vietsoul21

Thư khuyến nghị gởi Thị Trưởng Seattle về Tái Phân Vùng

In Cộng Đồng, LittleSaigon - Seattle on 2008/09/05 at 20:09

Kính gởi:

Thị Trưởng Seattle: Gregory J. Nickels

Tất cả các nghị viên thuộc thành phố Seattle: Sally Clark, Richard Conlin, Tim Burgess, Jan Drago, Jean Godden, Bruce Harrell, Nick Licata, Richard McIver, Tom Rasmussen

Văn Phòng Dân Quyền

Hai chủ tịch Ban Cố Vấn về Di Dân và Tị Nạn: Jesús Ybarra Rodríguez Museo Sans Shankar Narayan

Bản tóm tắt thư khuyến nghị gởi Thị Trưởng Seattle về việc sử dụng đất tái phân vùng trong kế hoạch Livable South Downtown Land Use Initiative (LSDLUI) của Phòng Kế Hoạch và Phát Triển đô thị.

Chúng tôi rất thất vọng vì phương cách làm việc hời hợt không mang tính toàn bộ của Phòng Kế Hoạch và Phát Triển đô thị (PKHPT) cũng như sách lược khiếm khuyết của Hội Đồng Thành Phố trong phần công vụ nhằm nâng cao sự tham gia và bàn thảo tích cực của nhiều tầng lớp trong cộng đồng, nhất là từ thành phần dân thiểu số thường bị cho ra rìa.

Những thành phần dân cư xã hội này hiện ở trong tình trạng thử thách đa tầng khó có thể tham gia đóng góp ý kiến và bênh vực cho quyền lợi họ từ phương diện cá nhân, qua bậc thang cơ cấu giai cấp, cho đến phạm trù xã hội văn hóa. Họ chịu nhiều thiệt thòi và ảnh hưởng tổn thương lâu dài chẳng hạn như về phạm vi ngôn ngữ, địa vị, không có quyền đồng đều trong khả năng xử dụng kỹ thuật truyền thông hiện đại, và thiếu sức mạnh tập thể địa phương để tự bảo vệ và phản kháng lại những ngoại lực. Trong khi đó, những phát biểu đề nghị tại các buổi họp công cộng nhằm hỗ trợ nhân viên PKHPT hầu giúp các nhân viên chính phủ đáp ứng có hiệu quả, cũng như áp dụng những phương pháp sáng tạo để giảm thiểu các thử thách kể trên trong lúc tiếp xúc trưng cầu dân ý toàn bộ, với người dân thiểu số thì đã bị coi thường và thí mặc.

Tiến trình quyết định sử dụng đất tái phân vùng trong kế hoạch LSDLUI không mang tính tổng hợp toàn bộ và chẳng gầy dựng khả năng tự quyết cho nhiều tầng lớp xã hội do phương thức làm việc thiên vị vì chỉ có sự tham gia thuộc thành phần có quyền hạn và tài lực cũng như kiến thức kỹ thuật cao. Thí dụ, những tiểu thương thuê mướn và dân cư trong vùng Tiểu Sài Gòn không hề có tiếng nói trong sự thành lập và điều khiển quản lý của Phòng thương mại người Mỹ gốc Việt tiểu bang Washington hay WaVA (tiền thân là VAEDA tức Phòng phát triển kinh tế người Mỹ gốc Việt). Các thành viên của Hội đồng quản trị này hoàn toàn do tự chọn và (1) được cách ly khỏi các trách nhiệm với công luận do không có bầu bán, (2) nằm trong một tính toán cân nhắc kỹ lưỡng để không thể bị phản đối khiếu nại và được miễn nhiễm trong trách nhiệm chung nếu cố ý hành xử lạm quyền.

Tuy nhiên họ lại góp phần tạo một cơ cấu toàn hảo để đóng gói, quảng cáo, rao hàng, và vì thế có thể nhào nặn biến chế khu vực Tiểu Sài Gòn thành một mặt hàng văn hóa để buôn bán đổi chác. Hơn thế nữa, nhiều nhóm dân cư thường bị cho ra rìa không hề có quyền biểu quyết hay đồng thuận trong vấn đề tuyển chọn người cố vấn chuyên môn—là người có khả năng kiến thức phù hợp với hoàn cảnh hiện thực và văn hóa Việt—để có thể làm việc tiếp xúc với các nhóm thiểu số này trong những nghiên cứu về các ảnh hưởng kinh tế và một số phương diện khác liên quan đến việc tái phân vùng.

Đất đai đô thị đang có chiều nguy cơ không còn nằm trong tay của dân cư có lợi tức thấp trong vùng mà lại tùy thuộc vào một quá trình săn đuổi ráo riết vào thị trường địa ốc của Hội Đồng Thành Phố–một cơ cấu chính trị đã xử dụng quyền hạn pháp quyền của mình đầu tư vào các liên doanh giữa tư và công, và chủ động kết cấu lại phân vùng để chuyển nhượng tài lực cho thành phần giàu có qua việc đông dân hóa.

Phần Tóm Tắt Đề Nghị

Chúng tôi tha thiết kêu gọi Thị trưởng, Nghị viên Hội đồng thành phố, và nhân viên PKHPT nên:

(1) điều tra nghiên cứu kế hoạch đề nghị bởi phân khoa Kiến Trúc thuộc trường Đại học Washington đã đưa ra vào năm 2005 với tên gọi là “Đề xướng Một Không Gian Mở Cho Cộng Đồng” cho hai khu vực Tiểu Sài Gòn và Dearborn, cũng như một số sách lược tương tự rất hoàn chỉnh áp dụng khắp Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.

(2) xem xét những mô thức phát triển cộng đồng thành công trong tiến trình tham gia toàn diện dựa trên chủ trương cơ cấu hóa đã thực hiện tại những vùng đông dân cư người thiểu số như ở Chicago, hoặc như bản Thỏa Ước của Vancouver ở Gia Nã Đại vào năm 2000.

Những sách lược để tái sinh hay phát triển đô thị cần phải có vấn đề quản trị giúp đưa thể diện khu vực Tiểu Sài Gòn đi vào dòng sinh hoạt mạch chính. Thành Phố cũng phải dành ngân khoản chi tiêu cho cố vấn chuyên môn trong việc dân chủ hóa và toàn bộ hóa tiến trình trưng cầu dân ý. Kế hoạch đất đai tuy nhiên không thể chỉ được đề xuất từ thành phần chuyên môn do chỉ thị của nhân viên PKHPT. Thêm vào đó là những khả năng và ủng hộ từ các vị chuyên môn này không thể xử dụng để chỉ có sự tham gia của cộng đồng trong hình thức qua loa cho có chuyện (ví dụ như chỉ thông báo, trị liệu, lôi kéo vận động, xoa dịu, tham khảo). Cải cách các tiến trình hiện tại để bảo đảm cho những người bị ảnh hưởng trực tiếp có nhận thức đầy đủ trong việc có thể bị hất ra khỏi chỗ ở hay chuyển dời sinh hoạt của mình thì có thể tạm chấp nhận như là sửa sai trong tầm ngắn hạn. Trong tương lai gần nhất, chính sách trong việc chuyển dời cư dân phải đi xa hơn là chỉ kềm chế thiệt hại. Chúng tôi khuyến nghị cải cách cơ chế trong lãnh vực thông báo người bị liên quan ảnh hưởng và phải đạt được chấp thuận của họ trước khi tiến hành việc chuyển dời cư dân. Hơn nữa, mục tiêu chính sách lâu dài của Thành Phố không được tách rời phát triển ra khỏi vấn đề chuyển dời cư dân. Bất cứ chính sách nào dẫn đến kết quả chuyển dời cư dân thì không thể được xem là phát triển.

Kế hoạch tái phân vùng phải tạo sinh thịnh vượng qua việc đầu tư vào Tiểu Sài Gòn hầu hạn chế việc lệ thuộc vào vốn bên ngoài và giúp cho khu vực trong tương lai có thể chống đỡ được mà không bị tụt hậu hay mai một về cả mặt kinh tế và văn hóa. Thêm vào đấy, một hệ thống công lý cho kế hoạch đô thị và công bằng xã hội đòi hỏi một tầm nhìn vượt lên trên bình diện quản chế các rủi ro, và không được dựa trên quyền tự động phán xét về các cách biệt văn hóa do hiện tượng tập trung đông đúc của dân cư thiểu số thì đồng nghĩa với hiện trạng có bệnh lý. Chỉ khi nào Thành phố Seattle chấp nhận và thực hiện thái độ và nhân sinh quan như thế thì mới có thể gọi là thực thi trọng trách đạo đức và nghĩa vụ chung cho tất cả dân cư.


Bản tiếng Anh (English)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: