vietsoul21

Posts Tagged ‘nô lệ’

Khuất Đẩu – Thiến!

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Văn Chương on 2013/12/21 at 23:39

Khi tôi còn bé, những buổi trưa ở thôn quê thật buồn. Chỉ có nắng ngùn ngụt như bốc khói. Và gió, những cơn gió hừng hực đuổi lũ rơm rạ cuống quít chạy trốn trên đường làng. Cái tiếng gà trưa lúc này nghe ra đúng là thật não nùng. Mà cái tiếng của một ông thợ hoạn lại càng não nùng bi thiết hơn!

He…o thiến hôn?

Âm “he…o” kéo dài tưởng chừng lê lết bỗng đột ngột vút lên cái âm thiến sắc nhọn như lưỡi dao của ông. Lũ heo trong chuồng mà nghe và hiểu được như người chắc là sợ chết khiếp.

Thế rồi đâu đó có tiếng chủ nhà: Ông thiến ơi, vào đây!

Những con bị thiến là heo cái chừng hơn một tháng tuổi. Cô ả bị người thợ hoạn treo ngược lên, rạch một đường bên hông, đưa mấy ngón tay mò mẫm rồi lôi ra một chút thịt sống đẫm máu gọi là hoa sung. Sau đó là may với kim thiến heo thật to, không bôi thuốc đỏ mà bôi lọ nghẹ trộn với lá dâm bụt. Cô ả được thả vào chuồng, được chăm chút, chỉ ăn rồi ngủ, để rồi sáu tháng sau hoặc hơn, lại được treo ngược lên một lần nữa, lần này không phải ông thợ hoạn mà là anh đồ tể.

Cái tiếng ụt ịt nũng nịu thầm thì bấy lâu bỗng đổi thành cái tiếng ét chói tai như con tàu kéo hồi còi vĩnh biệt.

Gà, chỉ có gà trống mới thiến. Một khi hai hòn dái giấu kín trong bụng được lấy ra, anh không thèm gáy, không thèm đá lộn, đương nhiên không thèm túc túc cù rủ và nhường con trùn hay con dế cho các chị gà mái nữa, chỉ ăn toàn bắp ngâm nước cho mềm ra để tạo mỡ. Cuối tháng chạp, anh được nhốt trong một chiếc lồng hình con vịt, được các chàng trai khúm núm đem đi tết bố mẹ vợ sắp cưới. Để rồi sau đó anh nằm bảnh chọe trên một chiếc đĩa to kềnh mỡ vàng tươm ai thấy cũng thèm!

Chó bị thiến cũng là chó đực. Thiến để anh không đi tơ, để đêm ngày nằm gác mõm trên thềm nhà canh giữ sự an nguy cho chủ. Vì sợ hai hàm răng trắng nhởn có thể ngoạm vào bất cứ ai trong cơn hốt hoảng, nên người ta vuốt ve cho anh ngúc ngoắc đuôi ngoan ngoãn rồi bất ngờ úp một cái cối giã gạo lên đầu anh. Thế là hai hòn dái quý báu của anh cứ việc phơi ra cho người ta xẻo một nhát đi đứt. Khi được thả ra, anh chạy biến, trốn vào một bụi rậm, nằm liếm mãi cái vết thương cho đến khi khô máu mới dám thập thò trở về nhà. Anh được chủ yêu hơn, cưng chiều hơn, trở thành một thành viên tận tụy của gia đình, đến lúc già chết được đeo mấy đồng tiền vào cổ để đi đò qua sông Mịch La.

*

Với con người, ba tiếng “đau như hoạn” nhất định là thống thiết hơn cái tiếng ét hay tiếng ẳng. Đó là nỗi đau không được làm đàn ông, không được truyền giống, đau vì những người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.

Còn hơn đau, đó là nỗi nhục.

Trong cổ kim, chỉ có một người biến nỗi nhục đó thành vinh, là Tư Mã Thiên. Bị kết tội chết vì bênh vực Lý Lăng, không có tiền chuộc mạng, ông đành nghiến răng chịu thiến. Không đẻ được con bằng xương bằng thịt, ông dành cả đời để đẻ ra đứa con tinh thần bất tử là bộ sử ký vĩ đại của nước Trung Hoa cổ đại.

Nhưng cũng có nhiều kẻ chịu đau chịu nhục chỉ để để trở thành hoạn quan.

Carter Stent miêu tả về việc cát thể (hoạn) ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau:

Trước khi cát thể, người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi, và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.

Người thái giám lập tức được những “đao tử tượng” dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết.

Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà dương vật còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ”.

Kinh hoàng như thế nhưng nhiều người vẫn xâm mình chịu trận, đủ biết cái bả vinh hoa nó có một hấp lực còn mạnh hơn cái bản năng gốc đã được tạo hóa cài đặt từ trong bụng mẹ.

Từ khi có chế độ cộng sản thì cái nước Tàu mênh mông không còn tiếp diễn cái cảnh man rợ đó nữa. Nhưng để được đứng dưới ngọn cờ của Đảng, có biết bao người đã tự hoạn. Hai tiếng “đồng chí” hết sức trung thành đã thay cho hai tiếng “hoạn quan”. Họ không chỉ phục dịch mỗi hoàng đế Mao Trạch Đông mà cả trăm cả ngàn ông hoàng bà chúa bé hơn ở Trung Nam Hải.

Nước Nga đâu khác gì.

Bắc Triều Tiên cũng vậy.

Thì thôi, đành một nhẽ. Dẫu sao họ cũng tự thiến chứ không phải bị đè ra thiến.

Ở xứ ta, từ khi có người gọi đích danh tự do là cái con cặc, thì cả nước bỗng ngớ ra bởi vì, sao trông nó buồn thiu ỉu xìu đến như vậy. Hóa ra nó đã bị thiến tự bao giờ! Cho dù không bị treo ngược lên như heo hay úp một cái cối giã gạo lên đầu, nhưng hơn nửa thế kỷ nay, từ khi vào mẫu giáo, nó đã bị bóp cho nát bét ra cái tư tưởng tự do như hai cái dịch hoàn, thì còn đâu khí thế mà vùng lên được.

Cho nên dẫu có muốn ngồi nhìn hòn dái đâm đinh như nghệ sĩ Pyotr Pavlensky trình diễn Fixation bằng cách đóng đinh bìu dái mình trên Quảng trường Đỏ cũng không còn dái đâu mà đóng.

Ô hô, cả nước bị thiến! Đúng là đau như hoạn!

17/11/2013

© 2013 Khuất Đẩu & pro&contra

Nguồn: pro&contra

Trần Trung Đạo – Số phận một loài chim

In Tạp văn on 2013/09/28 at 10:09

(Ảnh của Nguyễn Cao Nam Trân)

Cách đây không lâu. Anh chủ nhiệm của một tờ báo địa phương đến thăm và nghe các con tôi nói chúng thích nuôi thú vật kiểng (pet). Lần sau anh trở lại với một chiếc lồng và hai con chim nhỏ để tặng các cháu. Anh dặn kỹ: “Chim này chỉ nuôi trong nhà, đem ra ngoài gió chúng sẽ chết.” Tôi không tin. Chim là phải bay nhảy chứ làm gì ngay cả gió cũng sợ. Tôi đến một tiệm bán chim hỏi lại. Bà chủ tiệm cũng đồng ý với anh chủ nhiệm: “Đây là loại chim được sản xuất theo lối công nghiệp chứ không phải chim sinh nở tự nhiên. Nếu đem ra ngoài trời, chúng sẽ chết vì không thích hợp với môi trường.” Tôi đành giữ kỹ chim trong nhà.

Vài hôm sau, một người bạn cùng quê của tôi tới thăm. Anh nghiêm chỉnh khiển trách:”Mày là Phật tử mà bỏ tù sinh vật. Người ta chẳng ví cảnh tù đày như cá chậu chim lồng đó sao. Phải thả chúng bay đi.” Tôi thật khó xử, vừa cảm thấy việc “bỏ tù sinh vật” là không nên làm nhưng thả bay đi chúng sẽ chết. Tôi phân trần với anh: “Đây là chim công nghiệp, đem ra ngoài chúng sẽ chết, và thả bay đi chúng càng chết nhanh hơn.” Anh bạn Quảng Nam đáp: “Nếu chúng chết thì chúng sẽ trọn nghiệp vì biết đâu kiếp sau chúng sẽ là những con chim tự do.”

Tôi chưa hẳn đồng ý với cách cãi của anh ta nhưng phải công nhận việc tôn trọng tự do của mọi sinh vật là đúng, nên hỏi ý một vị Đại Đức. Thầy trả lời theo lối “vạn sự do tâm”:”Chim công nghiệp vẫn là chim. Nếu môi trường xấu làm cho chúng xấu đi thì môi trường tốt sẽ làm cho chúng tốt trở lại. Hãy tập cho chúng quen dần, từng bước và khi chúng hoàn toàn quen thuộc với môi trường bên ngoài thì phóng sinh chúng đi.” Tôi cho đó là giải pháp hợp lý. Rất tiếc tôi lại quá bận để tập cho chim quen với thiên nhiên, bèn tặng chúng cho người em và dặn chú ấy tập cho chúng quen dần với đời sống bên ngoài, định bụng khi chúng hoàn toàn làm quen sẽ bàn với chú em làm lễ phóng sinh.

Tháng sau tôi trở lại nhà người em nhưng không thấy chim. Chưa kịp hỏi, chú em trả lời:”Chẳng giấu gì anh, ngày nào em cũng đem chim ra vườn tập. Chúng tiến bộ lắm. Chúng rất thích cảnh thiên nhiên. Vừa thấy cảnh cây lá sum sê là chúng kêu ríu rít lên ngay. Tuần trước, trong lúc em để chúng trên sân sau, chạy vào nhà trả lời điện thoại, khi trở ra thì chỉ còn mấy cái lông rơi rớt bên cạnh chiếc lồng vỡ nát và con mèo của hàng xóm đang nhảy sang bên kia hàng rào.” Tôi an ủi chú em theo lý luận của anh bạn Quảng Nam: “Hai con chim đó đã trọn nghiệp trong kiếp này, hy vọng đời sống sau, chúng sẽ làm chim của núi rừng tự do thay vì làm kiếp chim công nghiệp.”

Mỗi khi nhớ đến câu chuyện hai con chim, tôi lại ngậm ngùi nghĩ đến số phận của các em bé Bắc Hàn. Cuộc đời của các em không khác gì những con chim công nghiệp kia. Ngay khi các em ra đời, các cơ chế chính trị và xã hội đã được chuẩn bị sẵn để các em sống, suy nghĩ và hành động một cách thích nghi.

Tương tự như môi trường dành cho loại chim công nghiệp, cơ chế chính trị Bắc Hàn được xây dựng và tồn tại bằng niềm tin tuyệt đối nơi lãnh tụ của họ. Trong cơ chế đó sự nhầm lẫn, hoài nghi dù hợp lý đều không được cho phép tồn tại.

Trong buổi phỏng vấn dành cho tuần báo Time, người cận vệ của Kim Chính Nhật đào thoát nhắc lại câu chuyện của một người lái xe vô tình chạy lạc vào khu vực dinh thự của Kim Chính Nhật. Sau khi thẩm vấn anh tài xế, đám cận vệ của Kim Chính Nhật đều đồng ý rằng anh ta thật sự đi lạc. Tuy nhiên cách giải quyết họ chọn trong trường hợp đó là bắn chết anh ta ngay tại chỗ. Gia đình anh tài xế được thông báo rằng anh đã “đền nợ nước” và thưởng công cho gia đình anh một cái tủ lạnh.

Nhiều câu chuyện, đối với người sống bên ngoài bán đảo Bắc Hàn, có thể là chuyện hoang đường đến độ buồn cười, nhưng với người dân Bắc Hàn lại là chân lý, đúng như một nhà thơ Việt Nam có lần đã định nghĩa: “Chân lý là đường Đảng đã vạch ra và sự thật là gì Đảng đã dạy ta.” Giờ sinh của Kim Chính Nhật, con trai Kim Nhật Thành và là đương kim lãnh tụ Bắc Hàn, được mô tả trong giáo trình tiểu học: “Lãnh Tụ Kính Yêu sinh ra trong một căn cứ quân sự bí mật bên rặng núi thánh Paektu-san (Bạch Đầu Sơn), lúc Người ra đời một có hai cầu vồng rực rỡ và một ngôi sao sáng hiện ra trên nền trời” (Người dân Bắc Hàn gọi Kim cha là Lãnh Tụ Vĩ Đại hay Lãnh Tụ Vĩnh Cửu và Kim con là Lãnh Tụ Kính Yêu). Thật ra làm gì có căn cứ quân sự nào, chẳng trên núi thánh nào và lại càng không có chuyện thần thoại như hai vòng cầu vồng ngũ sắc hiện ra trong giờ Kim Chính Nhật giáng trần.

Theo sử liệu của Sô-Viết cũ, anh chàng Kim Chính Nhật sinh ra trong một đồn lính nhỏ hẻo lánh ở Siberia vì cha anh ta làm lính cho Stalin sau khi trốn khỏi Mãn Châu. Một mẩu chuyện khác về Kim Chính Nhật: “Mặc dù trước kia chưa bao giờ chơi gôn (golf), khi cầm cây gôn lần đầu Lãnh Tụ Kính Yêu đã đánh trúng ngay 5 lỗ một lần.” Và nữa, “Một lần nọ, Lãnh Tụ Kính Yêu đến kiểm tra súng của một đơn vi quân đội và trước mặt binh sĩ Người đã rút súng bắn trúng ngay mắt trái của mười con bò rừng.”

Kim Chính Nhật không phải là người thường, trong ý thức của người dân Bắc Hàn, anh chàng là hiện thân của một thiên thần. Chàng ta tuy chưa bao giờ đi lính một ngày nhưng được gọi trong sách là “Tướng Trời”. Tại Bắc Hàn, ngay cả chiếc khăn để lau tấm ảnh của hai cha con họ Kim cũng không được phép dùng để lau các đồ vật khác trong nhà.

Giống như những con chim công nghiệp, các em bé Bắc Hàn cũng líu lo mỗi sáng, nhưng nếu ai lắng tai nghe, bài hát các em hát trong giờ vào lớp luôn bắt đầu bằng câu: “Hoa nở nhờ có không khí và các em cười nhờ ơn của Kim Lãnh Tụ Vĩ Đại.”

Học sinh Bắc Hàn được dạy phải “yêu tổ quốc và yêu đồng bào” nhưng tổ quốc của em được mô tả trong sách vở không phải là một quốc gia nghèo đói, cô lập với thế giới bên ngoài mà một thiên đường trên trái đất dưới sự lãnh đạo anh minh của Kim Lãnh Tụ. Trong các ví dụ được dùng ở trường học, từ văn chương đến toán học, cuộc đời và sự nghiệp của hai cha con họ Kim luôn được dùng để ví những điều tốt đẹp và “đế quốc Mỹ xâm lược” luôn được dùng để ám chỉ những điều xấu xa tội lỗi nhất trên đời.

Sinh viên học sinh Bắc Hàn rất kiêu căng khi nói về lịch sử và dân tộc Triều Tiên vì một lý do đơn giản, ngoài những câu chuyện tuyên truyền được dạy ở trường, họ không biết gì về lịch sử loài người và cũng không biết đúng về lịch sử của tổ tiên họ. Và với một môi trường như thế, nhiều thế hệ người dân Bắc Hàn, hơn nửa thế kỷ qua đã tiếp tục sinh ra, lớn lên trong số phận một loài chim công nghiệp.

Mặc dù những mẩu chuyện trên có thể gợi lại trong ký ức của những người Việt lớn tuổi những hình ảnh, những tiếng thì thầm nghe rất quen quen, tuổi thơ Việt Nam ngày nay dù sao cũng may mắn hơn những người cùng tuổi với họ ở Bắc Hàn. Trong lúc nhiều nơi vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, đa số tuổi thơ Việt Nam đang có một đời sống tinh thần dễ chịu hơn tuổi thơ Bắc Hàn. Bài học của thiếu nhi Việt Nam học hôm nay không đến nỗi hoang đường như của thiếu nhi Bắc Hàn và bài hát của các em bé Việt Nam hát không trơ trẽn khó nghe như những câu mà thiếu nhi Bắc Hàn dùng để ca tụng cha con họ Kim.

Hai mươi năm qua, ánh sáng bên ngoài đã theo những khe hở của “chính sách đổi mới” rọi vào căn nhà Việt Nam mang theo kiến thức mới lạ từ những phương trời khác. Qua những khe hở đó, chúng ta cũng được nghe nhiều tiếng nói chân thành vọng ra từ trong nước tương tự như chúng ta đang nghe những ưu tư trăn trở của những người Việt đang sống ở ngoài nước dù họ đã một thời lớn lên bên này hay bên kia sông Bến Hải.

Như vậy có gì giống nhau trong hoàn cảnh của hai em thiếu nhi Bắc Hàn và Việt Nam không?

Có chứ. Hai cơ chế chính trị ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Hai con nước đều bắt nguồn từ thượng lưu sông Volga trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 và vẫn còn đang chảy xiết. Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngặn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người. Quyền căn bản đầu tiên trong nghiên cứu khoa học là quyền đặt vấn đề, thế nhưng quyền đó không đươc tôn trọng trong hai xã hội Bắc Hàn và Việt Nam.

Hiện nay, nhiều quốc gia và hàng trăm tổ chức thiện nguyện, tôn giáo, nhân đạo khắp thế giới đang tìm mọi cách để cứu giúp thiếu nhi Bắc Hàn, nhưng đồng thời, mọi người cũng đồng ý rằng, tất cả những gì họ đang làm chỉ là những biện pháp vá víu trong lúc chờ đợi một sự thay đổi toàn diện và căn bản.

Đúng vậy, sinh mệnh của một quốc gia không thể thay đổi bằng vài bao bột mì, hướng đi của một đất nước không thể được lót bằng dăm ba lon sữa và hạnh phúc của một dân tộc không bao giờ đến bằng sự vuốt ve an ủi từ những bàn tay thương xót bên ngoài.

Số phận của một dân tộc phải được quyết định bằng mồ hôi nước mắt, bằng những tấm lòng tận tụy với tương lai dân tộc, bằng đức tính kiên nhẫn làm việc vì đất nước của chính người dân nước đó. Và dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, nhẹ nhàng hay cứng rắn, xói mòn hay cường tập, thay đổi cơ chế chính trị vẫn là mục tiêu quyết định của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Nguồn: FB Trần Trung Đạo

Nô dịch đỏ

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Triết Học, Việt Nam on 2012/11/16 at 22:37

Nguồn: Dân Làm Báo

Phong kiến → Thực dân → Nô dịch đỏ

Việt Nam là một nước (hậu thuộc địa) có lịch sử lập nước, giữ nước đầy gian truân với nước mắt và máu. Xấp xỉ một ngàn năm dưới Bắc thuộc, phải triều cống làm nô lệ cho quyền lực của nhiều triều đại phương Bắc. Kế tiếp là cả trăm năm thuộc địa của Pháp. Phận nô lệ tôi đòi cho ngoại bang vừa chấm dứt, chưa được hưởng chút tự do, thì cái ách búa liềm của chủ nghĩa cộng sản lại đặt vào cổ người dân miền Bắc suốt gần 70 năm. Còn cái tự do dân chủ non trẻ chưa kịp đơm hoa kết trái ở miền Nam Việt Nam thì đã bị khai tử bởi người anh em vào “giải phóng”.

Lịch sử Việt Nam hầu như không ngớt chứng minh người Việt Nam muốn thoát ách nô lệ. Oái ăm thay, một trong những hệ lụy của lịch sử Việt Nam là tâm thức người nô lệ.

Nô dịch dưới các triều đại phong kiến và đô hộ giặc Tàu, nô dịch bởi chính sách thực dân Pháp, và tiếp tục nô dịch dưới chế độ chuyên chính bạo lực của đảng cộng sản cầm quyền.

Đại tự sự (grand narrative) – Chiếm hữu/thuần dụng (appropriation/co-optation)

Triều đại nhà Sản từ khi nắm quyền đã thêu dệt một đại tự sự và đan may hàng trăm tự sự (narratives) khác nhằm tô son điểm phấn cho mình và đồng thời cấy vào tâm thức người dân để huy động họ cùng một hướng phò Đảng.

Họ chiếm hữu/thuần dụng dòng đại tự sự “truyền thống chống ngoại xâm” của tổ tiên dân tộc trong quá trình chống thực dân Pháp giành lại độc lập và đánh đế quốc Mỹ thống nhất đất nước. Tất cả các đảng phái quốc gia, nhân sĩ yêu nước nếu không phủ phục dưới ngọn cờ Việt Minh và miền Bắc XHCN đều bị thủ tiêu, ám sát, tiêu diệt.

Họ lại đánh tráo chế độ (chính phủ) và đảng CSVN với dân tộc: “Yêu nước là yêu XHCN”, “Trung với Đảng”, “Còn Đảng còn mình”.

Họ vẫn tiếp tục ăn mày dĩ vãng với giòng đại tự sự đó qua các tự sự tuyên truyền dối trá “Bác Hồ tìm đường cứu nước”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, và xây dựng tượng đài “Mẹ Anh hùng”, Viện tư tưởng Hồ Chí Minh v.v…

Khi đã “xuống hố cả nước” triều đại Sản đành phải “đổi mới” kinh tế nới lỏng (đặc quyền cho tầng lớp hạt giống đỏ, nhân thân tốt, hoặc bè phái móc nối) có thể tự làm, tự ăn khấm khá, nhất là vào giai đoạn chuyển sang thời kỳ hội nhập WTO thì họ khai trương dòng đại tự sự “ổn định xã hội” và “phát triển”.

Tất cả các hạt giống tự sự đó được gieo trong tính toán cân nhắc để cấy vào tâm thức hầu hết những người dân sợ “máu đỏ đầu rơi” nên tuân thủ vào quyền lực tuyệt đối.

Một thể chế “do dân” và “vì dân” (by the people, for the people) là một chính thể dân chủ. Còn chính quyền CSVN này “do ai” thì khỏi cần phải hỏi. Câu hỏi còn lại là “cho ai?” đúng ra cũng không cần phải hỏi (với chế độ độc tài CSVN) vì nó quá hiển nhiên.

Tuy nhiên vì dòng tự sự “nhân dân” làm chủ (cái bánh vẽ) và đảng lãnh đạo (vàng ròng SJC) ngày càng thấm nhuần, cấy sâu trong tim óc mọi người qua ngôn ngữ hàng ngày, nên tâm thức bao thế hệ nặng cưu mang não trạng nô dịch thể hiện qua trong tương quan “xin-cho”.

Do đó khi nghe, đọc, thấy tất cả những diễn ngôn và các dòng tự sự hào nhoáng mị dân từ cái loa phường, trên tấm biển đỏ, và “thời sự” trên các báo, các đài thì ta cần phải đặt câu hỏi là các diễn ngôn đó (có lợi) “cho ai?” và “vì ai?”.

Ổn định xã hội và phát triển (có lợi) cho ai?

Ổn định xã hội để hàng hóa độc hại, rẻ tiền từ nước lạ tự do thao túng trong thị trường. Cho ai? Cho vừa lòng quan thầy Bắc phương. Cho chủ quản bộ Công Thương và Hải quan.

Ai là người chịu thiệt thòi và ai là người hưởng lợi? Tiểu thương thì điêu đứng, phá sản. Người tiêu thụ nghèo với thu nhập thấp (dân lao động, nông dân, nhân viên nhà nước, sinh viên) mang tật bệnh chẳng lường trước khi nào triệu chứng mới lòi ra và lúc đó thì đã là quá trễ.

Ổn định xã hội để khai thác tài nguyên vô tội vạ phá hủy môi trường, rừng môi sinh, rừng đầu nguồn. Cho ai? Cho tập đoàn nhà nước (bè phái lợi ích nhóm) bòn rút tài sản đất nước. Người dân tộc, người thiểu số bị di dời tiệt gốc, mất tài sản văn hóa, mất môi trường sống, vào danh sách tuyệt chủng. Người dân cuối nguồn vùng hạ lưu bị thiên tai đe dọa, bị ô nhiễm bám ám.

Phát triển bằng thu hồi đất nông nghiệp làm sân gôn, khu công nghiệp bỏ hoang, khu đô thị “xanh”[1]. Cho ai? Cho trao (tráo) tay chuyển sở hữu làm trắng tay dân nghèo và đong đầy hầu bao cổ phần, trái phiếu đại gia quan lớn.

Phát triển bằng xây dựng các khu nghỉ dưỡng (resort) cho khách du lịch ngoại quốc, cho giới thượng lưu rửng mỡ, cho con ông cháu cha, cho Việt kiều áo gấm. Làm co cụm khoảng không gian công cộng (public space) thường dân vốn có, đẩy dồn họ vào phòng trọ góc hẻm và bến bãi ô đọng tù bít. Dân nghèo chỉ biết cúi đầu nhắm mắt còng lưng trong dịch vụ cắt cỏ, dọn phòng, đổ rác hoặc sang hơn là trơ mặt tiếp viên cung phụng “thượng đế” rởm đời thời thượng.

Kẻ cướp ngày thường “vừa ăn cướp vừa la làng” để đánh lạc hướng dân làng, hàng xóm của nạn nhân. Đảng CSVN cũng như thế khi ăn cắp (chiếm hữu) ngôn từ làm của riêng cho họ. Họ độc quyền xử dụng những từ ngữ: phản động, chống phá nhà nước, thế lực thù địch. Thật ra ai thuộc thành phần phản động này?

Cái quyền lực (cực kỳ phản động) vô nhân tính tự cho mình quyền độc tôn qua điều 4 hiếp pháp để đàn áp dân lành, chiếm hữu toàn bộ tài sản đất nước và gán ép cho bất cứ ai không đồng tình, phản đối đường lối chính sách của họ là thành phần “phản động”.

Cũng cái quyền lực vô cùng bạo động đó dùng hơi cay, chó nghiệp vụ, dùi cui, súng ống khủng bố người dân thuộc mọi tầng lớp. Đấy là quyền gán ghép cho những nông dân chống lại cưỡng chiếm đất, giáo dân đòi công lý tự do tín ngưỡng, nhà báo tự do đòi quyền ngôn luận và đấu tranh chống tham nhũng hối lộ, thi sĩ mở miệng, nhân sĩ lên tiếng là thành phần manh động, “chống phá nhà nước”, “bị xúi dục” bởi “thế lực thù địch”.

Cái quyền lực này tuy thế lại khiếp nhược trước ngoại bang, trơ tráo bán nước không dám vạch mặt kẻ xâm lược. Trên báo chí thì tập đoàn độc đảng e dè từ ngữ “nước lạ” còn bộ Giáo dục thì lại sửa đổi cả bài học sử[2] dấu tên nước ngoại xâm đô hộ ngàn năm. Ngược lại, hệ thống độc tài này sẵn sàng chụp mũ bỏ tù người tay không một tấc sắt (Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày Nguyễn văn Hải, Tạ Phong Tần) lên tiếng phản đối TQ xâm phạm lãnh hải Hoàng Sa-Trường Sa và kết tội họ tuyên truyền “chống phá nhà nước”

Cái quyền lực chuyên chế đấy thành lập “tập đoàn kinh doanh” bảo kê cho “nhóm lợi ích” bè phái đục khoét ngân quỹ mới chính là thế lực thù địch phá hoại nền kinh tế và đất nước.

Cái quyền lực chuyên chế chiếm hữu ngôn từ và áp đặt giá trị lên những từ ngữ—khởi đầu bằng “công hữu” đến “sở hữu toàn dân” rồi “cổ phần hóa”—để đút vào cái hầu bao riêng của gia đình, dòng họ, và bè phái.

Con dân tương lai của đất nước tha hồ hưởng công ích xã hội ở các trường học không nhà xí, không vách, không sân chơi “sở hữu toàn dân”. Người bệnh nghèo thoải mái chung giường, chung chiếu chia sẻ vi khuẩn mầm bệnh, hành lang, băng ghế ở bệnh viện “sở hữu toàn dân”. Và cả cái loa phường “sở hữu toàn dân” rác tai không muốn nghe cũng bị nhét vào lỗ nhĩ từng giờ.

“Theo mô hình Chủ-Nô (‘Master-Slave’ paradigm) của Georg Wilhem Friedrich Hegel thì quan hệ giữa chủ và nô thể hiện mối quan hệ một chiều trong đó người nô lệ vì sợ hãi đe dọa bạo lực nên phải công nhận và chấp nhận cả quyền lực cùng hiện thân của chủ từ ngôn ngữ, ý tưởng, giá trị cho đến niềm tin.

Cuộc đấu tranh về ngôn ngữ và tư tưởng của người bị trị với chủ nô phát sanh từ mô hình Chủ-Nô có thể quan sát được qua tiến trình bá quyền (hegemonic process)—một quá trình trong đó kẻ thống trị chủ tâm giữ quyền kiểm soát ý nghĩa một cáchchặt chẽ từng con chữ lẫn diễn ngôn (discourse) để áp đặt và tạo điều kiện đảm bảo cho quyền lực chuyên chế qua ngôn ngữ sử dụng thường ngày.”[3]

Những tên cai thầu nô dịch văn hóa và tư tưởng sẵn sàng hợp lực với bộ máy tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng thi hành nhiệm vụ nuôi dưỡng, gìn giữ mô hình Chủ-Nô đó.

Người phản kháng một khi tâm thức không ngừng tìm khai sáng sẽ luôn cảnh giác và giải mã/mở toang (unpack) những từ ngữ áp đặt bởi giới quyền lực để phá vỡ vòng kim cô của mô hình Chủ-Nô đó. Trong đám đông đã bị thuần hóa thì dần dà cũng có người bắt đầu học “cách nhận diện các khái niệm bị đánh tráo”[4] để khỏi bị lừa bịp mang gông nô lệ trong não trạng mãi.

Nhưng nhìn vào toàn cảnh thì không có gì để ngạc nhiên khi tâm thức xin-cho vẫn tồn tại trong sinh hoạt hàng ngày vì cơ chế xin-cho (nói một cách khác là mô hình Chủ-Nô) chính là cơ chế của quyền lực hiện hành.

Nô dịch đỏ

Một nền kinh tế thị trường bình thường thì vận hành theo điều tiết của thị trường trong một xã hội tự do nhưng đã bị biến thái dị dạng với tàn tích của cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Dị dạng từ đó trở thành tế bào ung thư, di căn khắp ngõ ngách, ngốn hết chất dinh dưỡng và hủy hoại các phần tử lành mạnh chung quanh.

Tất cả công sức mồ hôi, nước mắt, và xương máu của người dân đã bị họ tóm trọn gói và ăn chia xí phần trong nội bộ đảng CSVN, chính xác hơn là BCT và BCH Trung ương.

Giới cầm quyền ĐCSVN không thể tự nó quản lý, điều hành tất cả thế nên tổ chức đảng (3 triệu đảng viên) và bộ máy chính quyền “nhân dân” cồng kềnh được sử dụng để vận hành hệ thống chuỗi ký sinh ăn bám vào sức lực tạo của cải từ người dân và tài nguyên quốc gia.

Khế ước xã hội (social contract) bị vất bỏ và được thay thế bằng cam kết đồng thuận của Đảng và tập đoàn tư bản đỏ qua bè phái lợi ích nhóm. Người dân bị đẩy ra bên lề, nằm ngoài rìa lại phải cạnh tranh mới mót mét được một chút cặn thừa thải để sống qua ngày.

Các cơ chế trong một chế độ pháp trị thì tương đối tạm đủ (và luôn được điều chỉnh để đáp ứng với sinh động xã hội) cho công dân và cư dân có thể thực thi dân quyền của mình. Người ta có thể xử dụng các phương pháp khác nhau tùy theo mức độ và tầm vóc tạo được ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm, cộng đồng.

Còn trong chế độ độc tài chuyên chế nô dịch đỏ thì chính sách cai trị được thực hành qua “luật lệnh”[5] và “nghị quyết” trên thượng tầng cơ sở và luật rừng, luật miệng “tao là luật”, “hành (là) chính” ở hạ tầng cơ sở mà người dân hàng ngày trực tiếp gánh chịu. Vậy thì các phương cách nào đã và đang được thực thi trong chế độ độc tài ấy?

Ta thấy hiện nay có rất nhiều thỉnh nguyện thư. Đây là loại văn bản do một (nhiều) cá nhân hay nhóm là một phương thức khả thể. Khi có các vấn đề hoặc mâu thuẫn giữa công dân và chính quyền (thành phố, quận, tỉnh, tiểu bang, quốc gia) thì người ta sử dụng đường dây chính thức (official administrative channel) trước khi hoặc cùng lúc với phương tiện pháp lý. Tuy nhiên, mức độ không hiệu quả của loại văn bản này trong một thể chế toàn trị thì chả ai nghi ngờ. Thỉnh nguyện thư chỉ có tính tượng trưng trừ khi đi với biện pháp pháp lý song hành.

Quyền tự do cá nhân ăn sâu vào tâm thức người dân trong chế độ pháp trị ở nước tự do. Ngay cả đứa trẻ bậc trung học khi cảm thấy quyền tự do cá nhân bị xâm phạm chúng cũng cùng nhau hoặc kiếm sự hỗ trợ của cha mẹ phản đối hoặc thưa kiện (vì bị buộc đọc lời cầu nguyện của kinh thánh trong buổi lễ ra trường, vì tìm kiếm thông tin trong chương mục facebook cá nhân, vì để trái đất nóng)[6].

Còn chuyện (thỉnh nguyện thư) kiến nghị ở nhà nước CHXHCN Việt Nam thì sao? Việc làm này hoàn toàn chỉ có tính biểu tượng và dấm dớ nửa vời vì từ trước tới giờ tất cả các kiến nghị đều rơi vào sọt rác, không được hồi đáp.

Trong vòng hơn năm nay thì các kiến nghị, thư ngõ liên tục gởi đi, hết Chủ tịch nước tới Quốc hội và Văn phòng Chính phủ. Dù ngay chính các người ký tên tự biết rằng đó chỉ là một hành động tượng trưng. Thế nhưng chẳng lẽ mọi người cứ mãi giả vờ ăn bánh vẽ (như thật)?

Lại có cả chuyện luật sư gởi “Kiến nghị chấn chỉnh lại hoạt động bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra”[7] cho Chủ tịch Nước (và cả Thủ trưởng Cơ quan điều tra). Rồi ngay cả ĐB Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Bé cũng kiến nghị “Tôi kiến nghị sớm ban hành luật đất đai sửa đổi, trong đó, những vấn đề cụ thể phải ghi rõ trong luật để hạn chế sự quá tải văn bản dưới luật”. Ai cũng ngoan ngoãn xin-cho (phép) được thực hiện chức năng của mình.

Ở nước dân chủ tự do thì luật sư cứ đường đường làm chức năng của mình là đâm đơn khiếu kiện đối tượng vi phạm pháp luật (bất kể ai và cơ quan nào) và ĐB Quốc Hội thì tự họp nhau lại soạn thảo dự luật rồi bỏ phiếu thông qua cho Tổng thống phê chuẩn hoặc phủ quyết. Chẳng ai lại phải “kiến nghị” xin phép được làm công việc của mình.

Việc lên tiếng theo kiểu kiến nghị là tiếp tục nuôi dưỡng một tiền lệ của lối mòn tâm thức xin-cho chỉ tiếp sức cho quyền lực hiện hành tiếp tục xử dụng cơ chế và hệ thống sắt bọc nhung áp đặt tư tưởng lên người nô lệ. Tác hại của nó là mọi người tiếp tục đi vào vết bánh xe đổ của nô dịch. Nó không khác gì việc các con chuột đất vàng (hamster) chạy trong vòng quay (wheel) không đích, không ngừng đặt ra bởi người chủ để rồi giống như những chú chuột lemming theo nhau lao đầu xuống vực thẳm.

Đấy chính là tâm thức nô dịch. Tâm thức nô dịch đó đã được ông Steve Biko, một nhà đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi trong các thập niên 60 và 70 đã từng hùng hồn cảnh báo, “Vũ khí mạnh mẽ hiệu nghiệm nhất trong tay kẻ chủ nô đàn áp là não trạng của người đang bị nô lệ.” (“The most potent weapon in the hands of the oppressor is the mind of the oppressed.”). Quan hệ chủ nô trong bối cảnh hậu thuộc địa hiện nay thì không cần thuộc dạng khác biệt về mặt chủng tộc vì nô đã được tự tạo trở thành cai thầu nô lệ và thực dân mới sau khi bị thuần hóa từ vị trí nô lệ.

Nói một cách khác, người nô lệ không phải là đã thoát ra cảnh đời nô lệ khi được thăng cử lên thành cai thầu nô lệ (slavemaster). Những ai trong giới trí thức và tầng lớp ưu đãi (privileges) Việt Nam (trong và ngoài nước) vẫn ôm ấp công việc, chức vụ dưới dạng cai thầu nô lệ và thực dân mới? Đây là những người sẵn lòng dùng vô số cái vỏ bọc và hoán đổi chúng để phủ chụp cái ruột thực dân mới và che đậy cái tâm cai thầu nô lệ bẩn thỉu bên trong.

Người ta không thể phá vỡ vòng nô dịch bằng các phương tiện được cho phép bởi chủ nô. Người bị nô dịch chỉ có thể thoát khỏi kiếp nô lệ khi họ xử dụng các phương tiện tự giành lại được hoặc chính mình sáng tạo ra. Martin Luther King, Jr đã nhắn nhủ “các bạn hãy tự viết lên bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ …”[8]

Bản tuyên ngôn giải phóng đó (từ nghìn xưa tới nay) được thể hiện qua đại cáo[9], băng rôn[10], kháng thư, tờ rơi, bài hát[11], và lời thơ …

Trong thời đại toàn cầu hóa và thực dân mới thì người nô lệ bị đưa đẩy nhưng cai thầu nô lệ thì gần như là tự nguyện nhập vào vai trò của họ. Những tên chủ nô tư bản đỏ (BCT, TW đảng và nhóm lợi ích) cùng thực dân mới (neo-colonialists, global capitalists), các tay cai thầu nô lệ (Quốc Hội, Mặt Trận, Bộ, Ngành) và người nô lệ (nông dân, công nhân, lao động xuất khẩu, nhân viên hành chánh, giáo viên) là các tác nhân của chế độ nội-thực-dân nô dịch đỏ.

Thử hỏi xem phát ngôn “Duy nhất một chất vấn cho Thủ tướng”[12] chẳng phải là lời thưa thốt của tên cai thầu nô dịch hay là gì? Như Tùng Lâm đã bày tỏ trong bài viết “Những bài học lớn từ một cuộc đối thoại” thì “Những ‘kẻ làm thuê có chữ’ đó nếu không có chính kiến và/hoặc không trung thực bảo vệ chính kiến (cho dù chính kiến chưa đồng thuận hay khác biệt) thì chẳng khác gì những tên lưu manh giỏi dao súng hay những gã đồ tể lành nghề làm công cụ cho những kẻ thống trị tàn bạo và ngu dốt …

Xảo thuật của cai thầu nô dịch rất tinh vi trong khi nhập vai. Có lúc thì ngọt giọng vuốt giận người nô lệ để họ không nổi loạn “Vừa qua, việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả, kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và lại được nhân dân cổ vũ mạnh. Vậy mà khi lâm trận thì súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không có đầu. Quan trọng hơn là quân xanh hay quân đỏ đều là quân ta cả”. Khi khác lại bợ đỡ cho chủ nô của mình “Thông điệp của Thủ tướng làm an lòng dân[13] nhằm tiếp tục giữ công việc khấm khá, người trung gian cho giới chủ nô.

Những tên thực dân mới trong thời đại toàn cầu hóa không còn là kẻ khác màu da nhưng là người đồng chủng, cùng tiếng nói (hoặc ít gì cũng cùng một sinh ngữ toàn cầu là Anh ngữ). Họ đồng tình kết cấu với tư bản đỏ dùng các dòng tự sự “phát triển”, “văn minh” để khai thác tài nguyên, nhân lực địa phương trục lợi cho riêng mình. Vậy, làm sao ta tránh khỏi nhập vai thực dân mới hay cai thầu nô lệ?

Thử thách của giải thực “tâm thức nô lệ”

Giải thực tâm thức nô lệ là một quá trình, ngắn hay dài, tùy thuộc vào cá nhân (tập thể) và môi trường sinh hoạt.

Môi trường sinh hoạt có tác động rất lớn đến tâm thức vì cái thực thể sinh động hàng ngày liên tục tạo dấu ấn, cả tích cực và tiêu cực, đến nhận thức và tư duy. “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vì đó là trọng lực điều-kiện-hóa (conditioning) của xã hội lên cá thể.

Tuy nhiên con người vốn có ý thức nên chính họ có thể chọn (dù trong giới hạn nào đó) để khởi đầu bằng khai sáng tư duy độc lập, và gầy tạo cho mình cuộc sống tự do. Đồng thời họ cũng không coi trọng cái tôi (bản ngã hay phương diện tâm lý thường đòi hỏi sự tách biệt do khao khát sáng tạo độc lập và chỗ đứng riêng do trải qua nhiều thăng trầm nô lệ tập thể) vì hậu quả phản ứng ngược, và không quên dấn thân vào công cuộc tận dụng sức mạnh liên đới tranh đấu cho tự do hợp lực của mọi người. Đó là tinh thần “Tôi không có tự do cho đến khi nhân dân (mọi người) được tự do” (I’m not free until people/everyone is free)[14] của Aung San Suu Kyi và “Bất công ở bất cứ nơi nào đều là mối đe dọa cho công lý ở mọi nơi” (Injustice anywhere is a threat to justice everywhere) của Martin Luther King Jr.

Không thiếu gì người tự cho mình có được tự do và độc lập trong lồng kiếng hoặc tháp ngà kỹ năng của tầng lớp chuyên gia. Những “vĩ nhân tỉnh lẻ” chăm chỉ hạt mít tự an ủi với chút quyền lợi được ban cho và quyết nhắm mắt làm ngơ trước thế sự nhiễu nhương tác hại cho những người bần cùng khốn khổ chung quanh mình.

Trong chế độ chuyên chế, độc tài thì vấn nạn điều-kiện-hóa và nỗi sợ đè bẹp hầu hết nụ mầm tư duy độc lập và cuộc sống tự do trong liên đới lành mạnh dân chủ. Thường quyền lực chuyên chính dùng nhiều thể thức bạo lực khác nhau: cả trực tiếp (cảnh sát, công an, an ninh) lẫn gián tiếp (tổ dân phố, UBND, mặt trận TQ, sở thuế, phòng kiểm tra, công sở làm việc, cơ sở giao dịch, v.v…) chưa kể đến việc sử dụng xã hội đen.

Quyền lực chuyên chính cũng không ngớt rao hàng mời chào và ban bố chút quyền (cai thầu nô lệ) cho những ai chấp nhận phục tùng nó. Vì thế cởi bỏ nỗi sợ và tâm thức nô lệ đòi hỏi sự chọn lựa chấp nhận hy sinh khi phải đối đầu với nó và rũ bỏ cái tôi, chút địa vị, lợi ích cám dỗ.

Tự bao lâu quyền lực chuyên chế đã chiếm hữu ngôn từ cũng như dòng tự sự, diễn luận và áp đặt ý nghĩa riêng phục vụ cho họ. Vì vậy, người bị áp bức, người phản kháng phải cùng nhau giải mã, phải chất vấn cái ý nghĩa và sự thật nằm trong ngôn từ rồi vẽ ra con đường mới để thoát khỏi dòng tự sự định sẵn.

Phải chăng “Đường ta rộng thênh thang tám thước[15] thì chỉ là con đường đi vào “trại súc vật[16] của hợp tác xã nông trường. Còn lời phát biểu “”Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài, tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi chợ… Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây” về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”[17]cho đề xuất luật biểu tình và “dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”[18], “thủy điện sông Tranh” cũng chỉ là tiếng kèn của dàn giao hưởng cho đại tự sự “phát triển”, “ổn định xã hội” của quyền lực chuyên chế.

Không phải ai cũng là thiên tài để viết, vẽ lên được kiệt tác trong đó sự thật là trọng tâm. Ta đã khâm phục biết mấy một danh hào Aleksandr Solzhenitsyn với tác phẩm “Quần đảo ngục tù”, một nhà soạn kịch, nhà văn Oscar Wilde với kịch bản “The Important of Being Earnest”, hay nhà thơ Nguyễn Chí Thiện với “Hoa Địa Ngục” và những nhà đấu tranh khác đã dám nói lên sự thật của của kinh nghiệm sống, xã hội và chế độ. Dĩ nhiên, họ biết cái giá rất đắt phải trả một khi cởi trói mình ra khỏi ách nô lệ và can đảm lên tiếng đó.

Oscar Wilde đã từng nói “Nếu bạn muốn nói lên sự thật với người khác thì phải làm cho họ cười, bằng không họ sẽ giết bạn” (If you want to tell people the truth, make them laugh, otherwise they’ll kill you). Tương tự, triết gia Friedrich Nietzsche cũng than thở “Có lúc người ta không muốn nghe sự thật bởi vì họ không hề muốn những ảo tưởng của họ bị tiêu hủy” (Sometimes people don’t want to hear the truth because they don’t want their illusions destroyed.)

Bạn (và ta) có muốn đối diện với sự thật hay không?

Bạn (và ta) có đang làm thân nô lệ hay không?

Bạn (và ta) có muốn tự viết lên bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ cho mình hay không?

© 2012 Vietsoul:21


[2] Hai Bà Trưng đánh giặc nào?, blog Tâm Sự Y Giáo

[3] Yellow Bird, M. (2008). Postscript Terms of endearment: A brief dictionary for decolonizing social work with indigenous peoples. In M. Gray, J. Coates & M. Yellow Bird (Eds.), Indigenous social work around the world:  Towards culturally relevant education and practice (pp. 275-292). Aldershot, Hants, England; Burlington, VT: Ashgate.

[5] Luật Lệnh, Vietsoul21.net

[9] Tham nhũng đại cáo, J.B Nguyễn Hữu Vinh

[11] Việt Nam Tôi Đâu, Việt Khang – Asia Channel

[15] Ta đi tới, Tố Hữu

[16] Animal Farm, George Orwell

Hanwonders – Người việt nam hèn hạ

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2012/08/01 at 12:28

Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.

Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.

Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?

Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?

Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.

Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”. Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”.

Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,..

Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?

Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới.

Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!

Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!

Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.

Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?

Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…

Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.

Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.

Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.

Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.

Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.

Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.

Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.

Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.

Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!

… còn rất nhiều tin.

Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?

Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.

Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.

Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn không kém.

Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:

– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.

– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?

– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!

Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.

Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.

Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi?

Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.

Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản.

Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!

Nghe nói cụ Tản Đà có câu:

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!

Cho nên quân ấy mới làm quan.

Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.

Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?

Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?

Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,…
Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?

Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?

Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?

Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.

Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.

Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?

Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.

Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?

Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”, “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,.. để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Đĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?

Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.

Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.

Hanwonders

http://bit.ly/R76wO2

Làm thế nào nỗi sợ hãi tiêu tan (How To Defeat Fear)

In Thế giới, Việt Nam on 2012/07/16 at 15:08

Làm thế nào nỗi sợ hãi tiêu tan 

Thời đó có một dũng sĩ trẻ. Vị thầy bảo người dũng sĩ phải chiến đấu chống lại nỗi sợ. Chàng dũng sĩ thoạt không muốn làm chuyện ấy. Nỗi sợ trông quá hung hãn, kinh khủng, có vẻ không thiện cảm nữa. Thế nhưng vị thầy bảo chàng phải đối đầu và chỉ dạy để chàng chuẩn bị cho cuộc chiến.

Ngày đọ sức đến. Người học trò dũng sĩ đứng một bên, và nỗi sợ thì đứng đối diện. Chàng dũng sĩ cảm thấy mình nhỏ bé và nỗi sợ xem ra to lớn, dữ hằn. Chàng dũng sĩ trẻ vực dậy tiến thẳng đến nỗi sợ, quỳ lạy ba lần và hỏi “Xin cho ta được nhập chiến với ngươi nhé?”

Nỗi sợ lên tiếng, “Ta cám ơn ngươi đã tỏ lòng nể trọng và mở lời xin phép.”

Người dũng sĩ hỏi lại, “Làm thế nào ta có thể đánh bại ngươi?”

Nỗi sợ trả lời, “Vũ khí của ta nằm ở chổ khả năng nói của ta rất nhanh và ập thẳng vào mặt ngươi. Vì thế ngươi sẽ bị khủng hoảng, suy nhược hoàn toàn và tuân theo lệnh ta. Ngươi có thể nghe lời và nể trọng ta. Thậm chí ta có thể thuyết phục được ngươi nữa. Nhưng nếu ngươi không làm theo điều ta sai khiến thì ta chẳng có sức mạnh quyền uy nào cả”.

Bằng cách đó, người dũng sĩ trẻ học được cách hủy bỏ nỗi sợ hãi.

(Từ Quyển Pema Chodron Bỏ Túi)

How To Defeat Fear

Once there was a young warrior. Her teacher told her that she had to do battle with fear. She didn’t want to do that. It seemed too aggressive; it was scary; it seemed unfriendly. But the teacher said she had to do it and gave instructions for the battle.

The day arrived. The student warrior stood on one side, and fear stood on the other. The warrior was feeling very small, and fear was looking big and wrathful. The young warrior roused herself and went toward fear, prostrated three times, and asked, “May I have permission to go into battle with you?”

Fear said, “Thank you for showing me so much respect that you ask permission.”

Then the young warrior said, “How can I defeat you?”

Fear replied, “My weapons are that I talk fast, and I get very close to your face. Then you get completely unnerved, and you do whatever I say. You can listen to me, and you can have respect for me. You can even be convinced by me. But if you don’t do what I say, I have no power.”

In that way, the student warrior learned how to defeat fear.

(From The Pocket Pema Chodron)

Báo Tiếng Vang An Nam: Một cuộc trao đổi ý kiến với ông Phan Chu Trinh

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Việt Nam on 2012/07/15 at 09:26

 

Theo cuốn Phan Chu Trinh – Toàn Tập, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005

KHÔNG CÓ CHÍNH QUYỀN NÀO LÀ KHÔNG THỂ SAI LẦM. Vậy phải cho đồng bào chúng ta quen phản đối, khích lệ họ phản đối trong giới hạn hợp pháp, mỗi khi họ là nạn nhân của một sự bất công hoặc sự nhũng lạm nào đó. Báo chí chống đối là điều cần thiết để tố cáo một cách vô tư tất cả những sự lạm quyền, tất cả những sai lầm mà người cai trị có thể mắc phải. Ai không nói gì là tán thành. Sự nhẫn nhục hoặc đúng hơn là sự câm lặng của người An Nam làm cho chính quyền tin rằng nhân dân thỏa mãn, và chính quyền sẽ yên ngủ coi như đã tròn phận sự. Đúng là vì sao lại đi trao tự do cho những người nô lệ bằng lòng với số phận của họ?

Chúng tôi vui mừng gửi đến bạn đọc bản tường thuật một cuộc nói chuyện mới đây của một cộng tác viên của chúng tôi với ông Phan Chu Trinh.

Chúng tôi vui mừng hoàn toàn nhất trí về những vấn đề của nước An Nam với một trí thức lớn đã có một cuộc sống sôi động, đã quan sát nhiều và suy ngẫm lâu dài về những cái đã thấy, và với một người đã dũng cảm chịu đựng đau khổ, nên chính kiến và lời nói có một quyền uy đặc biệt.

Cách đây mấy hôm, tôi được dự bữa cơm tối chào mừng ông Phan Chu Trinh.

Suốt bữa chiêu đãi thân mật ấy, người bị đày biệt xứ đã kể cho chúng tôi những kỷ niệm thời ở Côn Đảo, thời bị tống giam vào nhà tù Santé tại Paris, khi ông từ chối chính phủ Pháp buổi đầu chiến tranh yêu cầu ông trở về Đông Dương để truyền tuyển mộ người An Nam đi lính tình nguyện, bởi vì ít người tình nguyện quá nên nhà chức trách địa phương phải có biện pháp ép buộc.

Ông nói với chúng tôi rằng người An Nam phải TIN CẬY VÀO CHÍNH MÌNH. Được đào tạo, uốn nắn và giáo dục theo những giáo huấn của văn minh Trung Hoa cổ, họ phải hiểu rằng một số khía cạnh của nền văn minh ấy không còn phù hợp với những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Hãy từ bỏ chúng không thương tiếc, không sợ sệt, vì chính Trung Quốc đã vứt bỏ chúng! Để tham gia vào cuộc đại vận động sôi nổi khích lệ các dân tộc khắp nơi, người An Nam phải dũng cảm bắt tay vào việc tiếp thu những kiến thức mà họ thiếu. Trong mọi việc, phải có một phương pháp làm việc, một tổ chức sử dụng mọi cố gắng, mọi ý chí rời rạc phải tụ hội vào tổ chức đó. Một kỷ luật xã hội cũng rất cần thiết.

Mỗi người, bỏ ngoài quyền lợi cá nhân của mình, phải tận tụy trong tính toán với quyền lợi chung, cá nhân phải biến mất trước tập thể, như vậy việc giải phóng của người An Nam tùy thuộc vào ý chí kiên trì của họ để đạt được nó.

Ông Phan Chu Trinh không thuộc phái chủ trương giải phóng bằng bạo lực, bằng vũ khí. Ông nói rằng ngày mà chúng ta đã khá phát triển để xứng đáng đứng vào hàng ngũ những dân tộc hiện đại, ông chắc rằng nước Pháp hẳn sẽ thỏa mãn những yêu cầu của chúng ta.

– Hãy tiến lên, ông nói to, hỡi thanh niên của thế hệ hiện đại, chúng tôi đặt cả hy vọng vào các bạn. Trên con đường tiến bộ mà các bạn đi những bước dài, những người già yếu tuổi tác [1] như tôi sẽ phải chống gậy theo các bạn để khỏi rơi rụng dọc đường.

– Trong khi trong thiên nhiên, mọi thứ đều là vận động và tiến hóa, tại sao chúng ta lại chậm trễ rồi tụt hậu với những công thức cũ rích của những nguyên tắc lỗi thời? Không có sự dừng lại trong sự tiến triển của một dân tộc. Dân tộc nào không tiến lên thì thụt lùi. Cũng phải nhớ rằng nước An Nam dưới thời Trần đã có một kỷ nguyên vinh quang và thịnh vượng nổi bật. Chính quyền thời ấy là một chính quyền dân chủ, từ ngữ mà lúc bấy giờ Châu Âu chưa biết đến vì bất kỳ đâu, Châu Âu lúc đó đang rên xiết dưới sự chuyên chế tàn bạo của chế độ phong kiến. Vài năm sau, những ông vua xấu – mà tôi không muốn nêu tên – đã đưa vào nước ta nền văn minh Mãn Châu mà họ là những tín đồ trung thành. Và đó là sự tan vỡ của lịch sử chúng ta. Con người bị rơi vào tình cảnh nông nô, phải chịu sưu cao thuế nặng mà không dám than vãn. Từ đó mà có sự nhịn nhục, sự thụ động của nhân dân An Nam. Điều đó phải chấm dứt. KHÔNG CÓ CHÍNH QUYỀN NÀO LÀ KHÔNG THỂ SAI LẦM. Vậy phải cho đồng bào chúng ta quen phản đối, khích lệ họ phản đối trong giới hạn hợp pháp, mỗi khi họ là nạn nhân của một sự bất công hoặc sự nhũng lạm nào đó. Báo chí chống đối là điều cần thiết để tố cáo một cách vô tư tất cả những sự lạm quyền, tất cả những sai lầm mà người cai trị có thể mắc phải. Ai không nói gì là tán thành. Sự nhẫn nhục hoặc đúng hơn là sự câm lặng của người An Nam làm cho chính quyền tin rằng nhân dân thỏa mãn, và chính quyền sẽ yên ngủ coi như đã tròn phận sự. Đúng là vì sao lại đi trao tự do cho những người nô lệ bằng lòng với số phận của họ?

Còn về tinh thần gia đình và các vị nói đó, đó là một điều rất hay, là điều duy nhất đáng kính nể. Tôi không thể không cảm thấy vô cùng buồn bã khi thấy đến lúc xế chiều những ông già bà già suy yếu thảm bại, mà không có một cánh tay mạnh khỏe để dựa vào. Phải giúp đỡ bố mẹ, những người đã lo lắng và nhọc nhằn nuôi nấng con cái. Đó là bổn phận sơ đẳng nhất của con người.

– Người ta phải biết sự căm ghét của ông đối với triều đình Huế! Một phong trào dư luận đang thành nhằm xóa bỏ vương quyền. Ông có thể nói cho chúng tôi biết ý kiến của ông về vấn đề này?

– Quả thực – Phan Chu Trinh trả lời – tôi không mặng mà lắm với triều đình Huế. Điều đó giải thích sự thất sủng rồi án tử hình mà tôi phải chịu. Nếu bây giờ tôi còn giữ được cái đầu trên cổ, đó là do sự can thiệp của những nhân vật có thế lực ở Pháp [2]. Ý kiến của tôi về cái triều đình hình thức ấy không thay đổi. Tôi đồng ý xóa bỏ nó đi một cách hoàn toàn và đơn giản và thay thế bằng sự cai trị trực tiếp của chính quyền bảo hộ Pháp. Giải pháp ấy, ngoài những điều lợi mà nó đem đến, còn vì ngân sách khỏi phải vì những mục đích mơ hồ và duy trì một ông vua ủy mị và những thượng thư không quyền hành. Nó còn làm cho người An Nam có quan hệ trực tiếp với chính quyền bảo hộ. Chính phủ bảo hộ sẽ không thể dùng nhà vua để che giấu những ý đồ của mình, để chối cãi vai trò chủ trương hoạch định của mình về những biện pháp hành chính, và do đó, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những biện pháp ấy. [Đọc đến đây tôi không thể không liên tưởng đến hệ thống Đảng lãnh đạo và Nhà nước thực hiện của chúng ta hiện nay!]

Sự tiến hóa của nhân dân An Nam tùy thuộc một phần vào việc chính phủ Pháp quyết định vấn đề này như thế nào. Khi chúng ta can đảm cắt đứt ngay với di sản nặng nề của những thế hệ đã qua, chúng ta sẽ tiến lên phía trước một bước dài trên con đường giải phóng. Việc giải phóng này không phải không vấp trở ngại và chấn động, nhưng đó là cái giá phải trả không tránh khỏi cho mọi tiến bộ.

– Theo ông, phương tiện nào hữu hiệu nhất giúp chúng ta đạt đến sự giải phóng mà ông nói đến?

– Giáo dục, như tôi đã nói với các ông rồi. Giáo dục phổ cập khắp nơi, giáo dục tăng cường, giáo dục không theo đuổi mục đích thực dụng là giúp người An Nam mưu đồ địa vị và bổng lộc ở chốn quan trường, mà là để làm phương tiện giải phóng quần chúng. Khi đại đa số nhân dân An Nam CÓ HỌC VẤN sẽ hiểu những “VÌ SAO?” và “NHƯ THẾ NÀO?” của sự vật, khi họ ý thức được mình, ý thức được quyền lợi và bổn phận của mình, ngày ấy chính phủ Pháp sẽ phải nới lỏng những sợi dây cản trở sự vươn lên của những người bị bảo hộ, nếu không sẽ làm trái với lý tưởng của mình.

Như vậy, đám thực dân tức là tất cả những người có lợi trong việc duy trì hiện trạng, sẽ gây khó khăn. Vì thế, chúng ta phải rất thận trọng với họ; chúng ta hãy quan hệ rất thẳng thắn với họ, không khúm núm cũng như ngạo nghễ. Ở Pháp, có nhiều người Pháp sáng suốt chống đối việc cai trị thuộc địa. Ông Clémenceau, mà tôi có vinh dự được xem như là một người quen biết, luôn luôn không tán thành chính sách thực dân, vì vậy mà không ghé thăm Đông Dương trong chuyến đi thăm Trung Hoa.

Nếu trong một thời gian bị nhiều người Pháp ở đây ngờ vực, mặc dù tôi không phải là người bài Pháp, đơn giản là vì tôi có một cái nhìn chính xác đối với người và sự vật và không bao giờ không phản đối khi có những sự bất hợp pháp hoặc bất công.

– Về vấn đề giáo dục, ông có tán thành cuộc vận động của ông Phạm Quỳnh, chủ nhiệm tạp chí Nam Phong, về việc phổ biến và dùng chữ quốc ngữ ở bậc tiểu học không?

– Không, tôi cho là không thích hợp, vì giải pháp ấy sẽ làm cho ai muốn học lên sau bậc tiểu học sẽ phải mất thêm vài năm mà họ phải dùng để học tiếng Pháp. Đã có chuyện một tú tài bản xứ, muốn được cùng trình độ với bạn anh ta ở chính quốc, phải học thêm 2 hoặc 3 năm. Thế mà người ta còn bắt anh ta để ra mất 3 năm để học tiếng mẹ đẻ, trong khi người nông dân trì độn nhất chỉ cần học nhiều nhất là vài tháng để đọc và viết được chữ quốc ngữ! Tất nhiên phải loại trừ những quan điểm khác vì đó dĩ nhiên chỉ là những nhận xét trên khía cạnh thực tiễn vì khi tất cả mọi thứ đều là tốc độ, phải nhanh chóng, lẹ làng, tôi thấy không hợp lý khi chúng ta chọn một biện pháp làm con em chúng ta mất một thời gian cực kỳ quý báu.

Bữa ăn tối kết thúc, nhưng ông Phan Chu Trinh vẫn nói hùng hồn, đề cập đến nhiều vấn đề, tất cả khá hấp dẫn, và được thanh niên vây quanh chăm chú lắng nghe. Tuy nhiên, trong trí chúng tôi tưởng tượng lại nỗi đau khổ dai dẳng suốt cuộc đời của ông già ấy, già nhưng vẫn còn trẻ vì trí tuệ sắc sảo, gợi lại việc ông bị đày ra nước ngoài, xa quê hương mà ông yêu tha thiết… Chúng tôi rất thán phục sự nhẫn nại của ông, lòng tin không gì lay chuyển vào sự nghiệp mà ông tha thiết theo đuổi.

Ông Phan Chu Trinh cho tất cả chúng ta tấm gương của một ý chí bền bỉ phục vụ một lòng yêu nước sáng suốt.

D.N
Báo Echo Anammite [3] (Tiếng Vang An Nam)
Ngày 17/7/1925
(Theo Lê Thị Kinh – Sđd)

_______________

[1] Nguyên văn: “Đầu đã lung lay” (không còn vững nữa)

[2] Phan Chu Trinh hoàn toàn không hay biết chuyện Phủ Phụ chánh (tên Viện Cơ Mật lúc Duy Tân còn ít tuổi) đã cải lệnh của Khâm sứ Levecque để giữ mạng sống cho ông.

[3] Báo của chính khách Nguyễn Phan Long ở Sài Gòn

* * *

PHẢI CÓ BẢN LĨNH ĐẤU TRANH…

Tiểu dẫn: Sau ngày cụ Tây Hồ về nước (1925), có nhiều người, nhiều giới chức đến thăm viếng và nghe Cụ nói chuyện. Trong số đó, cũng có người non gan, sợ tai vạ, nói với Cụ rằng: “Đối với Cụ thì người ta không làm gì được, nhưng mà chúng tôi, ở dưới tay bọn thống trị, thì một tiếng nói cứng, một việc nhỏ mọn, cũng có thể bị họ thêu dệt thành ra mà bắt bớ hình phạt…”

Cụ trả lời:

“Miễn là các ảnh hiểu rõ và có lòng cương quyết để nói, để làm là được. Còn làm chính trị, ở đâu cũng vậy, mà ở thời nào cũng vậy, nếu sợ khó nhọc, sợ hao tổn, sợ bắt, sợ tù, thì làm sao được? Dân ta bây giờ là dân mất nước, nếu muốn được nước lại, mà sợ tù tội, thì làm sao nổi! Chưa ở tù khi nào, thì còn sợ tù, chỡ đã ở rồi thì không sợ nữa. Chúng ta bây giờ nên ở tù cho đông, cho quen, để có đủ can đảm mà làm việc.

Không phải là nói liều mạng để cho họ bắt bớ mà làm ngăn trở công việc mình làm đâu. Phải biết chắc chắn cái quyền tự do là quyền của mình, không phải xin ai mà có, không phải xin của người ta cho. Lại phải hiểu rõ đường lối chính trị, phải có trí khôn sáng suốt, phải luyện tập tình hình và biết cách tùy cơ hành động, tùy cơ tranh đấu, thì mới bảo vệ được quyền tự do của mình mà công việc mình mới khỏi bị ngăn trở. Ngoài ra khi nào sức mạnh mình không chống nổi; khi nào có sự bất ngời không liệu trước được, rủi bị bắt bị tù, thì cũng phải cam chịu…”

(Theo Phan Thị Châu Liên, trong mục Phụ biên kèm theo cuốn Phan Tây Hồ Tiên sinh lịch sử của Huỳnh Thúc Kháng, xuất bản cùng với Giai Nhân Kỳ Ngộ (do Lê Văn Siêu bình giải và chú thích). NXB Hướng Dương, Sài Gòn, 1958, tr. LXXXI-LXXXII)

Nguồn: Dân Luận