nhận định Monde du Viet Nam (với Frédéric Mantienne) để tỏ lòng thành đối với Giáo sư Nguyễn Thế Anh (Paris: Les Indes Savantes, 2008).” (http://damau.org/archives/5400) [Toàn bộ bản tiếng Việt của quyển “The Birth of Vietnam” (Việt Nam Khai Quốc) đã được đăng tải trên tạp chí Da Màu]

Đại ý của sách “Những tiếng nói từ nền đệ nhị VNCH” qua lời giới thiệu của nhà xuất bản:

“Các bài tiểu luận trong cuốn sách này bắt đầu từ một hội nghị chuyên đề được tổ chức tại Đại học Cornell vào tháng Sáu năm 2012. Nhiều kinh nghiệm và quan điểm trình bày đa dạng trong quyển này được viết bởi những người, trong khi đối mặt với một cuộc chiến vô vọng, vẫn đã nỗ lực cùng chính phủ đại diện xây dựng một hệ thống hiến pháp trong khuôn khổ của nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (1967-1975).

Chế độ Việt Nam Cộng Hòa thường được cho là một thực thể tồn tại thống nhất trong suốt hai thập kỷ (1955-1975). Tuy nhiên, chính trị Việt Nam lúc đó thật ra đã xuyên qua một quỹ đạo thời chiến rất năng động chuyển mình từ độc tài (Đệ Nhất Cộng Hòa, 1955-1963) qua thời hỗn loạn (giai đoạn trung, 1963-1967) để thành một thử nghiệm tương đối ổn định có bầu cử dân chủ dưới nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Các thành kiến xưa nay về hai giai đoạn đầu tiên này tại miền Nam Việt Nam thường xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm, kể cả hai loại hàn lâm và phổ thông, và đa số thường là những khắc họa cho một bức tranh châm biếm về một chế độ độc tài tham nhũng và không ổn định. Chưa có mấy ai tìm cách đánh giá những thành tựu trong suốt tám năm đó của nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Các dữ kiện trong tập sách này phản ảnh nhiều kinh nghiệm, quan điểm, và phong cách thể hiện khác nhau. Các hồ sơ này đã cho thấy các mục tiêu và ý kiến của những người trí thức miền Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 thật đa dạng. Sự đa dạng này là lý do căn bản nhất cho việc tham chiến khi so sánh với xã hội toàn trị của miền Bắc Việt Nam.

Các thành kiến rập khuôn giữa người Hoa Kỳ lúc đó và sau này, thậm chí cho đến ngày nay, khi nhận định rằng nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ độc tài nên xứng đáng để đánh bại, dù là một sự vu khống thời cơ nhưng vẫn là một sự vu khống.

Những nỗ lực của miền nam Việt Nam để tạo ra một chính phủ dân chủ dù trong nghịch cảnh là một câu chuyện vẫn chưa cách gì vượt ra khỏi những huyền thoại tư lợi của Hoa Kỳ, những huyền thoại đã liệm chôn đồng minh bị nguyền rủa sỉ vả nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Mục đích biên soạn cho cuốn sách này không phải chỉ để vực dậy tiếng nói của người Việt Nam Cộng Hòa trước khi quá trễ, mà còn cho người Mỹ một lựa chọn cuối, sau gần nửa thế kỷ, hiểu rõ hơn đồng minh của mình—người đồng minh mà hàng ngàn thanh niên Hoa Kỳ đã vì họ mà hy sinh.”

Một vài tác tác giả tiêu biểu trong quyển sách này là cựu đại sứ Bùi Diễm, thẩm phán Phan Quang Tuệ, Đề-đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Phan Công Tâm–cựu nhân viên của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Ông Hoàng Đức Nhã–cựu Tổng-trưởng Dân-vận Chiêu hồi và bí thư cho tổng thống Nguyễn văn Thiệu, cũng đã tham gia hội nghị này và chia xẻ nội dung hội nghị (phần I & phần II) với ông Võ Thành Nhân/đài SBTN-Washington DC.

Đề tài hội thảo “Tiếng nói của Miền Nam: Nhận Xét Quan Điểm của những Vị Lãnh Đạo của Miền Nam” (Symposium Voices from the South: Testimonies from the Last Leaders of the Republic of Vietnam) vào tháng 6/2012 (cũng là đề tài trong quyển sách này) bao gồm các vấn đề như sau:

  • Mỹ Hóa Chiến Tranh Việt Nam (Americanization).
  • Giảm thiểu sự Mỹ Hóa (De-Americanization).
  • Tình báo và phản tình báo (Intelligence and Counter- intelligence).
  • Hải Chiến Hoàng Sa -Trường Sa năm 1974 (1974 Battle of the Paracel Islands against the People’s Republic of China).
  • Chiến dịch an ninh và cảnh sát tại Saigon (security and police operations in Saigon).
  • Dân chủ và sự năng động của hệ thống đa đảng  trong Lập Pháp (democracy and multi-party dynamics in the legislature).
  • Cac nỗ lực cố gắng giữ các tự do như báo chí và hội họp (attempts to guarantee civil freedoms such as freedom of the press and freedom of assembly).
  • Cải cách ruộng đất như đạo luật “người cày có ruộng” (agricultural and rural land reforms).
  • Chiến lược kinh tế (economic strategy).

Quý vị có thể xem hình ảnh của các tác giả trong quyển sách này cũng như của ban tổ chức và ông chủ bút Keith Taylor trong thời gian hội nghị tại Đại học Cornell vào tháng 6 năm 2012 tại Việt Báo. Một số hình ảnh khác và dữ kiện về cuộc hội thảo này sẽ được tìm thấy trong bản tường thuật tiếng Anh, “Voices from South Vietnam at Cornell University” (6/15/2012), của giáo sư François Guillemot, người đại diện cho Viện Khảo Cứu Á Châu tại Lyon, Pháp [Lyon Institute of East Asian Studies (IAO)], đã có mặt tham gia trong hội thảo này.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: