vietsoul21

Posts Tagged ‘đạo đức’

Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị: Lạm phát tiền, lạm phát niềm tin, rồi lạm phát cả xác chết

In Liên Kết, Tạp văn on 2013/11/05 at 17:12

Nước vệ triều nhà Sản năm thứ 68.

Nghĩa binh nổi lên khắp nơi. Nhóm Nhị Ngũ Bát, nhóm Thất Thập Nhị, đảng Dân, đảng Chủ, đảng Hòa… khắp nước xứ nào cũng có. Lòng người ly tán hoang mang. Lại đúng lúc thời gạo châu, củi quế. Ngân khố cạn kiệt, các nhà buôn thi nhau phá sản, trốn nợ hàng loạt. Thê thảm vô cùng.

Vệ Kính Vương lên ngôi được mấy năm, nước Vệ càng ngày càng bí bét. Chuyện lạ xảy ra nhiều vô kể. Nhất là chuyện băng hoại cương thường đạo lý trong nước liên miên không thể nào kể xiết.

Ngay giữa kinh kỳ, thầy thuốc Tàng phẫu thuật thẩm mỹ làm chết người, nhân đêm tối cùng người hầu mang xác bệnh nhân vất xuống sông. Gần tháng trời quan quân khắp nơi mò mẫm không thấy xác, đương khi đi mò xác bệnh nhân ấy lại mò thêm được 6 cái xác người nữa, có cả trẻ con.

Xác người trôi sông còn nhiều hơn thời loạn, thế nhưng quan lại nước Vệ từ vua cho đến thư lại xã dường như không biết, chẳng thấy ai trong đám quan lại ấy nói gì. Thời nhà Sản lạm phát tiền, lạm phát niềm tin sau đến lạm phát cả xác người.

Bấy giờ có kẻ tội nhân trấn Kinh Bắc, phủ Lạng Giang bị kết án giết người. Thọ án mười năm dài đằng đẵng thì kẻ giết người thật ra đầu thú. Kẻ bị kết oán oan ấy ra khỏi ngục tù. Ngửa mặt lên trời cảm tạ nhà Sản anh minh, phúc đức đã soi xét án oan cho mình. Ai cũng giận kẻ ấy vô minh. Đâu biết kẻ ấy qua mười năm tù ngục, không còn hy vọng gì vào công lý nữa. Công lý gì mà bao người chết trôi sông chả thấy ái đoái hoài. Bao kẻ phạm tội tham nhũng xây nhà trăm nghìn lượng vẫn nhởn nhơ, công sai giết người là do kẻ bị chết ấy tự tử như lao đầu vào ngọn giáo, cứa cổ vào gươm, đập đầu vào cuốc. Thời nhà Sản cho sống là được sống, cho vô tội là vô tội, bảo có tội là có tội. Bởi suy nghĩ như thế nên dù có được thả sau mười năm tù oan thì cũng vẫn phải ơn nhà Sản.

Kính Vương nước Vệ tài cao học rộng, duy nhất mình ngài đậu tiến sĩ một ngành, đó là ngành nuôi trồng Sản.

Thấy thế sự tha hóa, Kính Vương lòng đau như cắt than thầm:

– Nếu cơ sự cứ thế này, Sản e tiệt giống mất.

Ngay lập tức ngài xuất kho bạc, mở chiến dịch vận động dân chúng bàn đến hương ước quốc gia. Toàn dân theo lời ngài khẳng định Sản là loài giống thượng đẳng, là tầng lớp tinh túy của dân tộc, là tinh hoa của đất nước, nhất nhất phải trường tồn lãnh đạo giang sơn.

Vương làm xong việc lớn ấy, hoan hỉ vô cùng. Có người nói chuyện nghĩa binh nổi dậy, chuyện thoái hóa đạo đức, chuyện nhà Chúa uy thế ngày càng lớn với Vương. Vương nheo mắt cười nửa miệng nói.

– Làm chính sự phải quyết ở tầm vĩ mô, không đi vào tiểu tiết. Khẳng định nhà Sản còn vững bền thì uy nhà Chúa chả thể lên được, các đám nghĩa binh cũng không làm nổi trò trống gì vì dân đã một lòng theo nhà Sản, xã hội băng hoại mãi mà nhà Sản vẫn vững thì băng hoại thế chẳng phải càng có lợi ư?

Kẻ kia nghe xong thán phục bái lạy:

– Quả anh minh. Khi xưa tiên đế trong lúc loạn lạc, chiến chinh, phe phái tràn lan mà chỉ giữ được nhà Sản là mọi sự dần ổn hết. Ngày nay nước Vệ lâm cảnh này, có được tài chí như Vương chẳng kém gì tiên đế thuở xưa. Nhà Sản ta còn phước lớn lắm.

Lời bàn

Khi xưa tiên đế lập nhà Sản phải giữ được nhà Sản thì tiên đế còn được lưu danh. Ngày nay Vệ Kính Vương duy nhất học ngành nuôi trồng Sản. Cũng phải giữ nhà Sản để giữ nghề, học vị còn được người đời nể trọng. Nếu như nhà Sản mất thì tiên đế đâu được thờ như ngày nay, nếu ngày nay nhà Sản tiệt giống thì cái bằng tiến sĩ nuôi trồng Sản của Vệ Kính Vương chỉ là trò cười trong thiên hạ. Cái này ngàn đời đã đúc kêt ở nước Vệ là – Giữ chùa được ăn oản – hoặc nói như Đại Tề thiên quốc – Rừng xanh còn lo chi thiếu củi đốt.

Bậc minh quân trước phải lo cái lợi của mình.

Nhà Sản có minh quân như Vệ Kinh Vương, lo gì chuyện xã tắc vào tay người khác.

Nguồn: FB Người Buôn Gió

Người Buôn Gió – Thế nào là suy thoái đạo đức xã hội.?

In Liên Kết, Tạp văn on 2013/02/28 at 13:17

Sáng nay ra quán nước đầu ngõ, thấy mọi người nói chuyện về xã hội đang suy thoái về đạo đức. Người bảo là suy thoái trầm trọng, người bảo chưa. Cãi nhau điếc cả tai, Ông bán nước tức quát.

– Ai cho chúng mày nhận định xã hội suy thoái đạo đức hay không, việc đó là của người quản lý, họ trên cao, họ nhìn toàn diện mới nhận định. Bọn mày ếch ngồi đáy giếng nhìn trời băng vung.

Anh xe ôm nói.

– Ông không xem tin không biết, giờ cướp giết hiếp tràn lan. Cướp trắng trợn người ta đang đi xe máy, nó vác dạo chặt đứt tay cướp xe. Đang nhắn tin điện thoại đắt tiền, ipad trong quán cà fe. Nó vào tận quán nó cướp.

Anh ghi số đề.

– Nó còn nhờ bạn bè hiếp dâm vợ để ly dị, rồi có đứa hạ thủ chồng đi với trai, có đứa mang con nhỏ vài tuổi ra đập chết vì tức chuyện vợ chồng.

Ông bán nước xua tay.

– Những chuyện đó là suy thoái về lối sống, nó chỉ chiếm một số ít trong nhân dân, vài trường hợp thôi. Không thể đem mấy cái chuyện đó mà nói là suy thoái đạo đức trong xã hội.

Mấy người hỏi.

– Giết, cướp, hiếp tràn lan, lọc lừa nhau từng ngày, từng giờ. Không phải suy thoái đạo đức thì đến bao giờ chết hết mới là suy thoái à ông già.

Ông bán nước nói.

– Tao đã bảo chúng mày, đó chỉ là phần nhỏ, xã hội nào, đất nước nào mà không có chuyện giết người, cướp của , hiếp dâm. Mỹ  cũng thế, Anh , Pháp, Đức cũng thế. Người ta có bảo xã hội họ suy thoái đạo đức đâu, sao chúng mày cứ nhục mạ dân tộc thế. Khi mà suy thoái đạo đức nó cũng phải có tiêu chuẩn người ta mới nhận xét được thế. Phải là người có trách nhiệm phát ngôn, không bừa bãi như mấy thằng mày.

Bọn trẻ xúm lại hỏi.

– Vậy tiêu chuẩn nào thì gọi là suy thoái đạo đức xã hội.? Bố nói con nghe.

Ông già nói.

– Đầu tiên phải là người có trách nhiệm, lãnh cương vị cao.

Bọn trẻ thắc mắc.

– Cao cỡ nào.?

Ông già.

– Cao như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chỉ tịch quốc hội. Những người nắm giữ chức vụ cao như thế, họ quan sát  có thông tin toàn diện, đầy đủ từ mọi địa phương,họ mới nhận xét được.

Cả bọn gật gù.

– Đúng, người ta có chức vụ cao, người ta nói mới đúng, vì họ chịu trách nhiệm.

Ông già bán nước nói.

– Thì đúng thế mà, suy thoái xã hội là một việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quốc gia đại sự, chứ mấy thằng ăn cướp, giết người đâu gọi là suy thoái xã hội được. Suy thoái đạo đức xã hội như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, là đã có trường hợp lợi dụng việc đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp để chống phá Đảng ta, đòi đa nguyên, đòi phi chính trị hoá quân đội, đòi bỏ điều 4 hiến pháp quy định Đảng lãnh đạo. Phải vi phạm những điều lớn lao như thế mới đúng là suy thoái đạo đức xã hội, vì Đảng ta là đạo đức, là văn minh, kết tinh mọi trí tuệ dân tộc. Đòi truất vài trò lãnh đạo của Đảng mới đúng là suy thoái đạo đức xã hội.

Cả bọn ồ lên tán thưởng, chí lý, chí lý. Rồi chúng hể hả bảo nhau.

– MK, thế mới là suy thoái đạo đức chứ, còn như anh em ta cờ bạc, gái mú một tí gọi là vui chơi, tệ nạn. Bọn cướp, giết , hiếp kia chỉ là phần nhỏ phạm tội nước văn minh đến đâu mà chả có. Chơi vô tư đê.

Lúc đó có một người bán hàng rong tạp hoá đỗ cạnh, nghe hết chuyện. Ông ta lẩm bẩm.

– Đm hài thật, giờ tiêu chí đánh giá đạo đức xã hội lại là nhìn vào việc góp ý kiến có vừa tai các ông ấy hay không, chả vừa tai là thành suy thoái đạo đức.

Nguồn: FB Người Buôn Gió

CĐCM CLGT (*)

In Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2012/05/27 at 09:19


 “Tôi khóc những chân trời không có người bay 

Lại khóc những người bay không có chân trời”

Trần Dần

Không phải ngẫu nhiên mà bác Cao viết Chí Phèo. Cũng không phải ngẫu nhiên mà bác Tố tả chị Dậu. Càng không phải ngẫu nhiên mà bác Duy hát mười bài Tục ca. Mọi thứ đều có nguyên do của nó cả.

Có những đứa cho rằng tao vẽ biếm như chửi tục. Vẽ như bọn đầu đường xó chợ. Vẽ như quân phản động bán nước. Chúng không mảy may nghĩ rằng những bọn ấy còn khướt mới vẽ được như tao. Chúng còn đi xa đến mức cho rằng tao không có “đạo đức nghề nghiệp của thằng vẽ biếm họa”. Ha ha ha. Chả nhẽ đạo đức lại thuộc về lũ tôm tép đang hí hoáy mấy thứ nhạt toẹt trên Tuổi Trẻ Cười? Rõ một lũ linh cẩu không bao giờ thôi lo lắng cho người khác về việc làm thế nào để thành Người.

Lại có những thằng vu tao thù Cộng Sản. Hô hô hô. Tao đâu có rảnh đến mức đi thù một thứ không có thực? Tao chỉ thù những thứ đang sờ sờ trước mắt: những kẻ gieo rắc sợ hãi, những tên kẻ cướp, quân xảo trá, lũ giòi bọ sống bằng mồ hôi nước mắt, bằng máu, bằng sự u mê ngu muội của người khác. Ô, thế hóa ra quân ấy là Cộng Sản à? Có khổ thân ông Mác không cơ chứ!

Ai muốn nghe những điều nghịch nhĩ? Chính tao cũng không. Ồ có những lúc tao nghĩ tao đã làm ra được những bài thơ đẹp nhất trên đời. Nhưng đấy ko phải là lúc tao viết hay vẽ về chúng mày. Các cụ đã dạy thế nào? Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Thực tình, tao thích nhất là không mặc gì. Những gì chúng mày đang nhìn vào và thấy khó chịu, thực ra là của chúng mày cả. Bao nhiêu là văn hóa, bao nhiêu là đạo đức, tao trả hết cho chúng mày. Thích nhé!

Lại có bạn bảo sao tôi không viết vẽ cái gì đẹp, cái gì tinh tế, cái gì sâu sắc. Bạn mến, xin hãy cho tôi được, dù chỉ một lúc ngắn ngủi thôi, đủ tuyệt vọng để ngửa mặt lên trời mà chửi.

Cụ Dần làm thơ hay như thế, có bị tù ngục đày đọa không? Anh Vũ viết kịch hay như thế, có bị chết không rõ nguyên nhân không? Anh Vươn làm lụng vất vả nhẫn nhịn như thế, có bị cướp trắng giữa ban ngày không? Và còn bao nhiêu triệu con người trên cái dải đất chữ S cong oằn như con giun nữa, ai cho chúng ta lương thiện?

Tinh tế để cho ai xem? Sâu sắc để cho ai hiểu? Chắc chắn không phải lũ lợn con đang cắm đầu vào hàng game và phim sex rồi. Chắc chắn không phải lũ heo con áo quần xúng xính, mắt xanh mỏ đỏ đang dắt díu nhau vào nhà nghỉ rồi. Cũng chẳng phải đám sinh viên èo uột đang lờ đờ ngồi đợi điểm danh. Cũng chẳng phải lũ công chức an phận cuống cuồng lo giá tăng, lương giảm, chạy trường chạy lớp cho con. Cũng chẳng phải lũ trọc phú bơi trong tiền, lũ anh chị ngập trong máu. Cũng chẳng phải lũ bằng cấp nước ngoài, có học thức, có địa vị, suốt ngày lên kế hoạch xem đi du lịch ở đâu, ăn ở nhà hàng nào. Cũng chẳng phải bác nông dân đang kéo cày thay trâu, đang thồ hàng thay ngựa. Chẳng phải những ai chỉ có mỗi TV và báo chí để xem để đọc. Chẳng phải những kẻ đéo có nổi một tấm lòng để quan tâm đến bất cứ cái gì ngoài bản thân mình. Viết hay vẽ ra cái gì đẹp, để cho ai?

Tao ỉa phẹt, vào tất cả chúng mày.

Tao ỉa phẹt, vào những thằng bịt mắt, bịt tai, bịt mồm. Ồ đến con chó còn có mắt để nhìn, có tai để nghe, có mồm để sủa. Lại còn có mũi đến hít để ngửi. Rõ là chúng mày thua đứt.

Tao ỉa phẹt vào những đứa nói mà không làm, đã đành. Tao lại cũng ỉa phẹt, vào những đứa làm mà không nói. Không nói thì ai biết đấy là đâu? Những thằng ngu không nói thì ai biết là ngu đến mức nào? Những thằng giỏi không nói thì ai biết đường mà học theo? Đến ông Phật còn nói ra rả, chúng mày định thi im lặng với ai?

Tao ỉa phẹt, vào tất cả sự khéo léo. Lịch sự, nhũn nhặn, dĩ hòa vi quý. Ra vẻ hiểu đời, ra vẻ biết cách sống. Lũ bộ tịch đáng tởm! Quân đạo đức giả, một đống mặt nạ! Hãy bóc lớp mặt nạ nhoe nhoét tã tượi ra, rồi nói chuyện phải trái với nhau, nói chuyện xấu đẹp với nhau. Hay mặt nạ đã dính quá chặt rồi? Hay bóc ra thì chẳng còn gì bên trong cả, ngoài mớ nhầy nhụa lưu cữu của sợ hãi?

Tao ỉa phẹt vào Khổng Tử đã đành. Tao lại cũng ỉa phẹt, vào Lão Tử. Cái gì mà vô vi, cái gì mà nước chảy. Riêng việc nhắc đến vua thế nào, dân làm sao là đã thấy khó ngửi và không tưởng rồi. Thôi hãy cưỡi trâu đi cho khuất mắt.

Đừng bao giờ so tao với các diễn đàn, đừng đặt tao vào lề trái hay phải. Tao ỉa phẹt vào các loại bầy đàn, các loại lề lối. Tao không đi theo ai, cũng không dẫn ai đi theo mình. Nếu có người đồng ý với những gì tao nói, ấy chỉ là trùng hợp. Nếu có kẻ không đồng ý với tao, ấy là chuyện bình thường.

Tao ỉa phẹt vào những gì giả dối, những gì hời hợt. Như thế cũng có nghĩa, bất cứ lúc nào tao giả dối hoặc hời hợt, tao sẵn sàng ỉa phẹt, vào chính mình. Phải lắm, cái thân tao thì có sá gì. Bao nhiêu cứt, mà chẳng được. Tao sẵn sàng hít ngửi, sẵn sàng ngồi đó mà suy nghĩ về tất cả những lỗi lầm của bản thân mình. Rồi tao lại đứng dậy rửa sạch, và tao sẽ lại cặm cụi ỉa phẹt, vào tất cả chúng mày.

Ngày xưa nghe Chí Phèo chửi, cả làng Vũ Đại ai cũng nghĩ chắc nó chừa mình ra. Bây giờ chắc vẫn vậy. Nhưng đừng nhầm, thực ra anh Chí chẳng chừa ai bao giờ.

_______________________

(*) Nghĩa ít phổ biến: Con Đường Cách Mạng Còn Lắm Gian Truân

Nguồn: Biếm họa Việt Nam | Editorial Cartoons