vietsoul21

Tiểu Sài Gòn (Seattle) Yêu Cầu Thị Trưởng: Lời Nói Đi Đôi Với Việc Làm

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), LittleSaigon - Seattle on 2009/08/19 at 13:16

Nhóm Hoạt Động Dân Chủ Xã Hội vùng Tây Bắc

[Bài viết đáp lại bài “Little Saigon đi dạo với Thị Trưởng” (hay Little Saigon takes a Walk with the Mayor) của Quang Nguyễn—giám đốc Phòng Thương Mại (WaVA)—và là tác giả bài đăng trên báo International Examiner, số ngày 5 – 18 tháng 8 năm 2009, trang 5]

Thư gởi chủ bút báo International Examiner:

“People in media can help facilitate democracy or participate in its betrayal.” (“Người làm truyền thông có thể tạo điều kiện cho dân chủ hoặc tham gia phản bội dân chủ.”) —B.J. Bullert- International Examiner, ngày 2/9/2009 – Kỳ 36, số 17

Thư gởi chủ bút báo International Examiner (trang bìa & trang 2, http://www.iexaminer.org/2009/09/hieu-nguyen-quynh-tram-nguyen/)

Thư gởi chủ bút báo International Examiner (trang 2 và 11, http://www.iexaminer.org/2009/09/hieu-nguyen-quynh-tram-nguyen/)


Chẳng có mấy ai lấy làm ngạc nhiên về một chuyện xảy ra vào ngày 27 tháng 7 vừa qua tại khu Tiểu Sài Gòn Seattle. Trong ngày tháng 7 nóng nực đó, lần đầu tiên sau gần hai nhiệm kỳ—tám năm dài ở chức vụ—ông Thị trưởng thành phố Seattle mới ghé thăm Tiểu Sài Gòn. Tình hình chính trường năm tuyển cử đã thúc đẩy chuyến viếng thăm “lịch sử” này. [i]. Ông thị trưởng lúc ấy quá tuyệt vọng nên đi mót phiếu. Dĩ nhiên, các cộng sự viên người Việt muốn kiếm điểm liền dẫn dắt ông tới khu Tiểu Sài Gòn để có cơ hội được lên ảnh, và chen chân như thể ở vị trí “lãnh đạo” để “đại diện” cho cộng đồng người Việt. Thời khốn khó sinh chuyện khốn cùng, không có gì rõ ràng bằng cái kết quả tranh cử vòng đầu: ông thị trưởng đã bị loại ngay lập tức.

Mayor Greg Nickels, left, meets with Viet Wah grocery store owner Duc Tran, right. International Examiner Photo, August 8 & September 2, 2008

Mayor Greg Nickels, left, meets with Viet Wah grocery store owner Duc Tran, right. — International Examiner Photo, August 8 & September 2, 2008

Ông thị trưởng Nickels đẩy mạnh chỉnh trang đô thị phía Nam thành phố Seattle và khu phố Tàu theo kiểu “cả vú lấp miệng em”, và nhất là ép nhét Tiểu Sài Gòn vào trong hốc làm nhiều người lánh xa và giận dữ. Sự thất bại của đề án xây cất Dearborn/Goodwill là trọng tâm đôi co giữa thị trưởng thành phố Seattle, các nghị viên hội đồng thành phố, Phòng Kế hoạch và Phát Triển, và dân cư Việt ở Seattle và các vùng phụ cận. Rất nhiều cư dân Việt thường không mấy quan tâm đến chuyện địa phương mình thì đã bừng tỉnh nhận ra rằng việc không gian công cộng và văn hoá của Tiểu Sài Gòn sẽ gánh chịu nguy cơ bị tràn lấp bởi một khu thương mại Mall khổng lồ hoàn toàn không phù hợp vì tầm cỡ vượt quá cấp tỉnh được dự trù sẽ xây tại vị trí của cơ quan Goodwill. Biến cố này đã làm tăng nhận thức và các hoạt động tham gia chính trị của cộng đồng người Việt vùng Seattle một cách rõ rệt hơn.

Kể từ khi người Việt tỵ nạn đến định cư ở vùng này, đề tài của các sinh hoạt chính trị cộng đồng hơn 30 năm qua chủ yếu là về cuộc sống lưu vong, bản sắc dân tộc, nhân quyền, và chống áp bức (kể cả chống Cộng). Chủ nghĩa Cộng Sản như một hệ thống chính trị thì đã chết, đã rơi vào thùng rác của lịch sử kể từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ và Liên Bang Xô Viết tan rã. Chủ nghĩa Cộng Sản nay chỉ là tấm phướng lỗi thời, một cái vỏ rỗng tuếch cho chế độ độc tài áp bức sót lại ở Việt Nam và Trung Hoa. Đảng CSVN thối nát băng đảng tội phạm với bạo quyền cai trị bóc lột người dân và bán đổ tài nguyên chỉ để đem quyền lợi về cho bè đảng của chúng. Người Việt tỵ nạn đã và sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do và dân chủ cho đất mẹ, cũng như đấu tranh cho công lý xã hội và bình đẳng trong xã hội dân sự ở địa phương họ đang cư ngụ.

Chuyện gay go về chỉnh trang đô thị tại Seattle khởi sắc vào năm 2000 khi các tiểu thương dọc theo đưòng Martin Luther King ở vùng Rainier thuộc miền Nam Seattle hợp nhau lên tiếng quan tâm về những tác động, và ảnh hưởng của đề án đường rầy xe điện vào việc mưu sống của họ. Nỗ lực đó đã phát lửa dẫn đến việc thành lập Ngân quỹ Phát triển Cộng đồng vùng Rainier. Tiền đó đã vào túi nào? Ai được hưởng lợi? Tay chân của thị trưởng hay những người bị ảnh hưởng thực sự của chương trình xây cất này? [ii]

Cộng đồng Việt tại Seattle lại kết hợp với nhau một lần nữa xoay quanh việc phát triển khu Goodwill đường Dearborn năm 2005, nhưng sau đó bị phổng tay trên và xử dụng cho lợi riêng [iii] bởi hội WaVA (Hiệp Hội Thương Gia Người Mỹ gốc Việt TB Washington)–một cơ quan tiền thân là VAEDA (Hiệp hội Kinh tế và Phát triển Người Mỹ gốc Việt) khi còn liên hệ đến đề án đường rầy cao tốc. Cuộc vận động này được thực hiện trong khuất tất và cưỡi trên lưng cộng đồng người Việt, không tham khảo ý kiến, không minh bạch, không có trách nhiệm, và tệ hơn nữa là coi thường tâm tình cộng đồng nói chung.

WaVA tự mình “đại diện” cho tiếng nói cộng đồng bằng cách tham gia tạo liên minh với các nhóm và tổ chức bên ngoài cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Kết quả của vận động này là một Thoả Ước Lợi Ích Cộng Đồng qua những cuộc họp kín. Thoả ước này chỉ mang lợi cho chủ nhà thầu, các công đoàn lao động, và công trình xây cất “cấp tiến” mà cơ quan Sage cho là tạo nhà ở bảo đảm cho ai “kham nỗi”. Nó chẳng đem được lợi ích cụ thể bao nhiêu cho toàn khu thương mại Tiểu Sài Gòn và bản sắc chính trị của cộng đồng Việt.

Vào ngày 24 tháng 4 năm 2009, nhà thầu xây cất Ravenhurst đã chính thức hủy bỏ đề án Goodwill/Dearborn một phần vì suy thoái kinh tế hiện thời. Phần còn lại là vì những sai sót trong các yêu cầu của nhà thầu xin cho phần khoản tái phân vùng, và do các khiếm khuyết trong đề án Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Môi Trường của họ nên rất khó có thể được phê chuẩn bởi hội đồng thành phố. Khả năng để khu Mall khổng lồ này được thông qua bởi hội đồng thành phố vì thế rất là mỏng manh.

Cũng trong thời gian này–trước thời gian có phê chuẩn về Tiến trình Bán thí Đường phố, các cuộc họp mặt giữa các nghị viên thành phố (ngoại trừ bà Jan Drago) và những nhóm chống đối (các nhóm không thuận tình với Thoả ước Lợi ích Cộng đồng, không đồng thuận với kiểu kiểu đại diện rỗng, và/hoặc có quan tâm đến môi trường) đã tạo được áp lực chính trị gây thất bại cho đề án khu Mall khổng lồ. Nói cách khác, sự nhận thức của cộng đồng người Việt về những tiểu tiết và các trò ma-nớp chính trị trong đề án này đã tạo được một chổ đứng vững vàng cho các hoạt động của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong tương lai. Tương tự như đã xảy ra ở thành phố New Orleans hoặc ở San Jose.

Tinh thần đoàn kết chống bất công và đàn áp này là một trong các đặc thù di sản văn hoá xuyên suốt lịch sử Việt. Điểm đặc thù này trải dài hơn cả một ngàn năm khi người Việt và nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà) chống lại các cuộc xâm lăng của những triều đại Trung Quốc (Hán, Tần, Tống, Chu, Minh, Thanh) để bảo tồn lãnh thổ; và biểu hiện qua cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập trong thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Khi diễn luận (discourse) [iv] chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt luôn quấn rối với tiêu đề chống Cộng trong khung cảnh Hoa-kỳ và các nơi chốn bên ngoài Việt Nam, tiếng nói phức tạp đa tầng này đã và sẽ luôn đóng vai trò quan trọng để cổ động dân cư tham gia vào tiến trình sinh hoạt chính trị. Đây là lần đầu tiên qua đề án xây cất Dearborn/Goodwill mà những vấn đề thuần hoá/trung hoà [iii] và dính líu nhập nhằng cả bên trong lẫn bên ngoài cộng đồng người Việt ở Seattle bị phơi bày ra ánh sáng.

Tiếc thay hiện tượng chia rẽ/va chạm xích mích—điều thường xảy ra ở bất cứ cộng đồng năng nỗ nào—đã được sử dụng là cớ để bao che cho một tiến trình phát triển và sử dụng đất đai thiếu dân chủ. Cộng vào cái diễn luận[iv] “tỵ nạn”—một diễn luận đại khái bao gồm thành tựu của “Giấc mơ Mỹ quốc”, tỵ nạn ăn nhờ ở đậu nên không dám lên tiếng phản đối, và người tỵ nạn sẽ sống còn chịu đựng cho dù thế nào đi chăng nữa–cái dấu hiệu của sự chia rẽ/va chạm xích mích này đã được vịn vào trong mưu kế giúp chính quyền thành phố tiếp tục việc không thèm can dự vào các chính sách phát triển kinh tế thực sự vớicho tất cả các doanh thương Tiểu Sài Gòn và phía Nam thành phố Seattle.

Hiện tượng chia rẽ/va chạm xích mích này càng trở nên dữ dội khi hành xử của các cơ quan dịch vụ xã hội cũng như các hội đoàn vô vụ lợi khác tựa như ta ở thế trung lập, và từ chối lời mời của các nhà hoạt động xã hội để không phải tham gia vào các cuộc hội thoại với cộng đồng. Ngoài công tác nhận chìm cảnh giác về nguyên nhân gây ra chỉnh trang đô thị–một dạng phân biệt chủng tộc mới, các tờ báo ăn quảng cáo thuộc các cộng đồng thiểu số và những cơ quan truyền thông mạng chính thống đã triệt và gán bệnh hoạn cho tiếng nói đa tầng phức tạp này.[ii]

Tất nhiên là cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ tham gia nhiều hơn nữa vào hoạt động chính trị địa phương, tiểu bang, và toàn quốc trong thời gian tới. Thách thức lớn nhất là kiến tạo một đường lối lãnh đạo san sẻ, góp sức thay vì lối lãnh đạo cũ rích từ trên xuống, kiểu trưởng giả học làm sang, tân-tự-do, tân-bảo-thủ, và thực dân nhập tâm.

Cuộc viếng thăm của thị trưởng Nickels như là kiểu uống nước Kool-aid, ngọt giả tạo mà không có chất dưỡng. Tiểu Sài Gòn đã và vẫn yêu cầu thị trưởng làm điều đã hứa. Tiểu Sài Gòn yêu cầu thị trưởng thực hiện những khuyến nghị của các ủy ban công dân đã đưa vào các nghiên cứu, kế hoạch chiến lược, viễn cảnh (2010, 2020, 2030) trong các soạn thảo suốt hơn 10 năm qua cho khu International District và phía Nam thành phố Seattle thay vì là giả đò hỏi ý kiến cộng đồng rồi xếp chúng trên xó kệ cho đến ngàn thế hệ sau.

CHÚ THÍCH:

[i] Nhập nhằng sinh hoạt cộng đồng người Việt TB Washington (2)

[ii] Chỉnh trang đô thị, một dạng phân biệt chủng tộc mới

[iii] Định nghĩa của thuần hoá/trung hoà (co-optation):

(a) Cướp hay tự động lấy để xử dụng riêng;

• Trung hòa lời chỉ trích bằng cách xử dụng nó.

(b) Trung hòa hoặc chế ngự bằng cách thuần hóa (ví dụ một nhóm độc lập thiểu số) vào những tập tục lề thói định sẵn của nhóm hay nền văn hóa đã được thiết lập

• Thuần hóa đám chống đối bằng cách cho họ một vài địa vị.

[iv] Định nghĩa của diễn luận (discourse):

Tất cả những diễn đạt, viết hoặc nói, đồng thuận chung một ý nghĩa. Các diễn đạt này được xử dụng trong các biểu hiện cho lĩnh vực tri thức của một văn hóa và chịu tác động từ những ai dùng những diễn đạt đó trong khả năng quyền lực của mình dù có chủ tâm hay không. Ngoài ra, các diễn đạt không nằm trong ngôn từ cũng quan trọng không kém. Chẳng hạn như phân tích của ông E. Valentine Daniel, tất cả dấu hiệu—chẳng hạn như các điệu bộ cử chỉ (ví dụ tội nghiệp hay khinh bỉ), cấu trúc (ví dụ như ranh giới hay xóm nhà lá), vật liệu (ví dụ như giấy thông hành hay bằng chứng nhận là công dân Hoa Kỳ), sự im lặng (ví dụ như sự im lặng của báo chí về dữ kiện chỉnh trang đô thị như là một dạng phân biệt chủng tộc mới), và dấu hiệu ngu dốt (ví dụ như không biết về dữ kiện này)—một dấu hiệu không thể xem là loại tối thiểu hết thảy so với các dấu hiệu kia–đều nằm trong diễn luận tỵ nạn. Tất cả các dấu hiệu này sẽ truyền thông điệp, và tạo ra một hiện thực như thể là “tới lui không cần báo”. Điểm tối quan trọng là một diễn luận có sự quyết định ai là người sẽ nói và nói về cái gì, khi nào, ở đâu, và nói với ai. (trang 277)

Daniel, E. V. (2002). Refugee: a discourse on displacement. In J. MacClancy (Ed.), Exotic no more: Anthropology on the front lines (pp. 270-286). Chicago, IL: University of Chicago Press.

Bài “Little Saigon đi dạo với Thị Trưởng” (hay Little Saigon takes a Walk with the Mayor) của Quang Nguyễn—giám đốc Phòng Thương Mại (WaVA)—và là tác giả bài đăng trên báo International Examiner, số ngày 5 – 18 tháng 8 năm 2009, trang 5.

BẢN TIẾNG ANH (English version)

Thư ngỏ Anh ngữ cho giới trẻ (A letter to the second-generation Vietnamese Americans): “Critical Reflection with Vietnamese Young Readers”

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: