vietsoul21

Archive for the ‘Triết Học’ Category

Nô lệ – Chủ nô

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Triết Học, Việt Nam on 2016/07/05 at 10:05

Slavesdreamof

“Người nô lệ không mơ tới tự do nhưng mộng thành người chủ nô” – “Slaves dream not of freedom but of becoming master.” (Cóp từ fb Quynh-Tram H. Nguyen)

Câu nói này có vẻ cay đắng trái sự thật nhưng đó lại là một thực tế khó chối cãi.

Tại sao?

Chẳng phải khi người nô lệ bị hành hạ thể xác và nhục mạ tinh thần họ không nghĩ đến tự do chăng. Họ chắc hẳn mơ đến cuộc sống tự do trước khi bị làm nô lệ và mong ước cho tương lai có được tự do. Họ phản kháng lại mối tương quan “chủ nô – nô lệ” và muốn phá vỡ nó để được tự do.

Thế nhưng tại sao họ lại không mơ đến tự do?.

Khi người nô lệ bị thuần hóa và không còn nghĩ đến tự do nữa đó là lúc nguời nô lệ chuyển từ nô lệ thể xác đến nô lệ tinh thần. Họ chấp nhận mối quan hệ “chủ – nô” và xem đó là điều hiển nhiên. Điều họ mộng mị là trở thành chủ nô.

Ai là kẻ nô lệ, ai là người tự do? Kẻ thống trị như thế nào?

Thế nào là nô lệ và tự do ra sao?

Những cái chuồng rộng lớn sơn son, treo đèn, sưởi ấm và máng luôn đầy thức ăn vỗ béo có phải là tự do? Khi con vật luôn chúi đầu vào máng thì nó đã chấp nhận là gia súc. Khi con vật tìm cách nhảy ra khỏi chuồng, không màng thức ăn thì nó là thú thiên nhiên mơ được tự do tìm nguồn sống. Khi con vật mong được ổn định trong chuồng thì nó sống “hạnh phúc” cho đến ngày vào lò mổ. Khi con vật nhảy ra khỏi chuồng thì chắc chắn nó phải tranh đấu từng ngày để sinh tồn và đó là sự lựa chọn của tự do.

Người tự do là người phản kháng lại áp bức của kẻ thống trị. Dù ở trong tù hoặc trong mọi tình cảnh nào họ vẫn luôn phản kháng để phá vỡ mối quan hệ “chủ – nô”.

Người ta đã đúc kết được 7 đặc tính chung về kẻ thống trị[1]. Nhà cầm quyền csvn có đầy đủ các đặc tính đó.

  1. Kẻ thống trị cung cấp và tận dụng các nguồn lực bạn tưởng rằng bạn cần để họ điều khiển được bạn. ( chế xin-cho. Chế độ hộ khẩu. Chế độ sở hữu nhà nước.)
  2. Kẻ thống trị tuyên truyền về cái vĩ đại, ưu việt, và luôn độc quyền. Không ai có thể toàn bích như kẻ thống trị. (Thiên đàng XHCN. CNXH siêu việt. Đảng csvn đỉnh cao trí tuệ loài người. Việt Nam anh hùng. Bác Hồ vĩ đại. Đại Bồ Tát HCM. Ông tiên Bác Hồ. Lương tri nhân loi.)
  3. Kẻ thống trị buộc bạn tuân thủ như con lừa và không chấp nhận bị thẩm tra hoặc đặt câu hỏi. (Luật là tao, tao là luật. Xã hội pháp trị. Tự do cái con c.)
  4. Kẻ thống trị dựa vào đường lối sinh hoạt bí mật, dối chối, và che đậy. Kẻ thống trị không bao giờ chịu nhận những sai phạm trước công chúng và không hề giảm các hành vi gây tổn thương. (Văn hóa không từ chức. Cơ cấu nhân sự. Đảng cử dân bầu.)
  5. Kẻ thống trị áp bức khiến bạn ngờ nghĩ rằng bạn sai trái. Bạn là người sai trái và kẻ áp bức không bao giờ nhận phần sai. (Thế lực thù địch.)
  6. Kẻ thống trị luôn phân tâm, chia trí bạn để không còn nghĩ gì về họ làm. (Truyền thông và báo chí chuyên đề hót gơ, chân dài, sao l hàng.)
  7. Kẻ thống trị bẫy mọi người chống đối với nhau. Chúng đánh lệch cái nhìn của bạn để bạn nghĩ chúng ta đang sống trong một thế giới thiếu thốn. Chúng làm cho bạn nghĩ những ai không giống bạn là một mối đe dọa đến sự an toàn và an sinh của bạn. (thượng đội hạ đạp, cơ cấu nhân sự, bình bầu tân tiến, đội ngũ dư luận viên, bồi bút bưng bô)

Nhìn lại Việt Nam dưới sự cai trị của nhà cầm quyền csvn nội-thực-dân thì chúng ta có thể thấy ngay được hiện tượng này một cách quá rõ ràng. Người dân làm nô lệ cho bọn vua quan dòng họ những tên chóp bu bct và trung ương đảng. Đứng đầu các bộ ngành và quốc hội là bọn cai thầu nô lệ thay mặt đảng để áp đặt (cơ chế và hệ thống) áp bức với người dân.

Qua việc ô nhiễm hủy hoại môi trường sống ở Vũng Áng và các tỉnh miền Trung gây ra bởi Formosa chúng ta thấy gì. Đảng và nhà nước csvn hành xử như một tập đoàn băng đảng. Chúng coi người dân như kẻ nô lệ không phải là chủ nhân của đất nước. Chúng bảo người dân tụi bay đừng có mà léng xéng bàn chuyện nội bộ băng đảng chúng tao vì mọi việc phải là chúng tao dàn xếp với đối tác làm ăn. Chúng bảo người dân đi ra chỗ khác chơi không được bàn chuyện rùm beng trong khi chúng chưa quyết định phương án giải quyết có lợi cho chúng (sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi). Chúng hành hung, trấn áp người dân biểu tình lên tiếng và khủng bố đe dọa họ.

Ai cũng đã biết tỏng thủ phạm là Formosa ngay khi tên giám đốc đối ngoại tuyên bố thẳng là “Phải lựa chọn, muốn bắt tôm cá hay là xây nhà máy thép hiện đại?” thế nhưng băng đảng csvn đã giở trò “cứt trâu để lâu hóa bùn” cho phép Formosa thời gian để phi tang và chuyển từ tội phạm cố tình thành lỗi sơ xuất qua “sự cố mất điện”.

Formosa chỉ là một hiện tượng ngay bây giờ trong mối tương quan “chủ – nô” giữa đảng csvn và người dân. Bô-xit Tây Nguyên, nhà máy giấy ở Hậu Giang, đập thủy điện, nhà máy hạt nhân v.v. là các hiện tượng hôm nay và ngày sau.

Những tay cai thầu nô lệ bắt đầu ong ỏng dàn đồng ca cho rằng nhà nước csvn đã truy tìm nguyên nhân và giải quyết được vấn đề cùng lúc đe dọa người dân lên tiếng như những “thế lực thù địch”.

Mũi dùi chỉa thẳng vào Formosa, thủ phạm trực tiếp tàn phá sinh thái Vũng Áng và biển miền Trung và họ đã cúi đầu nhận tội, dù đã cố tình lấp liếm bằng sơ suất “mất điện”. Nếu thực ra có sơ xuất mà họ thông báo và có biện pháp khắc phục thì chắc chắn ảnh hưởng và tác động đến môi trường chắc phải giảm nhẹ hơn nhiều. Nhưng khả năng họ xả thải vô tội vạ

Mũi dùi lại không trực diện với đảng và nhà cầm quyền csvn: (1) Cho phép xả thải hủy hoại môi trường (2) Không kiểm tra, thanh tra (3) Bao che làm đồng lõa với thủ phạm Formosa từ đầu tới đuôi đưa nguyên nhân cá chết “vì thủy triều đỏ”, “vì tảo nở hoa”, “vì biến đổi khí hậu”, “có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…” và cuối cùng là vì sự cố “mất điện” (4) Lừa bịp người dân bằng những loạt phát ngôn “asen ko độc”, “cá nhiễm phenol vẫn ăn được”, “Hải sản tươi sống ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đều an toàn”, “người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở khu vực Vũng Áng” qua tuyên truyền tổ chức tắm biển, ăn hải sản che đậy mối nguy ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe và đời sống (5) Khuất tất trong định đoạt bồi thường thiệt hại.

Sau hơn 67 năm thuần hóa bằng độc tài chuyên chính cùng với tuyên truyền tẩy não dường như đa số người dân không còn phản kháng lại mối tương quan “chủ – nô” (nô dịch đỏ) giữa đảng csvn và người dân nữa.

Cũng còn một số người với lương tâm và trách nhiệm công dân không chấp nhận mối quan hệ “chủ – nô” và phản kháng lại guồng máy thống trị đó.

“Nước Việt yêu quý của chúng ta rơi vào tình trạng ngày nay, tan hoang, mất độc lập như thế này, bởi vì đảng cầm quyền yếu kém và đầy tội lỗi nhưng lại không bị đào thải, bởi vì người dân vẫn chấp nhận nó, và bởi vì, đa số trí thức vẫn chấp nhận cái đảng ấy. Vì thế, chúng ta đã không thể hòa nhập vào dòng chảy lành mạnh của nhân loại. Và chúng ta đang mất hết mọi thứ, mất đến cả khả năng sinh tồn. Thật đau đớn cho dân tộc Việt. Và nếu nhìn nhận thẳng thắn, thì lỗi lớn thuộc về những người được gọi là trí thức, những người biết cái gì tốt, cái gì xấu, nhưng vẫn chấp nhận cái xấu, không bảo vệ và không ủng hộ và không xây dựng cái tốt.”[2] Nguyễn Thị Từ Huy.

Và còn bao nhiêu người Việt Nam vẫn mơ ước tự do?

© 2016 Vietsoul:21

[1] Letting Go The Language Of Your Oppressor, Angela Savitri

[2] Thư gửi Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thị Từ Huy, RFAVietnam.

Bài liên h:

  1. Nô dịch đỏ
  2. Trí nô ký sinh
  3. Nội thực dân

Ai? Đảng nào? – Phạm Hồng Sơn

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Triết Học on 2016/01/18 at 16:43

Trong tác phẩm Chính trị học (Πολιτικά) viết cách đây hơn 2300 năm, Aristotle đã có những nhận xét thẳng thắn nhưng không mấy sáng sủa về con người:  “con người muốn cầm quyền mãi mãi”, “luyến ái thường gây chao đảo lòng người”,  “con thú dục vọng và tham vọng luôn gây hủ bại trí não và tâm hồn kẻ cầm quyền, ngay cả khi họ là những người tốt nhất”, “con người dễ hư hỏng”.[i]

Cũng trên tinh thần cảnh giác đó, năm 1788, trong Luận về chính quyền (Federalist)số 51, tác giả Publius[ii] đã nêu ra nhận định:

Nếu con người là thiên thần, chính quyền sẽ thừa. Nếu thiên thần quản trị con người, các phương tiện kiểm soát chính quyền, cả trong lẫn ngoài, đều không cần.” Vì tất cả chúng ta không phải là thiên thần, hay thánh thần, Publius viết tiếp một cách sáng suốt và công bằng thế này:

Nhưng khi phải thiết kế một chính quyền để con người quản trị con người thì nan giải lớn nhất nằm ở đây: Đầu tiên phải tạo điều kiện để chính quyền kiểm soát được người bị trị. Tiếp theo là phải buộc được chính quyền tự kiểm soát được chính nó. Và, chắc chắn, kiểm soát cơ bản đối với chính quyền là bắt nó phải lệ thuộc vào nhân dân.

Nhìn vào các chính quyền, với nhiều tên gọi và nhiều “đổi mới” khác nhau, do người cộng sản thiết kế và dựng lên ở Việt Nam từ trước tới nay, chúng ta phải công tâm thừa nhận rằng: Lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã xuất sắc tạo ra các phương tiện và điều kiện để kiểm soát chặt chẽ dân chúng – người bị họ cai trị. Song, vế bên kia, như đề xuất của Publius, hầu như không có một cơ chế nào để Đảng Cộng sản Việt Nam biết tự tiết chế, kìm hãm những hành vi đục khoét, sách nhiễu, trấn áp hoặc kiểm soát quá đà nhân dân. Còn, “kiểm soát cơ bản” – bắt chính quyền phải lệ thuộc vào nhân dân, như Publius nhấn mạnh – thì hoàn toàn không.

Đến như báo chí tư nhân hợp pháp, đã có nhiều ở thời thuộc Pháp và có rất nhiều trong thời Việt Nam Cộng Hòa, người cầm quyền cộng sản cũng không để cho tồn tại, thì nói gì tới những công cụ “kiểm soát cơ bản” khác như hội đoàn tư nhânbiểu tình,đảng đối lậptư pháp độc lập hay bầu cử tự do và công bằng, v.v.

Có lẽ trong sự quẫn bách âu lo cho vận mệnh dân tộc, nhiều người vẫn đang cố kiên trì đánh tiếng cổ xúy, vận động cho ông này, ông kia, thuộc phe (giả định) này, phe (giả tưởng) kia lên nắm chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Ngoại trừ các cổ xúy có ngòi bút đã bị xoắn theo chiều bổng lộc, đã để ngọn lửa ân oán riêng tư bốc quá cao hoặc là một hỗn hợp của cả hai, những tiếng nói đó, quả thực, không phải không gây cảm kích lòng người.

Nhưng lấy gì để đảm bảo cho những kẻ, là con người chứ không phải thiên thần, đoạt được quyền trong một chính thể hoàn toàn vắng “kiểm soát cơ bản”, gạt được các dục vọng của bản thân và vượt lên được những hiểm nguy của cá nhân để phụng sự nhân dân, đất nước?

Lấy gì để chắc chắn những kẻ thâm như Tàu đã tỏ rõ quyết tâm xâm lược, quen trấn áp, tàn sát chính đồng bào của chúng sẽ không rắp tâm hăm dọa, mua chuộc, trừ khử mọi mầm độc lập, tiến bộ (nếu có) trong một chính thể đã thề nguyền “răng môi”, “16 vàng, 4 tốt”?

Ai, đảng cầm quyền nào có thể dựa vào lòng dân khi chính quyền của họ chuyên chĩa mũi súng “chống khủng bố” vào nhân dân; và luôn gọi đổng nhân dân tiến bộ là “thù địch”?

Ai? Đảng nào?

 

[i] Aristotle, Politics, Books III-V, The Great Books Foundation, Chicago, 1955, trang 13, 33, 37, 100. Quí vị có thể đọc bản dịch Anh ngữ tại đây  Hoặc mua bản dịch tiếng Việt tại đây.

[ii] Publius là bút danh chung của ba chính trị gia người Mỹ, Alexander Hamilton (1755-1804), James Madison (1751-1836) và John Jay (1745-1829). Tác giả của bài luận số 51 này đến nay vẫn chưa xác định được chính xác là ai giữa hai người, Madison và Hamilton. Các trích dẫn ở đây thuộc bản dịch (chưa xuất bản) của Phạm Hồng Sơn. Quí vị có thể xem nguyên bản Anh ngữ tại đây.

Bất Bạo Động: Tròng Diễn Luận? (phần I)

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Lịch Sử, Triết Học, Việt Nam on 2014/06/07 at 05:20

Phần I:

PHẢN KHÁNG CHỐNG BẠO LỰC: DIỆN VÀ ĐIỂM

DIỆN

ĐIỂM

 _____________________________

Có một câu tục ngữ tuyệt vời–đó là cho đến khi những con sư tử có sử sách riêng, lịch sử săn bắn sẽ luôn luôn tôn vinh các thợ săn. Điều đó chẳng đến với tôi mãi cho đến sau này. Một khi tôi ngộ ra thì tôi muốn là một nhà văn. Tôi phải là người viết sử đó. Nó không phải là công việc của riêng một ai. Nó không phải là công việc của một cá nhân nào. Nhưng nó là việc mà chúng ta phải làm, vì thế câu chuyện cuộc săn bắn lúc nào cũng phản ảnh sự thống khổ, nỗi cực nhọc, thậm chí cả sự dũng cảm của những con sư tử. ~ Chinua Achebe (Tiểu thuyết gia, nhà thơ, giáo sư, và nhà phê bình người Nigeria)

Oppression_Silence_1

LỜI MỞ ĐẦU

Gần đây các phong trào đấu tranh tại VN thể hiện qua phương cách xuống đường biểu tình chống đối nhà cầm quyền CSVN, nhất là phản đối hành động xâm lược mới nhất của Trung Quốc qua vụ giàn khoan Hải Dương-981 (HD-981), dường như đang dâng cao.

Ngoài phong trào tự phát kêu gọi tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, những lời “hiệu triệu” (từ các cá nhân sinh hoạt “chém gió” trên mạng—thuộc đảng phái chính trị hải ngoại hay không—cho đến các tuyên bố với ý đồ tốt của những nhóm xã hội dân sự trong nước) liên tục “khuyên” đám đông dân đen nên xuống đường “ôn hòa”. Bất bạo động như thế có làm bạo quyền không ra tay đàn áp bằng bạo lực? Chuyện giờ đã rõ.

Những lời kêu gọi này đã và đang làm mọi người hoang mang trong khi bất bình và phẫn nộ—nhất là sau khi chứng kiến các trấn áp bạo hành tàn nhẫn người biểu tình vào ngày 18/5/2014.  Đây không phải là lần đầu cho các trấn áp bạo hành. Nhưng tình hình đất nước đang đến hồi nguy cập so với năm 2011 khi các cuộc biểu tình bị trù dập trắng trợn bắt đầu xảy ra nơi công cộng trên đường phố.

Trong tình hình như thế, thiết nghĩ là các chất vấn sau đây khá quan trọng nhưng có thể bị xem thường:

  • Xử dụng phương thức bất bạo động để làm gì, trong bối cảnh nào và mang đến kết quả như thế nào, và có lợi/hại cho ai và vì ai?
  • Cuộc đấu tranh bất bạo động với quần chúng có nhất thiết phải là cuộc đấu tranh phi võ trang không?
  • Cuộc đấu tranh bất bạo động với quần chúng này có khi nào chỉ mang lại một “nền hòa bình tiêu cực”[i] vì chỉ là sự vắng mặt của những căng thẳng, bạo động, và nỗi lo sợ bị đàn áp bằng bạo lực chứ không phải “nền hòa bình tích cực” có công lý, hợp tác vì lợi ích chung, và có sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội?

Việc gỡ rối trong các nhận xét và phân tích liên quan đến bối cảnh và điều kiện cụ thể dẫn đến phong trào bất bạo động có khả năng thành công hay thất bại do đó là điều cần thiết.

Chúng ta có lẽ cần am hiểu (1) các hành vi cư xử nào đã thành khuôn mẫu nhưng không hề bị chất vấn vì đã được cung cấp sẵn và rồi thành thói quen trong suy nghĩ của các phong trào bất bạo động, (2) quá trình năng động mà trong đó có cả sự phát triển của chiến thuật lâu đời và sự sáng tạo cho các chiến thuật mới, và (3) mối tương quan giữa các phương pháp cụ thể của bất bạo động và mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và tầm nhìn của phong trào.

Đây là một vấn đề đáng quan ngại từ lâu nay. Không ai chối cãi phương thức bất bạo động—đặc biệt loại thực tiễn—có những ưu điểm của nó như đã từng được trình bày qua các báo điện tử như một loạt bài trên Dân Luận, Dân Làm Báo, của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, và hai thông cáo của đảng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (hay Việt Tân)—một đăng cùng vào ngày biểu tình 18/5 tại VN, và một mới nhất sau những cáo buộc của CSVN về bạo loạn tại Bình Dương, cũng như trong cuộc phỏng vấn của RFA với đảng Việt Tân gần đây vào tháng 3 năm 2014[ii].

Điều rõ ràng là có một vài hậu quả nghiêm trọng trước mắt một khi phương thức “bất bạo động” dần tạo ra khuôn mẫu do thói quen và trở thành diễn luận (vì được rao giảng cổ võ nhan nhãn rất “hoành tráng” trong và ngoài nước qua nhiều hình thức khác nhau).

Các hậu quả đó là (1) diễn luận bất bạo động vô tình đã loại trừ hành động tự vệ phản kháng một khi đã được định hướng và chỉ đạo (trực tiếp bởi quyền lực thống trị, hỗ trợ bởi nhóm công sai/cánh tay nối dài, và gián tiếp bởi các lực lương xem là độc lập), (2) diễn luận bất bạo động giúp che chở bảo bọc cường quyền độc tài (thông qua cảnh sát, mật vụ, tình báo, và quân sự) trong việc giữ độc quyền về bạo lực (trong một số trường hợp trên thế giới, điển hình là hiện trạng ở Việt Nam), và (3) nuôi dưỡng các ẩn ức tâm lý bạo lực trong diễn luận và phương thức bất bạo động.

Bài viết này sẽ được chia và sẽ đăng thành ba phần: (1) phần phân tích “diện” và “điểm” (hay “hiện tượng” và “bản chất”) liên quan đến các đối kháng/phản kháng của quần chúng tại Việt Nam; (2) phần phân tích hiện tượng tự vệ do nhập nhằng mà tạo ra sự lên án chỉ trích gán là bạo động, và phần phân tích về các ảnh hưởng lợi hại của diễn luận bất bạo động; và (3) phần kết thúc bàn về hạn chế của diễn luận bất bạo động.

PHẦN I

PHẢN KHÁNG CHỐNG BẠO LỰC: DIỆN VÀ ĐIỂM

Thiết nghĩ việc phân tích các tương đồng và khác biệt giữa “diện” và “điểm” (hay “hiện tượng” và “bản chất”) trong hiện tại và các khả dĩ liên quan đến phương thức đối kháng/phản kháng của quần chúng tại Việt Nam là điều không thể thiếu và cần thiết.

Hiểu biết thấu đáo vấn đề phức tạp mang tính sống chết này không hẳn là dễ dàng. Tuy nhiên, hy vọng bài viết này là một đóng góp để chúng ta có thể giúp nhau thông hiểu hơn nguyên tắc, sách lược và tính thực tiễn của bất bạo động và các giới hạn của nó. Hẳn nhiên bài viết lạm bàn này không có ý độc tôn tư tưởng, độc đoán chân lý, hay độc quyền khuyên bảo quần chúng.

Trước khi bàn vào vấn đề này, xin mạn phép định nghĩa diễn luận và các ảnh hưởng tiêu cực của diễn luận trước.

Diễn luận (discourse) là một khái niệm trừu tượng nhưng có thể được nhìn thấy qua “diện”.

Diễn luận bao gồm tất cả những diễn đạt (trong cả ngôn ngữ viết và nói) chung cho một ý nghĩa. Các diễn đạt này được xử dụng qua các dấu hiệu thường nằm trong tri thức biểu hiện của một nền văn hóa. Những ai có khả năng và quyền lực một khi sử dụng những diễn đạt đó sẽ tạo ra tác động và ảnh hưởng dù có chủ tâm hay không.

Tất cả dấu hiệu của diễn đạt khi gộp vào và được lặp đi lặp lại—qua các phương tiện tuyên truyền như truyền thông báo chí và văn học đại chúng (quốc doanh)—sẽ tạo thói quen trong ý tưởng và đi vào tâm lý trở thành vô thức thì gọi là diễn luận.

Ví dụ như diễn luận liên quan đến bất bạo động thì có các dấu hiệu như (1) các điệu bộ cử chỉ (ví dụ bực dọc hay khinh bỉ hành động hay bản thân nhóm công nhân hôi của), (2) cấu trúc (ví dụ như ranh giới giữa Sài Gòn và Bình Dương hay khu Vũng Áng), (3) vật liệu (ví dụ như cờ hay băng rôn khẩu hiệu xuống đường tôn vinh đảng), (4) sự im lặng (ví dụ như sự im lặng của cường quyền và báo chí về dữ kiện giàn khoan Trung Cộng vào lãnh hải VN đã hơn một tháng), VÀ cả dấu hiệu dốt nát (ví dụ như không biết về dữ kiện Trung Cộng xâm lăng hay các cuộc xuống đường). Xin nhớ dấu hiệu dốt nát là một dấu hiệu không thể xem thường hoặc cho là loại rất nhỏ so với các dấu hiệu kia vì tất cả đều nằm trong diễn luận này.

Khi có một tuyên bố về một chủ đề (thuộc về một diễn luận cụ thể) được chọn thực hiện, diễn luận này giúp cho chủ đề xây dựng theo một kiểu nhất định nào đó. Diễn luận này cũng hạn chế trường hợp có thể xẩy ra một khi chủ đề được xây dựng theo những kiểu cách khác.

Tất cả các dấu hiệu này sẽ tạo ra biểu tượng và tín hiệu, và truyền đi bằng thông điệp hầu tạo ra một hiện thực có khả năng “sàng tới sàng lui không cần cảnh báo”. Điểm tối quan trọng là một diễn luận hoàn toàn chủ chốt trong việc quyết định ai là người sẽ nói và nói về cái gì, khi nào, ở đâu, và nói với ai.

Tóm lại, diễn luận khi thực hành thì vừa là một hình thức thông tin và vừa là hành vi tạo ra được ý nghĩa. Diễn luận (qua phương tiện của các dấu hiệu nói trên) được sản sinh bằng cách cài khung (framing) trong quá trình tạo ra ý nghĩa để kiến thức được sản sinh và nuôi dưỡng. Khi kiến thức cưu mang nhiều biểu tượng/thông điệp mang tính tiêu biểu và đồng nhất được tiêu thụ và hệ thống hóa thì sẽ trở thành một ý thức hệ (ideology)—một ‘hệ tư tưởng’ hay là hệ thống những ý tưởng và quan điểm triết học, tôn giáo, hay chính trị.

Diễn luận dẫn đến ý thức hệ và hành động thì dẫn đến cả hai. Louis Althusser và một số học giả cho rằng khi xã hội vận hành quen dần theo một thể cách cụ thể nào đó thì tạo ra ý thức hệ mà xã hội đó đi theo, và diễn luận tạo ra trong lúc xã hội vận hành. Nói một cách khác, diễn luận là một công cụ để chuyển tiếp các hệ tư tưởng. Diễn luận giúp ta hiểu hơn về một xã hội (dù lớn hay nhỏ) và những hệ tư tưởng mà xã hội đó vận hành và chịu ảnh hưởng. Vì vậy, chúng ta từ đó nói và hành động mà không còn suy nghĩ nhiều về diễn luận, và điều này cuối cùng dẫn đến sự tập hợp các ý tưởng hay ý thức hệ.

Diễn luận không chỉ quan trọng cho tư tưởng chính trị, mà quan trọng cho tất cả các loại tư tưởng. Bất kể loại ý tưởng nào mà con người muốn thể hiện hoặc khuyến khích, họ cũng cần phải sử dụng ngôn ngữ đễ diễn đạt biểu tượng và tín hiệu một cách hiệu quả hầu thuyết phục “khán giả” (hay quần chúng).

Vì vậy, quá trình tạo nên diễn luận này nếu không đặt trên nền tảng giá trị mang tính đạo đức (ví dụ các đức tính trong ngũ thường: nhân, trí, tín, lễ, nghĩa) nhưng chỉ khiến “khán giả” phục tùng một cách tự nguyện thì các diễn luận ra đời trở thành loại diễn luận thống trị nhằm phổ biến, tuyên truyền, và kiểm soát việc áp dụng ý thức hệ làm cho con người trong một tổ chức hay xã hội đồng thuận không hề thắc mắc. Ví dụ, đảng CSVN vun trồng ý thức hệ “xã hội chủ nghĩa” qua một số diễn luận cụ thể—như diễn luận “yêu nước”—để thống trị đất nước qua các thông điệp “Yêu nước là yêu chủ nghĩa Xã hội”, “Đạo Pháp – Dân Tộc – Chủ Nghĩa Xã Hội”, “Vì Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” v.v…

DIỆN

Phương cách bạo lực của bạo quyền được thi hành mang tính hệ thống máy móc đã xảy ra đồng loạt toàn quốc trong nhiều năm qua nhưng chưa bao giờ được thấy rõ ràng như trong thời điểm này. Một nhà văn/cựu chiến binh người Bắc—một thời “trung với đảng” tham gia các trận chiến tấn công và cưỡng chiếm miền Nam—sau khi bị bắt chủ nhật 18/5 đã trần tình như sau:

Những con người công cụ này chỉ được giáo dục và rèn luyện về bạo lực. Bạo lực được tuyệt đối hóa. Lòng trung thành cũng được thể hiện bằng bạo lực. Với họ, chỉ có một giá trị là đảng cộng sản của họ.

Đọc tên các bạn trẻ bị bắt, bị đánh tôi lại nhớ đến những lời mạt sát tôi của người bắt tôi. Với những người có tuổi như tôi, họ đánh vào danh dự, vào nhân cách, họ sử dụng bạo lực tinh thần. Với những người trẻ, họ đánh vào thân xác, họ sử dụng bạo lực cơ bắp.  (Nhà văn Phạm Trọng)

Bạo lực tinh thần và bạo lực cơ bắp đã đặc biệt chiếu cố người Sài Gòn, nhất là các em sinh viên thanh niên trẻ tại Hà Nội và Sài Gòn. Hơn thế nữa, không thể chối cãi được là hiện tượng người yêu nước biểu tình bị bắt cóc và mất tích đang bắt đầu nhân cấp. Đây là tội ác rất nghiêm trọng mà CSVN đã và đang vi phạm theo Công Ước Quốc Tế về Bảo Vệ cho Người bị Cưỡng Bắt Mất Tích (The International Convention for the Protection of All Persons from Enforced Disappearance) vào năm 2006 tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Nhưng có mấy ai để ý hoặc biết nêu ra là gia đình người mất tích có quyền được bồi thường và được biết sự thật của việc bắt cóc/thủ tiêu. Trong khi đó thì CSVN xem chừng được miễn nhiễm vì nhiều lổ hổng trong luật lệ quốc tế trong khi cố tình không đưa vào hệ thống luật pháp hình sự.

Hiện nay không khí trong và ngoài nước vẫn bị bế tắc nặng nề bởi lời kêu gọi cho việc sử dụng ôn hòa và “kềm chế” nếu có xuống đường tự phát. Phương thức bất bạo động mang tính thực tiễn này thường bị cài khung (framing) bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan, và từ đó trở thành một diễn luận nhiều hơi hướng nghiêng về cái gọi là “hùng biện lý tưởng” (rhetorics of the ideal). Trong khi đó, ít ai dám lạm bàn về những sự thật và hạn chế của các phong trào đối kháng thường được xem như thành công trên thế giới, và từ đó, có thể xét đến bối cảnh riêng tại VN.

Diễn luận “bất bạo động”—dù chỉ là một trong các phương thức đối kháng/phản kháng nhưng dần dần được xem là cứu cánh—vì thế đang loãng dần ảnh hưởng vì không có tính thuyết phục, một khi vượt lên trên các lý do liên quan đến thiếu cơ hội/phương tiện.

Hãy bàn một chút về hiện tượng và bản chất của phong trào này.

Tất cả hình thức bất bạo động được rút ra từ các phong trào đối kháng của quần chúng xem có vẻ như chiếm ưu thế và xem là thành công trên thế giới.

Chẳng hạn chúng ta ngưỡng mộ thần tượng đấu tranh bất bạo động Mahatma Ghandi và Martin Luther King, Jr. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng chúng ta cũng không thể quên những người đấu tranh với phương cách hình thức tự vệ đối kháng khác hoặc cùng hoặc sau thời của hai nhà đấu tranh này.

Bhimrao Ambedkar (1891 – 1956)

Bhimrao Ambedkar (1891 – 1956)

Ví dụ như học giả/luật sư/chính khách Bhimrao Ramji Ambedkar—một người cùng thời với Gandhi—là một nhà hoạt động chính trị-xã hội nổi tiếng đã không ngừng nghỉ ủng hộ các quyền chính trị và tự do xã hội cho người dân bần cùng thuộc cấp thấp nhất (untouchables) của Ấn Độ. Một trong những bộ sách xuất bản của ông là “Hủy Bỏ Đẳng Cấp” (Annihilation of Caste) mạnh mẽ chỉ trích các nhà lãnh đạo tôn giáo chính thống Ấn Độ giáo, hệ thống giai cấp nói chung, và bao gồm “một lời phê bình khiển trách Gandhi” về chủ đề này. Những người ông phê phán nhiều nhất không phải là trào lưu chính thống hay cực đoan của Ấn Độ mà là thành phần người Ấn tự cho mình là “ôn hòa”—thành phần mà Ambedkar cho là tự mâu thuẫn vì vừa cho mình là ôn hòa mà vừa vin vào các bộ luật của Ấn Độ Giáo. Cho đến nay chúng ta không hề biết đến những hoạt động đóng góp của ông.

ArundhatiRoy-Gandhi-Ambedkar

Laura Flanders phỏng vấn nhà văn/nhà đấu tranh Arundhati Roy về quyển sách “Annihilation of Caste” (“Hủy Bỏ Đẳng Cấp”) của tác giả B.R. Ambedkar và huyền thoại m à phương Tây dựng lên về Mahatma Gandhi (ngày 21/10/2014, https://youtu.be/4-yMiBGBOe0)

Ví dụ như Malcolm X, một mục sư Hồi giáo người Mỹ gốc Phi và một nhà hoạt động nhân quyền cùng thời với Mục sư Martin Luther King. Ông là một nhà hoạt động can đảm ủng hộ một mực cho quyền lợi của người da đen, người truy tố các điều khoản khắc nghiệt nhất về tội ác người Mỹ trắng đối với người Mỹ da đen. Ông khẳng định chưa bao giờ ông là người khuyến khích bạo động[iii]. Tuy nhiên, Malcolm X đã bị gièm pha bằng nhiều cáo buộc rằng ông rao giảng phân biệt chủng tộc và “bạo lực” nên ít ai biết đến.

Malcolm X (1925 - 1965)

Malcolm X (1925 – 1965)

Còn vô số những người xả thân vô danh khác cùng thời cùng lúc đã đóng góp vào sự thành công chung của đất nước và phong trào đấu tranh của thế kỷ 20. Nhưng không phải ai cũng được tôn vinh? Tại sao? Tại sao có người được đề cao là ôn hòa và có kẻ bị lên án là bạo động? Tại sao khi hành động bạo lực của CSVN khi tấn công cưỡng chiếm miền Nam thì được ca ngợi—không những trong sự tự mãn của chính tập đoàn kẻ cướp mà còn từ phương tây, nhất là phe khuynh tả trước đây (dù rằng chân tướng của thằng độc tài gian ác cuối cùng đã lộ ra và bị lên án hiện nay)?

Lịch sử thường được viết bởi kẻ liên kết với quyền lực thống trị—nhất là sau khi thắng cuộc, và trở thành bộ nhớ thuộc lòng cho quần chúng qua cơ chế định hướng dư luận.

Như đã nói trên, tính chất hùng biện của diễn luận bất bạo động sẽ không còn mấy thuyết phục một khi không còn sát thực với tình hình và bối cảnh của một quốc gia. Và chính nó vô hình chung mang tính bạo lực vì đã áp đặt lên dân trí rằng đây là con đường duy nhất, và do đó, vùi lấp một thực tế phủ phàng.

Có ai đã quên rằng một số phong trào bất bạo động chống lại chế độ độc tài đã bị đàn áp thậm tệ và không đi đến thành công trong các quốc gia như El Salvador (1979-1981), Miến Điện (1988) và Trung Quốc (1989)?

Đó là chưa nói đến các thành công giả tạo của phong trào đối kháng bất bạo động.

Ví dụ, trong chiến dịch “Ấn Độ Ly Khai” (Quit India) mà Gandhi tiên phong tại Ấn Độ, ông Gandhi được báo chí Anh tung hô và tạo cho ông có danh tiếng. Báo chí Anh đã chọn tập trung tường thuật vào hành vi bất hợp tác của ông Gandhi thay vì vào hiện tượng hàng trăm cảm tử đã chiến đấu cho độc lập tự do của Ấn Độ bằng cách chế bom và ám sát các quan chức Anh, công chức bản địa.

Một quá trình cũng đã xảy ra như thế song song trong chiến dịch bất bạo động dành dân quyền của ông mục sư/ tiến sĩ Martin Luther King. Các giới truyền thông Hoa Kỳ không báo cáo về cuộc tuần hành đòi quyền dân sự tại Birmingham đã biến thành “bạo loạn”, và trong nhiều trường hợp tương tự, đã thực sự kích thích cho việc luật pháp địa phương và liên bang phải thay đổi dựa trên căn bản cấm không được kỳ thị người Mỹ da đen.[iv]

Khi nào dân chúng tự nguyện nhớ những gì kẻ thống trị muốn nhớ và quên những gì kẻ thống trị muốn quên, và qua đó, tự nguyện đưa cổ vào thòng lọng (qua bộ nhớ lịch sử chính thống) và cảm thấy tự sướng khi được kéo dây, giật, và xiết thì cơ chế đó đạt được việc“ổn định và phát triển đất nước”.

Đây là một trong những biểu hiện vô cùng hiệu quả của bạo lực vô hình (vì không cần sử dụng bạo lực cơ bắp) bằng các phương tiện của diễn luận và ý thức hệ để tạo ngu dân—một xã hội mà ngay cả trí thức cũng câm trong miệng và câm trong óc. Còn phó thường dân trong xã hội này thì sao?  Blogger Tung Do đã viết:

Tỉnh nào cũng có vé số, hằng ngày đưa dân tộc vào những con số (số đề) để đầu óc họ mụ mị đi, để họ cứ đi tìm cách làm giàu hư ảo, để họ quên đi thực tại thối nát, quên đi họ còn có những quyền cơ bản của con người mà Liên Hiệp Quốc công nhận!

Đó là chưa nói đến việc kẻ thống trị bắt chước các mô thức kỹ xảo (nhập từ phương Tây) mang tính tâm lý thụ hưởng ăn chơi và dục vọng của chủ nghĩa cá nhân. Đó là chưa nói đến các phương tiện kỹ thuật và thiết bị hùng biện khác để thống trị và kiểm soát làm đám đông quên lãng. Chẳng hạn như việc sử dụng bộ máy truyền thông làm công cụ. Malcolm X đã từng nhận xét rằng[v]:

Truyền thông là cơ quan quyền lực nhất trên trái đất. Họ có sức mạnh để làm cho những người vô tội có tội, và làm cho những người tội thành vô tội, và đó là quyền lực. Bởi vì truyền thông kiểm soát tâm trí của quần chúng. Nếu bạn không cẩn thận, các tờ báo sẽ khiến bạn ghét những người đang bị áp bức, và yêu những người áp bức.

Câu nói nổi tiếng nhưng không nhiều người biết đến này của Malcolm X có thể giúp chúng ta không còn ngạc nhiên để hiểu được tại sao Malcolm X bị thế giới truyền thông tạo ra một hình ảnh tiêu cực biến ông thành kẻ cần bị bôi nhọ là “bạo động”[vi]. Đây là một đề tài cần một bài tiểu luận riêng về bản chất và hiện tượng cũng như chức năng để bàn về các ảnh hưởng tiêu cực của thế giới và văn hóa truyền thông.

Tóm lại, việc ai chọn cho nói và việc gì được cho thấy qua phương tiện truyền thông chính thống hay các mạng thông tin chiếm ưu thế là một trong những mạch nhập nhằng quan trọng thuộc guồng diễn luận hầu tạo ra hình ảnh/biểu hiện và thông điệp sau cùng. Như vậy thì tín hiệu và bộ nhớ mà quần chúng nhận biết và ghi khắc chưa hẵn là sự thật.
Neutral_Einstein_V version

ĐIỂM

Đấu tranh bất bạo động thường được hiểu đơn giản theo định nghĩa ahimsa của Gandhi tức là không gây hại—không dùng hay trang bị vũ khí và phương tiện bạo động để tấn công cường quyền.

Gene Sharp, một nhà nghiên cứu về khoa học chính trị (cùng một số học giả khuynh tả khác như Peter Ackerman, Jack DuVall, Jonathan Schell) là người cũng thường được ca ngợi là nhà chủ xướng ra các phương thức bất bạo động mang tính sách lược thực tiễn dựa trên nền tảng này. Phương cách đấu tranh bất bạo động thường phủ nhận sự thụ động, và do đó cho là hành động, nhưng là hành động không dùng bạo lực. Số đông quần chúng và chính nghĩa được sử dụng như là hai nhân tố chính giúp phong trào lớn mạnh và thành công. Neutral_Einstein

Tóm lại, theo Viện Albert Einstein, “phương pháp đấu tranh sử dụng hình thức phản đối tượng trưng, bất hợp tác và thách thức, nhưng không dùng bạo lực, để tạo ra sức mạnh trong các cuộc xung đột”. Các hình thức của bất bạo động được đề cao là tuyệt thực, kiến nghị, phát tán tờ rơi, các cuộc biểu tình mang tính quần chúng, các cuộc đình công bãi thị/bãi khóa, và việc ngăn chặn luân lưu nguồn tiền đóng nộp.

Thật ra, Gene Sharp có đề cập đến các yếu tố của hình thức cưỡng chế (coercion) như là một trong các hình thức của phương pháp bất bạo động[vii]. Ông còn nhấn mạnh rằng chất lượng của các lựa chọn mang tính chiến lược được thực hiện bởi các nhà hoạt động trong phong trào bất bạo động có thể đóng một vai trò lớn trong việc xác định kết quả của cuộc đấu tranh bất bạo động.

Gene Sharp đã cảnh cáo rằng nếu không có hoạch định chiến lược cẩn thận thì năng lượng có thể bị chệch hướng sang các vấn đề nhỏ hoặc áp dụng không hiệu quả; cơ hội để thúc đẩy một chủ đích không sử dụng được; đối phương sẽ thiết lập cách đối phó qua nghị sự; những điểm yếu riêng của phong trào sẽ bành trướng; và nỗ lực để đạt được mục tiêu sẽ ít có cơ hội thành công. Ngoài ra, cách làm suy yếu sức mạnh của một tầng lớp áp bức là tổ chức đối kháng của tầng lớp mà nó thực sự phụ thuộc vào chứ không nhất thiết phải là từ tầng lớp bị áp bức trực tiếp trừ khi sức đối kháng này nhằm giúp thúc đẩy sức mạnh kháng cự của nhóm thứ ba đó.

Các trình bày lý luận này do đó nằm trong phạm trù bất bạo động mang tính thực tiễn[viii]. Việc tự vệ, kháng cự lại bạo lực, can thiệp trực tiếp khi kết hợp với vũ trang thường bị cho ra rìa, không được xem là phù hợp. Do đó phương thức bất bạo động thực tiễn này—dù vô tình hay cố ý—đã tạo ra một trong những cách kiểm soát, bao che, và bảo vệ cơ chế bạo quyền độc tài xảy ra khắp nơi trên thế giới.

Trong thực tế người đấu tranh luôn phản kháng/đối kháng bằng mọi phương thức, mọi nơi và hằng ngày. Hành động họ không hẵn phát sinh nhờ vào sự cổ võ và hướng dẫn của phong trào bất bạo động. Các đối kháng/phản kháng thực tiễn của người đấu tranh cũng có nhiều cấp—từ làm suy yếu tính hợp pháp của bạo quyền cai trị cho đến bất hợp tác cho đến can thiệp trực tiếp[ix].

Trong quốc gia pháp trị thì họ kháng cự bằng cách “làm theo định hướng” chẳng hạn như dùng tòa án để đấu tranh, vạch trần sai trái. Ngay cả dưới chế độ thực dân người ta vẫn thực hiện phần nào điều này. Ở chế độ độc tài toàn trị, độc tài cộng sản thì tòa án là cánh tay nối dài của cường quyền và nguời đấu tranh bị tước bỏ trắng trợn cái phương tiện đó.

Ngoài ra, trong trường hợp tại VN thì dù trong tư cách cá nhân hay nhóm đoàn, người đấu tranh còn sử dụng mọi phương thức, phương tiện bất hợp tác (hay bất tuân dân sự) để phản kháng lại cường quyền. Chẳng hạn như các nhà đấu tranh Dân Chủ không hợp tác khi có giấy mời triệu gọi tới phường để tra vấn. Chẳng hạn như luật sư Nguyễn Mạnh Tường thời Cải Cách Ruộng Đất/Nhân Văn Giai Phẩm đã từ chối tham gia vào guồng máy bạo lực và viết như sau trong quyển hồi ký “Un excommunié (Kẻ bị khai trừ)” xuất bản tại Paris năm 1992:

Tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền.

Hay như nhà thơ Hữu Loan sau tù đày và tù treo vì tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã chịu đựng nghèo khó mà “không hề cúi đầu” khi quyết định trở thành người “đi bộ ngược chiều”—“chiều của dòng chảy thuần tính xã hội chủ nghĩa, chiều của a dua hay im lặng”, “chiều của dòng chảy tiêu diệt niềm tin, tính tự trọng và …vô cảm trước các nỗi đau của xã hội”.

Và cũng có kẻ/nhóm/làng đã chọn phải tự vệ vì tức nước vỡ bờ, vì mưu sinh sống còn. Malcolm X_Self-Defense

Không có cuộc Nổi Dậy tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) mùa đông năm 1956, Văn Giang, Dương Nội, hay Đoàn Văn Vươn, Đoàn Ngọc Viết, Liệt nữ Anh Hào Lê thị Tuyết Mai, không có dân bắt cán bộ xã, không có nông dân quyết tử giữ đất thì liệu người dân có học được bài học nhận thức rồi đi đến hành động quyết liệt làm gương “vượt qua nỗi sợ” để từng bước lớn mạnh đương đầu với cường quyền?

Khi không có sức thì họ sử dụng thế. Đây là thời điểm họ nghĩ đến kế có sách lược chứ không còn tự phát thực tiễn nữa.

Trên hết, họ luôn luôn đề cao cảnh giác không để thông điệp của họ bị chiếm làm của riêng [hay tước hữu (appropriated)]. Vì họ biết rất rõ thông điệp và yêu sách của mình sau giai đoạn chiếm hữu thì đã bị xoa bóp nhào nặn qua nhiều năm tháng hầu định hướng lại cho phù hợp với đường lối chính sách và tuyên truyền của đảng, trong khi không còn mối lợi nào dành cho họ—những phó thường dân—cả.

Trong phạm trù và tầng độ văn hóa này thì người phản kháng cũng vận dụng tri thức quyết từ chối sử dụng những biểu tượng đã bị tước hữu bởi cường quyền.

Ví dụ điển hình về một hình tượng thuộc “tổ quốc” mà đã bị ĐCSVN bắt làm con tin. Cờ đỏ sao vàng dù là quốc kỳ (nguồn cờ xuất xứ từ tỉnh Phúc Kiến của đảng cộng sản Trung Cộng) của CHXHCNVN nhưng đã bị tước hữu bắt làm con tin phục vụ cho chế độ đảng trị CSVN. Khi người tự do hay người đấu tranh sử dụng lá cờ đỏ thì vô hình chung tự đặt để mình thuộc vào với chế độ CSVN, nghĩ rằng mình làm vì tổ quốc mà quên rằng biểu tượng lá cờ đã bị bắt làm con tin từ lâu lắm rồi.

Cũng như thế. Hình HCM, Võ Nguyên Giáp là biểu tượng của ĐCSVN. Giương hình đó lên thì dù muốn hay không cũng là thể hiện một lòng với chế độ của cường quyền. Như đã định nghĩa, lá cờ và hình lãnh tụ là các dấu hiệu mang tính vật liệu phục vụ trực tiếp liên quan đến tròng diễn luận “yêu nước” và phần nào có liên quan đến tròng diễn luận “bất bạo động”.

Trong cuộc đối đầu bất tương xứng giữa cường quyền (dùi cui, gậy điện, còng/cùm, súng, xe phóng thanh, ban tuyên huấn, tv, báo chí, truyền thanh) và người dân muốn tự do dân chủ (trên facebook, blog, twitter, cho thân thế cá nhân) thì tiếng nói và thông điệp là phương tiện mà người đấu tranh có thể sử dụng để tạo ưu thế.

Thông điệp “ổn định” đã bị tước hữu vì nó không còn ý nghĩa trung tính nữa mà bị thuần hóa cho đồng nghĩa với không khiếu kiện, không biểu tình, không phản kháng. Cũng thế, “đồng thuận” đã định hướng trở thành đồng lõa, đồng tình với áp bức trấn lột và bất công. Như vậy “đồng thuận” thành một trong những dấu hiệu “im lặng” trực tiếp liên quan đến tròng diễn luận “yêu nước” và phần nào nằm trong mắc xích của tròng diễn luận “bất bạo động”.

Tóm lại, người đấu tranh không thể để thông điệp đối kháng của mình bị chiếm đoạt làm của riêng [hay gọi ngắn gọn là “tước hữu” (appropriation)], và nhất là không để thông điệp đối kháng của mình rơi vào bẫy bị xào nặn đồng hoá hòa lẫn vào thông điệp của cường quyền chẳng hạn như nhà cầm quyền Việt Nam—kẻ vừa ăn cướp vừa đành trống la làng.

Ngoài ra, thông điệp về bất bạo động là từ nơi ai?

Đám đông phó thường dân hay người/nhóm không vị thế có khi nào được mời ngồi bàn cãi với các nhóm xã hội dân sự, với trí thức và những nhà bất đồng chính kiến, và cả với Đảng CSVN? Đám đông phó thường dân hay người/nhóm không vị thế có khi nào được dự phần xem lời kêu gọi “ôn hòa” mang tầm ý nghĩa chính trị lớn nhỏ và có lợi hại như thế nào trong phong trào đối kháng hay giữ nước? Lý do vì nội gián điệp viên trong các phong trào đối kháng có đủ thuyết phục? Khi nào và trong hoàn cảnh nào phương thức bất bạo động đã tự nó bảo vệ chế độ bạo quyền?

Thêm vào đó, tại sao hành động hôi của cướp phá của công nhân Bình Dương (cho dù có bị giật dây bởi một lực ma mảnh nào đó) bị miệt thị và liệt kê là “bạo loạn”? Giáo sư chuyên gia về VN Thomas Jandl, thuộc trường American University ở Washington DC, đã chỉ ra hố rãnh giữa công nhân bị bóc lột hằng bao năm trời và thành phần người Trung Cộng trấn lột là một trong những nguyên nhân chính hơn là vấn đề địa chính trị (geopolitics):

Bạo loạn có thể dễ dàng bắt đầu từ những vấn đề nhỏ, sau đó cộng hưởng với các yếu tố khác. Họ chỉ là những người công nhân, không phải là học giả khoa học chính trị hay sử gia. Họ có những đốc công “Trung Quốc”, họ cảm thấy rằng những người này không tử tế gì với họ cả, và bây giờ thì những người đốc công Trung Quốc, hoặc ai đó giống họ, lại đang xâm lược đất nước.

Ký giả Bill Hayton/BBC tường thuật tiếp như sau: “Công nhân phàn nàn về lương thấp, điều kiện làm việc kém (như chất lượng đồ ăn trong nhà máy tồi, bị hạn chế đi vệ sinh trong giờ làm việc), và bị giới quản l‎ý trù dập.” Rồi ông Bill Hayton cũng đã xác nhận thêm rằng: “một vài nhà máy [tại Hà Tĩnh], đặc biệt là các nhà máy Đài Loan sở hữu đã ưa tuyển dụng công nhân Trung Quốc hơn công nhân người Việt.”

Trong bài viết cho BBC này, ông Hayton sau đó đã nhận định rằng đây là một “thực trạng tức giận chưa đủ chín: một phần là chống Trung Quốc, nhưng phần có vẻ khẩn cấp hơn là chống lại giới chủ tồi.” Vậy tại sao thành phần công nhân lại trở thành mũi dùi và bị miệt thị?

Khi có miệt thị hành động cưu mang nỗi tức giận chưa chín muồi này của thành phần công nhân là “bạo động” hay “bạo loạn”  thì việc gì xảy ra kế tiếp và có lợi cho ai? Ai tạo ra hố rãnh giai cấp để trị?

Đó là chưa luận bàn đến việc bỗng dưng hành động cướp bóc hôi của bị đánh đồng thành hành động đại diện cho một quốc gia. Đây là một trong những sách lược hùng biện của kẻ chủ mưu: sử dụng thiết bị hùng biện (rhetorical devices) qua “tấn tuồng” nhằm thuyết phục “khán giả” trong và ngoài nước là hành động “bạo loạn” này của công nhân Bình Dương là điều không thể chấp nhận được.

Một khi đã thuyết phục được thì sẽ có các phản ứng ảnh hưởng nào lọt bẫy kẻ mưu chước?

Chắc hẳn không ai lại cổ võ hoặc bỏ qua cho việc cướp bóc hay hôi của. Thế nhưng hành động này được gán ghép cho tập thể mấy ngàn người biểu tình và là mũi nhọn của diễn luận “ổn định xã hội”. Thật ra, “[l]ý do‎ [chính phủ Việt Nam (một tổ chức mà ông Hayton gọi là một “tổ chức sáng dạ”) châm chước cho biểu tình với bạo loạn] là bởi Đảng Cộng sản cầm quyền muốn gây ấn tượng với hai nhóm khán giả: chính nhân dân của họ và các đối thủ nước ngoài.”

Từ cử chỉ “bực dọc và khinh bỉ” (thuộc dấu hiệu “điệu bộ cử chỉ”—một mắc xích của tròng diễn luận “yêu nước” mà chúng tôi đã trình bày ở đầu bài) đưa tới việc nẩy sinh ra một tâm lý ô nhục tầm quốc gia, và đồng thời, vừa tạo áp lực vừa là cơ hội cho các nhóm “khán giả” khác nhau (trong nước và hải ngoại) càng có dịp lên án mạnh mẽ những hành động “thiếu văn minh” này.

Ngoài ra, tiểu thuyết gia người Pháp Anatole France đã từng mỉa mai rằng: “Luật pháp (với bình đẳng là trọng tâm đồ sộ) cấm những người giàu cũng như người nghèo ngủ dưới gầm cầu, ăn xin trên đường phố và ăn cắp bánh mì.” Đương nhiên là người giàu không bao giờ ngủ dưới gầm cầu, ăn xin, và cắp vặt thế nên luật đưa ra chỉ để áp dụng trừng phạt và áp đặt lên người nghèo. (Chuyện đại gia, quan lớn đánh cắp của công và tài nguyên thì là một vấn đề “nhỏ” khác).

Thật khó thấy có một sự rối loạn nào, tự nhiên hoặc nhân tạo, trong xã hội đang có “trật tự” mà không dẫn đến cướp bóc hay hôi của ở đâu đó. Huống gì dưới một chế độ độc tài như Việt Nam khi khoảng cách giai cấp giữa giàu và nghèo quá lớn.

Như vậy, vấn đề có giàn dựng này (khi đã được các báo nước ngoài điểm chỉ) cho ta thấy điều gì? Nó phát xuất từ nguồn bạo lực tạo ra từ hệ thống cơ chế và giai cấp. Vậy thì ai chịu trách nhiệm đây? Hành động của người hôi của chăng? Chưa hẳn đúng. Hành động của họ chỉ là “diện” (hiện tượng) mà không phải “điểm” (bản chất) của vấn đề!

Vấn đề xây dựng một tri thức tận tường về bạo lực cơ chế và bạo lực văn hóa là một hành động không thể thiếu và cần thiết trong lúc sử dụng các phương cách đối kháng. Nên ta không thể đơn thuần kêu gọi quần chúng xuống đường tự phát nên “ôn hòa”, “kiềm chế”, hay bất bạo động.

Các thiết bị hùng biện (rhetorical devices) đã được dùng cho giàn dựng “tấn tuồng” và các thông điệp hoa mỹ—như “ôn hòa”, “kiềm chế”—với ý nghĩa chung chung mơ hồ như thế đều nằm trong mắc xích của tròng diễn luận “bất bạo động”.

Đây là cái bẫy tiếp tục được giàn dựng không phải chỉ từ bạo quyền CSVN mà còn do các lực đồng lõa khác.

Neutral_Tutu_2

Xem tiếp: Phần II & Phần III

________________________

CHÚ THÍCH

[i]  Martin Luther King đã đề cập đến hai loại nền hòa bình này trong một lá thư khi đang ngồi trong tù tại Birmingham. Ông chỉ trích mạnh mẽ không phải nhóm kỳ thị chủng tộc KKK hay các Hội Đồng Cố Vấn cho người Mỹ da trắng mà là những người Mỹ “ôn hòa” thiên”trật tự” thay vì công lý”; đây là những ai thiên về một nền hòa bình tiêu cực—với sự vắng mặt của các căng thẳng—thay vì một nền hòa bình tích cực mà công lý phải hiện diện; đây là những người [“ôn hòa”] thường  nói: “Tôi đồng ý với anh trong các mục tiêu mà anh đang theo đuổi, nhưng tôi không thể đồng ý với phương pháp hành động trực tiếp của anh.”

[ii]  “Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc”, RFA phỏng vấn người đại diện đảng Việt Tân, 16/3/2014.

[iii]  Malcolm X. 1992. February 2965: The Final Speeches. New York, NY: Pathfinder (trang 47). Trong một bài phát biểu vào ngày 11/2/1965, tại Trường London School of Economics, Malcolm X giải thích rõ vấn đề mô tả (mang tính đặc thù và có tính cách tách chia) sự khác nhau giữa bạo động và bất bạo động trong phong trào Dân quyền tại Hoa Kỳ đã được sử dụng như thế nào:

 

Tôi chưa bao giờ nói rằng người [Mỹ] da đen nên tấn công chống lại người da trắng, nhưng mà khi chính phủ không bảo vệ họ, người da đen có quyền làm [chuyện tự bảo vệ mình]. Đó là quyền lợi đã vạch sẵn cho họ. Tôi thấy có những người da trắng không ủng hộ lời khuyên dành cho loại người da đen không biết phòng thủ này lại là những người da trắng thuộc loại ‘chính trị tự do’ phân biệt chủng tộc. Họ sử dụng báo chí để tạo hình ảnh chúng tôi là kẻ bạo động.

 [Nguyên văn: “I have never said that Negroes should initiate acts of aggression against whites, but where the government fails to protect the Negro he is entitled to do it himself. He is within his rights. I have found the only white elements who do not want this advice given to undefensive Blacks are the racist liberals. They use the press to project us in the image of violence.”]

[iv]  Colaiaco, J.A. (1984). The American Dream Unfulfilled: Martin Luther King, Jr. and the ‘Letter from Birmingham Jail’”, Phylon, 45(1), 1-18.

[v]  Scardino, F. (2005). The Complete Idiot’s Guide to US Government and Politics. New York, NY: Penguin (trang 47).

[vi]  Powell, K., & Amundson, S. (2002). Malcolm X and the Mass Media: Creation of a Rhetorical Exigence. North Dakota Journal of Speech & Theatre, 15, 35-45.

[vii]  Sharp, G. (1970). Exploring Nonviolent Alternatives. Boston, MA: Porter Sargent (trang 31).

[viii]  “198 phương thức bất bạo động” (198 Methods of Nonviolent Action), The Albert Einstein Institution.

[ix]  Can thiệp trực tiếp là một loại đối kháng để làm gián đoạn các hoạt động bình thường có hỗ trợ giúp cho hiện trạng của nhà cầm quyền tiếp tục đứng vững, hoặc tạo ra những hành vi hoặc tổ chức có các mô hình mới được chuộng. Loại can thiệp gây rối bao gồm phong tỏa, tuyệt thực, tự xung phong vào tù. Loại can thiệp sáng tạo có thể bao gồm sự hình thành các cơ chế khác như trường học, các tổ chức kinh tế, và phương tiện truyền thông song song với cơ chế độc tài hiện hữu.

___________

BẤT BẠO ĐỘNG: TRÒNG DIỄN LUẬN?

Phần I: PHẢN KHÁNG CHỐNG BẠO LỰC: DIỆN VÀ ĐIỂM
Phần II: “TỰ VỆ HAY BẠO ĐỘNG?” & “BẤT LỢI VÀ CÓ LỢI CHO AI?”
Phần III: HẠN CHẾ CỦA DIỄN LUẬN BẤT BẠO ĐỘNG & TẠM KẾT

Bất Bạo Động: Tròng Diễn Luận? (phần III)

In Cộng Đồng, Chính trị (Politics), Lịch Sử, Triết Học, Việt Nam on 2014/06/07 at 05:10

Phần III:

HẠN CHẾ CỦA DIỄN LUẬN BẤT BẠO ĐỘNG

HIỆU QUẢ NGẮN HẠN

CẢI CÁCH HAY CÁCH MẠNG

TẠM KẾT

_____________________________

PHẦN III

Hãy minh bạch trong ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng và những ý tưởng mà chúng ta nuôi dưỡng. Vì ngôn ngữ là gì nếu không là sự biểu hiện của tư tưởng? Hãy làm cho suy nghĩ của bạn chính xác và trung thực, và bạn sẽ thúc đẩy sự ra đời của tự trị (sawraj[i]) ngay khi mà cả thế giới đang chống lại bạn. ~ Mahatma Gandhi

HẠN CHẾ CỦA DIỄN LUẬN BẤT BẠO ĐỘNG

Việc sử dụng các phương pháp bất bạo động thì phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm (1) các truyền thống liên quan đến nhân dân và lịch sử (ví dụ truyền thống chống ngoại xâm của người Việt), (2) trình độ kiến thức và kinh nghiệm của các vị tiên phong và các nhà hoạt động về phương cách bất bạo động, (3) tình hình chính trị và xã hội , (4) mức độ đàn áp các vị tiên phong và các nhà hoạt động xã hội sẵn sàng chịu hy sinh đau khổ, (5) bản chất của các mục tiêu thuộc phe đối thủ , (6) các nguồn tài lực mà đối thủ dùng để xử lý, (7) mức độ tàn nhẫn của đối thủ , (8) số lượng người tham gia phong trào bất bạo động và mức độ hỗ trợ phong trào nhận được từ công chúng, (9) chất lượng của các nhà hoạt động và các vị lãnh đạo, và (10) tính chất của yêu sách và tình hình cụ thể mà trong đó hành động của yêu sách diễn ra.

Như đã phân tích trong phần I, sự từ chối bạo lực—đặc biệt là không thừa nhận hành động có chủ đích tự vệ—tự nó đã chấp nhận các logic đạo đức của chủ nghĩa phát xít, rằng kẻ yếu phải chấp nhận sự cai trị của kẻ mạnh hay kẻ tàn nhẫn nhất trong các phương pháp mà họ sử dụng để kiểm soát người dân.

Phong trào bất bạo động tại VN do đó có thể là chất xúc tác dẫn đến các “cải cách” chính trị NHƯNG KHÔNG giúp lật đổ một chế độ mục rữa trong tinh thần cách mạng dân tộc.

HIỆU QUẢ NGẮN HẠN

Khi cổ võ cho bất bạo động, ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân, đã tuyên bố: “Cái giá phải trả để được các lợi điểm nêu trên là phải chấp nhận một cuộc đấu tranh lâu dài.” Sách lược lâu dài thì có lợi cho ai? Cho đảng phái nào? Cho nhà cầm quyền Việt Nam? Và cho ai/nhóm nào nữa? Chắc chắn không thể có lợi cho phó thường dân khi máu đã đổ thành sông và xương khô phủ khắp ruộng đồng.

Nhiều nhà hoạt động chống độc tài thuộc tầng hệ thống cơ chế đã từng than hỏi rằng: “Liệu công việc đối kháng nào sẽ có ý nghĩa và hiệu quả hơn: dùng thân thể nhiều người để phong tỏa một cây cầu trong một vài giờ hay cho cầu sập để kinh tế giao dịch qua cầu phải trì trệ trong vòng sáu tháng hay cả năm?”

Đây cũng là một trong những cách Việt Cộng đã từng sử dụng và công nhận là có ích lợi cho “công cuộc đấu tranh” cưỡng chiếm miền Nam VN của chúng. Trí thức CSVN sau 1975 cũng đã từng cổ võ cho sự bạo động của người tu hành dưới chiêu bài yêu nước. Lê Gia Hân thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã từng viết quả quyết như sau:

[T]hực tế lịch sử Việt Nam cho thấy, không phải mọi lúc, mọi nơi, tăng ni và Phật tử đều áp dụng phương thức bất bạo động trong các cuộc đấu tranh với quân xâm lược. Khi đất nước gặp họa xâm lăng, nhiều nhà sư đã “cởi cà sa, khoác chiến bào” trực tiếp cầm vũ khí đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.

Vậy tại sao diễn luận “bạo động vì yêu nước” đó lại bị bác bỏ hay tước hữu hiện nay bởi nhiều thành phần? Như vậy thì có lợi cho ai, cho đảng phái nào?

Bất bạo động không nên được xem là một loại thuốc chữa bách bệnh. Một số xung đột chính trị tự nó có khả năng kháng cự các giải pháp ngắn hạn, dù giải pháp ngắn hạn là bạo động hay bất bạo động.

Lực lượng vũ trang có thể cần thiết trong một số trường hợp để bảo vệ người dân. Chẳng hạn như ở Đông Timor nơi mà Liên Hiệp Quốc đã cung cấp lực lượng vũ trang giúp cho người dân an toàn hơn trong khi chống lại cuộc tấn công của lực lượng dân quân mà chính quyền Nam Dương đã bảo trợ. Vai trò của bất bạo động trong các cuộc xung đột sắc tộc cũng vì thế cần được đánh giá một cách nghiêm túc hơn khi mà dân chúng biểu lộ thái độ ngoan cố và thách thức mạnh mẽ hơn đối với phương thức bất bạo động.

Vấn đề bất bạo động có thể trở thành một lựa chọn thay thế cho chức năng bạo động trong quá trình xã hội tiến hóa hiện tại vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Tương lai của bất bạo động nằm ở chỗ làm sao đưa ra các phương cách áp dụng cả hai lực—sức và thế—mang tính sáng tạo hơn là nhấn mạnh quá nhiều vào chất độ tinh khiết trong khi ứng dụng. Nếu không, các áp dụng hiện nay cho phong trào bất bạo động đã vô hình chung loại trừ hàng triệu người dân trong việc dự phần vào phong trào.

Quan trọng hơn hết là gánh nặng của việc xác định thế nào là một hành động bất bạo động trong một trường hợp cụ thể phải thuộc về những người trong cuộc thực hành phương thức đó chứ không phải là người bên ngoài.

Không ai có quyền đánh giá thế nào là đúng và thế nào là sai dựa trên một mô hình hay tiêu chuẩn điển hình phát triển trong một bối cảnh khác với bối cảnh của nơi mà các hành động diễn ra trong hiện thực.

Điều này không có nghĩa là một phong trào bất bạo động nên gạt bỏ khỏi nền tảng luân lý của nó. Nhưng khi mối quan tâm của phong trào lại (1) tập trung quá nhiều về nguyên tắc của hành động bất bạo động thì các hành động của đám đông ở hiện trường có thể vô hình chung bị xiềng xích, và (2) khi kỹ thuật bất bạo động được chú trọng quá mức thì nền tảng luân lý của bất bạo động có thể bị suy yếu và phá hủy. Một khi cố làm cho các đề nghị dựa trên các mục tiêu không mấy gì là cao quý mà lại mong có khả dĩ được thừa nhận thì đấy chính là lúc mà chúng ta cần nghĩ ngang nghĩ dọc thêm về một sách lược thỏa hiệp.

Đối thủ thường không (cần) phân biệt giữa một hành động bất bạo động và bạo động dựa trên cơ sở có chủ ý hay không. Trong khi đó đấy lại là bản chất của những ai hành động. Đối với nhà cầm quyền hành động bất bạo động của bất cứ loại nào, dù là loại nguyên tắc hoặc sách lược, thì đều là có vấn đề.

Ngoài ra, hành động bất bạo động là trọng tâm của người sử dụng chứ không phải là trọng tâm của cơ chế. Do đó nhiều hình thức áp bức không có chỗ cho việc hệ thống hóa mà cũng không được phân tích ngọn ngành trong quá trình cổ võ cho phong trào bất bạo động.

Đối với nhiều nhóm phó thường dân bị áp bức trấn lột thì bất bạo động không còn tạo được hấp dẫn một khi (1) có sự quá tin tưởng vào tính phổ quát của bất bạo động, (2) quá tin vào sự đồng thuận trong xã hội cho tính người của bất bạo động, và (3) khi phong trào bất bạo động thất bại vì không thừa nhận các hình thức đàn áp xảo quyệt của nhóm thống trị.

Chúng ta nên thừa nhận rằng chuyển đổi một cơ chế có thể dẫn đến biến đổi cá nhân thì hiện tượng ngược lại cũng có thể xảy ra, như Anthony Giddens từng nhắc nhở. Đối với các nhóm liên minh, các nhà hoạt động bất bạo động do đó không nên tự mãn về tính “giải phóng” của phong trào bất bạo động trong lúc thể hiện các mối quan tâm quá mức của mình cho tính thuần khiết và độc lập của phong trào.

Khi bất bạo động chỉ được sử dụng như một phương tiện để kết thúc cuộc đấu tranh, bất bạo động sẽ thành vô ích ngay cả khi đạt chiến thắng hời hợt giả tạo bởi vì cuộc tìm kiếm chân lý cho sự tồn tại của con người đã không phải là mục tiêu cuối cùng của phong trào.

CẢI CÁCH HAY CÁCH MẠNG?

Nếu chỉ có hiệu quả ngắn hạn, câu hỏi kế tiếp và nhất thiết là phải biết chúng ta xuống đường “ôn hòa” là để làm gì? Cho cải cách hay cách mạng? Cải cách theo kiểu bình cũ rượu mới hay là cách mạng đập bỏ chai rượu?

Như đã đề cập ở phần trên, phong trào bất bạo động trên thế giới đa phần tập trung hoàn toàn vào chiến thuật ngắn hạn và chưa thấy bất kỳ các chiến thuật này có thể nào đạt được mục tiêu dài hạn cho phong trào. Mục tiêu dài hạn phải là đấu tranh cho một nền hòa bình mang tính tích cực.

Một học giả người Na Uy, ông Johan Galtung, đã mở rộng khái niệm về bạo lực (vượt lên trên tình huống của bạo lực cơ bắp công khai và trực diện, và vượt lên trên thể lý, cá nhân, chủ đích) bao gồm các hình thức ngấm ngầm như bóc lột, kỳ thị màu da hay chủng tộc, khử trừ loại bỏ, bất bình đẳng và bất công trong xã hội. Các hình thức ngấm ngầm này dù không cần phương tiện bạo lực trực diện vẫn có những tác hại cả về mặt thể xác và tinh thần trong đó có tâm lý.

Matrix_Violence

Bạo lực cơ chế không thể xuất hiện như thần như thánh trong văn hóa mà dựa trên các tập tục tìm thấy trong nền văn hóa đó. Nói cách khác, bạo lực cơ chế là một quá trình mà nhờ đó bạo lực văn hóa được thể chế hoá. Galtung đã đề xướng ý tưởng về bạo lực cơ chế trong lúc làm nổi bật vai trò của văn hóa bạo lực như là một phần của ma trận của một xã hội bạo lực—một ma trận thường được sử dụng vừa để biện minh và vừa hợp pháp hóa cả bạo lực cơ chế và bạo lực văn hóa. Các hình thức tập quán của bạo lực văn hóa có thể được tìm thấy trong các khía cạnh của văn hóa như tôn giáo, ý thức hệ, ngôn ngữ và nghệ thuật. Khi nói về ảnh hưởng tai hại của bạo lực văn hóa ông Galtung cho rằng:

Bạo lực văn hóa giúp cho bạo động trực diện (lên thể xác) và bạo lực cơ chế ở chỗ khi người ta nhìn thấy, và thậm chí cảm thấylà điều phải hoặc ít nhất là không sai [ii].

Nói một cách đơn giản, bạo lực văn hóa hợp thức hóa bạo lực cơ chế. Để giải thích rõ hơn các động tác của bạo lực, ông Galtung phân tách sự khác biệt và tính tương quan của bạo lực trực diện, cơ chế, và văn hóa như sau:

Bạo lực trực diện là một sự kiện; bạo lực cơ chế là một quá trình với những thăng trầm lên xuống; bạo lực văn hóa là một bất biến , một “vĩnh cửu. Ba hình thức bạo lực nhập cuộc ở các khoảng thời gian khác nhau, phần nào tương tự như sự khác biệt trong lý thuyết động đất—sự khác nhau giữa các trận động đất như một sự kiện, sự chuyển động của các mảng thạch quyển là một quá trình, và các đường nức đứt như một tình trạng lâu dài hơn.[iii]

Như vậy câu hỏi cần cân nhắc ở đây phải là: Tại sao khi sử dụng phương cách bạo động trực tiếp thì bị chống đối hơn là các phương cách của bạo lực mang tính cơ chế và văn hóa–dù nằm ở dạng sóng ngầm nhưng tác hại thì lan tràn vào mọi mạch máu của xã hội trong nhiều bối cảnh và qua nhiều thế hệ?

Blogger Lâm Mạnh Di đã than thở về cái chết bằng những cảm nhận sắc bén của mình khi thấy có quá nhiều người tập trung vào những hình ảnh trưng bày những cái chết dã man do nhà cầm quyền Trung Cộng tạo ra vì đã tàn sát tập thể các sinh viên tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989:

Một cái chết mau chóng dù sao cũng “hạnh phúc” hơn cái chết dần chết mòn, cái chết trong sự bị sỉ nhục, bị đầy đọa về tâm hồn lẫn thể xác như hàng trăm ngàn dân miền Bắc trong CCRĐ, hay biết bao nhiêu sỹ quan quân đội VNCH trong ngục tù được mang danh là trại cải tạo … Đó mới là những cái chết thê thảm và đau đớn. Polpot có thua gì, hay tìm đọc Gulag để thấy sự dã man của Stalin đối với dân tộc Nga.

Những tội ác khủng khiếp nhất, những kiểu giết người kinh dị nhất đều mang cái tên CNCS!

Chỉ với vài câu diễn tả khéo léo trong mỉa mai (bằng cách nhái cách gài khung của “đầy tớ” CSVN gọi dân oan là “ông bà chủ”), blogger Đặng Bích Phượng cũng đã lột tả được cơn sóng ngầm của bạo lực cơ chế và văn hóa đang âm thầm hủy hoại đất nước Việt Nam, nhất là những ai đang sống mà như đã chết:

“Trong cái nóng hầm hập, các ông bà chủ ngồi bệt ở ngoài cổng, bên trong cổng, cơ ngơi của các đầy tớ thật khang trang. Mọi cánh cửa đều đóng im ỉm, mát lạnh điều hòa.

Hôm nay, mồng 4/6, khắp mọi nơi người ta tưởng nhớ đến các nạn nhân của Thiên An Môn. Vậy có ai nhớ đến các nạn nhân còn đang sống đây không? Hơn 1000 dân oan Dương Nội, Văn Giang, Hải Phòng cùng đến mặt trận tổ quốc để gửi đơn kêu oan.

Vì thế, ông Johan Galtung phê bình phương pháp bất bạo động thực tiễn của ông Gene Sharp là loại “bất bạo động tiêu cực”, tức là không thực sự can thiệp và thách thức các “bạo lực của cơ chế”—một loại trấn áp trấn lột đã bện dệt trở thành bản chất của một xã hội và tạo vững chãi cho một nền văn hóa bạo lực. Ông đề xướng phương thức “bất bạo động tích cực” để chống lại các bạo động mà cơ chế tạo ra và được củng cố bằng một nền văn hóa bạo lực[iv].

Chất vấn về nguyên nhân của những cái chết dần mòn và trong sỉ nhục như thế lại dẫn đến một câu hỏi liên quan: vậy thì mục đích của phong trào đối kháng/phản kháng lại một thể chế độc ác vô nhân đạo phải là gì?

Protest Message

Khẩu hiệu xuống đường hay tại gia “VÌ MỘT QUỐC GIA CƯỜNG THỊNH, PHẢI THAY ĐỔI!” đã nói lên được ước muốn chung của người dân (khi đã nhận ra vô số sai lầm và khiếm khuyết của cơ chế “đồi trụy”). Nhưng nếu không có một mục tiêu nhất định thì thay đổi (cải cách) này cũng có thể bị tước hữu bỡi quyền lực đương thời để tiếp tục thống trị bằng cách hoán vị thay ngôi cá mè một lứa.

Mục tiêu chính là gì khi muốn “thay đổi”? Thay đổi cái gì và trong viễn quan của cải cách hay cách mạng triệt để? Thay đổi liên quan với đổi mới như thế nào?

Hãy nhìn vài thí dụ của diễn luận “đổi mới” của CSVN. Mục tiêu của chính sách “Đổi Mới” của ĐCSVN [vào hai thời kỳ: hoàn toàn thất bại về sản xuất nông nghiệp tại miền Bắc vào năm 1967 và lại tái diễn nhưng không thành công trong thập niên 1980s cho công nghiệp] như một ví dụ. Đổi mới về cái gì? Phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì có lợi cho ai? Đổi mới thật sự cho ai? Hay là “Đổi mới nhưng không đổi màu” và “Hòa hợp nhưng không Hòa tan” (lời Đỗ Mười tại khóa đảng CSVN lần thứ VII vào năm 1991)?

Chọn “thay đổi chậm và mang tính ổn định” (lời của Nguyễn Cảnh Bình, Giám Đốc nhà xuất bản Alpha Books, người được cho là “một nhà cải cách thực dụng và thẳng thắn” ủng hộ những gì ông gọi là “trung đạo” cho Việt Nam) hay muốn có “Mùa Xuân Việt Nam” thay đổi hoàn toàn một cơ chế?

Chúng ta xuống đường “ôn hòa” và “kềm chế” là để làm gì? Cho cải cách (bình cũ rượu mới) hay cách mạng triệt để (đập bỏ chai rượu)?

Tác giả Trần Ngân (trong bài “Vài Đánh Giá Ban Đầu Về Cuộc Xung Đột Hiện Nay Giữa Việt Nam Và Trung Quốc”) mới đây đã nói gì để mạng Bauxite Việt Nam cho là một tiếng nói “khách quan soi tỏ tình hình ở Việt Nam” và là một tiếng nói “trung ngôn nghịch nhĩ”:

Đa số những người có hiểu biết thật sự đều hiểu rằng chỉ có cách tách ra khỏi “quỹ đạo Trung Quốc”, dân chủ hóa đời sống chính trị, tự do hóa nền kinh tế để làm đất nước mạnh lên, hội nhập hơn nữa vào các chuẩn mực chung của văn minh nhân loại để tìm thêm những người bạn mới trên thế giới thì mới là cách tốt nhất để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, điều này lại vấp phải một trở lực quá lớn là ý thức hệ của đảng cầm quyền.

Thế thì “ý thức hệ của đảng cầm quyền” (theo chủ nghĩa cộng sản) có thể thay đổi bằng “cải cách”?

Trong bài phát biểu vào ngày 30/5/2014 tại Toronto nhân dịp buổi gây quỹ cho tổ chức “Tribute to Liberty” để dựng một đài tưởng niệm vĩnh viễn tại Ottawa, thủ đô Canada, để tưởng nhớ “hàng trăm triệu” linh hồn nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, ông thủ tướng Stephen Harper thuộc đảng Bảo Thủ của Canada đã nhấn mạnh rằng ý thức hệ này “gây nhiễm độc khắp nơi trên thế giới, trên hầu hết các châu lục” với ngút ngàn tội ác qua áp bức và giết người. Ông nói,

[D]ù ở bất cứ hình dạng, nhãn hiệu nào – chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Mác-Lênin, hay chủ nghĩa khủng bố ngày naytất cả đều có một điểm chung: sự hủy diệt, chấm dứt tự do của con người.

Ông Harper cảnh cáo rằng, “Tội ác xuất hiện dưới nhiều hình thức và chúng có thể tái sinh.” Không ai có thể phủ nhận là ý thức hệ của đảng Cộng Sản là một nền văn hóa bạo lực vì đã tước hữu tất cả đặc trưng văn hóa của quốc gia, tước hữu tất cả thông điệp/yêu sách về dân chủ tự do và quyền con người, và sau đó tất cả bị xoa bóp nhào nặn để định hướng lại cho phù hợp với đường lối chính sách của chính quyền.

Chủ đích tước hữu tất cả các thứ đó không phải chỉ hoạt động ở tầng tạo dựng ý nghĩa từ những giá trị nhập nhằng và xây dựng quyền lực không phân minh. Chủ đích tước hữu tất cả các thứ đó còn hoạt động cả trong tầng lớp hưởng thụ ăn bám như ký sinh trùng (sát cánh) giúp vận hành cỗ máy đó.

Có rất nhiều móc xích trong chuỗi ký sinh, loại trực tiếp và loại gián tiếp. Có ký sinh trực tiếp “còn đảng, còn mình”. Có ký sinh gián tiếp thoáng ra không ai nhìn thấy vì nó nằm xa mãi ở tận cuối chuỗi móc xích. Ký sinh trực tiếp thì biết (bám) chủ còn ký sinh gián tiếp nằm ở cuối chuỗi móc xích thì lờ mờ (lửng lơ) với chủ gốc.

Điểm đặc biệt ở đây khác với định luật sinh tồn trong quan điểm sự tồn tại thuộc về loại mạnh nhất (survival of the fittest) ở chỗ ký sinh rất dị ứng với việc chủ bị triệt tiêu. Vấn đề này rất hệ trọng vì làm rối loạn mối liên hệ của chủ-ký sinh (host-parasite relationship). Nguyên do bởi lẽ ký sinh và chủ có cùng một chu trình tiến hóa tương tác (co-evolution). Chủ có sống thì ký sinh mới tồn tại. (VietSoul:21)

Ngay cả khi chủ không còn sống thì ký sinh vẫn có thể tồn tại khi tìm cách “trao thân gởi phận” vào chủ mới—loại chủ thật ra chỉ biến thái trên bề mặt.

Cổ võ cho “cải cách” ý thức hệ với nhiều loại ký sinh trùng “trao thân gởi phận” như thế thật là chuyện không tưởng!!!

Một khi phương thức bất bạo động tập trung hoàn toàn vào chiến thuật ngắn hạn (và chưa thấy bất kỳ các chiến thuật này có thể nào đạt được mục tiêu dài hạn cho phong trào) thì làm sao có thể “thay đổi” ý thức hệ? Còn nếu chọn cách mạng xóa bỏ hoàn toàn một ý thức hệ—hiện thân của bạo lực—thì sao?

Cách mạng hầu (1) xóa bỏ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa vừa vô nhân vừa độc tài, (2) rũ bỏ dứt áo với văn hóa bạo lực, và (3) chôn vùi cơ chế bạo quyền CSVN đã sinh sản những bạo lực đòi hỏi một mục tiêu dài hạn. Trong khi đó việc ứng dụng phương cách “bất bạo động” thì không có chỗ để bàn đến ý thức hệ—một lãnh vực hệ trọng nhưng vô hình và bàng bạc khắp mọi ngõ ngách của đời sống xã hội và văn hóa—nên không thể chỉ mang tính thực tiễn thực dụng và chỉ nằm trong phạm trù duy lý.

Cách mạng ở đây không hàm ý là cuộc cách mạng “long trời lở đất” máu đổ đầu rơi mà là cuộc cách mạng vượt qua nỗi sợ, hoàn toàn xóa bỏ ý thức hệ độc tài và cơ chế bạo quyền bằng phản kháng toàn diện. Cuộc cách mạng này có sự tham gia của toàn thể người dân thuộc mọi thành phần xã hội dùng đủ các phương tiện, phương thức đứng lên đòi quyền làm người, quyền công dân tự do. Trí thức thì tách rời (bỏ đảng, bỏ hội đoàn) khỏi cơ chế áp bức đứng vững trong vị trí độc lập đối trọng với tuyên huấn trong việc chấn dân khí, hậu dân sinh. Công nhân thì kết đoàn đình công, thương gia thì bãi thị, sinh viên thì bãi khóa bãi trường, nông dân thì tử thủ giữ đất giữ làng.

Hành động của nhà thơ Hữu Loan và những ai tương tự là hành động phi thường của những cá nhân đơn độc trong một nền văn hóa và giữa một cơ chế bạo lực tạo ngu dốt và vô cảm. Hủy bỏ cơ chế và văn hóa bạo lực thì là chuyện tất phải làm và chẳng có gì là phi thường—nhất là khi mọi người đồng lòng từ chối rót dầu bôi trơn cho cỗ máy vận hành, khi mọi người luôn tìm cách gây trở ngại phá hủy cỗ máy thì nó sẽ ngưng hoạt động.

Ai quên rằng: Một viên đá cuội ở chiếc ná trong tay của David nhắm vào thái dương đã đánh gục gã khổng lồ Goliath. Một cây kim hoặc một cái tăm nhọn chọc thẳng vào tròng mắt của beo hùm cũng làm chúng đui mù rống chạy. Một chai nước lã trộn vào bình xăng, bình dầu cũng làm máy ì ạch và tắt ngủm. Một viên sỏi nhỏ bỏ vào tâm trục quay của máy móc dù tinh vi đến mấy cũng làm nó gãy càng ngừng chạy.

Con đường còn lại cho người bị áp bức là phản kháng và đối kháng bằng mọi phương tiện và mọi phương thức ở mọi nơi mọi lúc. Không chấp nhận văn hóa “xin—cho”, làm ký sinh trùng bôi trơn cho cỗ máy đang nghiền nát tự do, hạnh phúc, “đem bục công an đặt giữa trái tim người”[v].

Ex-prisoners_Message

Từ trái qua phải, hàng trên: Luật sư Nguyễn Văn Đài (Hà Nội), Anh Nguyễn Văn Túc (Thái Bình), Thạc Sĩ Nguyễn Tiến Trung (Sàigòn), Linh mục Phan Văn Lợi (Huế), Chị Phạm Thanh Nghiên (Hải Phòng), Giảng viên Phạm Minh Hoàng (Sàigòn)

Hàng dưới : Kỹ sư Phạm Văn Trội (Hà Nội), Sinh Viên Nguyễn Phương Uyên (Bình Thuận), Luật Sư Lê Công Định (Sàigòn)

Bất bạo động sẽ là vô nghĩa trừ khi nó đi đến tận gốc rễ căn bản của một vấn đề để thúc đẩy hòa bình tích cực.

Có nên chăng rút ra bài học cả thành công và thất bại của các phong trào bất bạo động lật đổ chế độ độc tài?

Ấn Độ sau khi ông Gandhi bị giết cho đến ngày nay vẫn chưa xóa bỏ được các cuộc cách mạng chống lại kỳ thị chủng tộc và kỳ thị giai cấp, chủ nghĩa thực dân, và bạo lực mà ông Gandhi đã tiên phong cổ võ.

Sự từ nhiệm của các nhà độc tài tại El Salvador và Guatemala sau một phong trào bất bạo động làm các khu đô thị tê liệt vào năm 1944 đã không chấm dứt được nghèo nàn sâu rộng và giảm được lượng tập trung quyền lực và ảnh hưởng chính trị trong xã hội nằm trong tay một số nhỏ giàu có.

Nga và một số quốc gia tự trị trong và ngoài Liên Xô thì như thế nào? Những phong trào độc lập và cải cách đã đem lại gì cho các xã hội Đông Âu này? Cải cách chuyển đổi từ chuyên chế CS độc tài toàn trị sang một xã hội với bầu cử phổ thông kinh tế thị trường nhưng truyền thông và báo chí cũng như các tập đoàn tài chính/kỹ nghệ được cổ phần hóa và vẫn nằm trong tay kiểm soát của tàn dư phe đảng nên vẫn không bảo đảm vấn đề công bằng công lý trong kinh tế và xã hội mà cũng chẳng chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt.

Miến Điện cũng thế. Nếu quân đội tiếp tục kiểm soát nhiệm kỳ tổng thống và không giao quyền lực cho các nhà lãnh đạo dân sự thì tính hợp pháp và sự ổn định của quá trình chuyển đổi chính trị không thể nào hoàn chỉnh. Cho dù bà Aung San Sui Kyi được nhiều ủng hộ đồng tình trong và ngoài nước, sức lực cán cân của Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ quá mỏng nên không thể làm suy yếu chế độ độc tài.

Đó là vì chế độ Miến Điện có các sách lược nhằm ngăn chặn các luồng thông tin đến tới công chúng cũng như bên ngoài. Đây là cách chế độ (bình cũ rượu mới) miễn nhiễm với dư luận toàn cầu. Hơn nữa, kỹ nghệ hiện đại sử dụng để kiểm soát đám đông thường ngăn chặn sự hiểu biết của người dân về bản chất của tội ác mà chế độ cầm quyền đã thi hành. Công cụ kiểm soát mới mà cảnh sát sử dụng giờ đã uyển chuyển nhưng không hẵn kém hiệu quả so với cách cưỡng chế gây chết người để chống lại các hành động bất bạo động. Chế độ bình cũ rượu mới này thiết kế một chương trình hành động để bọc kẹo các tác dụng của đàn áp khiến truyền thông không thể nào tường thuật được chính xác về toàn bộ tình hình trong đó có các giai tầng của cưỡng chế ép buộc. Tóm lại, Miến Điện cho dù chấm dứt thể chế “xã hội chủ nghĩa” vào năm 1988 (sau cuộc Nổi dậy 8888 như là một “Diễn biến hoà bình”) nhưng cho đến nay vẫn có rất nhiều vấn đề hiến pháp khác cần được giải quyết vì vẫn bị ám bởi bóng ma cộng sản độc tài và sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Trung Cộng.

Ai Cập sau ba tuần của một “làn sóng cách mạng hoa lài” vào cuối năm 2010 thì sao? Nên nhớ, đây không phải là một phong trào chỉ có bất bạo động để thay đổi một chế độ độc tài mặc dù các mạng truyền thông không tập trung vào các cảnh bạo động. Làn sóng cách mạng thành công này vừa có bạo động vừa có bất bạo động với nhiều náo loạn tầm quốc gia nhưng vẫn không thiêu hủy cơ chế độc tài, không đồng nghĩa với một bảo đảm thật sự cho các chính sách dân chủ chung hòa (democratic inclusion), công bằng xã hội, bình đẳng trong cơ hội, và bảo vệ quyền con người. Khi điểm chỉ nguyên nhân thất bại (qua cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do) là do “chưa kịp phát triển đủ nền tảng xã hội dân sự”[vi] thì quả là phiến diện thiếu chiều sâu vì đơn giản hóa một bức tranh phức tạp. Phân tích như thế là đổ một trách nhiệm quá lớn cho khối xã hội dân sự trong khi ý thức hệ mang hiện thân bạo lực của xã hội Ai Cập (và chúng ta có thể thấy hiện tượng tương tự như dưới chế độ CSVN) thật ra là nguyên căn đã đem lại một hậu quả sâu rộng tiêu cực và phá hủy tâm và tầm của con người trong xã hội đó.

Thế thì bài học lịch sử là gì?

Chuyện lật đổ nhóm cầm quyền độc tài chuyên sử dụng bạo lực tuyệt đối hóa không thể chỉ là vấn đề cải cách và dẫn tới nền hòa bình tiêu cực thiếu công lý và không có sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội—như dưới chế độ CSVN khi mà chính trị vẫn là thủ thuật giật bánh, đòi bánh, chia chác bánh, nhưng chỉ vẽ bánh mà không để dân lấy bánh.

Thứ hai, việc dọn đường chuẩn bị xóa bỏ các ảnh hưởng sóng ngầm tiêu cực của tròng nô lệ trong tư tưởng, tâm lý, và hành động xóa bỏ tất cả các bạo lực từ thể xác, tinh thần đến cơ chế và văn hóa. Đó mới chính là mục tiêu quan trọng nhất.

Ngoài ra, việc thách thức một số giả định rằng “phương cách nào—dù là bạo động hay bất bạo động—thì có hiệu quả hơn” phải được đưa ra qua các ví dụ đơn giản, chẳng hạn như khi nào bạo động hay bất bạo động sẽ tạo phản tác dụng đối với bạo quyền hoặc người biểu tình. Sau đây là một số đề nghị thiết thực:

  • Vạch trần các “tiêu chuẩn kép” (double standards) trong các cuộc thảo luận của bạo động/bạo lực và bất bạo động, ví dụ bằng cách chỉ ra thế nào là hữu hiệu và về những thất bại của các phong trào bạo động cũng như bất bạo động.
  • Làm cho mọi người biết đến trong khi không có chủ ý áp đặt các nghiên cứu thiên vị cho một trong hai phong trào.
  • Hiểu và hành với cả hai truyền thống nguyên tắc và thực tiễn trong bạo động và bất bạo động, và sự tương tác giữa nguyên tắc và hiệu quả.
  • Chứng minh được vấn đề đấu tranh bất bạo động “không liên quan gì tới thụ động, quy phục hay hèn nhát.”
  • Vạch rõ thế nào là bất bạo động thực tiễn, sách lược, hay nằm trong nguyên tắc thiên triết học.
  • Không tìm cách áp đặt và tự mãn khi cho phương cách này hay phương cách của mình là đúng để tránh các dấu hiệu bạo lực về mặt tâm lý.

Tất cả các cuộc cách mạng đều có thỏa hiệp, và mang tính đa dạng của các chiến lược, chiến thuật, và triết lý. Những lập luận cho hành động bất bạo động và chống lại bạo lực/bạo động phải được hiểu chỉ là những xu hướng, không có các chân lý phổ quát.

Khi “bất bạo động” được đề ra như một chiến thuật nghiêm ngặt và theo chiều thu hẹp như thể là phương tiện thích hợp duy nhất ở các quốc gia độc tài và chậm phát triển (chứ không là một sách lược hay lý thuyết cho sự thay đổi trong xã hội) thì không thể nào tạo ra các thay đổi sâu rộng và lâu dài.

Chúng ta không thể đồng lõa để các lập luận bất bạo động trở thành tròng thắt cổ diễn luận vì tròng làm bằng vải lụa mượt mà—loại vải lụa đan dệt tinh vi bằng sợi chỉ mang màu lý luận chính trị trọng nhu bất cương.

TẠM KẾT

Dù rằng đây là bài phân tích và phê phán diễn luận bất bạo động, chúng tôi thiết nghĩ cũng cần phải có cái nhìn sâu hơn bề mặt của “diện” (hay “hiện tượng”) để hiểu “điểm” (hay “bản chất”) của các phong trào phản kháng tại Việt Nam.

Hy vọng là thế.

“Bất bạo động” từ nhiều hình thức khác nhau (là tâm công, là vận dụng địch như chiến thuật liên tục làm kẻ thù đổi hướng quay sang phe ta) có thể trở thành nén, dồn năng lượng, chờ đúng thời cơ, đúng hướng bật lên, và chuyển sang tự vệ/đối kháng trực diện bằng cách ĐÁNH ngay vào nhược điểm của bạo quyền.

Và nếu thế thì tùy theo tình hình trong bối cảnh Việt Nam, hành động tự vệ linh hoạt và linh động của nhiều nhóm đoàn sẽ mang tính đột kích đột phá, không phải là bất bạo động tự phát xảy ra nữa, mà đã có thể xảy ra sau khi chuyển từ sử dụng phương cách bất bạo động thực tiễn.

Có lẽ chúng ta—đám đông nhân chứng—phải cởi trói tư tưởng không nô lệ dựa dẫm chỉ vào một chủ thuyết/nguyên tắc/phương cách. Ngoài ra, đám đông nhân chứng tiếp tục rèn luyện khả năng nhận xét/phân tách và tri thức cách mạng, và hun đúc hành động phản kháng/đối kháng giống như là tinh thần và tính cách của NƯỚC.

Nước rất mỏng manh. Nước khởi đầu leo lách.

Nước có đoạn chảy xiết nhưng khi ánh sáng nhiệt đủ độ đốt có thể chuyển sang dạng ngầm. Nhưng nước không tuyệt tử. Nước chỉ ngầm thấm.

Nước róc rách âm thầm tuôn chảy trước khi chuyển thành thác đổ.

Nước khi ấy làm xói mòn đá và lật đổ núi đồi.

Điều oái ăm là nạn nhân, đám đông nhân chứng (trong đó có chúng ta) thường chui rúc ở góc quán lá cuối con đường mang tên “lú lẫn lãng quên”.

Quán lá ấy tồn tại một khi bạo lực được tuyệt đối hóa và đám đông nhân chứng tự mình chấp nhận quán lá “lú lẫn lãng quên” là một nhà lầu nguy nga có chủ quyền và chính thức. Quán lá ấy chỉ tồn tại một khi đám đông nhân chứng tự bằng lòng đu đưa nằm trên võng lưới nô lệ của”nội thực dân”—võng lưới mà tư bản đỏ đã tròng vào, giật dây, và xiết chặt đến độ không muốn vực dậy. Quán lá ấy vẫn mãi tồn tại một khi mà đám đông nhân chứng thích đu đưa trong khoái cảm. Hãy nhìn những thanh niên đoàn CSVN quốc nội, du sinh, và Việt Kiều tại Đông Âu hân hoan khoe khoang trên mạng sau khi xuống đường biểu tình chống Trung Cộng với cờ đỏ sao vàng—một biểu tượng của tổ quốc đã bị bắt làm con tin nhốt vào chuồng của đảng.

Đám đông nhân chứng vì vậy ù lì ở vũng nước tù, vì vậy đi mà như ngủ, đi trong mê sảng như thể chỉ có mình, đi mà như không thấy trên đường bao kẻ với lương tri tỉnh thức bị bạo lực trù dập, quên phắc đi rằng là khi tụ họp và sẵn sàng thì nước sẽ thành thác lũ với sức mạnh dũng mãnh nứt núi, đổ đồi.

Nước nứt núi, đổ đồi phá hủy toàn bộ cơ chế trong ý chí đoàn kết một lòng bất hợp tác toàn diện.

Ai còn biết đến nước thì rõ bản năng của nước—một bản chất lúc len lách, lúc vượt tràn hoàn toàn bất hợp tác với tròng diễn luận “bạo động” hay “bất bạo động” áp đặt sẳn.

Còn biết đến nước. Còn sống với nước. Còn nhớ rằng những cơn thác lũ đã từng sói mòn và cuốn trôi những chướng ngại trên đường ra biển cả ở mảnh đất mang hình chữ S này.

Còn nước—nguồn sinh lực chảy ngầm hội tụ thành cơn lũ cuốn sạch đi những vũng tù độc hại đem lại nguồn sống mới cho dân Việt để nuôi dưỡng linh khí Việt.

Nước là chúng ta, chúng ta là nước.

 

Xem tiếp: Phần I & Phần II

________________________

CHÚ THÍCH

[i]  Swaraj (tự trị) đặt trọng tâm vào cách quản trị không phải do một chính phủ phân cấp mà là thể chế tự quản trị thông qua xây dựng cá nhân và cộng đồng. Chủ đích của tự trị là đối kháng quyền lực thể chế chính trị mang tính tập trung.Thể chế tự trị ở đây là một đường lối phản kháng lại hệ thống chính trị và xã hội do nước Anh khởi thiết chế, khái niệm về Swaraj của Gandhi nhấn mạnh loại bỏ thể chế chính trị, kinh tế, hành chính, luật pháp, quân sự, và giáo dục Anh quốc tại Ấn Độ. Nguyên văn tiếng Anh câu nói của Gandhi: “Let us be clear regarding the language we use and the thoughts we nurture. For what is language but the expression of thought? Let your thought be accurate and truthful, and you will hasten the advent of sawraj even if the whole world is against you.”

[ii]  Galtung, J. (1990). Cultural Violence. Journal of Peace Research, 27(3), 291-305 (trang 291).

[iii]  Galtung, J. (1990). Cultural Violence. Journal of Peace Research, 27(3), 291-305 (trang 294).

[iv]  Galtung, J. (1969). Violence, Peace, and Peace Research. Journal of Peace Research, 6(3), 167-191.

Galtung, J. (1985). Twenty-five years of peace research: Ten challenges and some responses. Journal of Peace Research, 22(2), 141-158.

[v]  “Nhân Câu Chuyện Mấy Người Tự Tử”, Lê Đạt

[vi]  “Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc”, RFA phỏng vấn người đại diện đảng Việt Tân, 16/3/2014.

___________

BẤT BẠO ĐỘNG: TRÒNG DIỄN LUẬN?

Phần I: PHẢN KHÁNG CHỐNG BẠO LỰC: DIỆN VÀ ĐIỂM
Phần II: “TỰ VỆ HAY BẠO ĐỘNG?” & “BẤT LỢI VÀ CÓ LỢI CHO AI?”
Phần III: HẠN CHẾ CỦA DIỄN LUẬN BẤT BẠO ĐỘNG & TẠM KẾT

Phạm Lưu Vũ – Kinh sách của nước Vệ

In Lịch Sử, Liên Kết, Triết Học, Văn Hóa on 2013/10/30 at 22:55

Khổng Tử và các đệ tử.

Nghe nói đến viếng nhà có tang thì cơm không được ăn no, rượu không được uống cạn. Về đến nhà rồi thì hết ngày không ca hát, không cười cợt, quần áo phải thay ra, ba ngày không được gần thê thiếp… Người đang có tang thì cả năm không đi dự giỗ chạp, khai trương, cưới hỏi… của bất cứ nhà ai… Chắc không chỉ vì “Lễ“ quy định phải như vậy. Lại nghe nói sinh khí thuộc về dương, tử khí thuộc về âm.

Người thông minh, sáng suốt thuộc về dương, kẻ u mê, lú lẫn thuộc về âm. Người lương thiện, tử tế thuộc về dương, kẻ bất lương, đểu cáng thuộc về âm. Quân tử thuộc về dương, tiểu nhân thuộc về âm. Cả đến thiện, ác; chân, ngụy cũng phân biệt như vậy, thiện thuộc về dương, ác thuộc về âm, v.v… Thánh nhân đặt ra phép cúng tế quỷ thần, quy định “Lễ“ đối xử với người chết chắc không phải vì Thánh nhân mê tín dị đoan. Chính vì sợ sẽ diễn ra cái buổi âm thịnh, dương suy trên cõi trần (gian) này vậy…

Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử một hôm giảng về Lễ (phép tắc, pháp luật…). Lễ của Ngài bao trùm cả cái nhẽ sinh tử của cuộc đời. Hết “sinh“ rồi đến “tử“.  Riêng “Lễ“ về “tử“ của Ngài thì chung quy chỉ bốn bài sau đây là gồm hết.

Thứ nhất: Có cái chết là sự tiếp tục của những đạo lý lớn trong thiên hạ (“Tử vi Thánh nhân –chết thành Thánh nhân, như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn Vương, Chu công …).

Thứ hai: Có cái chết là sự tiếp tục của một sự nghiệp trong đời (“Tử vi hiền nhân –chết thành hiền nhân, như Cơ Tử, Tỷ Can, Tử Văn, Quản Trọng…).

Thứ ba: Có cái chết đơn giản là sự trở về cõi vĩnh hằng (“Tử vi sa trầnchết thành cát bụi, lành như cát bụi, lẽ thường của vạn kiếp sinh linh). Song để đạt được những điều đó, thì tất cả những người chết đều phải được người sống đối xử sao cho đúng với “Lễ“.  Thuận theo Lễ thì cát (gặp được yên ổn). Nghịch theo Lễ thì hung (gặp phải hiểm họa), có khi hậu quả không biết thế nào mà lường được. Cái đó gọi là: “Tử phù đạo tặc“ (cái chết giúp rập cho trộm cướp).

Tài tử Hồng Kông Châu Nhuận Phát trong vai Khổng Phu Tử (movie about Confucius)

Giảng đến bài này, Ngài nói: “Bản thân cái chết không có lỗi gì. Chính những kẻ đang sống mới cố tình làm cho cái chết ấy biến thành một hiểm họa trong đời đấy thôi“.  Nói đến đó, Ngài bỗng trầm ngâm, chưa biết phải lấy thí dụ thế nào cho các học trò hiểu thì vừa lúc ấy, gia nhân báo có người muốn xin vào gặp để biếu kinh sách. Khổng Tử mừng rỡ nói:

“May quá! Kẻ mang cái thí dụ sinh động ấy đến vừa kịp lúc, vừa kịp lúc“.

Học trò nhìn nhau ngơ ngác, chưa hiểu Ngài nói thế là có ý gì thì thấy một người ôm một chồng sách khệ nệ bước vào. Người ấy mặt chuột tai lừa, đầu đội mũ cánh chuồn, trang phục cũng ra dáng kẻ sĩ, chỉ tội ánh mắt hết sức u tối. Cẩn thận đặt những cuốn sách mạ vàng lên một chiếc đôn, người ấy bước đến trước mặt Khổng Tử vái dài một cái. Chưa kịp nói gì thì Khổng Tử đã hỏi ngay:

“Tiên sinh từ nước Vệ tới đây có phải không?“.

Người ấy giật nảy mình, trợn mắt kinh ngạc, hỏi:

“Cớ sao Phu Tử lại biết tôi là người nước Vệ?“.

Khổng Tử trả lời:

“Trên người tiên sinh có mùi tử khí. Vì thế mà tôi biết“.

Người đó hoảng sợ rùng mình một cái. Vội vàng hỏi tiếp, giọng có vẻ hơi bất bình:

“Chẳng hay Phu Tử muốn rủa tôi, mong cho tôi chết sớm hay sao? Tôi đường đường đại diện cho kẻ sĩ của cả nước Vệ, còn đang sống khoẻ mạnh, minh mẫn thế này. Tại sao Phu Tử lại bảo tôi có mùi tử khí?“.

Khổng Tử vẫn thản nhiên nói:

“Tất cả người nước Vệ hiện thời đều có mùi tử khí hết. Vì thế, trong nước không ai ngửi ra đấy mà thôi. Khâu (tên tục của Khổng Tử) này nghe nói tử thi thì phải được chôn xuống đất hoặc đốt thành tro bụi. Nếu để quá một tuần (mười ngày), thì âm khí sẽ ám đến phạm vi một thành. Quá trăm ngày, âm khí sẽ càng loang rộng ra, ám đến phạm vi châu, quận… Hôm trước Khâu này xem thiên văn, trông về hướng địa giới nước Vệ, thấy âm khí đã ám đến tận trời, trùm khắp cả bờ cõi. Tất trong nước có tử thi đã để quá ba năm chưa chôn“.

Người đó nghe nói thì sợ toát mồ hôi. Bèn nghĩ lại việc nước mình. Quả vua Vệ là Linh Công chết đã lâu, nhưng đám con cháu chỉ mải lo giành nhau ngôi báu, lại thấy cứ để như thế xem ra còn có cớ mà tha hồ bịp bợm. Vì thế nhất quyết không chịu đem chôn. Thật là những kẻ vì lợi mà sẵn sàng quên cả hiếu. Có biết đâu cái món âm khí ấy nó lại ghê gớm đến thế. Bèn hỏi:

“Vậy bây giờ Phu Tử bảo phải làm thế nào?“.

Khổng Tử nói:

“Lại còn làm thế nào ư? Sở dĩ âm khí đã dâng lên trùm kín cả bờ cõi, bởi nước Vệ của tiên sinh bây giờ, tất cả những gì thuộc về âm đều đang thịnh, tất cả những gì thuộc về dương đều đang suy, danh và thực đều loạn, thật và giả đều lẫn lộn. Điều ấy chỉ có lợi cho bọn ăn cướp mà thôi. Đó chính là thời vận cực thịnh của lũ tiểu nhân và những kẻ chuyên nghề trộm cắp, bịp bợm. Nay người chết thì phải đem chôn, thế thôi. Có điều, đã nhiễm phải âm khí nặng như vậy thì người nước Vệ đời nay tất bị u mê, lại hay trí trá lắm, khó mà tiếp thu được đạo lý. Cứ tiếp diễn mãi như thế này, e rằng thế gian ngày nay không tìm đâu ra một qui tắc nào khả dĩ có thể áp dụng cho người nước Vệ được. Có lẽ phải đợi đến những đời sau may ra…“.

Kẻ sĩ người nước Vệ tất nhiên chẳng đời nào chịu công nhận những điều đó. Bèn hướng cặp mắt u tối về phía Khổng Tử mà cãi:

“Nước Vệ tôi xưa nay rất chú trọng đến việc dạy dân. Những kẻ sĩ danh giá đi lại ngoài đường, ngoài chợ đông như rắc trấu, ai ai cũng có thể làm ra văn chương, thi phú, chính sự được ca tụng hết lời, pháp luật mỗi ngày mỗi đẻ ra những cái mới. Trăm họ yên ổn làm ăn, không ai nói ngược lại cái điều mà kẻ bề trên muốn nghe. Lại có một nền giáo dục hoành tráng, vẫn thường tự đánh giá là cao nhất nhì thiên hạ. Sao Ngài lại bảo người nước Vệ tôi u mê, trí trá, không tiếp thu được đạo lý?“.

Khổng Tử trả lời người kia mà như muốn nói với cả các học trò của mình:

“Dạy học mà không hề thấy dạy cách làm người, chỉ dạy cách làm tiền. Chưa học làm người đã bổ làm quan chỉ vì chạy chọt hoặc là con ông, cháu cha. Thậm chí khối kẻ làm quan rồi mới đi học. Lại còn tha hồ mua bán danh hiệu, quan tước… Thì đó là cái nền giáo dục gì vậy? Dạy dân bằng đức hơn là bằng lệnh. Huống chi nước Vệ bây giờ chỉ ra sức chú trọng đến việc nhồi nhét cho học trò những kiến thức sặc mùi âm khí, dùng bịp bợm làm quốc sách giáo dục, lấy đen làm trắng, lấy không làm có, lấy ác làm thiện… Kẻ trên leo lẻo dối trá không biết ngượng mồm, kẻ dưới uốn mình nịnh hót không biết xấu mặt. Lại tùy tiện đẻ ra cái gọi là pháp luật để lừa mị, cưỡng ép người ta phải công nhận mình. Lại nhân danh trăm họ để thi hành bạo ngược, không cho ai có quyền được nghĩ tới chân lý, không cho phép ai được nói ra sự thật, khiến cho người người u mê, nhà nhà lú lẫn, nhìn gà hóa cuốc, nhìn kẻ cướp hóa người ngay, đánh đồng lưu manh với lương thiện… Từ đó con người sinh ra thói nhịn nhục, đớn hèn, nhất nhất chỉ biết chạy theo của cải, hư danh… Dạy dân như thế thì khác nào ngu dân có chủ ý, ngu dân bằng mọi giá, mọi thủ đoạn. Cái gọi là nền giáo dục ấy càng “hoành tráng“ bao nhiêu thì càng hỏng nặng bấy nhiêu. Làm hỏng một nhà đã phải ăn năn, sám hối. Đằng này lại làm hỏng cả một nước thì tội lỗi để đâu cho hết. Thế mà không gọi là u mê, trí trá thì gọi là cái gì?“.

Kẻ sĩ người nước Vệ kia nghe Khổng Tử thuyết liền một hồi như vậy mà vẫn không cho làm phải, nét mặt vẫn có vẻ ấm ức, không phục. Quả là sự u mê đã ngấm đến tận xương tuỷ. Phải cái tội y đang ở vào địa vị là khách, chẳng lẽ lại cãi nhau mãi với bậc Thánh nhân đã nức tiếng thiên hạ này. Song nghĩ bụng cũng phải cố vớt vát thêm vài câu để giữ thể diện quốc gia. Y bèn chỉ vào đống sách mang theo và nói:

“Phu Tử bảo người nước Vệ tôi hiện toàn những kẻ u mê, trí trá. Vậy sao lại có thể viết ra những cuốn kinh sách, những bộ giáo khoa mạ vàng như thế này được. Chính tôi được sai mang sang đây tặng Phu Tử, để Phu Tử bổ sung vào kho tàng kinh sách của Ngài cho thêm phần phong phú đấy“.

Khổng Tử nghe y nói thì vội vàng dùng một tay kéo vạt áo lên che mặt, tay kia xua lấy xua để mà bảo:
“Mang về ngay đi. Mang về ngay đi. Những thứ gọi là kinh sách với lại giáo khoa gì đó của nước ngài càng nặng mùi âm khí lắm. Nước Lỗ ta từ lâu đã vứt hết vào sọt rác rồi. Không tin ngài cứ ra ngoài bãi rác mà bới thử xem. Hãy tìm trong những mớ giấy lộn ấy, may ra vẫn còn sót một ít đấy“.

Kẻ sĩ người nước Vệ đành tiu nghỉu ôm đống kinh sách của nước mình ra về. Bài giảng của Khổng Tử về “Lễ“ đến đó cũng vừa chấm dứt.

Hôm ấy, trong số các học trò ngồi nghe Khổng Tử nói, có Tử Lộ (Trọng Do) là người cũng không hẳn tin rằng nước Vệ lại hỏng đến mức ấy, bèn quyết chí sang bên đó làm quan một phen xem sao. Tử Lộ những tưởng với đức độ, học vấn và cái dũng của mình, thì có thể cứu được dân chúng nước Vệ thoát khỏi mê muội, gian xảo chăng! Kết quả việc không thành. Tử Lộ chưa kịp thi thố điều gì thì đã bị chết bất đắc kì tử tại ngay chính nước Vệ. Thế mới biết cái thứ âm khí ấy ở nước Vệ quả là rất độc đối với người quân tử. Thương thay! Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?

(Trích Luận ngữ tân thư xủa Phạm Lưu Vũ)

Nguồn: blog Phạm Lưu Vũ

BS Hồ Hải – Nhân Quả trong câu chuyện Tiên Lãng

In Chính trị (Politics), Tạp văn, Triết Học, Việt Nam on 2013/04/05 at 15:02

Hầu hết các bài viết của tôi nằm trong tiêu chí của câu nói Đức Dalailama – Share your knowledge. It’s a way to achieve immortality. Viết vì cái chung cho cộng đồng, không viết cho một cá nhân nào, ngoại trừ cá nhân đó quá kiệt xuất hoặc quá quắt về hành vi hoặc mưu đồ làm hại đến cộng đồng. Hôm nay, xin một lần thứ ba viết về một cá nhân, xin cá nhân và cộng đồng thông cảm, vì đây chỉ là một trải lòng phải làm.

Hôm nay tình cờ đọc bài báo Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý của nhà báo Đức Hiển, tự nhiên tôi thấy chạnh lòng cho một thế hệ làm báo Việt Nam dưới thời Xã hộ chủ nghĩa.

Chạnh lòng vì thế hệ mà tôi hy vọng có sự đổi thay cho đất nước Việt là thế hệ này – 197x – thế hệ mà nhà báo Đức Hiển sinh ra và lớn lên trong hòa bình, nhân ái, vị tha và hiểu biết để làm người tử tế.

Chạnh lòng vì, đọc xong bài báo, tôi mới ngỡ ngàng là, té ra thế hệ này không như tôi nghĩ, mà là, như một Tổng kết về tâm lý đám đông mà, tôi đã làm cách nay hơn 3 năm về trước.

Chạnh lòng vì nhà báo Đức Hiển là một lãnh đạo trẻ của một tờ báo mà, cách đây hơn 2 năm về trước mà tôi đã từng tin tưởng và cộng tác viết bài trong một số lãnh vực và giáo dục, y tế, vì một tấm lòng với thế hệ tương lai.

Chạnh lòng vì, một lãnh đạo trẻ báo chí mà tôi đã từng tin tưởng, nhưng mất căn bản về kiến thức triết học, khi viết về vụ án Đoàn Văn Vươn trong cặp phạm trù nhân quả.

Tôi đã từng viết trên blog này, muốn nắm bắt một vấn đề thấu đáo thì phải luôn nắm chắc khái niệm của vấn đề. Và muốn tư duy thấu đáo một cách phản biện duy lý, khách quan thì phải nắm chắc triết học. Và triết học không có gì cao xa, mà lại rất gần, như ăn, thở, ngủ, nghĩ trong quá trình sống của con người.

Nhà báo Đức Hiển cho rằng, ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ông có tội, vì đã chuẩn bị có chủ đích và cố ý gây thương tích với “người thì hành công vụ”, nên phải xử tội, dù chính quyền sai thì phải xử. Thế nhưng, nguyên nhân, động cơ gây ra để ông Đoàn và gia đình ông buộc phải tự trang bị vũ khí thô sơ để tự vệ là từ đâu đến vậy ông nhà báo trẻ?

Nguyên nhân bắt đầu từ ý đồ cố sát của ông Đoàn và gia đình ông Đoàn hay hành động của ông Đoàn và gia đình ông chỉ là hậu quả vậy nhà báo trẻ?

Tôi cho rằng, muốn làm nhà báo để “được” chức như nhà báo Đức Hiển thì ít nhất cũng phải trải qua tấm bằng đại học dưới thời Xã hội chủ nghĩa này. Trong giáo trình để tốt nghiệp đại học dưới thời này, thì môn thi bắt buộc tốt nghiệp đại học là môn “triết học Marx-Lenin”. Trong đó, phải can qua duy vật biện chứng, và chắc chắn phải học cặp phạm trù Nhân – Quả, mà các nhà theo trường phái duy vật đã đúc kết từ Phật học của Tất Đạt Đa đã nói trước Tây lịch những 624 năm!

Đó là chưa bàn đến vấn đề là, công an là để giữ an ninh trật tự quê nhà cho dân yên ổn làm ăn, nhưng công an ở Tiên Lãng lại đi đàn áp nhân dân, đúng hay sai? Và quân đội là để giữ bờ cõi đất nước trước họa ngoại xâm, nhưng quân đội huyện Tiên Lãng lại được điều động để đi đàn áp dân lành, đúng hay sai vậy ông nhà báo trẻ?

Tự do là gì, nếu không là tự do của anh không được vi phạm đến quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của tôi? Trong câu chuyện Tiên Lãng ai đã vi phạm quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của ai hỡi nhà báo trẻ?

Nhà báo không thấy rằng ngay cả những người công an và quân đội được lệnh điều đi đàn áp ông Đoàn và gia đình ông Đoàn, mà họ bị thương tích, thì họ cũng cảm thấy xấu hổ, khi lên tiếng không cần bồi thường đối với hành động mà nhà báo thay tòa để kết tội ông Đoàn đó sao?

Đã hơn 40 năm, nhưng tôi mãi nhớ lời thầy dạy năm nào, người trượng phu quân tử chỉ phù suy, không phù thịnh – tức đỡ đần người yếu thế và đúng, chứ không phò kẻ mạnh và lưu manh – không biết nhà trường Xã hội chủ nghĩa có dạy ông nhà lãnh đạo báo còn trẻ tuổi điều này không?

Tuổi đời và tuổi học của ông nhà báo chắc chắn phải sau tôi ít nhất một vài con giáp. Kiến thức ông nhà báo học chắc chắn còn mới hơn tôi có lẽ phải vài thập niên. Nhưng sao ông nhà báo lại “chóng quên” đến thế, mà lại quên một kiến thức rất cơ bản ngay cả bà bán cá, hay ông nông dân không cần học cũng rất hiểu nó rành rọt để sống có nhân cách của một con người tử tế.

Như một bài viết của tôi gần đây – Tự diễn biến – việc nhà lãnh đạo báo trẻ viết bài báo trên không giúp cho sự việc của Tiên Lãng tốt hơn, mà còn góp phần làm lòng tin của dân càng mất sạch, lòng căm thù của người dân càng tăng thêm đối với đảng cộng sản cầm quyền.

Quả thật đáng để chạnh lòng. Chạnh lòng vì một thế hệ lãnh đạo tương lai của đất nước. Lấy đâu ra nhân lực, trong khi chỉ thấy toàn nhân sự trong đảng cầm quyền để cho tương lai đất nước?

Tư gia, 22h26′ ngày thứ Năm, 04/4/2013

 Blog BS Hồ Hải

Nô dịch đỏ

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Triết Học, Việt Nam on 2012/11/16 at 22:37

Nguồn: Dân Làm Báo

Phong kiến → Thực dân → Nô dịch đỏ

Việt Nam là một nước (hậu thuộc địa) có lịch sử lập nước, giữ nước đầy gian truân với nước mắt và máu. Xấp xỉ một ngàn năm dưới Bắc thuộc, phải triều cống làm nô lệ cho quyền lực của nhiều triều đại phương Bắc. Kế tiếp là cả trăm năm thuộc địa của Pháp. Phận nô lệ tôi đòi cho ngoại bang vừa chấm dứt, chưa được hưởng chút tự do, thì cái ách búa liềm của chủ nghĩa cộng sản lại đặt vào cổ người dân miền Bắc suốt gần 70 năm. Còn cái tự do dân chủ non trẻ chưa kịp đơm hoa kết trái ở miền Nam Việt Nam thì đã bị khai tử bởi người anh em vào “giải phóng”.

Lịch sử Việt Nam hầu như không ngớt chứng minh người Việt Nam muốn thoát ách nô lệ. Oái ăm thay, một trong những hệ lụy của lịch sử Việt Nam là tâm thức người nô lệ.

Nô dịch dưới các triều đại phong kiến và đô hộ giặc Tàu, nô dịch bởi chính sách thực dân Pháp, và tiếp tục nô dịch dưới chế độ chuyên chính bạo lực của đảng cộng sản cầm quyền.

Đại tự sự (grand narrative) – Chiếm hữu/thuần dụng (appropriation/co-optation)

Triều đại nhà Sản từ khi nắm quyền đã thêu dệt một đại tự sự và đan may hàng trăm tự sự (narratives) khác nhằm tô son điểm phấn cho mình và đồng thời cấy vào tâm thức người dân để huy động họ cùng một hướng phò Đảng.

Họ chiếm hữu/thuần dụng dòng đại tự sự “truyền thống chống ngoại xâm” của tổ tiên dân tộc trong quá trình chống thực dân Pháp giành lại độc lập và đánh đế quốc Mỹ thống nhất đất nước. Tất cả các đảng phái quốc gia, nhân sĩ yêu nước nếu không phủ phục dưới ngọn cờ Việt Minh và miền Bắc XHCN đều bị thủ tiêu, ám sát, tiêu diệt.

Họ lại đánh tráo chế độ (chính phủ) và đảng CSVN với dân tộc: “Yêu nước là yêu XHCN”, “Trung với Đảng”, “Còn Đảng còn mình”.

Họ vẫn tiếp tục ăn mày dĩ vãng với giòng đại tự sự đó qua các tự sự tuyên truyền dối trá “Bác Hồ tìm đường cứu nước”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, và xây dựng tượng đài “Mẹ Anh hùng”, Viện tư tưởng Hồ Chí Minh v.v…

Khi đã “xuống hố cả nước” triều đại Sản đành phải “đổi mới” kinh tế nới lỏng (đặc quyền cho tầng lớp hạt giống đỏ, nhân thân tốt, hoặc bè phái móc nối) có thể tự làm, tự ăn khấm khá, nhất là vào giai đoạn chuyển sang thời kỳ hội nhập WTO thì họ khai trương dòng đại tự sự “ổn định xã hội” và “phát triển”.

Tất cả các hạt giống tự sự đó được gieo trong tính toán cân nhắc để cấy vào tâm thức hầu hết những người dân sợ “máu đỏ đầu rơi” nên tuân thủ vào quyền lực tuyệt đối.

Một thể chế “do dân” và “vì dân” (by the people, for the people) là một chính thể dân chủ. Còn chính quyền CSVN này “do ai” thì khỏi cần phải hỏi. Câu hỏi còn lại là “cho ai?” đúng ra cũng không cần phải hỏi (với chế độ độc tài CSVN) vì nó quá hiển nhiên.

Tuy nhiên vì dòng tự sự “nhân dân” làm chủ (cái bánh vẽ) và đảng lãnh đạo (vàng ròng SJC) ngày càng thấm nhuần, cấy sâu trong tim óc mọi người qua ngôn ngữ hàng ngày, nên tâm thức bao thế hệ nặng cưu mang não trạng nô dịch thể hiện qua trong tương quan “xin-cho”.

Do đó khi nghe, đọc, thấy tất cả những diễn ngôn và các dòng tự sự hào nhoáng mị dân từ cái loa phường, trên tấm biển đỏ, và “thời sự” trên các báo, các đài thì ta cần phải đặt câu hỏi là các diễn ngôn đó (có lợi) “cho ai?” và “vì ai?”.

Ổn định xã hội và phát triển (có lợi) cho ai?

Ổn định xã hội để hàng hóa độc hại, rẻ tiền từ nước lạ tự do thao túng trong thị trường. Cho ai? Cho vừa lòng quan thầy Bắc phương. Cho chủ quản bộ Công Thương và Hải quan.

Ai là người chịu thiệt thòi và ai là người hưởng lợi? Tiểu thương thì điêu đứng, phá sản. Người tiêu thụ nghèo với thu nhập thấp (dân lao động, nông dân, nhân viên nhà nước, sinh viên) mang tật bệnh chẳng lường trước khi nào triệu chứng mới lòi ra và lúc đó thì đã là quá trễ.

Ổn định xã hội để khai thác tài nguyên vô tội vạ phá hủy môi trường, rừng môi sinh, rừng đầu nguồn. Cho ai? Cho tập đoàn nhà nước (bè phái lợi ích nhóm) bòn rút tài sản đất nước. Người dân tộc, người thiểu số bị di dời tiệt gốc, mất tài sản văn hóa, mất môi trường sống, vào danh sách tuyệt chủng. Người dân cuối nguồn vùng hạ lưu bị thiên tai đe dọa, bị ô nhiễm bám ám.

Phát triển bằng thu hồi đất nông nghiệp làm sân gôn, khu công nghiệp bỏ hoang, khu đô thị “xanh”[1]. Cho ai? Cho trao (tráo) tay chuyển sở hữu làm trắng tay dân nghèo và đong đầy hầu bao cổ phần, trái phiếu đại gia quan lớn.

Phát triển bằng xây dựng các khu nghỉ dưỡng (resort) cho khách du lịch ngoại quốc, cho giới thượng lưu rửng mỡ, cho con ông cháu cha, cho Việt kiều áo gấm. Làm co cụm khoảng không gian công cộng (public space) thường dân vốn có, đẩy dồn họ vào phòng trọ góc hẻm và bến bãi ô đọng tù bít. Dân nghèo chỉ biết cúi đầu nhắm mắt còng lưng trong dịch vụ cắt cỏ, dọn phòng, đổ rác hoặc sang hơn là trơ mặt tiếp viên cung phụng “thượng đế” rởm đời thời thượng.

Kẻ cướp ngày thường “vừa ăn cướp vừa la làng” để đánh lạc hướng dân làng, hàng xóm của nạn nhân. Đảng CSVN cũng như thế khi ăn cắp (chiếm hữu) ngôn từ làm của riêng cho họ. Họ độc quyền xử dụng những từ ngữ: phản động, chống phá nhà nước, thế lực thù địch. Thật ra ai thuộc thành phần phản động này?

Cái quyền lực (cực kỳ phản động) vô nhân tính tự cho mình quyền độc tôn qua điều 4 hiếp pháp để đàn áp dân lành, chiếm hữu toàn bộ tài sản đất nước và gán ép cho bất cứ ai không đồng tình, phản đối đường lối chính sách của họ là thành phần “phản động”.

Cũng cái quyền lực vô cùng bạo động đó dùng hơi cay, chó nghiệp vụ, dùi cui, súng ống khủng bố người dân thuộc mọi tầng lớp. Đấy là quyền gán ghép cho những nông dân chống lại cưỡng chiếm đất, giáo dân đòi công lý tự do tín ngưỡng, nhà báo tự do đòi quyền ngôn luận và đấu tranh chống tham nhũng hối lộ, thi sĩ mở miệng, nhân sĩ lên tiếng là thành phần manh động, “chống phá nhà nước”, “bị xúi dục” bởi “thế lực thù địch”.

Cái quyền lực này tuy thế lại khiếp nhược trước ngoại bang, trơ tráo bán nước không dám vạch mặt kẻ xâm lược. Trên báo chí thì tập đoàn độc đảng e dè từ ngữ “nước lạ” còn bộ Giáo dục thì lại sửa đổi cả bài học sử[2] dấu tên nước ngoại xâm đô hộ ngàn năm. Ngược lại, hệ thống độc tài này sẵn sàng chụp mũ bỏ tù người tay không một tấc sắt (Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày Nguyễn văn Hải, Tạ Phong Tần) lên tiếng phản đối TQ xâm phạm lãnh hải Hoàng Sa-Trường Sa và kết tội họ tuyên truyền “chống phá nhà nước”

Cái quyền lực chuyên chế đấy thành lập “tập đoàn kinh doanh” bảo kê cho “nhóm lợi ích” bè phái đục khoét ngân quỹ mới chính là thế lực thù địch phá hoại nền kinh tế và đất nước.

Cái quyền lực chuyên chế chiếm hữu ngôn từ và áp đặt giá trị lên những từ ngữ—khởi đầu bằng “công hữu” đến “sở hữu toàn dân” rồi “cổ phần hóa”—để đút vào cái hầu bao riêng của gia đình, dòng họ, và bè phái.

Con dân tương lai của đất nước tha hồ hưởng công ích xã hội ở các trường học không nhà xí, không vách, không sân chơi “sở hữu toàn dân”. Người bệnh nghèo thoải mái chung giường, chung chiếu chia sẻ vi khuẩn mầm bệnh, hành lang, băng ghế ở bệnh viện “sở hữu toàn dân”. Và cả cái loa phường “sở hữu toàn dân” rác tai không muốn nghe cũng bị nhét vào lỗ nhĩ từng giờ.

“Theo mô hình Chủ-Nô (‘Master-Slave’ paradigm) của Georg Wilhem Friedrich Hegel thì quan hệ giữa chủ và nô thể hiện mối quan hệ một chiều trong đó người nô lệ vì sợ hãi đe dọa bạo lực nên phải công nhận và chấp nhận cả quyền lực cùng hiện thân của chủ từ ngôn ngữ, ý tưởng, giá trị cho đến niềm tin.

Cuộc đấu tranh về ngôn ngữ và tư tưởng của người bị trị với chủ nô phát sanh từ mô hình Chủ-Nô có thể quan sát được qua tiến trình bá quyền (hegemonic process)—một quá trình trong đó kẻ thống trị chủ tâm giữ quyền kiểm soát ý nghĩa một cáchchặt chẽ từng con chữ lẫn diễn ngôn (discourse) để áp đặt và tạo điều kiện đảm bảo cho quyền lực chuyên chế qua ngôn ngữ sử dụng thường ngày.”[3]

Những tên cai thầu nô dịch văn hóa và tư tưởng sẵn sàng hợp lực với bộ máy tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng thi hành nhiệm vụ nuôi dưỡng, gìn giữ mô hình Chủ-Nô đó.

Người phản kháng một khi tâm thức không ngừng tìm khai sáng sẽ luôn cảnh giác và giải mã/mở toang (unpack) những từ ngữ áp đặt bởi giới quyền lực để phá vỡ vòng kim cô của mô hình Chủ-Nô đó. Trong đám đông đã bị thuần hóa thì dần dà cũng có người bắt đầu học “cách nhận diện các khái niệm bị đánh tráo”[4] để khỏi bị lừa bịp mang gông nô lệ trong não trạng mãi.

Nhưng nhìn vào toàn cảnh thì không có gì để ngạc nhiên khi tâm thức xin-cho vẫn tồn tại trong sinh hoạt hàng ngày vì cơ chế xin-cho (nói một cách khác là mô hình Chủ-Nô) chính là cơ chế của quyền lực hiện hành.

Nô dịch đỏ

Một nền kinh tế thị trường bình thường thì vận hành theo điều tiết của thị trường trong một xã hội tự do nhưng đã bị biến thái dị dạng với tàn tích của cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Dị dạng từ đó trở thành tế bào ung thư, di căn khắp ngõ ngách, ngốn hết chất dinh dưỡng và hủy hoại các phần tử lành mạnh chung quanh.

Tất cả công sức mồ hôi, nước mắt, và xương máu của người dân đã bị họ tóm trọn gói và ăn chia xí phần trong nội bộ đảng CSVN, chính xác hơn là BCT và BCH Trung ương.

Giới cầm quyền ĐCSVN không thể tự nó quản lý, điều hành tất cả thế nên tổ chức đảng (3 triệu đảng viên) và bộ máy chính quyền “nhân dân” cồng kềnh được sử dụng để vận hành hệ thống chuỗi ký sinh ăn bám vào sức lực tạo của cải từ người dân và tài nguyên quốc gia.

Khế ước xã hội (social contract) bị vất bỏ và được thay thế bằng cam kết đồng thuận của Đảng và tập đoàn tư bản đỏ qua bè phái lợi ích nhóm. Người dân bị đẩy ra bên lề, nằm ngoài rìa lại phải cạnh tranh mới mót mét được một chút cặn thừa thải để sống qua ngày.

Các cơ chế trong một chế độ pháp trị thì tương đối tạm đủ (và luôn được điều chỉnh để đáp ứng với sinh động xã hội) cho công dân và cư dân có thể thực thi dân quyền của mình. Người ta có thể xử dụng các phương pháp khác nhau tùy theo mức độ và tầm vóc tạo được ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm, cộng đồng.

Còn trong chế độ độc tài chuyên chế nô dịch đỏ thì chính sách cai trị được thực hành qua “luật lệnh”[5] và “nghị quyết” trên thượng tầng cơ sở và luật rừng, luật miệng “tao là luật”, “hành (là) chính” ở hạ tầng cơ sở mà người dân hàng ngày trực tiếp gánh chịu. Vậy thì các phương cách nào đã và đang được thực thi trong chế độ độc tài ấy?

Ta thấy hiện nay có rất nhiều thỉnh nguyện thư. Đây là loại văn bản do một (nhiều) cá nhân hay nhóm là một phương thức khả thể. Khi có các vấn đề hoặc mâu thuẫn giữa công dân và chính quyền (thành phố, quận, tỉnh, tiểu bang, quốc gia) thì người ta sử dụng đường dây chính thức (official administrative channel) trước khi hoặc cùng lúc với phương tiện pháp lý. Tuy nhiên, mức độ không hiệu quả của loại văn bản này trong một thể chế toàn trị thì chả ai nghi ngờ. Thỉnh nguyện thư chỉ có tính tượng trưng trừ khi đi với biện pháp pháp lý song hành.

Quyền tự do cá nhân ăn sâu vào tâm thức người dân trong chế độ pháp trị ở nước tự do. Ngay cả đứa trẻ bậc trung học khi cảm thấy quyền tự do cá nhân bị xâm phạm chúng cũng cùng nhau hoặc kiếm sự hỗ trợ của cha mẹ phản đối hoặc thưa kiện (vì bị buộc đọc lời cầu nguyện của kinh thánh trong buổi lễ ra trường, vì tìm kiếm thông tin trong chương mục facebook cá nhân, vì để trái đất nóng)[6].

Còn chuyện (thỉnh nguyện thư) kiến nghị ở nhà nước CHXHCN Việt Nam thì sao? Việc làm này hoàn toàn chỉ có tính biểu tượng và dấm dớ nửa vời vì từ trước tới giờ tất cả các kiến nghị đều rơi vào sọt rác, không được hồi đáp.

Trong vòng hơn năm nay thì các kiến nghị, thư ngõ liên tục gởi đi, hết Chủ tịch nước tới Quốc hội và Văn phòng Chính phủ. Dù ngay chính các người ký tên tự biết rằng đó chỉ là một hành động tượng trưng. Thế nhưng chẳng lẽ mọi người cứ mãi giả vờ ăn bánh vẽ (như thật)?

Lại có cả chuyện luật sư gởi “Kiến nghị chấn chỉnh lại hoạt động bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra”[7] cho Chủ tịch Nước (và cả Thủ trưởng Cơ quan điều tra). Rồi ngay cả ĐB Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Bé cũng kiến nghị “Tôi kiến nghị sớm ban hành luật đất đai sửa đổi, trong đó, những vấn đề cụ thể phải ghi rõ trong luật để hạn chế sự quá tải văn bản dưới luật”. Ai cũng ngoan ngoãn xin-cho (phép) được thực hiện chức năng của mình.

Ở nước dân chủ tự do thì luật sư cứ đường đường làm chức năng của mình là đâm đơn khiếu kiện đối tượng vi phạm pháp luật (bất kể ai và cơ quan nào) và ĐB Quốc Hội thì tự họp nhau lại soạn thảo dự luật rồi bỏ phiếu thông qua cho Tổng thống phê chuẩn hoặc phủ quyết. Chẳng ai lại phải “kiến nghị” xin phép được làm công việc của mình.

Việc lên tiếng theo kiểu kiến nghị là tiếp tục nuôi dưỡng một tiền lệ của lối mòn tâm thức xin-cho chỉ tiếp sức cho quyền lực hiện hành tiếp tục xử dụng cơ chế và hệ thống sắt bọc nhung áp đặt tư tưởng lên người nô lệ. Tác hại của nó là mọi người tiếp tục đi vào vết bánh xe đổ của nô dịch. Nó không khác gì việc các con chuột đất vàng (hamster) chạy trong vòng quay (wheel) không đích, không ngừng đặt ra bởi người chủ để rồi giống như những chú chuột lemming theo nhau lao đầu xuống vực thẳm.

Đấy chính là tâm thức nô dịch. Tâm thức nô dịch đó đã được ông Steve Biko, một nhà đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi trong các thập niên 60 và 70 đã từng hùng hồn cảnh báo, “Vũ khí mạnh mẽ hiệu nghiệm nhất trong tay kẻ chủ nô đàn áp là não trạng của người đang bị nô lệ.” (“The most potent weapon in the hands of the oppressor is the mind of the oppressed.”). Quan hệ chủ nô trong bối cảnh hậu thuộc địa hiện nay thì không cần thuộc dạng khác biệt về mặt chủng tộc vì nô đã được tự tạo trở thành cai thầu nô lệ và thực dân mới sau khi bị thuần hóa từ vị trí nô lệ.

Nói một cách khác, người nô lệ không phải là đã thoát ra cảnh đời nô lệ khi được thăng cử lên thành cai thầu nô lệ (slavemaster). Những ai trong giới trí thức và tầng lớp ưu đãi (privileges) Việt Nam (trong và ngoài nước) vẫn ôm ấp công việc, chức vụ dưới dạng cai thầu nô lệ và thực dân mới? Đây là những người sẵn lòng dùng vô số cái vỏ bọc và hoán đổi chúng để phủ chụp cái ruột thực dân mới và che đậy cái tâm cai thầu nô lệ bẩn thỉu bên trong.

Người ta không thể phá vỡ vòng nô dịch bằng các phương tiện được cho phép bởi chủ nô. Người bị nô dịch chỉ có thể thoát khỏi kiếp nô lệ khi họ xử dụng các phương tiện tự giành lại được hoặc chính mình sáng tạo ra. Martin Luther King, Jr đã nhắn nhủ “các bạn hãy tự viết lên bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ …”[8]

Bản tuyên ngôn giải phóng đó (từ nghìn xưa tới nay) được thể hiện qua đại cáo[9], băng rôn[10], kháng thư, tờ rơi, bài hát[11], và lời thơ …

Trong thời đại toàn cầu hóa và thực dân mới thì người nô lệ bị đưa đẩy nhưng cai thầu nô lệ thì gần như là tự nguyện nhập vào vai trò của họ. Những tên chủ nô tư bản đỏ (BCT, TW đảng và nhóm lợi ích) cùng thực dân mới (neo-colonialists, global capitalists), các tay cai thầu nô lệ (Quốc Hội, Mặt Trận, Bộ, Ngành) và người nô lệ (nông dân, công nhân, lao động xuất khẩu, nhân viên hành chánh, giáo viên) là các tác nhân của chế độ nội-thực-dân nô dịch đỏ.

Thử hỏi xem phát ngôn “Duy nhất một chất vấn cho Thủ tướng”[12] chẳng phải là lời thưa thốt của tên cai thầu nô dịch hay là gì? Như Tùng Lâm đã bày tỏ trong bài viết “Những bài học lớn từ một cuộc đối thoại” thì “Những ‘kẻ làm thuê có chữ’ đó nếu không có chính kiến và/hoặc không trung thực bảo vệ chính kiến (cho dù chính kiến chưa đồng thuận hay khác biệt) thì chẳng khác gì những tên lưu manh giỏi dao súng hay những gã đồ tể lành nghề làm công cụ cho những kẻ thống trị tàn bạo và ngu dốt …

Xảo thuật của cai thầu nô dịch rất tinh vi trong khi nhập vai. Có lúc thì ngọt giọng vuốt giận người nô lệ để họ không nổi loạn “Vừa qua, việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả, kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và lại được nhân dân cổ vũ mạnh. Vậy mà khi lâm trận thì súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không có đầu. Quan trọng hơn là quân xanh hay quân đỏ đều là quân ta cả”. Khi khác lại bợ đỡ cho chủ nô của mình “Thông điệp của Thủ tướng làm an lòng dân[13] nhằm tiếp tục giữ công việc khấm khá, người trung gian cho giới chủ nô.

Những tên thực dân mới trong thời đại toàn cầu hóa không còn là kẻ khác màu da nhưng là người đồng chủng, cùng tiếng nói (hoặc ít gì cũng cùng một sinh ngữ toàn cầu là Anh ngữ). Họ đồng tình kết cấu với tư bản đỏ dùng các dòng tự sự “phát triển”, “văn minh” để khai thác tài nguyên, nhân lực địa phương trục lợi cho riêng mình. Vậy, làm sao ta tránh khỏi nhập vai thực dân mới hay cai thầu nô lệ?

Thử thách của giải thực “tâm thức nô lệ”

Giải thực tâm thức nô lệ là một quá trình, ngắn hay dài, tùy thuộc vào cá nhân (tập thể) và môi trường sinh hoạt.

Môi trường sinh hoạt có tác động rất lớn đến tâm thức vì cái thực thể sinh động hàng ngày liên tục tạo dấu ấn, cả tích cực và tiêu cực, đến nhận thức và tư duy. “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vì đó là trọng lực điều-kiện-hóa (conditioning) của xã hội lên cá thể.

Tuy nhiên con người vốn có ý thức nên chính họ có thể chọn (dù trong giới hạn nào đó) để khởi đầu bằng khai sáng tư duy độc lập, và gầy tạo cho mình cuộc sống tự do. Đồng thời họ cũng không coi trọng cái tôi (bản ngã hay phương diện tâm lý thường đòi hỏi sự tách biệt do khao khát sáng tạo độc lập và chỗ đứng riêng do trải qua nhiều thăng trầm nô lệ tập thể) vì hậu quả phản ứng ngược, và không quên dấn thân vào công cuộc tận dụng sức mạnh liên đới tranh đấu cho tự do hợp lực của mọi người. Đó là tinh thần “Tôi không có tự do cho đến khi nhân dân (mọi người) được tự do” (I’m not free until people/everyone is free)[14] của Aung San Suu Kyi và “Bất công ở bất cứ nơi nào đều là mối đe dọa cho công lý ở mọi nơi” (Injustice anywhere is a threat to justice everywhere) của Martin Luther King Jr.

Không thiếu gì người tự cho mình có được tự do và độc lập trong lồng kiếng hoặc tháp ngà kỹ năng của tầng lớp chuyên gia. Những “vĩ nhân tỉnh lẻ” chăm chỉ hạt mít tự an ủi với chút quyền lợi được ban cho và quyết nhắm mắt làm ngơ trước thế sự nhiễu nhương tác hại cho những người bần cùng khốn khổ chung quanh mình.

Trong chế độ chuyên chế, độc tài thì vấn nạn điều-kiện-hóa và nỗi sợ đè bẹp hầu hết nụ mầm tư duy độc lập và cuộc sống tự do trong liên đới lành mạnh dân chủ. Thường quyền lực chuyên chính dùng nhiều thể thức bạo lực khác nhau: cả trực tiếp (cảnh sát, công an, an ninh) lẫn gián tiếp (tổ dân phố, UBND, mặt trận TQ, sở thuế, phòng kiểm tra, công sở làm việc, cơ sở giao dịch, v.v…) chưa kể đến việc sử dụng xã hội đen.

Quyền lực chuyên chính cũng không ngớt rao hàng mời chào và ban bố chút quyền (cai thầu nô lệ) cho những ai chấp nhận phục tùng nó. Vì thế cởi bỏ nỗi sợ và tâm thức nô lệ đòi hỏi sự chọn lựa chấp nhận hy sinh khi phải đối đầu với nó và rũ bỏ cái tôi, chút địa vị, lợi ích cám dỗ.

Tự bao lâu quyền lực chuyên chế đã chiếm hữu ngôn từ cũng như dòng tự sự, diễn luận và áp đặt ý nghĩa riêng phục vụ cho họ. Vì vậy, người bị áp bức, người phản kháng phải cùng nhau giải mã, phải chất vấn cái ý nghĩa và sự thật nằm trong ngôn từ rồi vẽ ra con đường mới để thoát khỏi dòng tự sự định sẵn.

Phải chăng “Đường ta rộng thênh thang tám thước[15] thì chỉ là con đường đi vào “trại súc vật[16] của hợp tác xã nông trường. Còn lời phát biểu “”Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài, tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi chợ… Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây” về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”[17]cho đề xuất luật biểu tình và “dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”[18], “thủy điện sông Tranh” cũng chỉ là tiếng kèn của dàn giao hưởng cho đại tự sự “phát triển”, “ổn định xã hội” của quyền lực chuyên chế.

Không phải ai cũng là thiên tài để viết, vẽ lên được kiệt tác trong đó sự thật là trọng tâm. Ta đã khâm phục biết mấy một danh hào Aleksandr Solzhenitsyn với tác phẩm “Quần đảo ngục tù”, một nhà soạn kịch, nhà văn Oscar Wilde với kịch bản “The Important of Being Earnest”, hay nhà thơ Nguyễn Chí Thiện với “Hoa Địa Ngục” và những nhà đấu tranh khác đã dám nói lên sự thật của của kinh nghiệm sống, xã hội và chế độ. Dĩ nhiên, họ biết cái giá rất đắt phải trả một khi cởi trói mình ra khỏi ách nô lệ và can đảm lên tiếng đó.

Oscar Wilde đã từng nói “Nếu bạn muốn nói lên sự thật với người khác thì phải làm cho họ cười, bằng không họ sẽ giết bạn” (If you want to tell people the truth, make them laugh, otherwise they’ll kill you). Tương tự, triết gia Friedrich Nietzsche cũng than thở “Có lúc người ta không muốn nghe sự thật bởi vì họ không hề muốn những ảo tưởng của họ bị tiêu hủy” (Sometimes people don’t want to hear the truth because they don’t want their illusions destroyed.)

Bạn (và ta) có muốn đối diện với sự thật hay không?

Bạn (và ta) có đang làm thân nô lệ hay không?

Bạn (và ta) có muốn tự viết lên bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ cho mình hay không?

© 2012 Vietsoul:21


[2] Hai Bà Trưng đánh giặc nào?, blog Tâm Sự Y Giáo

[3] Yellow Bird, M. (2008). Postscript Terms of endearment: A brief dictionary for decolonizing social work with indigenous peoples. In M. Gray, J. Coates & M. Yellow Bird (Eds.), Indigenous social work around the world:  Towards culturally relevant education and practice (pp. 275-292). Aldershot, Hants, England; Burlington, VT: Ashgate.

[5] Luật Lệnh, Vietsoul21.net

[9] Tham nhũng đại cáo, J.B Nguyễn Hữu Vinh

[11] Việt Nam Tôi Đâu, Việt Khang – Asia Channel

[15] Ta đi tới, Tố Hữu

[16] Animal Farm, George Orwell