vietsoul21

Posts Tagged ‘truyền thông’

Uwe Siemon-Netto – Phía Sai Trái Đã Thắng

In Chính trị (Politics), Lịch Sử, Liên Kết, Việt Nam on 2014/03/11 at 22:46

BBT:  Dưới đây là bản dịch của VietSoul:21 cho một bài luận mang tính tổng hợp mới đây mang tựa đề The wrong side won của Tiến Sĩ người Đức Uwe Siemon-Netto.

Đây cũng là bài dịch thứ ba của chúng tôi trong loạt bài viết liên quan đến một cựu phóng viên quốc tế người Đức đã tường thuật nhiều sự kiện lớn trên thế giới trong vòng 57 năm chẳng hạn như việc xây dựng và sự sụp đổ của bức tường Berlin, cuộc chiến 6 ngày giữa Ả Rập và Do Thái, cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Cộng, và vụ ám sát Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.

Ông Siemon-Netto nguyên là tổng biên tập về tôn giáo của United Press International, hiện là bình luận gia quốc tế và một nhà thần học (không phong chức) của đạo Lutheran. Ông là sáng lập viên của Center for Lutheran Theology and Public Life (CLTPL) và chủ tịch của tổ chức “The League of Faithful Masks” đặt bản doanh tại Capistrano Beach và trường Concordia University Irvine, California.

Với tư cách một nhà báo, ông chuyên về những đề tài liên quan đến niềm tin, xã hội và ngoại giao. Ông hiện là cộng tác viên thường trực của tờ “The Atlantic Times,” một tờ báo tiếng Anh hàng đầu của giới báo chí Ðức tại Mỹ.

Mối quan hệ của ông Siemon-Netto đối với Việt Nam rất mật thiết. Trong khoảng thời gian năm năm (từ năm 1965 cho đến năm 1969 và sau đó một lần nữa vào năm 1972) với tư cách phóng viên chiến trường tại Việt Nam, ông đã chứng kiến tội ác Việt Cộng tại Huế kỳ Mậu Thân 1968, trong đó một số người quen của ông là 3 bác sĩ người Ðức cùng với vợ của một người đang làm việc thiện nguyện tại trường Y Khoa Huế đã bị thảm sát. Ông còn là nhân chứng của một số xung đột khủng khiếp, đặc biệt là trận chiến đẫm máu tại thung lũng “Ia Drang” trong năm 1965.

Sau hai bản dịch cho các điểm sách của Michael PotemraJoseph Reitz, chúng tôi chọn dịch tiếp bài thứ ba là bài viết của chính tác giả vào cuối năm vừa rồi trên tạp chí The American Legion–một tạp chí chuyên về các đề tài liên hệ đến các cựu chiến binh Hoa Kỳ.

Trong bài viết này ông đã dùng ngòi bút qua kinh nghiệm xương máu tại chiến trường Việt Nam để mô tả tội ác khủng khiếp của Cộng sản. Ngoài các chuyện kể cảm động từ các nhân chứng đã sống trong những giây phút cuối cùng của tháng 4 năm 1975, ông kể lại cảm xúc của mình đối với thành phần sinh viên và trí thức cánh tả với rừng cờ Mặt Trận GPMNVN khi đang sống tại Paris trong cùng khoảng thời gian đó.

Ông cũng không quên phê phán thái độ không trung thực của giới truyền thông Hoa Kỳ vào thời kỳ chiến tranh ấy. Ông còn dùng dẫn chứng để bạch hóa chuyện phương Tây không có các phương tiện tâm lý và chính trị để chống lại một cuộc chiến tranh kéo dài.

Đọc bài viết này chúng ta có thể thấy được tại sao sau hơn nửa thế kỹ mà tác giả vẫn không thể quên vô số nạn nhân vô tội do Cộng sản gây ra trước và sau khi có cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1975. Đây là bài viết dựa vào quyển hồi ký mới của nhà thần học này mang tựa đề Đức: A reporter’s love for a wounded people xuất bản vào năm ngoái 2013.

Ngay đầu cuốn hồi ký ông đã viết những chuỗi dòng thương nhớ tưởng niệm sau đây:

Tưởng niệm

Cuốn sách này được viết nhằm tưởng nhớ vô số các nạn nhân vô tội trong cuộc xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bởi Cộng sản, đặc biệt là:

– Hàng trăm ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị tàn sát trong các làng mạc và thành phố, nhất là tại Huế;

– Hàng trăm ngàn chiến sĩ và công cán chính VNCH đã bị hành quyết, tra tấn hoặc bỏ tù sau khi chiến tranh kết thúc;

– Hàng triệu người đã bị xua đuổi ra khỏi quê hương và hàng trăm ngàn người đã bị chết đuối trong quá trình đi tìm tự do;

– Các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu khi đã mất tất cả và các tướng lãnh oai hùng đã quyên sinh vào những giờ phút cuối cùng;

– Các thanh niên miền Nam và Bắc Việt Nam động viên vào quân ngũ đã bỏ mạng trong cái gọi là “chiến tranh giải phóng” nhưng đã không mang lại tự do cho ai;

– 58.272 binh lính Hoa Kỳ, 4.407 Đại Hàn, 487 Úc; 351 Thái và 37 Tân Tây Lan đã hy sinh tại Việt Nam ;

– Các đồng hương người Đức của tôi, trong đó có BS Horst-Günther và Elisabetha Krainick, BS Alois Alteköster, BS Raimund Discher, GS Otto Söllner, Bá Tước Hasso Rüdt von Collenberg và nhiều người khác đã đến như những người bạn và phải trả giá bằng mạng sống của họ.

Trong tư cách một phóng viên và nhân chứng lịch sử, tác giả sau đó đưa ra các dữ kiện tình tiết liên quan đến nạn nhân của một cuộc chiến mà bên sai trái đã thắng và chia xẻ nhiều kỹ niệm khó quên trong suốt hồi ký của mình.

Qua các phân tích và chứng minh chiến thắng của Cộng sản Việt Nam đặt trên căn bản của tội ác, ông không chấp nhận chiến thắng đó là một cuộc giải phóng. Ông đàm luận rằng phe sai trái đã thắng nhờ vào khủng bố, tàn sát và phản trắc.

Hồi ký của ông đã được ra mắt tại quận Cam tại California vào dịp Quốc Hận năm ngoái với hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt. Phiên bản tiếng Việt là Đức: Tình yêu của một phóng viên dành cho một dân tộc nhiều đau thương được hai biên tập viên của Diễn Ðàn Cựu Sinh Viên Quân Y dịch. Hai cựu sinh viên quân y này là Nha sĩ Lý văn Quý tại Little Saigon/Quận Cam và Dược Sĩ Nguyễn Hiền tại Hòa Lan đã “dịch vừa sát nghĩa vừa đượm hồn Việt”. Quý vị có thể tham khảo videobài nói chuyện của tác giả (hay bản dịch tiếng Việt) trong dịp sinh hoạt này của Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y với sự hỗ trợ của tổ chức Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và Tù Ca Xuân Điềm.

Phiên bản tiếng Đức đã xuất hiện và bản tiếng Anh vừa tái xuất bản vào năm nay với nhiều bổ túc và sửa chửa. Điều bắt mắt là tít cho bìa tiếng Đức, “Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten”–tạm phỏng dịch “Việt Nam của tôi: Tại sao bọn Sai Trái lại chiến thắng?”. Ngược lại trong lần tái bản tiếng Anh này thì ông đã cho đặt thêm cụm từ “Vinh quang của sự Phi Lý” (Triump of the Absurd) lên tựa đề ngoài bìa sách và xử dụng thuật ngữ “bị bỏ rơi” thay vì “nhiều đau thương” khi nói đến dân tộc Việt Nam.

Một số chương mẫu (Preface, Chapter 1-“Comme la mer, comme le ciel”, and Epilogue) trong nguyên bản tiếng Anh có thể tìm thấy trên trang nhà của tác giả. Quý bạn cũng có thể tìm đọc các chương mẫu bằng Việt Ngữ tại các trang mạng nối sau đây:

Chương 1: Như biển cả, như bầu trời

Chương 15: Tết Mậu Thân: Hỏa ngục Huế

Đoạn kết: Hậu quả của khủng bố và hiệu lực của hy vọng

Toàn quyển (do ông Lý Văn Quý &  Nguyễn Hiền dịch, tại trang của ông Phan Ba): Vinh Quang của Phi Lý

Nhân dịp 30 tháng 4 năm nay ông sẽ đi một vòng Châu Âu để ra mắt sách. Nhưng trước tiên ông Siemon-Netto sẽ ra mắt hồi ký bằng Đức ngữ của mình tại Hội Chợ Sách được tổ chức ngay tại nơi ông đã sinh trưởng—thành phố Leipzig (Đông Đức cũ). Quý vị có thể mua sách tại Amazon hay trang nhà của tác giả, http://www.siemon-netto.org hoặc viết thư liên lạc với tác giả tại siemon-netto@siemon-netto.org hay quyvanly@aol.com

Đọc tiếp »

Hồ Hải – Khi Cái Thiện Không Còn Đất Sống

In Chính trị (Politics), Liên Kết, Tạp văn, Việt Nam on 2013/01/18 at 10:26
Văn hoá duy tình, bần nông có cái hay khi cộng đồng biết “lá lành đùm lá rách” hay “bà con xa không bằng láng xóm giềng gần”, v.v… Nhưng cái văn hoá bần nông cũng có những cái xấu, khi nó bị lợi dụng cho mục đích định hướng cộng đồng. Vì đặc trưng của văn hoá duy tình, bần nông là ngồi lê đối mách, chuyện trong nhà bằng cái mõ, nhưng ra ngoài ngõ bằng cái nia, soi mói chuyện riêng tư, đem chuyện riêng tư, quyền riêng tư của người khác đến chốn công đường, dù 2 vấn đề riêng tư và công đường cần tách bạch.
Trước đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, để thực hiện đấu nhau, chuyện riêng tư của ông chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô ở tỉnh Hà Giang đã đem vào chốn công đường để xử và hạ bệ ông. Mặc dù, không có cái gì minh chứng ông ta sai ở chốn công đường. Đó là chuyện nước nhà, chuyện lớn. Nó khẳng định 2 cái phàm là của Mao rất thành công trong việc buộc cán bộ tuyệt đối trung thành với đảng cầm quyền mà tôi đã viết trong bài: Ngây thơ và không tưởng.
Cuối tháng 9/2012, có bài báo của tờ An Ninh Thủ Đô viết bài, Sự thật về bà già 83 tuổi “cơ khổ” bên Hồ Thiền Quang, mà trước đó, ai cũng thương cảm. Hôm nay trên báo Tiền Phong lại có bài dẫn nguồn từ báo Nhịp cầu Đầu tư về câu chuyện, Thêm sự thật ông già bán me bên đường Sài Gòn. Hai bài báo phản ánh cái ác của truyền thông với những con người dưới đáy xã hội, trong khi những kẻ ăn trên ngồi trốc thì không thấy báo chí ra tay.
Tục ngữ Việt Nam có câu, “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Nó nói lên rằng con nít như tờ giấy trắng không biết nói láo. Người già trải bao thăng trầm cuộc sống, họ cũng không nói láo làm gì, vì họ đã từng chứng kiến quá nhiều cái láo trơ trẽn trên cõi đời này, kể cả bản thân cũng từng, rồi cũng chẳng được gì, và trước khi từ giã cõi đời nói thật như một lời sám hối, để về bản tính thiện của con Người.
Hai bài báo cũng kiểu phóng sự điều tra viết tả chân, nhưng thêm vào chuyện đời tư của 2 ông bà già để thâm phần mắm muối câu khách đọc rẻ tiền, và vi phạm vào đời tư của những con người thấp cổ bé miệng nhất của xã hội.
Cứ cho là 2 bài phóng sự này đúng 100% thì liệu người viết bài có làm được điều thiện? Hay là những nhà báo này, ngoài việc phạm vào luật xâm phạm đời tư của những công dân, thì còn đẩy thêm 2 con người cùng khổ vào chỗ không còn đất sống. Ông cụ từng ấy tuổi phải trèo cành me mỗi sáng để kiếm sống, liệu sau bài báo gia đình ông sống bằng gì? Việc ông cụ hái me có làm hại đến xã hội không? hay là ông còn làm sạch xanh thêm đô thị vì không có những trái me thối rửa rơi vãi trên đường? cũng vậy, bà cụ 83 có làm cho xã hội tệ hơn các quan tham nhũng, những thầy giáo dâm ô với học trò, các quan chạy chức chạy quyền, mua bằng giả đã và đang làm sụp đổ không chỉ kinh tế, chính trị mà còn cả văn hoá dân tộc suy đồi không? Giữa 2 sự việc làm phóng sự điều tra báo chí thì nên làm việc nào để xã hội tốt đẹp hơn?
Còn nếu vì mục tiêu định hướng dân chúng quên đi những sai lầm của nhà nước hoặc vì, câu khách mà các nhà báo thêm mắm muối để cho bài báo tăng lượng người đọc thì, lại càng ác đức hơn vạn lần. Cái nào ác, cái nào thiện đã quá rõ.
Khi quyền lực thứ 4 – truyền thông báo chí – ngoài lập pháp, hành pháp và tư pháp đã bị thâu tóm và độc quyền ở một xã hội như xã hội Việt Nam hiện nay thì, hầu như cái thiện không còn đất sống, và cái ác lên ngôi. Liệu một xã hội như thế thì có trường tồn hay sẽ chết iểu trong tương lai gần?

Nguồn: Blog BS Hồ Hải