vietsoul21

Little Saigon đi dạo với Thị Trưởng (Nguyễn H. Quang)

In Cộng Đồng, LittleSaigon - Seattle on 2009/09/07 at 20:05

Ghi chú:   Bài viết của Quang Nguyễn (hay Nguyễn H. Quang) thuộc Phòng Thương Mại được đăng tải nguyên văn tiếng Anh và dịch ra ở phần dưới đây để quý vị tiện tham khảo. Bài này của Quang Nguyễn đã chính thức đăng trên báo International Examiner trên trang 5 của kỳ 36, số 15 (ngày 5-18/8/2009)

Liên kết: http://www.iexaminer.org/archives/2009/3615/3615lsta.html (Xin chú ý: Trang liên kết này đã ngưng hoạt động sau khi chúng tôi gởi bài phản biện đến chủ bút của tờ báo này.)

Little Saigon đi dạo với Thị Trưởng

QUANG NGUYỄN

Người cộng tác của báo International Examiner, Kỳ 36, số 15, trang 5

Nguyễn H. Quang là một người hoạt động bênh vực cho cộng đồng và là giám đốc Phòng Thương Mại người Mỹ gốc Việt TB Washington.

Một chuyện chưa từng có đã xẩy ra vào ngày 27/7 vừa qua. Vào ngày nóng nực ấy, Little Saigon được Thị trưởng thành phố Seattle đến viếng thăm chính thức lần đầu tiên. Tình hình chính trường năm tuyển cử đã đóng vai trò cho chuyến viếng thăm “lịch sử” này là điều không có gì để thắc mắc. Khi mà bỏ chuyện đó một bên thì chuyến viếng thăm này của Thị trưởng sẽ gây ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao ý thức và tham gia sinh hoạt chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Seattle.

Trong hơn 30 năm kể từ ngày người Việt tỵ nạn đặt chân lên vùng này, chống Cộng là thể thức hầu như chiếm độc quyền trong các sinh hoạt chính trị trong cộng đồng người Việt. Các vấn đề thường là liên hệ đến lá cờ vàng của miền Nam Việt Nam, hay biểu tình chống đối các cuộc thăm viếng chính thức từ Việt Nam sang. Tuy vậy, một thể thức tham gia hoạt động chính trị đang chuyển đổi đã xảy ra trong thập niên này.

Thể thức tham gia hoạt động này bắt đầu vào năm 2000 khi các tiểu thương dọc theo đưòng Martin Luther King ở vùng Rainier thuộc miền Nam Seattle hợp nhau lên tiếng quan tâm về những tác động, và ảnh hưởng của đề án đường rầy xe điện vào việc mưu sống của họ. Nỗ lực đó đã phát lửa dẫn đến việc thành lập Ngân quỹ Phát triển Cộng đồng vùng Rainier.

Copy of the original image of Quang Nguyen's article

Copy of the original image of Quang Nguyen’s article

Cộng đồng Việt tại Seattle một lần nữa đã kết hợp lại với nhau vì vấn đề liên quan đến việc phát triển khu Goodwill đường Dearborn năm 2005. Cuộc vận động này thể hiện bước kế tiếp sau khi có một chiến dịch trong cộng đồng bằng cách hợp tác với các nhóm và cơ quan thuộc phạm trù ngoại vi. Sự nỗ lực hợp tác này đã mang lại cho cộng đồng một Thoả Ước Lợi Ích Cộng Đồng có tính cách lịch sử bao gồm các khoản về xây nhà ở bảo đảm cho ai “kham nỗi”, và ngân quỹ để hỗ trợ cho khu thương mại Little Saigon.

Đề án phát triển Dearborn này cuối cùng bị chết yểu do cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn kỳ hiện tại. Dù sao đi nữa thì nhận thức và khả năng của cuộc vận động này đã tạo dựng ra một chỗ đứng vững vàng hơn cho các vận động tinh vi của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong tương lai.

Cái ác cảm tránh tham gia hoạt động chính trị trong Cộng đồng người Mỹ gốc Việt thường là đi đôi với hiềm thù, phản kháng, và cay cú vì cảm tính của diễn luận chống cộng. Tuy nhiên, cộng đồng này cũng có một lực xung văn hóa đối kháng rất mạnh để hợp quần và chống bất công. Cái lực xung ấy đã có từ hai ngàn năm về trước khi những bộ lạc Việt chống lại triều đình Hán hùng cường của Trung Hoa để dành lại bờ cõi; và thể hiện qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong thế kỷ 19th và vào đầu thế kỷ 20th.

Một khi mà diễn luận chính trị trong cộng đồng này vượt qua khỏi tiêu đề chống cộng thì lực xung này sẽ đóng góp một phần quan trọng giúp người Mỹ gốc Việt tham gia vào tiến trình hoạt động chính trị. Các vấn đề có thể gây chia rẽ/va chạm xích mích trong cộng đồng này là: xử dụng và phát triển đất đai, phát triển kinh tế (hỗ trợ tiểu thương), và dịch vụ xã hội (chương trình cho người già và trẻ em).

Dĩ nhiên là cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ tham gia nhiều hơn nữa vào chính trị địa phương, tiểu bang, và toàn quốc trong thời gian tới. Thách thức lớn nhất là cộng đồng này có thể kiến tạo một viễn quan và một chỗ đứng chung với nhau hay không. Người Việt có tiếng là dị ứng với đồng thuận. Cứ quan sát cộng đồng này thì quý vị sẽ khám phá ra là nhóm hội của họ nhiều đến chóng mặt. Các đoàn thể này đã được thành lập vì bất đồng ý kiến với nhau và không đi đến một thỏa hiệp được với những người sáng lập viên của nhóm lúc đầu. Dù gì đi chăng nữa thì chuyến viếng thăm của ông Nickels tựa như kiểu uống cà phê Latte đang bán chạy nhất …nó sẽ kích động ý thức chính trị của rất nhiều người Việt trong cộng đồng.

Nguyên bản tiếng Anh (English):“Little Saigon takes a Walk with the Mayor “

Bài viết liên hệ:

Bài phản biện (The Rebuttal in Vietnamese): “Thư gởi chủ bút báo International Examiner”

Bài phản biện Anh ngữ (The Rebuttal): “Letter to the International Examiner Editor in Chief”

Thư ngỏ Anh ngữ cho giới trẻ (A letter to the second-generation Vietnamese Americans): “Critical Reflection with Vietnamese Young Readers”

Bình luận về bài viết này