BBT – Bài tiểu luận của ông Joe Debro được dịch dưới đây là một bài mô tả rất chính xác về vấn đề chỉnh trang đô thị tại thành phố San Francisco, tiểu bang California, Hoa-kỳ. Hiện tượng này xảy ra ở rất nhiều đô thị, không ngoại trừ thành phố Seattle, TB Washington. Thị trưởng Seattle, ông Greg Nickels, có tiếng về việc đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, tạo điều kiện dễ dàng (phê chuẩn, giảm thuế) cho các nhà thầu xây cất trục lợi.
Đây là một chính sách gây tác hại xua đuổi người nghèo và ảnh hưởng đến người thuộc các sắc tộc thiểu số ra khỏi nơi họ sinh sống và làm ăn buôn bán. Đề án xây cất Dearborn/Goodwill gần khu Tiểu Sài Gòn (Little Saigon) được đề xướng bởi tập đoàn Ravenhurst và được ủng hộ mạnh mẽ của văn phòng Thị Trưởng từ năm 2006. Đề án này đe dọa phá hoại cảnh quang, tắc nghẽn đường phố, tăng giá mặt bằng nơi thương nhân Việt Nam thuê mướn. Nhóm Hoạt Động Dân Chủ Xã Hội vùng Tây Bắc Hoa-kỳ đã đấu tranh chống lại dự án vào giai đoạn cuối từ năm 2007 đến nay. Kết quả thiết thực là nhà thầu đành hủy bỏ đề án vào tháng 5 vừa qua.
Joe Debro – Ngày 9/7/2009
Từ Fillmore, Hayes Valley and Western Addition ở thành phố San Francisco, người Mỹ da đen và nhiều người trong các xóm nghèo khác đã bị xua đẩy đi. Sự xua đẩy này là một hình thức phân ly và kỳ thị chủng tộc mới. Trong xã hội học thì tên gọi định nghĩa cho sự xua đẩy này đã và vẫn là chỉnh trang đô thị (gentrification).
Cư dân San Francisco, thật ra là toàn dân California, sẽ chống đối phân ly và kỳ thị dưới bất cứ hình thức nào. Vì thế phân ly và kỳ thị phải hoạt động tầm ngầm thì mới thành công. Trong lịch sử cận đại, những thoả ước hạn chế cư sinh (homeowner covenant) đã được áp dụng để kỳ thị. Cử tri đã loại trừ thói lệ đó một khi chúng bị phơi bày ra ánh sáng.
Chỉnh trang đô thị—một dạng phân ly mới—rất hiệu quả vì người ta không hay/biết về hiện trạng bệnh lý của nó. Hệ thống truyền thông không hề loan tin mô tả loại dạng thực thi này. Truyền thông chính thống thì âm mưu toa rập che đậy không để cho những cử tri nào không thiên vị biết.
Dưới nhiệm kỳ hiện tại của thị trưởng San Francisco, chỉnh trang khu phố đang được tăng tốc. Địa hình cư dân đang dần thay đổi. Chỉ còn sót lại 2 khu Hunters Point và Visitacion để có thể khai triển đồ sộ. Dời đẩy cư dân nghèo đang trở thành/theo kỹ nghệ cấp cao. Tiến trình dời đẩy càng ngày càng rối rắm, phức tạp.
Chung cư công cộng thì đang bị tấn công. Bất hạnh nhất là khu chung cư công cộng thường nằm ở vị trí vùng địa ốc hạng ưu. Sở Nhà Đất (Housing Authority), Cơ Quan Tái Phát Triển (Redevelopment Agency) và Văn Phòng Phát Triển Cộng Đồng của Thị Trưởng là những tay chủ chốt trong quá trình Chỉnh Trang Đô Thị này. Họ xử dụng các khoảng tài khoản không phải đưa ra phê chuẩn để thuần hoá/trung hoà (co-opting) công tác nhẽ ra dùng để phát huy kỹ năng lãnh đạo tạo những đổi thay thực sự..
Vào thập niên 70, khi chỉnh trang đô thị được khởi xướng ở SF, Cơ Quan Tái Phát Triển dưới quyền một người Mỹ trắng, ông Justin Herman. Justin mướn vài người Mỹ đen có học để làm bình phong giữa ông ta và cộng đồng. Những người Mỹ đen này được mang danh hiệu giám đốc của khu vực. Họ là những người đã hứa hão với cộng đồng. Họ cũng thực sự tin rằng những người chủ nhà bị dời đẩy trong lúc xây cất sẽ được phép trở lại khu vực.
Cơ quan Tái Phát Triển này cho phép các giao kèo xây cất giả hiệu vờ diễn sự tham gia của cộng đồng. Cả văn phòng thị trưởng lẫn các cơ quan khác thì không ai tài trợ cho các tổ chức dựa gốc cộng đồng (CBOs, community-based organizations). Các công đoàn về xây cất thì chẳng cần giả bộ trong việc nhận người da đen hoặc người da trắng không “tay chân” với họ. Chuyện gọi là “phát triển nhân lực” thì chẳng có gì để kỳ vọng.
Nhà thầu người da đen và da màu là phương tiện còn sót lại cung cấp công ăn việc làm trong cộng đồng. Sảnh đường mướn người công đoàn của họ đã lộ rõ cách thức phân biệt.
Trò chơi nay đã thay đổi. Những kẻ điều hành thành phố càng ngày càng tinh vi. Các công đoàn lao động chuyên nghệ đang tìm đủ mọi kiểu để loại bỏ những kẻ thất nghiệp muốn kiếm thẻ công đoàn để đi làm.
Khi công trình xây cất bùng phát, sảnh đường mướn người công đoàn của họ đã mời gọi các công nhân không-công-đoàn (non-union workers) từ các nơi khác đến làm thay vì huấn nghệ cho người thất nghiệp ở địa phương. Nhân công ùn vào từ những tiểu bang có luật “right-to-work” [i] . Họ đã được cấp thẻ lưu động cho phép có công việc làm trong khi thanh niên trẻ ở địa phương thì bị loại ra khỏi lực lượng lao động, ngồi nhậu nhẹt hút sách nhìn người khác làm việc. Dẫu cách thức mướn người đó đang chậm dần trong hiện tại nhưng thanh niên địa phưong vẫn không có việc.
Các công đoàn ngành xây dựng như điện, nước, thép, kỹ sư và các chuyên nghệ khác thì “bán vịt trời” cho các giới chính quyền một chương trình trì hoãn việc làm. Thêm vào đó họ đã và đang đùa tiếu lâm một chuyện với tên gọi là thoả ước lao động công trình. Những ai khác nếu có khả năng và thực sự muốn giúp người thất nghiệp thì hỗ trợ chương trình tiền tập sự (pre-apprenticeship).
Cái giá mà các công đoàn lao động trả cho các chính trị gia là lời hứa tái cử. Hiện thời, nếu muốn có thẻ làm nghề điện từ công đoàn số 6 thì phải qua một khoảng thời gian dài hơn so với một người đạt được bằng bác sĩ ngoại khoa ở trường đại học California hay San Francisco. Thẻ công đoàn có được nhiều lợi hơn. Không phải trả nợ tiền mượn đi học. Lương khởi đầu là 85 đô la Mỹ một giờ. Nếu làm giờ phụ trội hoặc đóng vai trò lãnh đạo thì một người thợ điện có thể kiếm tới 200.000 đô la Mỹ một năm.
Những chương trình như thế là các cách thức mới để thuần hóa/trung hoà những ai cổ động cho các thay đổi thật dựa vào nền tảng cộng đồng. Các chương trình này lại đem hy vọng đến người vô vọng nữa. Thành phố thì quyết định ai được hỗ trợ và ai không thèm đếm xĩa tới. Thành phố chỉ hậu thuẫn những chương trình mang tính phô trương nhất..
Những chương trình nào mà trao quyền tự trị cho cộng đồng thì bị bỏ rơi cho chết đói. Những chương trình phát triển lực lượng lao động bị đẩy ra lề. Chỉ vài chương trình lẻ tẻ đem lại đồng lương đủ sống. Đa số các chương trình thì gieo hy vọng và hứa hẹn.
Thanh thiếu niên bỏ học sớm không có kỹ năng hay học vấn là người phạm pháp nhiều nhất ở SF cũng như tại các thành phố đô thị khác. Thay vì chỉ bảo cho họ các kỹ năng, chúng ta nên chuẩn bị để họ biết cách tập biết để học các kỹ năng. Các em thanh niên vô hình chung nhúng tay vào tội phạm và trở thành nguồn cung cấp phế thải cho một guồng máy tội phạm bất công khi không có kỹ năng và học vấn.
Cột bình luận này trong vòng vài tuần tới sẽ dùng để nêu danh và dẫn chứng cụ thể về các ví dụ hối lộ thối nát liên quan đến việc xua đẩy người nghèo ra khỏi đô thị. Vì đây là một vấn đề toàn tiểu bang, tôi dự định sẽ đem vấn đề này đến vài chính khách miền Nam California. Hạ nghị viên Maxine Waters và Thượng nghị sĩ Rod Wright là hai người tôi đang nghĩ đến.
Ông Joe Debro là người đồng sáng lập Liên Hiệp Nhà Thầu Thiểu Số Toàn Quốc, và vừa là một kỹ sư công trường và sinh hóa học. Mọi người có thể liên lạc với ông ta tại địa chỉ điện thư Transbayd@aol.com.
CHÚ THÍCH:
[i] Right-to-work laws are statutes enforced in twenty-two U.S. states, mostly in the southern or western U.S., allowed under provisions of the Taft-Hartley Act, which prohibit agreements between trade unions and employers making membership or payment of union dues or “fees” a condition of employment, either before or after hiring.
LỜI DỊCH:
Sắc luật Right-to-work đang được tuân hành ở 22 tiểu bang, chủ yếu ở miền Nam và miền Tây của Hoa-kỳ, đã dựa theo những điều khoản của đạo luật Taft-Hartley, cấm các thoả ước giữa những công đoàn lao động và chủ nhân ép buộc chuyện gia nhập công đoàn hoặc phải đóng tiền lệ phí cho công đoàn là điều kiện hầu có được việc làm cho dù trước hoặc sau khi mướn.
Nguyên Bản tiếng Anh của ông Debro (Joe Debro’s Article)
Ví dụ điển hình về chỉnh trang đô thị (song ngữ) — Example of a gentrification case (bilingual version):
A Gentrification Case: Little Saigon Seattle
Trường hợp Chỉnh Trang Đô Thị tại Little Saigon Seattle (Vietnamese short version)