vietsoul21

Nỗi Sợ Tự Do

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Thế giới on 2013/06/04 at 21:26

Lời dẫn:

Trước khi mời quý bạn đọc bản dịch bài bình luận của The Telegraph (về hồi ức của vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra 24 năm về trước vẫn tiếp tục bị cấm đoán), chúng tôi mời quý bạn lắng nghe bản tin của Đài Phát Thanh Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 6 năm 1989. Cuốn băng thâu và bản thông báo này đã đi vào lịch sử vì chứa đựng nhiều nỗi ám ảnh.

Đây là bản tin được phát ra khi các xe tăng tiếp tục tiến vào khu vực Thiên An Môn để thi hành nhiệm vụ thảm sát hàng ngàn người dân (thuộc thành phần sinh viên, trí thức, công nhân, v.v…) đang biểu tình tọa kháng, tuyệt thực và chiếm đóng quảng trường này.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/e/ed/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_ph%E1%BA%A5t_c%E1%BB%9D%2C_Qu%E1%BA%A3ng_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Thi%C3%AAn_An_M%C3%B4n.jpg

Một người phất cờ lớn tại Thiên An Môn, tháng 5 năm 1989. Do Robert Croma (Luân Đôn) chụp tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.

Sau đây là nguyên văn bản thông cáo phát ra bằng tiếng Anh trên đài phát thanh vào ngày đó:

Bản sao của cuộn băng thâu âm phát ra từ Đài phát thanh Bắc Kinh, ngày 03 tháng 6 1989:

Đây là Đài phát thanh Bắc Kinh. Xin ghi nhớ ngày Ba tháng Sáu năm 1989. Một sự kiện bi thảm nhất đã xảy ra tại Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc.

Hàng ngàn người, đa số là thường dân vô tội, đã bị giết bởi những người lính đầy đủ vũ trang khi họ xông vào thành phố. Trong số những người thiệt mạng còn có các đồng nghiệp của chúng tôi tại Đài phát thanh Bắc Kinh.

Các binh sĩ trên xe tăng sử dụng súng máy để chế ngự hàng ngàn người dân địa phương và sinh viên đang cố gắng ngăn chặn bước tiến của họ. Sau khi đoàn xe tăng quân sự chọc thủng được thì binh sĩ lại tiếp tục phun đạn một cách bừa bãi vào đám đông trên đường phố.

Những người chứng kiến nói rằng một số xe tăng thậm chí đã nghiền nát những bộ binh nào ngần ngừ khi đứng trước mặt những người dân kháng cự.

Chương trình Anh ngữ của đài phát thanh Bắc Kinh vô cùng thương tiếc những người đã chết trong sự kiện bi thảm này, và khẩn khoản yêu cầu quý thính giả cùng chúng tôi tham gia chống lại các vi phạm nhân quyền thô bạo và đàn áp dã man nhất đối với người dân.

Vì tình hình bất thường tại đây ở Bắc Kinh, chúng tôi không có tin nào khác để gởi đến quý thính giả. Chúng tôi chân thành mong quý vị thông cảm, và xin cảm ơn quý vị đã có mặt với chúng tôi tại thời điểm bi thảm nhất này.

Cuộc ghi âm tự nó đã là một trường hợp ngoại lệ. Một người Mỹ tên là G. Jack Urso, một kỹ thuật viên tại đài phát thanh WQBK-băng tần 1300 AM ở Albany, New York trong lúc thay đổi tần số trên đĩa vệ tinh của đài đã bắt được tín hiệu của Đài phát thanh Bắc Kinh. Ông nghe được tiếng nói của Tệ Năng (Yuan Neng) đang đọc thông báo. Bản thông báo này được soạn bởi Wu Xiaoyong, Phó Giám đốc chương trình Anh ngữ của Đài phát thanh Băc Kinh. Tên tuổi cũng như tin tức về họ chỉ được khám phá sau mười hai năm. 

Trong nghiên cứu về truyền hình như một phần cho chương trình học phó tiến sĩ của mình, Urso đã xác nhận tên của người đọc thông báo và tác giả của bản tin này với một cựu nhân viên của Đài phát thanh Bắc Kinh. Phát hiện của Urso cũng được hỗ trợ bởi một báo cáo của Tổ chức Human Rights Watch.

Tệ Năng (Yuan Nang) đã bị sa thải vì thực hiện chương trình phát sóng, số phận của ông cuối cùng ra sao thì không ai rõ. Điều này tương tự với trường hợp của một sinh viên vô danh một mình chặn đoàn xe tăng–người được dân Trung Quốc gọi là Vương Duy Lâm ((王维林 hay Wang Weilin) trong khi phương Tây mệnh danh là “Unknown Rebel” (Người biểu tình vô danh) hay “Tankman” (tạm dịch là Người xe tăng). Phó giám đốc Wu Xiaoyong, có cha là Wu Xueqian–một cựu ngoại trưởng của Trung Quốc–đã bị quản thúc tại gia từ hai cho đến ba năm, và sau đó nhờ thế lực của cha đã di cư sang sống tại Hồng Kông.

Bức ảnh nổi tiếng, chụp bởi Jeff Widener (The Associated Press)

Các chi tiết liên quan đến cuộc thảm sát Thiên An Môn, các chiêu nhà cầm quyền tiếp tục xử dụng để đàn áp chính kiến của người tham gia biểu tình bất bạo động, và chính sách bưng bít tất cả các tin tức về sự kiện chấn động thế giới này trong thời kỳ hậu Thiên An Môn cần được làm sáng tỏ để làm bài học cho các phong trào dân chủ trong và ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Như The Telegraph đã kết luận, “Một chế độ càng cố gắng đè nén các quyền chính trị và tự do khác, tính hợp pháp của chế độ càng giảm trong mắt dân họ và cả thế giới. Sức mạnh kinh tế vỏn vẹn của Trung Quốc không thể đạt được sự tin tưởng từ thế giới tự do.”


______________

Nỗi Sợ Tự Do

Theo The Telegraph (Calcutta, Ấn độ)

Tập tin:Tiananmen Square protests.jpg

Bức tượng Nữ Thần Dân Chủ hướng thẳng về tấm ảnh lớn của Mao Trạch Đông

Chỉ có một Nhà nước hoang tưởng mới cố ra lệnh buộc người dân về những gì họ cần nhớ và phải quên. Cách thức Trung Quốc ngăn chận tổ chức tưởng niệm cuộc Thảm sát Thiên An Môn ngày 4 Tháng 6 năm 1989 lần thứ 24 phản ảnh sự bất an của chế độ cộng sản. Du khách và nhà báo đã bị cấm lai vãng tại nghĩa trang ở Bắc Kinh nơi mà rất nhiều nạn nhân của thảm kịch được chôn cất. Một số hành động của Nhà nước gợi lại hình ảnh mà nhà văn Orwell xử dụng để miêu tả một chế độ toàn trị. Trong khi các nhà chức trách ngăn chặn truy cập Internet tất cả các tài liệu tham khảo về thảm kịch này, họ còn bôi đen loại trừ bất kỳ biểu tượng nào giống như một ngọn nến. Lý do rõ ràng là một ngọn nến được thắp sáng đã từ lâu đồng nghĩa với một cuộc biểu tình hay một tưởng niệm. Chuyện cứ là thế khi các chế độ tự đánh lừa mình rằng họ có thể kiểm soát suy nghĩ và hệ nhớ cho quốc gia bằng cách áp đặt các hạn chế thô bạo. Vì chắc chắn là người dân Trung Quốc – cả ở Trung Quốc và các nơi khác – có rất nhiều cách để nhớ đến ngày bi thảm ấy và ngẫm nghĩ về các ý nghĩa của ngày đó cho tương lai đất nước họ. Nhiều người trong số các nhân vật chính tham dự phong trào còn sống sót bị giam cầm trong nhiều năm dài hoặc đã buộc phải sống lưu vong sau cuộc đàn áp của quân đội vào cuộc biểu tình Thiên An Môn. Nhưng giấc mơ của họ về một Trung Hoa dân chủ đã liên tục ám ảnh các nhà lãnh đạo của Trung Quốc ròng rã 24 năm qua.

Sự kiểm duyệt lễ tưởng niệm lần này cũng nói lên được nhiều điều về thành phần lãnh đạo mới của Trung Quốc. Không ai trông chờ rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ thay đổi vị trí chính thức từng buộc cuộc biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989 là một bước chuyển động “phản cách mạng”. Nhưng vài người cầm quyền trong đảng hiện nay, bao gồm Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, đã được dung dưỡng trong nền văn hóa chính trị tự do chớm nở ấy ở Bắc Kinh trong thập niên 1980. Chắc chắn các nhà lãnh đạo này có thể sẽ không khác với những người tiền nhiệm của họ về mặt cải cách chính trị. Cũng có thể là số phận của bất kỳ nhà quán quân về cải cách nào cũng sẽ như của Triệu Tử Dương, người đảng viên kỳ cựu luôn ủng hộ cải cách, đã bị thanh lọc vì mềm mỏng biểu lộ đồng tình với những người sinh viên biểu tình năm 1989 và bị quản thúc tại gia cho đến cuối đời. Tuy nhiên, cuộc chơi của một nền kinh tế mở cửa Trung Quốc song song với một hệ thống chính trị khép kín đang trở nên khó duy trì. Một chế độ càng cố gắng đè nén các quyền chính trị và tự do khác, tính hợp pháp của chế độ càng giảm trong mắt dân họ và cả thế giới. Sức mạnh kinh tế vỏn vẹn của Trung Quốc không thể đạt được sự tin tưởng từ thế giới tự do.

(Bản dịch của VietSoul:21)

Nguyên bản tiếng Anh “FEAR OF FREEDOM” tại:
http://www.telegraphindia.com/1130605/jsp/opinion/story_16970043.jsp#.Ua7XN0CTih9

Hình chụp ngày 2/6/1989 tại quảng trường ở Thiên An Môn nơi hàng trăm ngàn người dânTrung Quốc tụ tập xung quanh một tượng sao chép của tượng Nữ thần Tự do (chính giữa). Hôm sau hằng ngàn người trong số này đã bị thảm sát dưới lệnh của nhà cầm quyền Trung Quốc. (Ảnh: CATHERINE Henriette / AFP / Getty Images)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: