vietsoul21

Posts Tagged ‘lãnh hải’

Chiến thắng không cần đánh ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa)

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Thế giới, Việt Nam on 2013/04/16 at 18:02

By Marvin Ott | April 15, 2013

Cần gì một lực lượng hải quân? Trung Quốc ra mắt tàu du lịch để đánh dấu tuyên bố  chủ quyền Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa)

A Chinese fisherman in front of fishing vessels in the sea town of Tanmen, in China’s southern Hainan Province, on Jan. 21, 2013. With Beijing claiming a huge swath of the strategically crucial South China Sea, Hainan’s fishermen and tour agencies are at the forefront of the dispute. (Wang Zhao/AFP/Getty Images)

 

Cuộc hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc thu hút sự chú ý của thế giới vào năm 2012. Với chiếc tàu cũ của Nga được tân trang lại, Trung Quốc sẽ thực thi các tuyên bố mở rộng của họ trên Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), các nhà quan sát dự đoán, mặc dù để mẫu hạm Liêu Ninh thực sự vào nhiệm vụ hoạt động vẫn còn vài năm nữa.

Đầu tháng này, Trung Quốc đã giới thiệu một hệ thống vũ khí hiệu quả hơn để khẳng định chủ quyền lãnh thổ bằng cách sử dụng tàu du lịch với hàng ngàn khách du lịch. Triển khai một chiếc thuyền du lịch cùng với vô số tàu khác để thiết lập các yêu sách của mình ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) đã mang lại ý nghĩa mới đối với sự kiện “trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.”

Từ thập niên 1950, bản đồ Trung Quốc đã dùng chín đường kéo dài dọc theo bờ biển của Trung Quốc và Đông Nam Á để đánh dấu kiểm soát lãnh thổ của mình. Những nỗ lực để làm rõ ý nghĩa của dòng chữ U có vẻ bị lẫn mất trong các báo cáo mâu thuẫn, khó hiểu.

Ngay cả khi dự định như là một ranh giới có chủ quyền, các dòng 9 đoạn không được xem là nghiêm túc. Nhưng trong năm 2009, Trung Quốc đệ trình bản đồ lên Liên Hợp Quốc để đánh dấu “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc. Những động thái của Trung quốc từ đó cho thấy rõ ràng, không chút nghi vấn, là các cấp cao cấp nhất của chính phủ Trung Quốc xem các dòng chữ U như là một ranh giới hàng hải hợp pháp để bảo vệ.

Một loạt các sự cố với các nước láng giềng Đông Nam Á liên quan đến tàu đánh cá Trung Quốc, tàu tuần tra và những tuyên bố công khai gay gắt đã nâng cao nhận thức quần chúng trong tháng 7 năm 2010 khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Trung Quốc phản ứng bằng cách tăng cường khả năng cưỡng chế và điều động một loạt các cơ quan hàng hải của chính phủ: Cục Quản lý an toàn hàng hải, Bộ chỉ huy thực thi Luật Thuỷ sản, Quản lý đại dương Nhà nước, và Giám sát Hàng hải Trung Quốc. Họ cũng điều động Lực lượng Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an và các cơ quan hàng hải cấp tỉnh, đáng chú ý nhất là những người ở đảo Hải Nam – tất cả các tổ chức riêng biệt song hành bên cạnh sự tăng trưởng nhanh chóng của hải quân và không quân Trung Quốc.

Phương pháp mới

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã nhận được nhiều sự chú ý, nhưng trong tương lai gần nó chỉ là một cơ sở huấn luyện và không phải là một nguồn lực cho hoạt động quân sự. Nhưng lực lượng Cảnh sát hàng hải dưới đủ mọi hình thức khác nhau của họ là một vấn đề hoàn toàn khác.

Tăng trưởng của lực lượng đó đã được nêu rõ bởi phóng viên cho tờ Los Angeles Thời báo ở Bắc Kinh: Ví dụ, từ năm 2000 quân đội Trung Quốc đã chuyển giao 11 tàu chiến cũ cho cơ quan giám sát hàng hải, nơi đã đóng 13 tàu của riêng của mình và kế hoạch thêm 36 chiếc nữa. Bộ chỉ huy áp đặt Luật Thuỷ sản gần đây đã nhận một tàu chiến cũ được trang bị với một bệ hạ cánh máy bay trực thăng. Những tàu mới được bận rộn. Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ ước tính rằng số lượng tuần tra tầm xa bởi cảnh sát hàng hải Trung Quốc ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2008.

Theo Hải quân Mỹ thuyền trưởng James Fanell quan sát thấy trong bài viết cho tờ Thời Báo, “Các tàu giám sát hàng hải Trung Quốc không có nhiệm vụ gì khác hơn là để quấy rối các quốc gia khác chịu chấp nhận tuyên bố lãnh hải mở rộng của Trung Quốc.” Họ đã cắt dây cáp quang của Việt Nam, bị bắt giữ và đe dọa các ngư dân Đông Nam Á , quấy rối tàu hải quân Hoa Kỳ, và ngay cả trong một trường hợp đặc biệt là dựng lên một rào cản để thiết lập quyền kiểm soát độc quyền của Trung Quốc. Các tàu hải quân Trung Quốc không được trang bị vũ khí quân dụng, nhưng chứng minh sức mạnh bằng vòi rồng và móc câu, châm ngòi vào cái bực bội và cảm giác bất lực ở các nước láng giềng của Trung Quốc.

Trung Quốc có thể đã tự cướp cò trong chiến lược, nhưng không phải ở tầng chiến thuật. Các nước Đông Nam Á không có khả năng để đáp trả với Trung Quốc trên mặt biển bằng quân sự hoặc nguồn lực bảo vệ bờ biển, cái khoảng cách khả năng càng ngày càng lớn. Nói thẳng ra, các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Trung Quốc có thể uy hiếp các nước Đông Nam Á khác bất kể – riêng chỉ có các tiền đồn quân sự Việt Nam may ra là ngoại lệ.

Trong khi đó, Hoa Kỳ từ lâu đã tuyên bố rằng họ không xác quyết quan điểm nào trên các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), và nhấn mạnh trên hai nguyên tắc: bảo trì các tuyến đường biển quốc tế trong khu vực như là một “thế giới chung” và giải quyết tranh chấp lãnh thổ mà không cần sử dụng lực lượng quân sự . Trung Quốc khai thác lỗ hổng trong lập trường của Mỹ bằng cách sử dụng lực lượng dân sự bảo vệ bờ biển không trang bị vũ khí để thực thi tuyên bố chủ quyền của họ.

Lãnh vực Kinh tế

Đòn bẩy của Trung Quốc trên khu vực Đông Nam Á bao gồm một thành phần kinh tế quan trọng. Vào cuối những năm 1990, Hoa Kỳ và Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á. Hiện tại thì không như vậy – Trung Quốc đã thay thế cả hai quốc gia trên để trở thành đối tác thương mại lớn khu vực trong khi lượng đầu tư vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng. Các mối liên kết vượt xa ngoài tầm đơn giản là xuất khẩu hàng hóa chỉ, dịch vụ, và tài chánh.

Với Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc là trung tâm, Trung Quốc đã đàm phán một loạt các thỏa thuận kinh tế với khu vực này bao gồm một loạt các dự án cơ sở hạ tầng kết nối Đông Nam Á với Nam nội địa Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng đường sắt ấn tượng, đường nhựa, và các mạng lưới ven sông cộng với mạng lưới điện và cảng – đan chặt khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cùng nhau trong một đơn vị kinh tế tổng hợp. Không cần sự nhạy bén tuyệt vời người ta cũng hình dung ra các mối liên kết và phụ thuộc có liên quan có thể được sử dụng để thúc đẩy chiến lược và phá vỡ các mối quan hệ khác trong khu vực như thế nào. Vào năm 2012 ở cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN được đăng đàn bởi Cam-pu-chia, tranh chấp phát sinh khi Phi-luật-tân nhất quyết đòi hỏi bản thông cáo chung kết thúc hội nghị phải có điểm tham chiếu đề cập đến các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa).

Chủ tịch Campuchia từ chối, và hội nghị tan vỡ trong mâu thuẫn. Các quan chức Campuchia đã thú nhận riêng là họ đã hành động như thế để đáp ứng đòi hỏi của Trung Quốc vì một mối đe dọa các hậu quả kinh tế nghiêm trọng nếu Phnom Penh không tuân thủ. Trong thực tế, Bắc Kinh đã chứng minh khả năng phủ quyết bất kỳ vị trí thống nhất trong ASEAN về Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa).

Việc Trung Quốc đưa ra một du thuyền du lịch ở các vùng biển tranh chấp đưa đến một thách thức khác trong khu vực. Không có nước láng giềng Đông Nam Á nào dám bắn vào một tàu ở trong vùng lãnh thổ được coi là của họ nếu tàu chỉ chở khách du lịch dân sự.

Cũng có thể lập luận rằng quyết định kéo bỏ chiếc mạng che mặt của sự mơ hồ về động cơ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) của Trung Quốc là một sai lầm chiến lược. Nó tạo ra báo động ở Đông Nam Á, đặc biệt là các chính phủ có tuyên bố chủ quyền của mình trong khu vực – Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và thậm chí cả Indonesia. Nó cũng quay “trục” Mỹ hướng về châu Á, bao gồm cả các báo cáo của bộ trưởng quốc phòng là các lực lượng Mỹ sẽ được tái triển khai tới châu Á và những việc tái phối trí lực lượng sẽ được bảo vệ trước các cắt giảm ngân sách.

Chính phủ Việt Nam, Philippines, Singapore, và Indonesia đã có động thái công khai tăng cường hợp tác an ninh với Hoa Kỳ. Một khu vực đã từng thoải mái và thiện ý với Trung Quốc hiện nay lại hoàn toàn rất căng thẳng.

Tương lai chiến lược của khu vực Đông Nam Á và khu vực hàng hải của nó không rõ ràng và cũng không dự đoán được. Trung Quốc đã đặt cược một tuyên bố lãnh hải, thậm chí trắng trợn, thiếu hỗ trợ trong luật pháp quốc tế vào lãnh thổ không thuộc kiểm soát lịch sử của họ. Tuy nhiên dù tuyên bố có mập mờ trong giá trị, Trung Quốc đã khai triển các chiến thuật và đòn bẫy để làm tuyên bố chủ quyền thành một thách thức chiến lược đầu tiên đối với khu vực và Hoa Kỳ.

Nguồn: Epoch Times