vietsoul21

Posts Tagged ‘trí thức’

Nô lệ – Chủ nô

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Triết Học, Việt Nam on 2016/07/05 at 10:05

Slavesdreamof

“Người nô lệ không mơ tới tự do nhưng mộng thành người chủ nô” – “Slaves dream not of freedom but of becoming master.” (Cóp từ fb Quynh-Tram H. Nguyen)

Câu nói này có vẻ cay đắng trái sự thật nhưng đó lại là một thực tế khó chối cãi.

Tại sao?

Chẳng phải khi người nô lệ bị hành hạ thể xác và nhục mạ tinh thần họ không nghĩ đến tự do chăng. Họ chắc hẳn mơ đến cuộc sống tự do trước khi bị làm nô lệ và mong ước cho tương lai có được tự do. Họ phản kháng lại mối tương quan “chủ nô – nô lệ” và muốn phá vỡ nó để được tự do.

Thế nhưng tại sao họ lại không mơ đến tự do?.

Khi người nô lệ bị thuần hóa và không còn nghĩ đến tự do nữa đó là lúc nguời nô lệ chuyển từ nô lệ thể xác đến nô lệ tinh thần. Họ chấp nhận mối quan hệ “chủ – nô” và xem đó là điều hiển nhiên. Điều họ mộng mị là trở thành chủ nô.

Ai là kẻ nô lệ, ai là người tự do? Kẻ thống trị như thế nào?

Thế nào là nô lệ và tự do ra sao?

Những cái chuồng rộng lớn sơn son, treo đèn, sưởi ấm và máng luôn đầy thức ăn vỗ béo có phải là tự do? Khi con vật luôn chúi đầu vào máng thì nó đã chấp nhận là gia súc. Khi con vật tìm cách nhảy ra khỏi chuồng, không màng thức ăn thì nó là thú thiên nhiên mơ được tự do tìm nguồn sống. Khi con vật mong được ổn định trong chuồng thì nó sống “hạnh phúc” cho đến ngày vào lò mổ. Khi con vật nhảy ra khỏi chuồng thì chắc chắn nó phải tranh đấu từng ngày để sinh tồn và đó là sự lựa chọn của tự do.

Người tự do là người phản kháng lại áp bức của kẻ thống trị. Dù ở trong tù hoặc trong mọi tình cảnh nào họ vẫn luôn phản kháng để phá vỡ mối quan hệ “chủ – nô”.

Người ta đã đúc kết được 7 đặc tính chung về kẻ thống trị[1]. Nhà cầm quyền csvn có đầy đủ các đặc tính đó.

  1. Kẻ thống trị cung cấp và tận dụng các nguồn lực bạn tưởng rằng bạn cần để họ điều khiển được bạn. ( chế xin-cho. Chế độ hộ khẩu. Chế độ sở hữu nhà nước.)
  2. Kẻ thống trị tuyên truyền về cái vĩ đại, ưu việt, và luôn độc quyền. Không ai có thể toàn bích như kẻ thống trị. (Thiên đàng XHCN. CNXH siêu việt. Đảng csvn đỉnh cao trí tuệ loài người. Việt Nam anh hùng. Bác Hồ vĩ đại. Đại Bồ Tát HCM. Ông tiên Bác Hồ. Lương tri nhân loi.)
  3. Kẻ thống trị buộc bạn tuân thủ như con lừa và không chấp nhận bị thẩm tra hoặc đặt câu hỏi. (Luật là tao, tao là luật. Xã hội pháp trị. Tự do cái con c.)
  4. Kẻ thống trị dựa vào đường lối sinh hoạt bí mật, dối chối, và che đậy. Kẻ thống trị không bao giờ chịu nhận những sai phạm trước công chúng và không hề giảm các hành vi gây tổn thương. (Văn hóa không từ chức. Cơ cấu nhân sự. Đảng cử dân bầu.)
  5. Kẻ thống trị áp bức khiến bạn ngờ nghĩ rằng bạn sai trái. Bạn là người sai trái và kẻ áp bức không bao giờ nhận phần sai. (Thế lực thù địch.)
  6. Kẻ thống trị luôn phân tâm, chia trí bạn để không còn nghĩ gì về họ làm. (Truyền thông và báo chí chuyên đề hót gơ, chân dài, sao l hàng.)
  7. Kẻ thống trị bẫy mọi người chống đối với nhau. Chúng đánh lệch cái nhìn của bạn để bạn nghĩ chúng ta đang sống trong một thế giới thiếu thốn. Chúng làm cho bạn nghĩ những ai không giống bạn là một mối đe dọa đến sự an toàn và an sinh của bạn. (thượng đội hạ đạp, cơ cấu nhân sự, bình bầu tân tiến, đội ngũ dư luận viên, bồi bút bưng bô)

Nhìn lại Việt Nam dưới sự cai trị của nhà cầm quyền csvn nội-thực-dân thì chúng ta có thể thấy ngay được hiện tượng này một cách quá rõ ràng. Người dân làm nô lệ cho bọn vua quan dòng họ những tên chóp bu bct và trung ương đảng. Đứng đầu các bộ ngành và quốc hội là bọn cai thầu nô lệ thay mặt đảng để áp đặt (cơ chế và hệ thống) áp bức với người dân.

Qua việc ô nhiễm hủy hoại môi trường sống ở Vũng Áng và các tỉnh miền Trung gây ra bởi Formosa chúng ta thấy gì. Đảng và nhà nước csvn hành xử như một tập đoàn băng đảng. Chúng coi người dân như kẻ nô lệ không phải là chủ nhân của đất nước. Chúng bảo người dân tụi bay đừng có mà léng xéng bàn chuyện nội bộ băng đảng chúng tao vì mọi việc phải là chúng tao dàn xếp với đối tác làm ăn. Chúng bảo người dân đi ra chỗ khác chơi không được bàn chuyện rùm beng trong khi chúng chưa quyết định phương án giải quyết có lợi cho chúng (sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi). Chúng hành hung, trấn áp người dân biểu tình lên tiếng và khủng bố đe dọa họ.

Ai cũng đã biết tỏng thủ phạm là Formosa ngay khi tên giám đốc đối ngoại tuyên bố thẳng là “Phải lựa chọn, muốn bắt tôm cá hay là xây nhà máy thép hiện đại?” thế nhưng băng đảng csvn đã giở trò “cứt trâu để lâu hóa bùn” cho phép Formosa thời gian để phi tang và chuyển từ tội phạm cố tình thành lỗi sơ xuất qua “sự cố mất điện”.

Formosa chỉ là một hiện tượng ngay bây giờ trong mối tương quan “chủ – nô” giữa đảng csvn và người dân. Bô-xit Tây Nguyên, nhà máy giấy ở Hậu Giang, đập thủy điện, nhà máy hạt nhân v.v. là các hiện tượng hôm nay và ngày sau.

Những tay cai thầu nô lệ bắt đầu ong ỏng dàn đồng ca cho rằng nhà nước csvn đã truy tìm nguyên nhân và giải quyết được vấn đề cùng lúc đe dọa người dân lên tiếng như những “thế lực thù địch”.

Mũi dùi chỉa thẳng vào Formosa, thủ phạm trực tiếp tàn phá sinh thái Vũng Áng và biển miền Trung và họ đã cúi đầu nhận tội, dù đã cố tình lấp liếm bằng sơ suất “mất điện”. Nếu thực ra có sơ xuất mà họ thông báo và có biện pháp khắc phục thì chắc chắn ảnh hưởng và tác động đến môi trường chắc phải giảm nhẹ hơn nhiều. Nhưng khả năng họ xả thải vô tội vạ

Mũi dùi lại không trực diện với đảng và nhà cầm quyền csvn: (1) Cho phép xả thải hủy hoại môi trường (2) Không kiểm tra, thanh tra (3) Bao che làm đồng lõa với thủ phạm Formosa từ đầu tới đuôi đưa nguyên nhân cá chết “vì thủy triều đỏ”, “vì tảo nở hoa”, “vì biến đổi khí hậu”, “có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…” và cuối cùng là vì sự cố “mất điện” (4) Lừa bịp người dân bằng những loạt phát ngôn “asen ko độc”, “cá nhiễm phenol vẫn ăn được”, “Hải sản tươi sống ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đều an toàn”, “người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở khu vực Vũng Áng” qua tuyên truyền tổ chức tắm biển, ăn hải sản che đậy mối nguy ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe và đời sống (5) Khuất tất trong định đoạt bồi thường thiệt hại.

Sau hơn 67 năm thuần hóa bằng độc tài chuyên chính cùng với tuyên truyền tẩy não dường như đa số người dân không còn phản kháng lại mối tương quan “chủ – nô” (nô dịch đỏ) giữa đảng csvn và người dân nữa.

Cũng còn một số người với lương tâm và trách nhiệm công dân không chấp nhận mối quan hệ “chủ – nô” và phản kháng lại guồng máy thống trị đó.

“Nước Việt yêu quý của chúng ta rơi vào tình trạng ngày nay, tan hoang, mất độc lập như thế này, bởi vì đảng cầm quyền yếu kém và đầy tội lỗi nhưng lại không bị đào thải, bởi vì người dân vẫn chấp nhận nó, và bởi vì, đa số trí thức vẫn chấp nhận cái đảng ấy. Vì thế, chúng ta đã không thể hòa nhập vào dòng chảy lành mạnh của nhân loại. Và chúng ta đang mất hết mọi thứ, mất đến cả khả năng sinh tồn. Thật đau đớn cho dân tộc Việt. Và nếu nhìn nhận thẳng thắn, thì lỗi lớn thuộc về những người được gọi là trí thức, những người biết cái gì tốt, cái gì xấu, nhưng vẫn chấp nhận cái xấu, không bảo vệ và không ủng hộ và không xây dựng cái tốt.”[2] Nguyễn Thị Từ Huy.

Và còn bao nhiêu người Việt Nam vẫn mơ ước tự do?

© 2016 Vietsoul:21

[1] Letting Go The Language Of Your Oppressor, Angela Savitri

[2] Thư gửi Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thị Từ Huy, RFAVietnam.

Bài liên h:

  1. Nô dịch đỏ
  2. Trí nô ký sinh
  3. Nội thực dân

Trí trá loài nhai lại

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Tạp văn on 2015/04/11 at 11:57

Hổng biết cắc cớ làm sao mà đầu mùa nạn tháng Tư này tui lại lò mò đọc được quyển sách “tuyển” dành riêng cho giới học thuật với tựa đề “Bốn thập niên qua – Việt Nam, Hoa-kỳ và Di Sản Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai[1].

Khi tui mới đọc chương đầu “Di Sản Biết Trước – Khai quật gốc rễ Việt Nam thời hậu chiến[2] của giáo sư, tiến sĩ Ngô Vĩnh Long thì tui ngã ngửa. Mèn đéc ơi tui tưởng là tui đang đọc tài liệu thuộc ban tuyên huấn của đảng csvn. Tỉnh hồn dậy thì mới biết là tui không phải đang sống ở đầu thập niên 70 trước ngày mất nước mà là bốn thập niên đã qua.

Tui vốn dĩ sinh sau đẻ muộn. Vào ngày 30-4-75 thì tôi chỉ vừa mới 17 tuổi, chưa đủ tuổi để đi quân dịch và không tham gia vào cuộc chiến. Nghĩa là tui hổng có gì dính dáng đến chính quyền VNCH ngoại trừ được lơn tơn đi học, đi chơi khỏe re trong cuộc sống tự do cho đến ngày mất nước.

Tui thuộc vào diện loi choi, cỡ em út chàng sinh viên VNCH du học Ngô Vĩnh Long. “Giải phóng” vào tui bon chen cũng chui vào đại học được mấy năm hà. Nhưng “tự do là cái con c..”[3], chịu đời hổng thấu nên tui thối lui bỏ chạy. Mà phận đời tỵ nạn cộng sản lo lắng tứ bề thì hổng có ăn học đến nơi đến chốn. So với chàng sinh viên VNCH du học được học bổng tiến thân có bằng tiến sĩ, giáo sư với chữ tài chắc nhỉnh nhỉnh hơn một bồ thì chữ nghĩa của tui chỉ vừa đầy cái lá mít. Trầy vi tróc vẩy lắm thì tôi mới đọc xong hết bài tiểu luận hàn (hàng) lâm (lầm).

Toàn thể bài tập trung vào những năm sau cuối của nền Đệ Nhị Cộng Hòa và là một bản cáo trạng về chính quyền “Thiệu”, Sài Gòn đàn áp thành phần thứ Ba.  Kết luận của bài viết là vì lý do đó mà di sản hậu chiến đồng nghĩa với việc không có một chính quyền hòa hợp dân tộc cho Việt Nam.

Cái kết luận này coi bộ nó hươm hướm vừa đánh vừa xoa theo lời phát biểu của ông Nguyễn Thanh Sơn ca bài con cá hòa giải, hòa hợp. Lũ “đĩ điếm, trộm cướp, ngụy quân, ngụy quyền phản quốc bỏ nước ra đi” giờ đã thành “khúc ruột ngàn dặm” trong “tình tự dân tộc” dưới chiêu bài hòa giải, hòa hợp rồi mà anh Long. Sao anh Long lại lên dây cót trật nhịp dzậy.

Đọc xong tui có cảm tưởng là ông Long này hoặc có mối tư thù với ông Thiệu hoặc có mối thù truyền kiếp với chính quyền VNCH. Toàn bài ông kết tội chính quyền VNCH vi phạm ngừng bắn, đàn áp thành phần thứ Ba, và dồn đẩy Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) ở thế phản công. Ông hăng say “gài khung” định hướng người đọc về “chế độ Thiệu (Kỳ)”, “chính quyền Sài Gòn” tồi tệ, ác ôn và tung hê thành phần thứ ba, MTGPMN tiến bộ vì “hòa bình” và “độc lập”.

Ông Long kết luận như thế này: “Chế độ đã thể hiện bản thân độc tài không chỉ trong các biện pháp đàn áp của chính quyền trung ương mà còn bởi sự lạm quyền sâu rộng trong tất cả các lãnh vực xã hội. Một phần nguyên nhân gốc rễ của vấn đề bại hoại này là do trật khớp, phân cực, và đàn áp các phong trào xã hội và chính trị nêu trong chương này. Nếu việc đàn áp lực lượng Thành phần thứ Ba không xảy ra vào năm 1973-1975, di sản chính trị của chiến tranh có thể đã khác cho Việt Nam thời hậu chiến.”[4]

Tui không thích màu mè, hoa lá cành, mà cũng không cần phải tế nhị hay lịch sự để nói thẳng rằng bài viết chứa đầy những dối trá trắng trợn vô liêm sĩ. Ông GS, TS này chắc hẳn tin tưởng chắc nịch rằng chẳng có thằng thường dân VNCH nào rờ được vào quyển sách hàn lâm này, hoặc giả rằng có thì cũng không đủ ngôn ngữ, kiến thức, và tài liệu để phản bác những dối trá đầy rẫy trong bài tiểu luận.

Kinh nghiệm bản thân sống 17 năm thanh xuân dưới thời VNCH và (mới sương sương) bốn năm đời tui có đảng (đì) sau 1975 đã cho tui trải nghiệm những sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì trong chương.

Ông viện dẫn, “Lực lượng quân đội địa phương bao gồm Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, và Nhân Dân Tự Vệ. Hai nhóm đầu là lính toàn thời gian được tổ chức thành tiểu đội, trung đội dưới sự kiểm soát của Quận và Tỉnh. Nhóm thứ ba là lính bán thời gian, đúng ra nằm trong lứa tuổi 15 đến 18 hoặc lớn hơn 43 tuổi, hoạt động trong làng xã. Trong thực tế bất cứ ai có thể cầm súng đều được bắt vào Nhân Dân Tự Vệ.”[5]

Trong làng xã của tui và mấy lũ bạn từ vùng quê đến tỉnh tui chưa thấy đứa nào dưới tuổi vị thành niên bị bắt vào Nhân Dân Tự Vệ như ông nói. Ông nói cho dân Mỹ ở xứ Huê-kỳ này hổng biết gì thì nó mới tin. Chứ lũ nhỏ miền Nam tụi tui sống tự do, ăn chơi học hành cho đến ngày mất nước. Làm gì có ai buộc phải cầm súng như bọn MTGPMN bắt trẻ em vị thành niên cầm súng giết dân. Hình ảnh, tên tuổi tui trưng cho ông coi nè[6]. Ông suy bụng ta ra bụng người.

1973 – Two teenage Viet Cong soldiers at camp near Cai Lay, one carrying a captured U.S. automatic weapon (Hai lính trẻ em VC tại vùng đóng quân gần Cai Lậy, một em mang súng tự động HK tịch thu.

Hai trẻ em đặc công khủng bố cs bị bắt tại Đà Nẵng năm 1972

Ông lại còn đổi trắng thành đen buộc tội ông Thiệu (VNCH) bắt người dân tản cư ra khỏi vùng cộng sản tấn công và không cho người dân trở lại nơi cộng sản chiếm đóng (vùng “giải phóng” theo từ ngữ tả cảnh hoa lá cành của cánh tả).

Besides generating new refugees, the Thieu regime forcibly relocated refugees from one province to another. On 22 March 1973, the New York Times reported a disclosure by the RVN regime that it had begun moving 100,000 of a planned 600,000 persons from the central provinces into areas directly north of Saigon.

Má ơi, má sống dậy nói chuyện với thằng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản này cho con. Dưng không mà người ta chạy ra khỏi vùng Việt Cộng và VNCH phải tái định cư họ ở nơi an lành hở. Sau mùa hè đỏ lửa 1972, cộng quân đánh phá miền Trung làm bao nhiêu người dân tan hoang cửa nhà trong cơn loạn lạc. Chạy giặc. Giặc cộng.

Nhà tui ở dọc đường Quốc Lộ số 1 ở miền Trung nên hể cứ có chiến trận là bà con lục tục, gồng gánh chạy nạn cộng sản đi qua hà rầm. Mà luôn luôn là vì quân cộng sản hết “tổng tấn công” rồi “tổng nổi dậy” làm dân sợ phải chạy về vùng tự do, vùng có quân VNCH bảo vệ. Dù còn nhỏ nhưng Má tui cũng dẫn tui đi cứu trợ nạn nhân cộng sản rồi cưu mang cho những người bỏ ruộng, bỏ nhà dưới quê về thị xã ở cho an toàn. Tui chưa thấy có ai đi về vùng “giải phóng” tránh quân VNCH. Ngay cả bản thân tui cũng chạy nạn cộng sản hai lần, mùa hè đỏ lửa 1972 và mùa xuân quốc hận 1975.

danangchaygiac

Dân chúng thành phố Đà nẳng chạy nạn Cộng Sản khi miền Trung thất thủ đầu năm 1975.

Người dân trốn chạy CS từ Huế vào Đà Nẵng trên tàu Trường Thanh

Chạy bộ rồi cũng hết đường chạy vì cộng sản đặt mìn giật sập cầu thì đành mướn thuyền chạy dọc biển vào Nam.

Chạy nạn cộng sản miết hết đường sống ở VN thì vượt biển chạy đi nước ngoài.

Ông làm ơn kiếm được người nào chạy từ miền Nam ra Bắc (ngoại trừ kiểu “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”) tỵ nạn thì kể cho tui nghe chơi nghe ông Long.

Ông Uwe Simon-Netto, người phóng viên chiến trường người Đức lâu năm tại Việt Nam chứng kiến thực tiễn và viết:

Họ không chạy qua sông Bến Hải về miền Bắc và họ cũng không chạy vào vùng được gọi là giải phóng – ‘giải phóng’ bởi việt cộng. Cho đến giờ phút chót, những người tị nạn chạy vào vùng đất đang bị thâu hẹp dần còn lại của chính quyền Sài Gòn; 2 triệu người chạy vào Đà Nẵng. Đường quốc lộ hướng về Sài Gòn chật kín người chạy nạn làm cản trở cả cuộc tiến công của quân Bắc Việt, và đến hồi kết cuộc thì ‘thuyền nhân’ một số lớn không những bỏ chạy từ miền Nam nhưng từ các cảng miền Bắc nữa. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại có cuộc lưu đày khổng lồ như thế – thời Tàu thời Pháp đô hộ và thời Mỹ. Thế mà họ gọi là giải phóng? Lúc đó tôi ngờ ngợ nhưng bây giờ thì tin chắc rằng lý lẽ đã tử nạn trong cuộc chiến. Và ngay cả trung thực trí tuệ cũng bị sát hại.”[7].

Ông có bao giờ phải chạy giặc không và có chút trung thực trí tuệ[8] nào hay chỉ nhởn nhơ ở Hoa Kỳ đọc tin làm báo cáo láo? Vì ông vẫn chưa tiêu hóa hết cái cặn bã dối trá thời 70 nên đến giờ này đem ra nhai lại?

Rồi ông còn đổ thừa là Mỹ tăng viện trợ kinh tế để biện minh cho vi phạm ngừng bắn bởi quân chính quy miền Bắc và quân MTGPMN. Thì là mà họ bị “buộc” phải tấn công.

Chính phủ Cách mạng Lâm thời (CMLT) xem hành động của Quốc hội Hoa Kỳ (gia tăng viện trợ kinh tế cho miền Nam Việt Nam, 450 triệu USD cho ngân sách 1975, 100 triệu hơn năm 1974) như là một cam kết mới cho chính quyền VNCH. Để đáp trả, quân đội CMLT gia tăng phản công chống lại lập trường quân sự hiếu chiến của Thiệu, và đến đầu tháng Hai năm 1975, tám quận và một tỉnh (Phước Long) rơi vào tay CMLT.”[9]

Ai cũng rõ cái chiến thuật “vừa đánh, vừa đàm”[10] của cs miền Bắc. Đàm cho có, đánh cho được.

Ông còn chạy tội cho quân xâm lược CS Bắc Việt cùng quân MTGPMN “phản công” và buộc tội quân đội VNCH “tấn công”? Ai vi phạm lệnh ngừng bắn tết Mậu Thân, ai vi phạm hiệp định Paris gia tăng vận chuyển chiến cụ vào miền Nam? Ai đem tăng T54, tàu tên lửa[11], pháo 122, 130 li, B40, AK47 vào Nam?

Kinh nghiệm bản thân tôi thì tôi rõ ràng. Nhưng nói chuyện với giới hàn lâm mà không trích dẫn thì má nó khi (dễ), và bị gạt bỏ là không có bằng chứng. Thời đại in-tờ-nét bây giờ thì những thường dân i-tờ như tui cũng không khó nhọc gì tìm ra nguồn trích dẫn. Chắc là trời cao run rủi hay sao mà tui lại tìm được bài báo phân tích nguồn trích dẫn (hay nói đúng hơn là lời thú tội) từ ngay miệng kẻ sát nhân[12].

Ông hoài niệm ngây thơ cụ “mãi mãi tuổi 20” với cái thành phần thứ Ba với cái ảo tưởng rằng nó tựa như một thực thể chính trị có quyền lực và khả năng làm cái kiềng ba chân cho miền Nam Việt Nam. Hang ổ rắn cộng sản miền Bắc đã mưu mô đẻ ra cái bình phong MTGPMN và thâm nhập, giật dây thành phần thứ Ba cho giấc mộng cưỡng chiếm miền Nam rõ ràng trong các tài liệu lịch sử của đảng csvn. Thực tế đã tạt gáo nước lạnh vào mặt và tát vào má của cả miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà ông vẫn còn giả ngơ, làm lơ, phớt lờ sự thật.

Chỉ có những người thiếu trung thực trí tuệ tối thiểu mới sử sự như vậy. Họ là những kẻ trí trá tri thức[13], dùng hào quang “trí thức” để bao biện, bịp bợm cho khuyết điểm sai lầm của họ.

Không ít những thành phần cánh tả Tây phương bừng tỉnh từ cái tát vào mặt sau ngày 30 tháng 4 khi họ hiểu được bản chất của bọn cầm quyền csvn. Joan Baez, người nghệ sĩ cánh tả nhận sai khi biết mình sai và quay lại 180 độ với csvn. Baez đã ra tối hậu thư cho Đại Sứ LHQ của Việt Nam trước khi đăng thư ngỏ lên án chính quyền csvn bất nhân giam cầm, hành hạ cựu quân nhân VNCH và các nhà bất đồng chính kiến[14]. Baez cũng vận động với Tổng thống Carter đương thời cho hạm đội 6 cứu vớt thuyền nhân lênh đênh trên biển cả[15]. Còn kẻ trí trá tri thức như ông thì không nghe, không nhìn, không nói.

Ông phát biểu về thành phần thứ ba thời hậu chiến “Khi Mặt trận giải phóng đánh chiếm miền Nam, thì thành phần thứ ba này cũng bị dẹp luôn.[16]

Coi bộ cái trí trá tri thức, não trạng phẳng của ông không bao giờ đi trật đường rầy nên ông tỉnh queo, làm ngơ, phớt lờ rằng cột trụ cho cuộc chiến tranh đánh chiếm miền Nam là chính quyền Hà Nội, là quân chính quy cs miền Bắc. Sau hiệp định Paris họ đã chuẩn bị sửa sang đường mòn HCM, xây cất khu hậu cần, đường dẫn xăng dầu, tích trữ vũ khí để tấn công cưỡng chiếm miền Nam.[17] Ai dẹp thành phần thứ ba, ai cho MTGPMN về vườn?

Tui xin được gọi ông giáo sư, tiến sĩ Ngô Vĩnh Long là “ông thần” bởi vì ông đã phán những diễn giải mà ngòi bút phù thủy của ông trở thành câu quá ư chắc nịch đầy dữ kiện làm sự thật dường như không thể chối cãi. Vì chỉ có những người từ “trên trời rơi xuống”, không cần nhìn gương chiếu hậu, không mảy may ngó trước ngó lui mới coi người cõi trần này là những thằng dốt. Và đương nhiên chỉ có “ông thần” mới dám phán những kết luận trời ơi đất hỡi đó.

Nếu tôi nhớ không lầm thì ai đó có nói “lịch sử được viết bởi người chiến thắng”. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng lịch sử được viết bởi sử nô phục vụ cho quyền lực đương thời để trở thành chính sử. Và không thiếu những “sự thật” lịch sử được tô hồng bởi người bưng bô.

Theo giới hàn lâm thì bây giờ lịch sử được chia theo ba phương hướng: lịch sử truyền thống, lịch sử xét lại, và dã sử[18]. Bốn thập niên đã qua, một khoảng thời gian đủ để các thành phần cánh tả, các sử gia có thời gian để nhìn lại và nhận xét sự việc một cách khách quan và công bằng hơn cho phe thua cuộc. Keith Taylor, Edward Miller, Nguyễn thị Liên Hằng, Pierre Assalin, v.v… là một số sử gia bắt đầu quan tâm vào lịch sử xét lại để đưa cái nhìn của họ trung thực hơn về Miền Nam Việt Nam.

Cá nhân những người dân miền Nam Việt Nam vượt biên, vượt biển, nạn nhân cộng sản như chúng tôi đã buộc phải viết lên những trang dã sử[19], lịch sử thuyền nhân vì không ai (muốn) viết cho bên thua cuộc.

Riêng ông Long thì “mãi mãi tuổi hai mươi” trong chân lý “từ đó trong tôi bừng nắng hạ”[20] chẳng cần phải nghĩ lại, hay xét lại làm gì cho nó lăn tăn cái lương tâm.

Lúc tui học tiểu học thì được dạy rằng con bò thuộc về loại nhai lại với bao tử 4 phòng. Nó nhai lại bởi vì nó không có nhiều răng (hàm trên không có răng cửa và răng nanh), nhưng lại ăn nhanh nên không thể tiêu hóa cỏ vốn dĩ nhiều chất xơ. Khi được nhiều lần tiếp xúc với các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ qua những buổi tham luận tại trường đại học Washington với sự tham dự của các gs, ts Hoa-kỳ, Việt Nam, và quốc gia khác thì tôi mới khám phá ra có một loài nhai lại khác.

Đó là những con bò trong giới hàn lâm.

Tuy nhiên con bò thì nó chỉ nhai lại những gì nó ăn vào. Còn loại bò hàn lâm thì khác hẳn ở chỗ là họ nhai đi, nhai lại những gì họ thu thập sau khi được mớm bởi thầy cô trong quá trình làm luận án, cũng như nhai đi nhai lại các “tinh hoa cặn bã” trong công trình của đồng nghiệp, đồng sàng đồng mộng cùng phe (tả) và các trích dẫn nguồn không kiểm chứng.

Ông Long tuyên bố “Tôi là nhà phân tích chính trị độc lập, không bao giờ nói dối, luôn nói thẳng suy nghĩ của mình.” Quả thật là ông không nói dối vì ông chuyên trích dẫn có nguồn (đúng hay sai không cần kiểm chứng). Nhưng ông là tên trí trá tri thức bằng cách giả ngơ, làm lơ, phớt lờ sự thật. Ông không hề nhắc đến ổ rắn độc Hà Nội, làm tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế, làm nghĩa vụ quốc tế  tiền đồn phe Xã Hội Chủ Nghĩa gây bao xương máu cho nhân dân hai miền Nam Bắc.

Ai đi xâm lược, ai gây chiến ông đà biết rõ.

MTGPMN, CPCMLT, thành phần thứ ba đều là những bình phong và con rối cho cơn sát máu của nhà cầm quyền Hà Nội mà ông tung hê như là những lực lượng độc lập. Ông không chấp nhận việc “TT Hoa Kỳ Nixon tuyên bố tiếp tục công nhận chính quyền VNCH là chính quyền hợp pháp duy nhất của miền Nam Việt Nam và lời phát biểu của ông Nixon công nhận VNCH là ‘chính quyền hợp pháp duy nhất’ gieo hạt mầm cho một cuộc chiến mới[21].

Ông lên án những phát ngôn của chính quyền VNCH thời bấy giờ “Thành phần thứ ba bị giật dây bởi cộng sản”, “Chính sách 4 không: không công nhận kẻ thù, không chính phủ liên hiệp dưới bất cứ ngụy trang nào, không trung lập hóa thiên cộng ở miền Nam Việt Nam, không nhượng bộ đất đai cho cộng sản”.

Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sử thì nó quả thật hoàn toàn đúng không sai một li. Sau khi đồng minh phản bội bán đứng VNCH cho Trung Cộng thì số phận mất nước bắt đầu trang sử nô lệ nội-thực-dân cs trên toàn đất nước Việt Nam.

Ông Long với nhà báo, điệp viên Phạm Xuân Ẩn là “bạn lâu năm”. Ông Thomas Bass, cũng là bạn ông Ẩn, một lần có hỏi là khi chết ông Ẩn sẽ đi về đâu.

Ông Ẩn cười cười nói rằng ông không lên thiên đàng vì khi sống đã nói láo quá nhiều. Mà chắc ông Ẩn cũng không bị đày xuống địa ngục vì nơi đó đã chật đầy các đồng chí cộng sản rồi. Ngay cả khi chết ông Ẩn cũng yêu cầu “đừng chôn tôi gần cộng sản”.

Về chuyện ông Thomas Bass phàn nàn việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam thì ông Long lại biện hộ: “Trước hết, Thomas Bass là người nước ngoài đến phỏng vấn ông Ẩn, thì ông Ẩn đã kiểm duyệt tới 90% những gì ông đã nói với Thomas Bass rồi, thế thì những gì ông đã nói cho Thomas Bass có thể bị thêm người khác kiểm duyệt, ví dụ trong nước không thích thì cắt thêm 2% nội dung cuốn sách nữa, theo tôi, cũng chả có vấn đề gì. Vấn đề tự kiểm duyệt rất quan trọng. Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy thôi, đều có chuyện tự kiểm duyệt.[22]

Ông Ẩn đã chết rồi nên không ai biết là ông ta có tự kiểm duyệt tới 90% hay không, nhưng có lẽ con số đó hoàn toàn ăn khớp với kinh nghiệm bản thân theo lối sống của ông Long. Thế thì “luôn nói thẳng suy nghĩ của mình” chắc không phải là một lời nói thật.

Ông Phạm Xuân Ẩn dù sống đằng sau bức màn tre chế độ độc tài cs (vì đi vượt biên đôi ba lần không được) nhưng cũng dám nói thật dù chỉ qua câu truyện diễu cợt. Còn ông Ngô Vĩnh Long sống ở xứ tự do nhưng lại trí trá tri thức.

Tuổi của ông cũng chỉ còn mười mươi năm nữa. Ông Ngô Vĩnh Long có bao giờ thử tự trả lời câu hỏi của ông Thomas Bass không?

© 2015 Vietsoul:21

[1] “Four Decades On – Vietnam, the United States and the Legacies of the Second Indochina War”, 2013, Duke University Press

[2] Ngô Vĩnh Long, “Legacy Foretold – Excavating the roots of postwar Viet Nam” in “Four Decades On” (Durham: Duke University Press, 2013). Sách đã dẫn, tr. 16-43.

Ngô Vĩnh Long, Member, Board of Science, Tran Nhan Tong Academy. He is a professor of History at Maine College, Orono, Maine, US. Ngô Vĩnh Long thành viên Hội đồng Khoa học Học Viện Trần Nhân Tông. Giáo sư sử học tại Trường Đại Học Maine, thành phố Orono, tiểu bang Maine, Hoa-kỳ.

[3] Từ đũng quần vươn lên…, gocomay’s blog

[4] Sách đã dẫn, tr. 39. “Authoritarianism has manifested itself not only in repressive measures by the central government but also by widespread abuses of power at all levels of society. Some of the roots of this sorry state of affairs go back to the dislocation, the polarization, and the repression of social and political movements outlines in this chapter. Had the repression of the Third Force not occurred from 1973 to 1975, the politcal legacies of the war might have been quite different for postwar Viet Nam.”

[5] Sách đã dẫn, tr. 20-21. “These local military forces, called by American military men ‘Oriental Minutemen,’ were the Regional Forces, Popular Forces, and the Popular Self-Defense Forces (PSDF). The first two groups were full-time soldiers organized into companies and platoons under provincial and district control, respectively. The third group consisted of part-time militia, supposedly boys and men age fifteen to eighteen or older than fourty-three, operating at the sub-district or village level. In reality, anybody who could carry a gun was good enough for the PSDF.”

[6] “Cách mạng” đưa trẻ em vào chỗ chết làm bia đỡ đạn.

[7]The wrong side won”, Uwe Siemon-Netto

[8] Intellectual honesty, “Intellectual honesty is honesty in the acquisition, analysis, and transmission of ideas. A person is being intellectually honest when he or she, knowing the truth, states that truth.

There are disincentives to intellectual honesty. Academics may find themselves pressured to argue for the stances of their benefactors, including governments and private entities that fund grants (in fact, this is trained into them in education, as the same pressures are exerted by teachers and professors upon their students).”

“Trung thực tri thức là trung thực trong việc thâu thập, phân tích, và truyền đạt ý tưởng. Một người được coi là trung thực tri thức khi họ biết sự thật và nói lên sự thật.

Có nhiều bất lợi, phản khích lệ trong trung thực trí tuệ. Giới hàn lâm có thể thấy chính mình bị áp lực để tranh luận cho quan điểm của các nhà bảo trợ họ, bao gồm cả các các tổ chức chính phủ và tư nhân cung cấp ngân khoản tài trợ (trong thực tế, điều này được huấn luyện trong giáo dục với những áp lực tương tự do các giảng viên và giáo sư tạo ảnh hưởng đến học sinh của mình).”

[9] Sách đã dẫn, tr. 36-37. “The PRG evidently interpreted Congress’s action as a renewed commitment to the RVN regime. In answer, the PRG forces increased their counterattacks against Thieu’s aggressive military stance, and by early January 1975, eight districts and a province (Phuoc Long) had fallen into the PRG’s hands.”

[10] “Vừa đánh, vừa đàm”, Tạp chí Cộng sản

[11]3 tàu tên lửa VN trong chiến dịch mùa xuân 1975”, kienthuc.net

[12]40 năm chân tướng xâm lược bị lật ngửa”, Dân Làm Báo

[13] Intellectual dishonesty, “Some intellectual dishonesty can be subtle. For example, relevant facts and information may be purposefully omitted when such things contradict one’s hypothesis, or facts may be presented in a biased manner or twisted to give misleading impressions.”

Trí trá tri thức, “Một số trí trá tri thức rất tinh tế. Ví dụ, những dữ kiện và thông tin đáng kể (liên quan, phù hợp) có thể bị cố tình loại bỏ khi các dữ kiện đó mâu thuẫn, trái nghịch với giả thuyết đưa ra, hoặc sự kiện có thể được trình bày một cách thiên vị hoặc bóp méo để tạo ra ấn tượng sai lệch.”

[14] Joan Baez’s Open Letter to The Socialist Republic of Vietnam

[15] “Chỉ cần có vài ngày để tổ chức buổi hòa nhạc tại Đài tưởng niệm Lincoln vào ngày 19 tháng 7 năm 1979 và xin giấy phép cho cuộc tuần hành. Tôi viết một lá thư cho TT Carter, trao tận tay cho ông, giải thích rằng cuộc tuần hành không phải là biểu tình phản đối, nhưng đúng hơn là biểu dương hậu thuẫn của người dân Hoa Kỳ cho bất cứ nỗ lực nhân đạo của TT để giúp đỡ thuyền nhân. Tôi đề nghị gởi hạm đội 6 giải cứu thuyền nhân và mời ông tham dự buổi hòa nhạc.

Ông không đến nhưng hơn 10,000 người đến tham dự buổi hòa nhạc. Khi buổi hòa nhạc chấm dứt chúng tôi thắp nến đi tuần hành đến nhà Trắng. Chúng tôi cầu nguyện ngay trước cổng nhà Trắng và sau đó tôi trở lại khách sạn. Tôi trở về phòng khách sạn kịp lúc mở máy truyền hình thấy Jimmy Carter bước qua sân cỏ nhà Trắng và nâng người lên ngay giữa phía sau cổng sắt lớn tuyên bố là ông sẽ gởi Hạm đội 6 đến Biển Đông. Tôi gọi điện thoại hỏi ông Tư lệnh Hải Quân rằng có thật vậy không, và ông nói đúng như vậy, tổng thống sẽ gọi cho tôi vào khoảng 9 giờ sáng ngày mai. Tổng thống gọi và chúng tôi chúc mừng nhau cho mọi việc suông sẻ.”

“It took only a few days to plan the concert at the Lincoln Memorial July 19, 1979, and arrange for permits for a march. I wrote a letter to President Carter, which was delivered to him by hand, explaining that the march was not in any way a protest, but rather a show of support from the American people who would back him in any humanitarian effort he made on behalf of the boat people. I suggested sending the Sixth Fleet out on a rescue mission, and then invited him to the concert.

He didn’t come, but the concert was attended by ten thousand people. When it ended, we marched to the White House carrying lit candles. We prayed at the gates, then I went back to the hotel. I got to my room just in time to turn on the television and see Jimmy Carter come out on the White House lawn, hoist himself up on the inside of the great iron fence, and announce that he would send the Sixth Fleet into the South China Sea. I called the navy undersecretary to see if it was true, and he said it was, and that the President would call me the next morning at around nine o’clock. He did and we exchanged mutual congratulations.”, Hồi ký Joan Baez

[16] RFA

[17]Bảo đảm kỹ thuật trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”, qdnd.vn

[18] Traditional history, revisionist history, and wild history.

[19] Dã sử (một từ ngữ truyền thống Việt Nam và Trung Quốc dành cho lịch sử ngoại biên, không chính thống) là một phương thức tiếp cận lịch sử không dễ dàng trong chu kỳ xét lại-phản xét lại. Theo nguồn gốc và động cơ thì nó đối nghịch với lịch sử chính thống mà quan điểm dân dã (từ dưới lên trên), không chính thức, không được thừa nhận và đạp đổ hoặc (có lẽ quan trọng hơn nữa) không đếm xỉa đến phiên bản chính thức của sự kiện được diễn giải bởi chính quyền.

[20] “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim”, hai câu đầu bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu

[21] Sách đã dẫn, tr. 18. “Nixon … announced that the United States would ‘continue to recognize the government of the Republic of Vietnam as the sole legitimate government of South Vietnam.’ … The statement that Nixon recognized the RVN as the ‘sole legitimate government’ in South Vietnam bore the seeds of a new war.”

[22]Muốn hiểu lịch sử, cần phải hiểu những vấn đề kinh tế“, Báo Lao Động online

Nguyễn Đình Cống – Chó Sủa Ngoài Đường

In Cộng Đồng, Liên Kết, Tạp văn on 2014/05/04 at 14:00

Giáo sư NG là bạn và đồng nghiệp của tôi. Sau khi xem ý kiến của tôi về đề nghị từ bỏ chủ nghĩa Mác, GS nói với một số thầy giáo trẻ rằng ông Cống bây giờ đã như con chó ra ngõ để sủa. Tôi đã bắt tay và cám ơn sự đánh giá rất hay, rất đúng của GS trước sự ngỡ ngàng, đầy thắc mắc của các thầy giáo trẻ. GS NG nhận thấy điều ấy mới bảo: Các cậu hỏi ông Cống, ông ấy giải thích cho mà nghe. Mọi người đồng thanh: Giải thích đi thầy.

Tôi nói, đây là xuất phát từ một sự tích (giống như tích Kết cỏ ngậm vành, sự tích Lá thắm chỉ hồng…trong Truyện Kiều ). Có lần thầy và GS NG cùng một số bạn bè đàm luận về trí thức VN, nhận thấy ngoài những ưu điểm căn bản, trí thức VN có một nhược điểm là HÈN. Trừ một số rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay các vị trí thức có một chút dũng cảm vừa phải nào đó, dám nói một cách trung thực ý kiến của mình không đồng ý với lãnh đạo tại các cuộc họp công khai của Quốc hội, của Chính phủ, còn lại phần lớn là hèn. Mọi người đồng ý và xếp thành 3 mức.

A- Hèn nhất là loại xu nịnh, luôn tìm cách ca ngợi, chứng minh đã là lãnh đạo, là có quyền thì luôn luôn sáng suốt, bao giờ, cái gì cũng đúng.

B- Hèn vừa vừa là loại mũ ni che tai, có biết có thấy sự thật sai trái nhưng sợ quá, không dám nói, chỉ lo làm tròn bổn phận.

C- Hèn ít , nhưng vẫn cơ bản là hèn, đó là loại hơi có một chút trung thực, dám nói nhưng chỉ nói ở trong nhà, nói giữa vài ba người bạn, nói mà không muốn cho nhiều người nghe được, càng không dám nói cho cấp trên nghe, sợ bị liên lụy.

Tôi tham gia thảo luận và nói 1 câu được ghi nhớ là “Trí thức loại C là MỘT LŨ CHÓ SỦA VƯỜN HOANG. Một bạn chỉ vào tôi, hỏi: Thế ông thuộc loại nào. Trả lời: Tôi là một trong những con chó đó. Đấy, sự tích chó sủa là như vậy. (ông Cống tự nhận mình là một con chó sủa vườn hoang).

Sau khi tôi có ý kiến nên từ bỏ chủ nghĩa Mác thì GS NG đã nâng tôi lên cao hơn những con chó chỉ sủa trong vườn hoang thành con chó đã vượt hàng rào của vườn để ra đứng sủa ngoài ngõ. Thế là vinh dự cho tôi quá còn gì. Sau khi viết và công bố bài ” Một số nhầm lẫn của Mác”, tôi còn được GS NG nhận xét là ” bây giờ chó đã ra sủa ở đường cái” . Ừ, chó sủa ở đường cái thì nhiều người nghe hơn nhưng tựu chung vẫn là đồ hèn, vẫn là đồ chó chỉ biết sủa mà không biết, không dám làm gì, vẫn sợ bị đưa lên Nhật Tân.

(Nhật Tân là nơi giết chó làm thịt ở Hà Nội).

N.Đ.C.

Nguồn: https://www.facebook.com/ngdinhcong?fref=ts

Nguyễn Hưng Quốc – Cái nước mình nó thế!

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn on 2014/04/26 at 19:11

Từ trên dưới 10 năm nay, một trong những câu nói cửa miệng của mọi người, đặc biệt giới trí thức, ở Việt Nam, chắc chắn là câu “Cái nước mình nó thế!” Nghe nói câu ấy xuất phát từ Hoàng Ngọc Hiến. Nhưng tôi không chắc. Tôi chỉ chắc một điều: mỗi lần nghe đề cập đến tình trạng bi đát, nhiễu nhương, trớ trêu và bất công ở Việt Nam, ai nấy đều buông một câu, thoạt nghe, có vẻ đầy ưu thời mẫn thế: “Cái nước mình nó thế!”

Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? –Cái nước mình nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học trò đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử thì đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư?- Ừ, thì cái nước mình nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? – Ừ, thì cái nước mình nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân thì độc tài và tàn bạo; với nước ngoài thì hèn yếu và xu nịnh ư? – Ừ, thì cái nước mình nó thế!

Vân vân.

Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực tế, quả thật tình hình Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước bình thường nào khác. Bế tắc triền miên. Gỡ cái này thì vướng cái khác. Sửa cái sai này thì cái sai khác lại xuất hiện, có khi còn trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lý, nó cũng phản ánh được tình trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rõ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.

Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.

Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.

Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ đã được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.

Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện nay không phải vì “cái nước mình nó thế”. Trong lịch sử, nước mình không thế. Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đã từng bất khuất trước một nước Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học trò không khinh thường thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc, người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.

Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rõ ràng là không đúng.

Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, bình thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, bình thường đầy nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.
Bởi vậy, câu “cái nước mình nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.

Nói “chế độ mình nó thế” thì được. Còn“nước mình nó thế” thì sai.

Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước mình nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái gì hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ý chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loã với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ.
Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.

Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC MÌNH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!

Không thể.

Nguồn: FB Nguyễn Hưng Quốc

Tưởng Năng Tiến – Chuyện Hà Thị Cầu & Trần Đức Thảo

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Văn Hóa on 2013/03/22 at 14:36

Cộng sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”

 

Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói vừa ghi. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hoè ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, cha nội?

Mà chả chỉ riêng hoa, ở nước ta, cái (mẹ) gì mà không thiếu nên mọi thứ vẫn thường phải phân phối theo tiêu chuẩn – ngoại trừ huân chương, huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng… thì mới thừa thôi. Bởi vậy, tôi xin được có ý kiến (hơi) khác với T.T. Thích Trí Quang chút xíu: “Cộng sản nó chôn sống mình hôm nay, mai nó mang huân chương hay giải thưởng đến để… làm lễ truy tặng!”

Ông Trần Đức Thảo là một nạn nhân điển hình cho cái cách chôn sống (rất) bất nhân như thế – theo như lời của một bà cụ bán nước tràở đầu khu tập thể Kim Liên, nơi mà triết gia của chúng ta cư ngụ cho đến gần lúc cuối đời:

Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp ‘Pơ-giô con vịt’ mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người…”

Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: “Ông đi đâu về mà nom vất vả thế.. ế.. ế. Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái ‘pooc ba ga’, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi nả rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… (Phùng Quán – “Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo”. Ba phút sự thực, Văn Nghệ, Sài Gòn: 2007, bản in lần thứ hai)

Nếu bạn thấy những lời lẽ (thượng dẫn) của một bà cụ bán nước trà vô danh chưa đủ trọng lượng thì xin nghe thêm đôi câu nữa, của một chứng nhân thế giá hơn – luật sư Trương Như Tảng:

Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc… Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra.

Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man.

Ngó bộ ông Trương Như Tảng có vẻ hơi quá lời chút xíu, chứ nếu Trần Đức Thảo bị “tra tấn dã man” thì làm sao triết gia của chúng ta sống sót cho mãi đến năm 1991 –  năm mà ông được nhà nước tha (tào) và cho trở lại Paris, theo như tường thuật của tác giả Minh Diện:

Bảy mươi tuổi Trần Đức Thảo mới quay về chốn xưa. Tiếc thay thời huy hoàng của ông đã qua lâu rồi. Rất ít người còn nhớ tới ông. Suốt 40 năm ông cô đơn bên trời Nam,giờ lại cô đơn bên trời Tây. Khi người ta đã bỏ lỡ cơ hội thì khó mà tìm lại được.

Quay lại Pari, Trần Đức Thảo sống tạm bợ trong căn phòng xép trên tầng 5, nhà khách của Đại sứ quán Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Đức Hiền tả lại cảnh sống của ông như sau: “Một ông già ở độ tuổi cổ lai hy, khoác chiếc áo cũ màu tím dài chấm gót, bưng bê lỉnh kỉnh mọi thứ xoong chảo, chai lọ leo lên, leo xuống hàng trăm bậc thang tự lo lấy bữa ăn cho mình. Ông già ấy cứ hành trình chừng mười bậc thì dừng lại, tựa người vào hành lang đứng nhắm mắt, há miệng thở như thổi bễ.”

Một chiều mùa Hè năm 1993, ông già ấy gục xuống tại bậc cầu thang, không bao giờ gượng đứng dậy được nữa… Năm 2000, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Xã hội.

Thiệt là… có hậu!

Ít nhất thì những ngày tháng cuối đời “của ông già ấy” cũng (có vẻ) đỡ đoản hậu hơn cuộc sống lê lết của… một bà già khác, cùng thời, bà Hà Thị Cầu. Nhân vật này tuy có kém danh giá hơn ông Thảo (chút đỉnh) nhưng cũng nổi tiếng như cồn, ít ra là ở phạm vi quốc nội. Trên báo Bắc Giang, phát hành vào ngày 1 tháng 4 năm 2009, một nhà văn Việt Nam đã viết những dòng chữ chí tình như sau về người nghệ sĩ này:

Với bà, tên tuổi, sự nghiệp tôi đã đọc quá nhiều trên báo chí, một nghệ nhân lớn, một người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ, một tài sản dân gian quý báu, một nghệ sĩ nổi tiếng không chỉ trong nước mà ở thế giới…

Và tôi choáng váng vì không thể ngờ, một nghệ sĩ tên tuổi như vậy, báo chí ngợi ca như vậy, các cấp quản lý thay nhau tôn vinh như vậy lại đang có cuộc sống khó khăn đến không tin được. Ngôi nhà bà Hà Thị Cầu bé tí nằm cận kề trụ sở UBND xã Yên Phong. Ngôi nhà bé thế lại còn chia làm hai, một nửa cho bà Cầu ở, nửa còn lại là nhà thờ họ. Phần ở của bà lại chia đôi, phía ngoài đủ đặt cái giường đôi, bộ bàn ghế uống nước, phía trong là nơi bà ngủ, diện tích cũng chỉ nhỉnh hơn cái giường một chút xíu.

BBC, nghe được vào hôm 3 tháng 3 năm 2013, lặng lẽ và buồn bã đi tin: “Nghệ nhân được coi là linh hồn của hát xẩm Việt Nam với gần 80 năm tuổi nghề, bà Hà Thị Cầu, đã qua đời tại Yên Mô, Ninh Bình…” Hung tin này đã khiến cho Nguyễn Quang Vinh đùng đùng nổi giận:

Một nghệ nhân tài hoa như thế, cống hiến cho đất nước như thế, được coi là “báu vật nhân văn” của quốc gia như thế, đã từng đào tạo, truyền nghề cho biết bao nghệ sĩ, đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn với nước ngoài…

Nhưng suốt đời nghèo đói, suốt đời khổ sở, túng thiếu như kẻ ăn mày. Báo chí lên tiếng, dư luận lên tiếng, những nghệ sĩ tâm huyết thay bà gõ cửa khắp nơi nhưng mặc nhiên không ai đoái hoài, và bà – nghệ nhân Hà Thị Cầu, cho tới lúc nhắm mắt, vẫn trong nghèo đói…

Leo lẻo ca ngợi, leo lẻo thuyết giảng, leo lẻo leo lẻo… ở mọi cấp để rồi bỏ rơi một nghệ nhân lớn, cay đắng hơn, còn lợi dụng tài năng, tên tuổi của bà để trục lợi cả tiền, danh tiếng, uy tín của cá nhân mình.

Thôi nhé, bà mất rồi, im cả đi, đừng lại ngoạc mồm “bà mất đi là địa phương mất đi một tài năng, đất nước mất đi một nghệ nhân lớn… vô cùng đau xót”. Câm đi…

Tôi e rằng nhà văn của chúng ta không hiểu biết về đường lối, cũng như chính sách, của Đảng và Nhà nước (rõ ràng và rành mạch) như nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Quang Hải. Trong bản tin củaBBC (thượng dẫn) ông Hải khẳng định:

Cũng giống như ca trù, hát xẩm đã bị ‘mất đi’ trong 50 năm vì chính quyền không coi trọng những tài tử dân gian… hát xẩm bị coi là “hạ cấp” và chính quyền không muốn thấy những người hát xẩm lang thang ngoài đường.

Nói cách khác là bà Hà Thị Cầu đã bị chính quyền chôn sống từ lâu nhưng mãi đến tháng Ba năm nay mới (chịu) trút hơi thở cuối cùng. Ngay sau đó, báo Thể thao Văn hoá (số ra ngày 06 tháng 3 năm 2013) đã có… tin vui:

Tới dự đám tang nghệ nhân Hà Thị Cầu, ông Vương Duy Biên – Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL – chia sẻ tâm nguyện cần đề nghị truy tặng cho bà danh hiệu NSND… Thời gian tới, Bộ VH,TT&DL sẽ xúc tiến thực hiện việc này.

Thiệt là tử tế hết sức!

Theo Wikipedia: Năm 1977 bà Hà Thị Cầu là tác giả của bài Theo Đảng trọn đời. Tôi sợ rằng vì mù chữ, không đọc được Đề cương văn hoá Việt Nam, nên (có lẽ) mãi cho đến khi nhắm mắt người được coi là “báu vật nhân văn sống của Việt Nam” vẫn không biết rằng toàn Đảng không ai thiết tha hay mặn mà gì lắm với tình cảm (thắm thiết) mà bà đã dành cho nó.

Những người “hát xẩm bị coi là hạ cấp,” đã đành, thế còn triết gia thì sao? Giới người này ở bên nước bạn, cũng như ở nước ta, cả hai Đảng đều coi họ không bằng … cục cứt!

Và nói nào ngay, đối với Đảng thì giới người nào cũng vậy – bất kể là nông dân, công nhân, thương nhân, hay trí thức. Tất cả đều chỉ là phương tiện, được sử dụng tùy theo lúc mà thôi.

Sau đó đều bị mang chôn sống ráo. Nhà nước đợi cho đến khi họ tắt thở sẽ mang bằng khen hay giải thưởng đến làm lễ truy tặng. Những cái lễ này, cũng tựa như những tấm giẻ lau, dùng để lau sạch máu hay nước mắt (hoặc cả hai) cho nạn nhân của chế độ hiện hành.

_________________

Ảnh 1: Hình chụp từ tạp chí Nghiên cứu Đông Dương. Nguồn: vnu.edu

Ảnh 2: Báu vật nhân văn sống của Việt Nam, hình chụp trước tư gia. Nguồn: vnexpress.net

Ảnh 3: Bà Hà Thị Cầu. Nguồn: wikipedia

© Tưởng Năng Tiến &pro&contra

 

BS Ngọc – Trí nô ký sinh

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Việt Nam, Văn Hóa on 2013/03/16 at 13:54

BS Ngọc

Nhờ có chuyện góp ý cho Hiến pháp 1992 chúng ta mới nhìn rõ hơn trình độ của các giáo sư, tiến sĩ như thế nào. Nói thẳng cho dễ hiểu: dốt. Dốt đến mức khó tưởng tượng nổi. Nhưng tại sao họ dốt như thế? Tôi cho rằng vì nền giáo dục tồi. Chỉ có một nền giáo dục tồi mới sản xuất ra những con người vừa dốt vừa trơ tráo như chúng ta thấy trong thời gian vừa qua.

Chúng ta đã thấy qua “Bên thắng cuộc” của Huy Đức các chính khách Việt Nam dốt như thế nào. Nhưng phải đợi đến vụ góp ý cho Hiến pháp chúng ta mới thưởng lãm được sự dốt nát của thành phần giáo sư, tiến sĩ, tướng tá. Cái dốt của họ được bộc lộ qua những lập luận ấu trĩ, những lý giải nguỵ biện, và những quan điểm mang tính xu nịnh. Xu nịnh rất trắng trợn. Tôi gọi họ là những “trí nô ký sinh”. Tức là những kẻ có chút học thức nhưng là thứ học thức nô lệ. Họ là ký sinh vì phải sống bám vào một thứ chủ nghĩa đã bị cả thế giới ruồng bỏ và lên án.

Nhưng để biết loại trí nô ký sinh này ra sao, chúng ta cũng cần phải biết họ nói những gì. Bối cảnh của câu chuyện là bản dự thảo Hiến Pháp. Hai điểm mấu chốt trong bản dự thảo và vai trò của Đảng CSVN và quân đội. Điều 4 Hiến Pháp ghi là Đảng CSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước. Bản dự thảo Hiến Pháp còn ghi thêm rằng quân đội phải trung thành với Đảng CSVN.

Một nhóm nhân sĩ trí thức đưa ra một bản dự thảo khác, mang tính phản biện. Bản dự thảo của nhóm nhân sĩ được hàng ngàn người đủ thành phần xã hội ký tên ủng hộ. Sự ủng hộ của người dân làm cho những người cầm quyền thấy lo ngại. Những lãnh đạo cao cấp nhất lên tivi tố cáo những người góp ý là “cơ hội”, là “thế lực thù địch”. Thật ra, đó là những phát biểu được sao chép từ sách của Trung Quốc mà Việt Nam đã chuyển ngữ. Đó là những luận điệu Trung Quốc đã dùng 20 năm trước đây. Có thể nói rằng các lãnh đạo ta chẳng có sáng kiến gì mà chỉ lập lại những gì Trung Quốc sáng chế ra. Có thể xem đó là một sự rập khuôn tư tưởng.

Nhà nước lo ngại còn vì lý do khác. Bởi vì khi so sánh hai bản dự thảo, bất cứ ai có chút lương tri cũng có thể nhận ra sự kém cỏi của nhóm soạn thảo ăn lương Nhà nước. Thật ra, phải nói là quá kém cỏi. Kém cỏi từ cách sử dụng từ đến tính hợp lý. Thế là Nhà nước huy động một lực lượng giáo sư, tiến sĩ, tướng tá ra quân phản biện lại những phản biện.

Thế là chúng ta chứng kiến một cảnh phản phản biện.

Khởi đầu là một nhà văn, trung tá, phó giáo sư, tiến sĩ tên là Nguyễn Thanh Tú đăng đàn phát biểu. Ông lý giải rằng “việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình. Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh” và ông hồn nhiên kết luận rằng bỏ điều 4 Hiến Pháp là đồng nghĩa với “đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc!

Chỉ tiếc một điều là ông nhà văn – trung tá – phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú không thuộc sử. Dân tộc Việt đã tồn tại trên 2000 năm nay mà có cần đến Đảng CSVN đâu. Dân tộc Nga và các dân tộc Đông Âu có bị diệt vong khi đảng cộng sản ở những nước đó bị truất phế?

Phải nói ngay rằng chính sự thống trị của Đảng CSVN đã dẫn đất nước này và dân tộc này đến bờ nguy cơ mất căn cước tính. Đảng CSVN đã du nhập một chủ nghĩa ngoại lai và dựng nên một chế độ công an trị để phá nát nền văn hoá dân tộc. Chính Đảng CSVN đã ký công hàm dâng đảo cho Trung Cộng. Chính Đảng CSVN đã để mất đất trên vùng biên giới phía Bắc. Chính Đảng CSVN đã cho bọn Tàu cộng vào quậy phá đất nước này. Đến đây thì chúng ta đã thấy ông nhà văn – trung tá – phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú dốt như thế nào.

Tiếp theo lập luận của Nguyễn Thanh Tú là “GSTS” Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Tôi phải để GSTS trong ngoặc kép vì tôi nghĩ trình độ lý luận của ông này chưa qua khỏi tú tài. Ông Hoàng Chí Bảo nói: “Tuy nhiên, Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc. Phương hại đến quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định nó”. Tôi phải thốt lên: wow! Ông lập luận theo kiểu tam đoạn luận:

  • A với B là một,
  • A với C là một,
  • Bỏ A tức là bỏ B và C,
  • Bảo vệ B và C thì phải bảo vệ A.

Vấn đề ở đây là ông đã sai be bét ngay từ định đề đầu tiên. Đảng CSVN với người dân Việt Nam không phải là một, không thống nhất được. Đảng CSVN chỉ có 3 triệu người, nhưng Việt Nam có đến 91 triệu dân. Đảng CSVN cướp chính quyền, chứ người dân đâu có bầu cho Đảng. Nếu ông thành thật tin rằng Đảng CSVN thật sự được sự ủng hộ của người dân, thì tại sao không cho người dân tự do lập đảng và tranh cử nghiêm minh?

Đến lượt ông Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tấn Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu thì chúng ta mới thấy sự thảm hại của tư duy. Ông vẫn khẳng định điều 4 trong Hiến pháp là “yêu cầu tất yếu của lịch sử đương đại Việt Nam”, nhưng đề nghị viết lại cho … hay hơn. Hay như thế nào? Ông muốn sửa thành: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong đồng thời là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam hành động, lãnh đạo đất nước dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức”. Nếu các bạn hiểu được ý của ông này tôi nghĩ các bạn không thành thật. Đây là kiểu nói của một con vẹt. Con vẹt nói chỉ nói chứ nó không hiểu nó nói gì.

Thật ra, đây là một sự đạo văn. Câu “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam hành động” là lấy từ trong tài liệu của Đại hội Đảng lần thứ 7.

Nhưng đó là một kiểu nói nhập nhằng. Đã đại diện mà còn đội tiên phong? Lãnh đạo dựa trên “nền tảng liên minh công nhân, nông dân, và đội ngũ trí thức” là cái gì? Cái chủ nghĩa Mác-Lênin đó đã bị cả thế giới ghê tởm và phỉ nhổ. Chính đất nước khai sinh ra cái chủ nghĩa đó cũng đã vứt nó vào thùng rác. Thật ra, cái chủ nghĩa gọi là Mác-Lê đó không có thật, nó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của tên đồ tể Stalin để triệt hạ những ai chống đối hay tranh giành quyền lực với hắn. Nay các đồ đệ của Stalin ở Việt Nam lại làm sống cái chủ nghĩa đó để trấn áp người dân Việt. Thật là trớ trêu!

Ông Hồ Chí Minh không hề có tư tưởng gì cả. Chính ông nói như thế. Xin trích một đoạn trong hồi ký của ông Nguyễn Văn Trấn như sau:

“Trong tư cách Tổ trưởng Đại biểu Đảng CSVN năm 1951, lúc ấy vừa tái công khai dưới cái tên Đảng Lao động VN, ông đã gặp ông HCM. Tôi báo cáo tình hình, anh em trong tổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trcạh Đông làm kim chỉ đạo cho Đảng ta. Nhưng anh em giao là nói trong tổ cho nhau nghe thôi chớ không phát biểu ở hội trường. Và đã lỡ miệng nói ở đây một điều như vậy, trong quan hệ quốc tế này thì ngậm miệng đừng nói là hơn.

HCM nhắm hí mặt như Stalin khi gặp vấn đề khó nghĩ, vì tìm chữ. Tôi thưa tiếp: ‘Có đồng chí nói hay là ta viết ‘tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh’ có phải hay không!’

Câu nói của tôi làm cho mắt ông già rạng lên theo lời đáp cấp kỳ: ‘Không, tôi không có tư tưởng gì khác ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin. […] Chớ còn tư tuởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới xã hội con người thì tôi là học trò của Mác, Anghen, Lê-nin, chớ làm gì tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác”.

Đấy, chính ông cụ Hồ nói ông không có tư tưởng gì cả. Ông chỉ là học trò của mấy ông râu xồm kia mà thôi. Mà chưa chắc là học trò giỏi vì tiếng Pháp của ông còn khá hạn chế, như có lần được biểu hiện qua một bài phỏng vấn (www.youtube.com/watch?v=LsNJ28qM0vU). Những bài viết và phát biểu của ông có thể nói là nhỏ nhặt, linh tinh, có khi chẳng đâu vào đâu. Cách ông trả lời cũng có khi khá buồn cười. Ví dụ như khi được hỏi thế nào là dân chủ tập trung, ông nói một cách hồn nhiên: “Như các cô, các chú có đồ đạc tài sản gì đó thì các cô chú là chủ, đó là dân chủ. Các cô chú không biết giữ, tôi giữ dùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại, bỏ chìa khoá vào túi tôi đây. Đó là dân chủ tập trung”! Một tư tưởng gia mà lý luận ngô nghê như thế hay sao? Ấy thế mà các đàn em của ông lại gán ghép và nâng tầm những câu nói của ông thành “tư tưởng”! Tất cả chỉ là một sự giả tạo.

Nếu xem những giáo huấn của ông là tư tưởng và đáng học tập thì tại sao không làm theo câu sau đây:“Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”. Chính phủ hiện nay đã làm cho người dân hết đau khổ này đến đau khổ khác. Cải cách ruộng đất. Nhân văn giai phẩm. Mậu thân 68. Cải tạo. Vượt biên. Buôn bán người qua biên giới. Cướp nhà, cướp đất. Đó là vài “sản phẩm” tiêu biểu của Đảng CSVN. Chính phủ do Đảng CSVN điều khiển đã làm cho Việt Nam nghèo nàn và tụt hậu cả trăm năm so với Tân Gia Ba và Đại Hàn, đi sau 50 năm so với Thái Lan và Mã Lai Á. Đó là một nỗi nhục. Ấy thế mà Đảng lại không biết nhục mà còn đòi quyền lãnh đạo!

Nếu làm theo lời dạy của cụ Hồ thì tại sao không nhớ câu này của ông cụ: Quân đội ta trung với Nước, hiếu với dân”. Ấy thế mà có ông tiến sĩ nọ dám sửa lời ông cụ rằng “Quân đội ta trung với Nước, hiếu với dân”! Ngoài miệng họ nói làm theo lời ông cụ, nhưng khi viết xuống thì họ chỉ lợi dụng ông cụ cho những toan tính cá nhân.

Tôi nghĩ nếu họ là trí thức thật sự và có tự trọng, họ không thể nào ăn nói trơ tráo như thế. Chỉ có thể kết luận đây là một đám xu nịnh và sống vì cái “chủ nghĩa sổ hưu” của Trần Đăng Thanh, chứ chẳng trí thức gì cả. Đúng là ăn cơm chúa, múa tối ngày. Quả là một loại trí nô ký sinh.

Nhưng tất cả những trò gọi là góp ý Hiến pháp chỉ là một màn kịch. Đó là một màn kịch vụng về. Cái gọi là Hiến pháp chỉ là một cách hiến định hoạt động của Đảng CSVN mà thôi. Chính vì thế mà những trí nô ký sinh phải gân cổ lên biện minh cho điều 4. Tôi thấy thiếu tướng tiến sĩ Nguyễn Xuân Mười thành nhận nhất khi ông nói “Hiến pháp và pháp luật nước ta chính là sự thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng; thực chất của việc tuân thủ nghiêm minh Hiến pháp, pháp luật chính là sự thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng trong mọi hoạt động của Nhà nước, trong đời sống xã hội và như vậy mới bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng”. Thế là đã quá rõ: vì sự tồn vong của Đảng chứ đâu phải tồn vong của dân tộc. Nhưng sự tồn vong của Đảng lại là một đe doạ đến sự tồn vong của dân tộc. Đó mới chính là bi kịch.

Tôi tự hỏi tại sao có những con người trí nô ký sinh như thế? Tại sao có những người mang danh giáo sư, tiến sĩ mà phát biểu chẳng có một chút hàm lượng tri thức nào cả. Tôi nghĩ có thể tìm câu trả lời trong cái hệ thống giáo dục hiện nay. Trong một nền giáo dục mà văn bằng tiến sĩ là một thứ đồ trang sức (xem Vietnamnet) thì chúng ta biết hệ quả như thế nào. Yếu tố làm nên những đồ trang sức đó là những luận án mà đọc lên chúng ta chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Luận án về tắm giặt cho quân nhân. Lấy nghị quyết của Đảng làm luận án tiến sĩ. Hay thử đọc vài tựa đề luận án tiến sĩ:

  • Quan điểm của C. Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay.
  • Hoàn thiện chính sách tài chính đối với ngành công an Việt Nam.
  • Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
  • Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam.
  • Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
  • Vân vân.

Với những “nghiên cứu” như thế thì hẳn nhiên chúng ta không thể nào đòi hỏi tri thức từ những “tiến sĩ”. Nhưng những con người đó, những tiến sĩ đó sẽ trở thành giáo sư, phó giáo sư. Họ sẽ đóng vai thầy để đào tạo thêm một thế hệ “tiến sĩ” khác. Thế hệ “tiến sĩ” mới sẽ trở thành “giáo sư”, thành tướng, thành tá. Và cứ thế, đất nước này sẽ có nhiều thế hệ tiến sĩ giấy và giáo sư dỏm. Chính họ vừa là sản phẩm vừa là tác nhân làm cho nền giáo dục nước nhà suy thoái. Một đất nước có truyền thống giáo dục cả ngàn năm mà bây giờ phải bị ô nhiễm bởi những kẻ dỏm như thế thì quả là một nỗi nhục với tiền nhân.

Nếu những kẻ dỏm này ngồi yên một góc xó nào đó thì sẽ không có gì để nói. Nhưng ở đây, họ lại cất tiếng nói về những chuyện quốc gia đại sự và đó là điều đáng quan ngại. Quan ngại vì với danh xưng hoa mỹ họ có thể thuyết phục vài người nghe theo. Và đó là một điều nguy hiểm. Càng nguy hiểm hơn khi những kẻ dỏm đó dùng quyền lực trong hệ thống quân đội và công an để trấn áp những tiếng nói của những nhà trí thức chân chính. Nhưng trên hết, sự có mặt của họ là một nỗi nhục cho nền học thuật của nước ta.

Trong một xã hội hưng thịnh, giới trí thức là những tinh hoa của xã hội. Xin hiểu ở đây “trí thức” không có nghĩa là những người có bằng cấp cao mà là những người có khả năng sáng tạo tri thức mới và dấn thân vì xã hội. Nói như GS Cao Huy Thuần, trí thức là những người không để cho xã hội ngủ. Hiểu như thế mới thấy những người chủ trương trang bauxitevn là trí thức. Và nếu hiểu trí thức như vừa nói thì có lẽ những người mang danh giáo sư, tiến sĩ của Chính Phủ đang ra rả trên đài, trên báo không phải là trí thức mà chỉ là những trí nô ký sinh.
Theo blog BS Ngọc

Bài liên hệ:  Nô dịch đỏ

Tưởng Năng Tiến – Sử Gia Và Dân Biểu Dương Trung Quốc

In Lịch Sử, Liên Kết, Tạp văn on 2013/02/12 at 13:26

Lúc bé, tôi vẫn thường xem phim cọp. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi rất ít khi có tiền mua vé. Lỡ có, tôi lại muốn dùng tiền để mua những thứ khác: bắp nuớng, đậu phụng rang, cà rem, bánh kẹo … để nhai lai rai trong lúc coi phim.

Nhưng làm thế nào để vào cửa cọp mới được chứ? Ít nhất cũng có hai cách. Thứ nhất là đứng xớ rớ truớc cửa rạp, thấy một ông hay một bà trông có vẻ bảnh bao và dễ tính là mình xà ngay đến:

– Thưa chú, thưa dì, thưa cô, thưa bác… con muốn coi cái phim này hết sức nhưng không có tiền, làm ơn dắt con vô luôn nha?

Nếu họ gật đầu là kể như… khỏe. Theo lệ, mỗi nguời lớn đi xem phim có quyền dắt theo một trẻ em – miễn phí.

Lối thứ hai rắc rối hơn một chút, kém đàng hoàng hơn một tí, và cần một ít vốn đầu tư. Mấy đứa phải hùn hạp đủ tiền cho một thằng hay một con nào đó mua vé (hạng nhi đồng) vào cửa. Rồi nó sẽ len lén mở cửa bên hông rạp, cho cả lũ vào luôn!

Có lần vì giông bão, nên dù là ngày chủ nhật, rạp chiếu bóng cũng chỉ có mấy ngoe mua vé vào xem. Lũ nhi đồng chúng tôi quên chi tiết đó, vẫn tiếp tục rủ nhau vào cửa cọp. Không những thế, nhiều đứa còn “mời” cả anh chị và bố mẹ “đi” luôn. Dân trong xóm tôi đều nghèo, đều rất ham… vui; do đó, gặp ngày mưa buồn bã và rảnh rỗi – rạp hát lại gần nhà – nên mọi nguời đều vui vẻ… vô luôn!

Chủ rạp kinh ngạc khi thấy vé không bán đuợc bao nhiêu mà bên trong rộn rã tiếng cười đùa vỗ tay của trẻ con, rôm rả tiếng bàn tán nói cười của nguời lớn. Không cần phải thông minh lắm nguời ta cũng tìm được lý do, không lâu, sau đó.

Thế là bất ngờ, sau một lời xin lỗi ngắn ngủi qua hệ thống phát thanh, đèn bật sáng lên, chủ nhân cùng nhân viên ào vào xoát vé. Lần lượt từng mạng một, không phân biệt già trẻ lớn bé, không xót một mạng nào, cả xóm bị “mời” ra khỏi rạp bằng những lời lẽ – tất nhiên – hoàn toàn không nhã nhặn.

Ðã có lúc vui miệng, tôi kể cho mấy đứa con bé nhỏ của mình nghe về cái kỷ niệm ấu thơ (không mấy êm đềm) này. Chúng đều tỏ vẻ ái ngại và vô cùng thất vọng về thái độ hơi thiếu đàng hoàng của tôi:

It’s not fun. Như vậy đâu có vui bố.

And it’s not fair, either! Cũng không công bằng mấy bố à.

– Ờ thì bố cũng thấy là không vui gì cho lắm và có hơi kỳ kỳ một chút.

– Kỳ một chút sao được. It’s cheating, như vậy là ăn gian, đó bố!

Tôi miễn cưỡng đồng ý với tụi nó mà bụng dạ (nói thiệt) có hơi buồn. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã gian lận gì nhiều trong chuyện xem phim mà vào bằng cửa cọp. Cũng như tất cả những nguời dân lớn nhỏ khác của cả xóm mình, tôi chỉ có tội nghèo mà ham… vui, và hơi láu cá chút đỉnh, thế thôi.

Láu cá (rõ ràng) không phải là một đức tính, dù nhìn theo quan niệm đạo đức của bất cứ ai. Bởi vậy, càng già tôi càng đàng hoàng thấy … rõ! Những nguời tử tế, biết phục thiện, và đàng hoàng tử tế như tôi – tiếc thay – hơi ít.

Tạp chí Khởi Hành số 34, phát hành tháng 8 năm 99, từ California, có bài viết “Khi Chính Trị Chi Phối Văn Hoá”, của Trần Anh Tuấn, về những nguời… rất không đàng hoàng như thế. Những kẻ mà đến lúc chết vẫn còn (vô cùng) láu cá!

Một phần của bài viết, ông Trần Anh Tuấn dùng để điểm cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức, tập Một, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập, nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Nội dung cuốn sách được ông Trần Anh Tuấn ghi nhận như sau:

“Với hơn 700 trang, các tác giả đã chọn ra 71 nhân vật mà họ vinh danh là những trí thức Việt Nam tiêu biểu trải qua 770 năm lịch sử, với 9 thời đại và thời kỳ (Trần, Hồ, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa V.N.)”.

“Nhưng nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách: trong suốt 720 năm (1225 – 1945) họ chỉ chấm có 38 nhân vật tức 53%. Ðó là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Trãi, Triệu Thái, Lê Thánh Tông, Lê Sĩ Liên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Lê Qúi Ðôn, Lê Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Võ Trường Toản, Phan Huy Chú, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Ðình Chiểu, Phạm Thuật Duật, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Truờng Tộ, Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.”

“Trong 50 năm sau cùng (1945 – 1995), họ đưa ra một số lượng khổng lồ là 33 nguời, tức 47%. Trong số 33 tên, chỉ trừ giáo sư Hoàng Xuân Hãn sống ở Pháp, còn lại 32 tên không ai khác hơn là những đảng viên cao cấp của Ðảng Cộng Sản Việt Nam và những nguời phục vụ chế độ cộng sản. Ðó là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Truờng Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Khánh Toàn, Ðặng Thái Mai, Trần Huy Liệu, Phạm Huy Thông, Tôn Thất Tùng, Hồ Ðắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Trần Ðại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Ngụy Như Kon Tum, Dương Ðức Hiền, Ðặng Văn Ngữ, Hoài Thanh, Nam Trân, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn Thiêm, Từ Chi, Nguyễn Ðổng Chi, Cao Xuân Hy, Trần Ðức Thảo, Hoàng Thúc Trâm, Ðào Duy Anh, và Hoàng Xuân Hãn.”

Cứ theo như lời của ông Trần Anh Tuấn thì “nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách”. Là kẻ hậu sinh, tôi không hề dám có nghĩ tranh luận hay bút chiến với một nguời cầm bút vào hàng truởng thượng – và nặng ký – như ông Trần Anh Tuấn; tuy nhiên, vì đã lỡ biện minh cho chuyện vào cửa cọp của chính mình, tôi tự thấy có bổn phận phải lên tiếng để bênh vực cho một số những nguời vừa được vinh danh là “trí thức Việt Nam tiêu biểu” – trong nửa thế kỷ qua.

Theo tôi thì qúi ông Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo, Hoàng Xuân Hãn… đều dư sức dắt theo ba trự lóc nhóc cỡ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… đi vào lịch sử mà khỏi cần mua vé. Như đã thưa, tuy không bằng luật nhưng theo lệ (ít nhất cũng là lệ ở những thành phố thân miền Nam, khi tôi còn bé) mỗi nguời đi xem phim có quyền dắt theo một nhi đồng – miễn phí. Hồi nhỏ tụi tôi vẫn đi xem phim ké theo kiểu đó mà. Ðiều này đâu có gì là gian lận mà ông Tuấn phải phàn nàn và nặng lời dữ vậy?

Giữa chuyện ham vui (của lũ bé con chúng tôi, ngày truớc) và chuyện ham danh (của những ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam, bây giờ) có một điểm này chung: túng làm liều. Ðiểm chung đó, với ít nhiều chủ quan, tôi tin tưởng là thông cảm và chia sẻ được.

Nếu không, nghĩa là nếu ông Trần Anh Tuấn không đồng ý, tôi xin đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo cách khác – dựa vào hình ảnh, kinh nghiệm phổ cập hơn với phần lớn mọi người, và cũng vẫn với phong thái nhẹ nhàng tương tự. Hãy tưởng tượng đến cảnh quá giang.

Chiếc bè chở những “gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu” của nửa thế kỷ qua đi vào lịch sử mà chỉ có vài ba ông cỡ như Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo và Hoàng Xuân Hãn … thì ngó bộ hơi neo đơn và cũng (có phần) phí phạm. Nó còn rộng chỗ nên qúi ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… xin được quá giang – vậy thôi.

Nguời ta mượn lời để diễn ý. Ðặng ý thì bỏ lời. Thiên hạ mượn bè để qua sông. Miễn sao họ qua lọt thì thôi. Câu nệ quá tôi sợ… mất lòng và, chắc chắn, cũng sẽ mất vui!

Tôi chỉ tận tình chia sẻ nỗi bất bất bình của ông Trần Anh Tuấn về việc những vị sử quan đương đại – Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, và Tạ Ngọc Liễn – theo chỉ thị, đã mở cửa hông cho thêm cả đống ông nữa (tổng cộng lên đến 33 mạng) ào ạt nhào luôn vào lịch sử.

HCM-TranDanTien

Cũng như đi coi phim cọp, đi quá giang – dù là bằng thúng, bằng mủng, bằng bè, bằng ghe tam bản, bằng thuyền ba lá, bằng ca nô, bằng tầu, hay bằng thủy phi cơ… chăng nữa – nên tránh chuyện đàn đúm, kéo bè, kết đảng đông đảo quá. Xô đẩy, giành dật, chen lấn là cảnh (luôn luôn) rất khó coi và dễ gây hiểu lầm là một vụ thủy tặc hay không tặc. Ðó là chưa kể chuyện quá tải, rất không an toàn. Chìm xuồng, cả lũ, như chơi.

Nửa thế kỷ qua dân việt dở sống dở chết. Giữa lúc muôn họ lầm than, nhân tâm ly tán, nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm; danh nhân, trí thức, kẻ sĩ …ở đâu mà hăm hở chen lấn đi vào lịch sử đông dữ vậy – hả Trời? Chợ chưa họp mà kẻ cắp đã đến đủ mặt như thế (kể) cũng kỳ.

Mới đây ông Nguyễn Chính còn khám phá ra vụ này, ngó bộ, còn kỳ dữ nữa về chuyện khai thác bauxite ở Việt Nam: “Quốc hội chưa họp, nghĩa là chưa ai có ý kiến gì, ông dân biểu Dương Trung Quốc đã phát ngôn trên báo Tuổi Trẻ rằng “Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi” khiến nhiều cử tri rất ngỡ ngàng.”

Tôi thì không ngỡ ngàng gì cho lắm vì đã được họp tập trước về việc “Đảng chỉ tay, Quốc Hội vỗ tay, dân trắng tay” tự lâu rồi. Chỉ hơi ngờ ngợ vì cái tên của ông Dương Trung Quốc nghe (có vẻ) quen quen. Té ra, ông chính là một trong ba nhân vật đã sưu tầm và biên tập cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức (tập I) do nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998.

Tưởng sao chớ “đi ra, đi vô cũng cái thằng cha khi nẫy” chớ ai! Muời năm trước ông Dương Trung Quốc tô vẽ cho nhiều kẻ bất hảo trở thành “Những Guơng Mặt Trí Thức” của lịch sử và văn hoá Việt Nam. Bây giờ thì ông mở đường để con cháu chúng nó mang đất nước ra băm xẻ, cho bằng thích.

Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!