vietsoul21

Archive for Tháng Bảy, 2009|Monthly archive page

Chuyện tử tế

In Việt Nam on 2009/07/26 at 07:37

Mấy ngày nay chúng tôi nói chuyện với nhau về con người và xã hội. Ở Việt Nam và ở hải ngoại. Xã hội nào cũng có vấn đề của nó tuy nhiên xã hội VN thì không thể nói hết. Bao nhiêu năm chuyên chính vô sản, vô thần, bất nhân, bất nghĩa. Vài chục năm giành giựt, tham ô, cướp của, bán nước, bán dân. Con người “cộng sản/xã hội chủ nghĩa” của “người tốt, việc tốt” bao nhiêu năm nay là con người gì? Còn bây giờ thì thời “kinh tế thị trường” cho “người đương thời”, “tuổi trẻ tài cao”, “người đô thị” và gì gì nữa … Thế nhưng còn đâu người tử tế!?

Vừa xem xong phim tài liệu “Chuyện tử tế” và xin chia sẻ với mọi người để suy gẫm.

Phim được cài trên mạng Đàn Chim Việt (danchimviet.com) với lời giới thiệu sau:

Phải nói rằng sự hiện hữu của Bộ phim tài liệu Chuyện Tử Tế của đạo diễn Trần văn Thủy phải được kể là một phép lạ. Thực hiện trong một hoàn cảnh khó khăn của đất nước, khi xã hội chủ nghĩa đã bước vào buổi giao thời, giữa bước đường cùng của buổi ngăn sông cấm chợ và ngã rẽ của kinh tế thị trường, khi giá trị nho phong đạo lý con người bị va chạm mạnh với thực tế, Chuyện Tử Tế lẽ ra cũng chia sẻ cùng một số phận quốc cấm như bộ phim Hà Nội Trong Mắt Ai của cùng tác giả, để rồi cũng chìm vào vô danh và lãng quên.

Nhưng không (được thần linh phò hộ, như lời tác giả nói) Chuyện Tử Tế được chuyển ra ngoại quốc và sau đó đoạt được nhiều giải quốc tế, như Giải Bồ Câu Bạc ở Leipzig International Film Festival, Đức, Festival Nantes 1992, Pháp; International Film Conference ở Sydney và Melbourne 1993; được nhiều hãng phim và hệ thống truyền hình quốc tế mua lại bàn quyền như NHK của Nhật Bản và Channel Four Television của Anh quốc, v.v..

Được khởi quay năm 1985 (bằng phim nhựa 35 mm), một năm trước “Đổi Mới” như là một thách đố của một người bạn văn nghệ sắp qua đời trên giường bệnh “Tớ thách các bạn hãy đi tìm người tử tế…” Tác giả và nhóm quay phim của ông đã đi nhiều nơi để tìm ý nghĩa của hai chữ Tử Tế. Tuy đã 22 năm từ ngày phim được công chiếu, giá trị của Chuyện Tử Tế vẫn là hiện thực, được nhiều sinh viên và khán giả đón nhận ở nhiều nơi trên nước Mỹ.

Chuyện Tử Tế

Nô lệ thời hiện đại

In Chính trị (Politics), Thế giới, Việt Nam on 2009/07/22 at 17:21

Nô lệ thời hiện đại – Đại sứ CS hăm dọa giết/thủ tiêu công nhân lao động

 

Giữa tháng 2 năm 2008, chúng tôi có tham gia vận động đòi hỏi quyền lợi cho công nhân VN lao động làm việc ở hãng Esquel tại Malaysia. Một số đồng hương thành phố Seattle, Tacoma, và Olympia tiểu bang Washington, Hoa-kỳ đã viết thư cho hãng Esquel và cửa hàng Nordstrom (mua hàng từ Esquel) để áp lực họ giải quyết thoả đáng lương bổng theo hợp đồng cho công nhân VN. Chúng tôi đã gọi điện thoại trực tiếp văn phòng địa phương của Esquel tại Seattle song song với điện thư trực tiếp cho trụ sở chánh của họ ở Hong Kong để áp lực họ giải quyết vấn đề. Nỗ lực cuả Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển (BP-SOS, Boat People SOS) cùng với Liên Minh Giải Bỏ Nô Lệ Thời Hiện Đại ở Á Châu (CAMSA, Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) và đồng bào hải ngoại đã đem lại kết quả tốt đẹp cho công nhân VN ở Malaysia.

Cùng trong thời gian đó chúng tôi đã phát hiện và gởi thông tin cho BPSOS về vấn đề công nhân lao động VN tại Jordan bị bóc lột và ngược đãi. BPSOS và CAMSA, song song với bộ ngoại giao Hoa-kỳ đã liên lạc trực tiếp với công nhân tìm hiểu vấn đề cũng như trợ giúp họ trong việc tranh đấu đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ. Nhân viên bộ ngoại giao cũng như bộ lao động, thương binh, xã hội của nhà nước CSVN gởi sang Jordan đã không giúp đỡ người lao động đạt được lương bổng và điều kiện lao động thoả đáng như hợp đồng mà còn trấn áp đe doạ họ.

Cuối cùng thì nhân viên nhà nước CSVN cũng như đại diện hợp đồng lao động đã đồng ý cho lao động hồi hương. Thế nhưng họ tráo trở không bồi hoàn tiền thế chấp, đặt cọc cũng như không trả lương đền bù. Hiện nay CSVN vẫn tiếp tục dùng bạo quyền trấn áp, hù dọa thủ tiêu chính những người lao động đồng bào của họ (trong đoạn 3 của phim, Tên Đại Sứ Cộng Sản Nguyễn Xuân Việt thú vật thề sẽ băm từng mảnh cô lao động VN 20 tuổi đời). CSVN không còn lương tri, không lòng nhân đạo lộ rõ bản chất bạo tàn cộng sản và bóc lột tư bản đỏ.

Mời quý vị xem ba đoạn phim tài liệu của BPSOS:

Bài liên hệ đã đăng Talawas:  “Thời Cửu Vạn, Ôsin”

Nhà Quốc Hội hay Nhà Xí?

In Việt Nam on 2009/07/20 at 17:54

Các báo nhà nước CSVN vừa ra thông tin công trình xây dựng Nhà Quốc Hội khởi công tháng 9 năm 2009 và dự kiến hoàn thành tháng 12 năm 2012. Trong khi đó việc xây dựng nhà vệ sinh cho các trường học (từ mẫu giáo đến đại học) đã được kế hoạch từ năm 2006 dự kiến hoàn tất năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa đi đến đâu. Khoảng 30% các trường đã khảo sát không có nhà vệ sinh hoặc thiếu nhà vệ sinh”, ông Lã Quý Đôn, Phó vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên cho biết [1]. Riêng những trường chưa (hay không) được khảo sát thì tỉ số là bao? Những trường có nhà vệ sinh thì tình trạng như thế nào? Thực tế cho thấy ngay cả trường học đã có nhà vệ sinh nhưng ở trong tình trạng “tắt thở”. Các em học sinh phải bịt mũi, nín thở để giải quyết “thủ tục vệ sinh”. Có em học từ lớp 1 đến lớp 5 chỉ dám nín thở xử dụng nhà vệ sinh đúng 1 lần. Các em học sinh đã than van “Bọn cháu phải nín mấy năm ni !”.

Chỉ hai tháng trước đây khi Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị thông báo về đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014 tổ chức qua mạng sáng 23/5/09 đã tuyên bố Những thắc mắc vì sao trường học không có nhà vệ sinh, thiếu trường mầm non, tiểu học… phải được gửi đến chủ tịch UBND các tỉnh, thành, không phải hỏi Bộ trưởng”. Chính “ngài” Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT đã chỉ đạo phải chấm dứt tình trạng trường học không kiên cố, đặc biệt 5 thành phố trên phải đi đầu trong việc rà soát, cải tạo hệ thống nhà vệ sinh các trường học…” từ hai năm trước vào cuối tháng 10 năm 2007. “Ngài” Bộ trưởng chỉ đạo rồi đá bóng, bán cái cho địa phương. Nhà nước CSVN và đảng luôn oang oang trong vai trò chỉ đạo mọi việc, thứ gì cũng chỉ đạo, nhưng bao nhiêu kế hoạch không thành và thất bại thì lại đổ lỗi cho cấp dưới, địa phương, v.v… không thi hành nghiêm chỉnh, không thực hiện đúng chính sách, v.v… và v.v… Chỉ đạo cái cục cứt!.

Các em học sinh là tương lai của đất nước nhưng lại chịu đựng những khủng hoảng tâm lý, căng thẳng thể xác khi phải “nín/nhịn”. Có em bị thầy/cô rầy la đi “ị’ là xấu lắm khiến hoạt động sinh lý căn bản của cơ thể bị bóp méo và mang mặc cảm xấu về thân thể mình. Về thể xác thì phải mang bệnh hoạn “táo bón”, “rối loạn tiết niệu”, v.v… Không như các chóp bu đảng bộ, các bộ trưởng ngành nghề, các lãnh đạo địa phương chỉ biết ăn (ăn cắp, ăn hối lộ, ăn bám, ăn theo, ăn bòn, ăn xin nhân đạo) từ xi măng, sắt, gỗ, dầu, thiết bị, dược phẩm đến đô la, hột soàn vì những thứ đó thì không cần “ị”. Các em và đám dân đen cơm rau ba bữa thì có nhu cầu tiêu hoá.

Nhà nước CSVN hãy thử đưa ra một thăm dò dư luận với câu hỏi nên xây “nhà Quốc hội hay nhà xí” cho các trẻ em học sinh và sinh viên. Xin nhắc nhở là phải cho các em học sinh bỏ phiếu chứ đừng nên chỉ hỏi ý kiến các “ngài” đại biểu vì cuối năm 2007 đã có những kiến nghị, thỉnh cầu để quốc hội bàn chuyện “tiểu/đại sự” này nhưng cái việc xin/cho không bao giờ giải quyết được. Nếu đảng và nhà nước CSVN sợ kết quả bất lợi từ thăm dò dư luận thì đề nghị Quốc hội chỉ cần dương cao tinh thần đoàn kết và cảm thông với các em học sinh bằng cách không xây nhà xí ở toà Quốc hội để các đại biểu cứ việc “nín/nhịn” như các cháu. Nếu không thì các cháu phải phản đối cái ăn trên, ngồi trốc quan liêu của các ông/bà đại biểu đấy.

[1] chữ in nghiêng và hình ảnh trích từ báo Thanh Niên online, Vietnamnet

Bờ tường phòng học thành nơi vệ sinh ở một ngôi trường tại Sóc Trăng

Bờ tường phòng học thành nơi vệ sinh ở một ngôi trường tại Sóc Trăng

Nhà Vệ Sinh trường THCS Bến Thủy, trường tiểu học Đông Vĩnh

Nhà Vệ Sinh trường THCS Bến Thủy, trường tiểu học Đông Vĩnh

Phối cảnh mặt trước Nhà Quốc hội hướng ra quảng trường Ba Đình. Ảnh: P.V

Phối cảnh mặt trước Nhà Quốc hội hướng ra quảng trường Ba Đình. Ảnh: P.V

Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA (2)

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), LittleSaigon - Seattle on 2009/07/19 at 15:03

Thị trưởng Seattle tiếp xúc với Cộng Đồng người Á Châu

Mỗi kỳ bầu cử (2, 4, 6 năm một lần) ở tầm địa phương hay toàn quốc thì các ứng cử viên lại xuất hiện như nấm trắng sau cơn mưa. Ngoài các tấm bảng/áp phích cắm/dán đầy mọi nơi và những phút quảng cáo rầm rộ trên truyền hình và truyền thanh chúng ta cũng lại thấy ứng cử viên xuất hiện trong công chúng.

So với các thị trưởng tiền nhiệm, Nickels khét tiếng là người áp dụng chính sách top-down approach--không hề biết lắng nghe và bảo vệ quyền công dân của cư dân trong thành phố, nhất là người nghèo và thiểu số. Bài bình luận trên báo SeattleWeekly cho rằng Nickels là tay trong/tay ngoài của các nhóm đầu tư địa ốc kết sù ở tiểu bang và toàn quốc để trục lợi. Thử hỏi tại sao lương hướng của ông ta chỉ cỡ trên một trăm ngàn nhưng phải bỏ ra hàng triệu bạc để được tái đắc cử?

So với các thị trưởng tiền nhiệm, Nickels khét tiếng là người áp dụng chính sách top-down approach–không hề biết lắng nghe và bảo vệ quyền công dân của cư dân trong thành phố, nhất là người nghèo và thiểu số. Bài bình luận trên báo SeattleWeekly cho rằng Nickels là tay trong/tay ngoài của các nhóm đầu tư địa ốc kết sù ở tiểu bang và toàn quốc để trục lợi. Thử hỏi tại sao lương hướng của ông ta chỉ cỡ trên một trăm ngàn nhưng phải bỏ ra hàng triệu bạc để được tái đắc cử?

Ứng cử viên tranh cử có những người đã từng tranh cử trước nhưng chưa thành công và cũng có những người mới bắt đầu ra chính trường. Những người này cật lực đem tên tuổi và thành tích để làm bảng đo cho công chúng lựa chọn. Với sự thờ ơ của công chúng thì họ khó được nhớ đến để được bầu. Riêng các vị tại chức tái tranh cử thì có một lợi thế vô cùng lớn, đó là tên tuổi của họ được nhắc đi nhắc lại nhiều trong suốt những năm tại chức. Thế nhưng họ làm được việc gì, cho ai thì lại là một điều cần đem ra để cân nhắc có xứng đáng để được tái đắc cử hay không.

Ông Greg Nickels, “ngài”[i] thị trưởng thành phố Seattle vừa có cuộc gặp gỡ đặc biệt “dành riêng” cho người Mỹ gốc Á Châu địa phương vào ngày 25 tháng 6 năm 2009. Mục đích cuộc gặp gỡ này là “lắng nghe ý kiến, đệ đạt của các đại diện các cộng đồng sắc tộc này, hầu tạo cơ hội giải quyết, giúp đỡ thông qua việc ban hành các nghị quyết hoặc đưa vào lịch trình hoạt động trong các kế hoạch tương lai của thành phố [ii].

Denny Điệp Đặng bắt tay Thị Trưởng. Denny đã từng làm việc cố vấn cho tổ chức thân cộng PeaceTrees VietNam lại tự xưng làm người đại diện cho cộng đồng Việt TP Seattle!? Người đàn ông trong hình đang ngồi là Gary Johnson, cùng đồng giữ chức Giám đốc của Greater Seattle VN Association với Sơn Michael Phạm--nhân vật đã từng bị đồng hương biểu tình tại Seattle để phản đối cơ quan này quan hệ mật thiết với CSVN. Gary Johnson làm việc cho Thành Phố Seattle thuộc Phòng Kế Hoạch và Phát Triển đô thị.

Denny Điệp Đặng bắt tay Thị Trưởng. Denny đã từng làm việc cố vấn cho tổ chức thân cộng PeaceTrees VietNam lại tự xưng làm người đại diện cho cộng đồng Việt TP Seattle!? Người đàn ông trong hình đang ngồi là Gary Johnson, cùng đồng giữ chức Giám đốc của Greater Seattle VN Association với Sơn Michael Phạm–nhân vật đã từng bị đồng hương biểu tình tại Seattle để phản đối cơ quan này quan hệ mật thiết với CSVN. Gary Johnson làm việc cho Thành Phố Seattle thuộc Phòng Kế Hoạch và Phát Triển đô thị.

Quả y như là người ta thường nói rằng miệng lưỡi của chính trị gia thì dẻo và ngọt như kẹo kéo. Cứ mỗi mùa bầu cử thì cái bánh vẽ (xin đọc bài Xẻ cái bánh vẽĐề án xây cất Goodwill/Dearborn đã bị hủy bỏ) lại được vẽ to, tô đậm, thổi phồng đưa cho những tay cò mời chào. Và những người cơ hội thì xun xoe, quay quần như đèn kéo quân. Quý vị, những công dân Hoa-kỳ, những cư dân thành phố Seattle hãy tự hỏi là có biết “ngài” thị trưởng đã làm được gì cho cư dân người Mỹ gốc Việt trong suốt hai nhiệm kỳ qua?

Suốt bao nhiêu năm qua nào có thấy “ngài” thị trưởng thò mặt ra ở sinh hoạt cộng đồng Việt Nam. Đấu đế quá thì “ngài” cũng nên hạ giá, “giáng lâm” đến với dân đen chứ đâu mà lại vời chỉ vài vị “đại diện” đến để trình tấu lên. Đám dân đen này chỉ cần “ngài” đem các kế hoạch, đề án vẽ vời trước đây bao nhiêu năm đã xếp xó trong tủ, lấy ra thổi bụi và thực thi thì đã là quá tốt chứ chẳng cần gì đến ý kiến, đệ đạt nào mới nữa. (Xin xem Thư gởi toà soạn báo Seattle PI về chỉnh trang đô thị Little Saigon)

Riêng về người Mỹ gốc Việt tại Seattle cùng vài người các sắc dân Á châu khác đến gặp mặt ông thị trưởng thì phải nói đó là một cơ hội diễn tuồng (photo op, photo opportunity).

Denny Điệp Đặng và Thái Nhật Lĩnh được ai cử hay tự đại diện cộng đồng người Việt Seattle trong cuộc gặp gỡ hội thoại về các vấn đề và quan ngại cho người Mỹ gốc Á Châu và Thái Bình Dương với Thị Trưởng vào ngày 25.6.2009 tại tòa Thị Sảnh??? Đây là cuộc họp hoàn toàn không cho cộng đồng biết trước. Việc tham khảo ý kiến của các tổ chức, hội đoàn cộng đồng là chuyện không hề xảy ra.

Denny Điệp Đặng và Thái Nhật Lĩnh được ai cử hay tự đại diện cộng đồng người Việt Seattle trong cuộc gặp gỡ hội thoại về các vấn đề và quan ngại cho người Mỹ gốc Á Châu và Thái Bình Dương với Thị Trưởng vào ngày 25.6.2009 tại tòa Thị Sảnh??? Đây là cuộc họp hoàn toàn không cho cộng đồng biết trước. Việc tham khảo ý kiến của các tổ chức, hội đoàn cộng đồng là chuyện không hề xảy ra.

“Ngài” thị trưởng “quan tâm” đến cư dân thiểu số Á châu hay chỉ thấy họ là những lá phiếu cử tri cần thu góm. Còn người đi đến để đệ đạt, thỉnh cầu cùng lúc có cơ hội được xướng danh để dễ dàng trong hoạt động riêng tư hoặc cho tổ chức cục bộ.

Các diễn viên đóng vai quan hay vai hầu đều rôm rả vì đôi bên cùng hưởng lợi mà chẳng mất tí tị vốn liếng, công sức gì. Việc “ngài” thị trưởng đi kiếm phiếu thì đó là chuyện thường ngày chẳng ai cần để ý. Thế nhưng chuyện quanh quẩn cối xay là một điều không có gì vinh dự. Nếu có gặp mặt giới chức trách thì lẽ ra cần tự trọng, thẳng thắn với tư cách công dân (hay cư dân) để đặt vấn đề quyền hạn và quyền lợi hiển nhiên của cá nhân và cộng đồng chứ không phải mong đợi và xin cho. Phải tự xét lại xem có phải di chứng của tinh thần thuộc địa vẫn tiềm ẩn trong nhiều người Việt Nam nên thi hành tòng phục các hành vi hay xin cho, chứ không thực sự đứng lên đòi hỏi quyền lợi thiết thực của mình.

Họ đang nhỏ to bàn chuyện hành lang gì đây sau khi cuộc họp kết thúc? Có bao giờ chi tiết thông tin này được phổ biến trong cộng đồng? Thái Nhật Lĩnh (Linh Thai) không có mặt trong các hình chụp vì làm việc phó nhòm.

Họ đang nhỏ to bàn chuyện hành lang gì đây sau khi cuộc họp kết thúc? Có bao giờ chi tiết thông tin này được phổ biến trong cộng đồng? Thái Nhật Lĩnh (Linh Thai) không có mặt trong các hình chụp vì làm việc phó nhòm.

Thái Nhật Lĩnh, giám đốc Nhà Văn Hóa của Giáp Phúc Đạt, mới đây nhất đang lèo lái một ban vận động bầu cử. Kiểu làm việc gần như bắt chước theo kiểu Thị trưởng Nickels!!!

Thái Nhật Lĩnh, giám đốc Nhà Văn Hóa của Giáp Phúc Đạt, mới đây nhất đang lèo lái một ban vận động bầu cử. Kiểu làm việc gần như bắt chước theo kiểu Thị trưởng Nickels!!!

Chú thích:

[i] Cách dùng nêu danh của Báo Người Việt Ngày Nay (NVNN)

[ii] Theo báo NVNN số 55, ngày 26 tháng 6 năm 2009

Các bài viết liên hệ khác:

Phần 1: Chuyến viếng thăm riêng của Đại sứ Hoa Kỳ Michalak [Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA]

Bài đã đăng Talawas: Những cái nhập nhằng không tên (Chuyện cộng đồng Việt hải ngoại rối rắm sau 30 năm)

Tham khảo: Chỉnh trang đô thị–một dạng phân biệt chủng tộc mới.

Bài mới: Thư cho chủ bút báo International Examiner: “Phản hồi bài của Quang Nguyễn (Phòng Thương Mại) ngày 8/8/2009″

Thư ngỏ Anh ngữ cho giới trẻ (A letter to the second-generation Vietnamese Americans): “Critical Reflection with Vietnamese Young Readers regarding an International Examiner Article from Quang Nguyễn (Vietnamese Chamber of Commerce)”

Sự Thật Về Hồ Chí Minh (Phim tài liệu)

In Chính trị (Politics), Việt Nam on 2009/07/17 at 21:54

Chúng tôi vừa mới xem qua phim tài liệu “Sự thật về Hồ Chí Minh”.  Phim có nhiều dữ kiện, tài liệu lịch sử rõ ràng chứng minh sự giả dối, gian ác, độc tài, diệt chủng, hại dân, bán nước của đảng CSVN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh.  Phim tài liệu này cần được phổ biến rộng.

http://freevietnews.com/video/viewvideo.php?id=223

Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA

In Cộng Đồng, LittleSaigon - Seattle on 2009/07/14 at 18:20

Chuyện cộng đồng rối rắm đã bao năm nay chưa bao giờ được mở gỡ. Cận đây nhất là một vài sự kiện nhập nhằng cần được đưa ra dưới ánh sáng.

Vi Nhân ♦ 14.07.2009

Buổi họp mặt giữa các “lãnh đạo” cộng đồng Seattle với đại sứ Hoa-kỳ Michael Michalak (18-6-2009)

 

Tình cờ chúng tôi biết tin có một buổi họp mặt kín giữa đại sứ Hoa-kỳ ở Việt Nam ông Michalak và một số người Mỹ gốc Việt được mời tại nhà hàng Tea Palace lúc 2:30 đến 4:00, thứ năm ngày 18 tháng 6 năm 2009. Theo thông tin cho biết trước thì Tuần báo Người Việt Tây Bắc được yêu cầu đứng ra tổ chức buổi họp nói trên để đ/s gặp mặt các “lãnh đạo cộng đồng” để tìm hiểu về người Mỹ gốc Việt trong vùng. Họ dự trù có khoảng 30 người tham dự.

Gần 2 tuần trước, vào ngày thứ Bảy 6 tháng 6, ông đ/s đã tham dự buổi hội luận về Nhân Quyền Ngày Nay do đài truyền hình SBTN tổ chức tại quận Cam, miền Nam Cali. Cuộc hội luận này có sự tham dự rất nhiều chính giới và mở rộng cho công chúng. Ngỡ rằng buổi họp giữa ông đ/s và cộng đồng người Việt Seattle/Washington cũng nằm trong khuôn khổ trên. Thế nhưng thông tin về tổ chức và nội dung tinh thần buổi họp nhập nhằng chồng chéo của riêng và chung. Một thắc mắc đầu tiên là “ai (hội đoàn hay cá nhân) là người đứng ra tổ chức buổi họp mặt này?” Tiếp là câu hỏi “những ai được mời đến tham dự buổi họp mặt này?” và “Đây là một buổi họp mở rộng cho công chúng hay một cuộc gặp gỡ riêng lẻ?”

Theo thông tin thì tinh thần và nội dung buổi họp mang tính chất cộng đồng vì đ/s sẽ gặp mặt các “lãnh đạo cộng đồng” để tìm hiểu về người Mỹ gốc Việt tại Seattle và vùng lân cận. Có lẽ rằng các vị “lãnh đạo cộng đồng” này sẽ đến tham dự buổi họp mặt với tư cách đại diện cho người Mỹ gốc Việt. Những vị này sẽ nêu lên các vấn đề gì của cộng đồng? Thế nhưng buổi họp mặt này được tuyên bố là buổi họp riêng tư.

Viện lẽ đây là buổi họp riêng nên không có thông báo/phổ biến rộng rãi cho công chúng và không giải trình cho hội viên và đồng hương về chi tiết cũng như kết quả buổi họp. Thiết nghĩ nếu một nhân vật đại diện cho tổ chức và hội đoàn nào đó dù có đi họp riêng nhưng về một vấn đề chung thì cũng cần phải tường trình cho hội viên và công chúng về sinh hoạt nói lên được điều gì, làm được cái chi và ích lợi thế nào để từ đó được đạt được sự tin tưởng cũng như chứng tỏ sự minh bạch trong việc làm.

Hình chụp ĐS Michael Michalak và một số khuôn mặt được “chọn lựa” để tham dự cuộc họp mặt kín tại nhà hàng Tea Palace

Hình chụp ĐS Michael Michalak và một số khuôn mặt được “chọn lựa” để tham dự cuộc họp mặt kín tại nhà hàng Tea Palace–lãnh thổ của thương gia Trần Đức, người làm ăn với CSVN từ nhiều năm.

Được biết hai phóng viên báo Người Việt Ngày Nay (NVNN) và Bia Miệng, người thì được đuổi khéo là “you’re not invited” còn người thì bị/được điểm mặt “mời” ra khỏi phòng họp. Họ không được phép biết chi tiết để thông tin trên diễn đàn đại chúng.

Các nhân vật tham dự quả là “đặc biệt” đủ mọi thành phần tuổi tác từ già tới trẻ; từ bắc chí nam; mọi giới từ bác sĩ, luật sư, chủ chợ/nợ, tới dân biểu; từ chống cộng tới chống phá. Theo hình ảnh và tường trình thì có những cá nhân sau: Người Việt Tây Bắc (Phạm Kim, Julie Phạm hay Phạm Hoài Hương–con gái Phạm Kim, Don Phạm–con trai Phạm Kim), Nghiêm Hoà, Trần Đức, Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Trọng Nghị, Nguyễn văn Thảo, Phan Rang, Hứa Yến Lến, Lê Vũ (SBTN), Dân biểu Trần Thái Văn (California), Vũ Quốc Thùy, Trí Võ, Huỳnh Thi (Hội luật sư đoàn VABWA), Ty Hồ (Hội luật sư đoàn VABWA), Quang Nguyễn (Phòng Thương Mại TBWA), Thu-Vân Nguyễn, Trần Tươi, Phan Thúy Hằng, Aaron Trần, v.v… (sẽ bổ túc danh sách thêm sau). Thế là không thiếu một ai, ngoại trừ sót mất một tên dân đen.

Theo báo NVNN thì báo NVTB tổ chức để treo bằng khen/vinh danh cho một số cá nhân, tổ chức nào đó. Chúng ta không biết ai làm được gì đáng khen, đáng thưởng và nhân danh ai để khen, để thưởng. Hoá ra ngoài tiền bạc và chức vị, khá người cũng muốn được các bằng khen từ giới tai to mặt lớn (hay là hình ảnh dựa dẫm) làm tín chỉ chứng thực và đánh bóng hồ sơ cá nhân. Nhưng theo một số người khác thì họ lại nghĩ có thể đây là buổi tiệc gây quỹ cho d/b Trần Thái Văn, hoặc giả là móc nối chào hàng với ông đ/s (sắp mãn nhiệm kỳ) Michalak để liên kết làm ăn buôn bán với doanh gia, tư bản t/b Washington và Việt Nam.

Xin quý vị giải thích, giải bày, giải mã, giải trừ cái nhập nhằng tư/công này.

Video liên hệ:

Video Sinh Hoạt Cộng Đồng

Các bài liên hệ:

Bài kế tiếp: Thị trưởng Seattle đã tiếp xúc với những ai trong Cộng Đồng người Việt [Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng Việt TB WA (2)]

Đã đăng Talawas: Những cái nhập nhằng không tên (Chuyện cộng đồng rối rắm sau ba mươi năm)

Tham khảo: Chỉnh trang đô thị–một dạng phân biệt chủng tộc mới.

Bài mới: Thư cho chủ bút báo International Examiner: “Phản hồi bài của Quang Nguyễn ngày 8/8/2009″

Thư ngỏ Anh ngữ cho giới trẻ (A letter to the second-generation Vietnamese Americans): “Critical Reflection with Vietnamese Young Readers”

Đi bộ cầu nguyện cho hoà bình

In Liên Kết on 2009/07/12 at 14:47
PeaceWalk_LosAlamos

Thầy Senji Kaneada thuộc tăng phái Nipponzan Myohoji hằng năm dẫn đầu cuộc diễu hành cầu nguyện cho hoà bình và cho tương lai không còn vũ khí hạt nhân. Cuộc diễu hành năm nay khởi đầu ngày 5 tháng 7 tại Trinity, Tiểu bang New Mexico xuyên qua Texas (San Antonio), California (Berkerly, Oakland, San Francisco) và tới Washington (Hanford, Portland, Chehalis, Olympia, Tacoma, Seattle) và kết thúc tại căn cứ tàu ngầm nguyên tử Bangor.

Mời quý bạn xem thêm ở trang Trinity to Trident Peace Walk

PeaceWalker at Thiền Viện Nhẫn Hòa, Olympia, WA

PeaceWalker at Thiền Viện Nhẫn Hòa, Olympia, WA